1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN_Tin hoc Vp doi moi kiem tra danh gia

19 666 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 479,5 KB

Nội dung

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng đẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, ph

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được

đề cập và bàn rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng đẫn của giáo viên: học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhiệm được Một trong những biểu hiện quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới kiểm tra, dánh giá Định hướng đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện tăng cường kiẻm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, với độ phân hoá cao và có thể coi kiểm tra, đánh giá như một biện pháp kích thích hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng học sinh, giúp cá nhân học sinh có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế (nếu có) trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức,

kỹ năng bộ môn

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, góp phần tạo thành công cho đổi mới giáo dục ở trung học phổ thông Từ việc coi kiểm tra, đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả học tập của học sinh tại thời điểm cuối của chương trình giáo dục, tới việc định hướng đánh giá nằm trong cả quá trình giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả học tập ngày càng cao đang là một chuyển đổi tích cực của giáo dục phổ thông

Đổi mới công tác đánh giá, cần nắm vững mối quan hệ giữa kiểm tra, lượng giá và đánh giá khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng việc cho điểm, ít cho những lời phê chỉ rõ ưu, khuyết điểm

1

Trang 2

của học sinh khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức của học sinh, giúp đỡ riêng đối với học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tin học không có nghĩa là thay thế những hình thức đánh giá đang dùng bằng các hình thức đánh giá hoàn toàn mới lạ mà là sử dụng linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau.Thí

dụ, căn cứ theo thời điểm đánh giá có thể sử dụng các hình thức như: đánh giá đầu vào, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết Căn cứ theo tính chất đánh giá có các hình thức kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm, viết, nói, thực hành

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản thân ở môn Tin học, tôi đã vận dụng linh hoạt việc đổi mới kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: kiểu bài tự luận, kiểu bài trắc nghiệm, kiểu bài kết hợp tự luận và trắc nghiệm, bài vấn đáp, kiểu mẫu đánh giá định kỳ, đánh giá qua quan sát, trao đổi, thảo luận, đánh giá qua tự học (làm bài tập, đọc thêm, kiếm tìm tư liệu, tích luỹ tư liệu, ) và còn đánh giá qua việc tổ chức các trò chơi (Ví dụ: trò chơi “Đấu trường 100”, ) Trong quá trình thực hiện chương trình trung học phổ thông mới tôi đã có những nghiên cứu trong đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Tin học, điều đó được thể hiện qua hệ thống câu hỏi bài tập rất phong phú, đa dạng và trong những bài kiểm tra kết quả học tập sau khi kết thúc từng phần cho học sinh Các

đề kiểm tra luôn có sự cải tiến cả về nội dung và hình thức Bên cạnh những câu hỏi quen thuộc theo dạng tự luận còn có câu hỏi trắc nghiệm khách quan được xây dựng theo các dạng: câu hỏi lựa chọn đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn (từ hai lựa chọn trở lên), câu hỏi điền khuyết, câu hỏi đối chiếu cặp đôi những loại câu

Trang 3

hỏi này được dùng để kiểm tra, luyện tập kỹ năng nghe, đọc các thuật ngữ máy tính, thực hành và sử dụng các kiến thức, kỹ năng trên phạm vi báo quát những kiến thức kỹ năng các em đã được học trong chương trình, mỗi câu hỏi có độ khó khác nhau, nhằm vào những mạch kiến thức, kỹ năng khác nhau nên có thể giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức cơ bản dần hạn chế những lỗi sai mà học sinh thường mắc phải

Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ nhằm cho điểm mà phải được xem là căn cứ xác định mức độ phát triển và tiến bộ hay chưa tiến bộ, đạt được những gì, làm căn cứ điều chỉnh nội dung và cách thức dạy học thích hợp Công việc này phải được tiến hành thường xuyên trong cả quá trình theo dõi kết quả học tập của học sinh

III MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài này hướng tới mục đích nhiệm vụ sau đây:

1 Về kiến thức:

• Nắm được những định hướng chung về đổi mới kiểm tra, đánh giá ở môn Tin học - trung học phổ thông

• Nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Tin học

• Hiểu được kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Tin học

2 Về kỹ năng:

• Thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Tin học theo hướng đổi mới

• Rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, thực hành cuả học sinh

3 Về thái độ:

• Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá môn Tin học.

• Đổi mới quan niệm đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường rèn luyện kỹ năng

3

Trang 4

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp Dưới đây là những phương pháp chủ yếu:

1 Phương pháp thống kê, nêu ví dụ

2 Phương pháp thực nghiệm

3 Phương pháp so sánh

4 Phương pháp phân loại, phân tích

5 Phương pháp tổng hợp

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

A GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG MÔN TIN HỌC.

I NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN:

1 Định hướng chung:

Cải tiến cách đánh giá là một khâu được coi là rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học Kiểm tra đánh giá không chỉ được thực hiện thông qua hỏi đáp mà bằng nhiều hình thức khác nhau, có kiểm tra thường xuyên, định kỳ

Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải chính xác, khách quan, công bằng; phù hợp với đặc trưng môn học; đảm bảo toàn diện về nội dung; đảm bảo phân hoá kết quả; đảm bảo nội dung và thời lượng Đặc biệt phải đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá: Trắc nghiệm và tự luận

Việc khai thác các phần mềm mô phỏng, các chủ đề trong chương trình, các đề kiểm tra trắc nghiệm, là rất quan trọng

Mục đích chính của đánh giá không phải chỉ để xem xét kết quả học tập của từng học viên cụ thể mà để biết:

+ Học viên hiểu, biết, làm được gì khi học xong bài

+ Bài học đã đạt các mục tiêu đề ra chưa?

+ Có thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học

Trang 5

2 Những yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tin học

• Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội

• Nên sắp xếp thời gian để việc ôn tập, kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên trong từng tiết học sau mỗi chủ đề

• Tăng cường sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng dẫn chung của

Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá

• Đổi mới nội dung và phương pháp đánh giá bằng cách đa dạng hoá các hình thức và công cụ đánh giá

• Dựa vào kết quả thực hành nghe, đọc, nói, viết mà đánh giá kết quả dạy và học

• Dựa trên mức độ tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh khi học tập và thực hành Tính tích cực chủ động của học sinh thể hiện ở việc tìm ra những khía cạnh mới, những câu hỏi từ học sinh, những cách làm khác ngoài những hướng dẫn của giáo viên và giáo trình

II NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ CỦA MÔN TIN HỌC

1 Kiến thức

Có kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông về tin học, hệ điều hành, soạn thảo văn bản, mạng máy tính và Internet, sử dụng được một số hàm tính toán trên bảng tính điện tử MS Excel

2 Kĩ năng:

Có khả năng sử dụng máy tính, mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống

5

Trang 6

3 Thái độ

Rèn cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc phù hợp với con người của thời đại tin học như sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ Có ý thức tìm hiểu một số vấn đề về xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học

III NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CỦA MÔN HỌC TIN HỌC

1.Yêu cầu về phương pháp

Đánh giá năng lực của học sinh một cách toàn diện, chính xác, khách quan Kết hợp một cách hợp lí, nhuần nhuyễn giữa các hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận

Giáo viên cần đầu tư thời gian và trí tuệ vào việc đổi mới, biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận

2 Hình thức xây dựng bộ công cụ đánh giá :

a Trắc nghiệm khách quan:

* Phạm vi kiến thức:

- Năng lực hiểu biết và vận dụng

*Yêu cầu:

- Đa dạng hoá hình thức

- Kiểm tra kiến thức toàn diện và có tính phân hoá

- Hạn chế câu hỏi kiểm tra ở trình độ nhận biết đơn giản mà chú trọng câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng

* Câu hỏi trắc nghiệm :

- Đa dạng các hình thức trắc nghiệm: Đúng - sai; đối chiếu - cặp đôi; điểm khuyết; bổ sung lựa chọn

- Giáo viên cần đầu tư cho các phương án để tăng cường độ khó cho các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Trang 7

b Tự luận :

* Phạm vi kiến thức và kỹ năng :

- Thoát li vở ghi, diễn đạt theo ý hiểu và trình bày ngắn gọn, đúng, đủ có thể trả lời bằng các ý nhỏ

*Yêu cầu:

- Kiểm tra cách diễn đạt ý

- Không nên gò bó, cứng nhắc trong một kiểu khuôn mẫu mà đa dạng hoá cách ra đề có tính mở để học sinh khó sao chép

- Khuyến khích tính sáng tạo trong bài làm của học sinh

- Chú ý đến mức độ phù hợp với trình độ học sinh, từng lớp, từng trường

* Các dạng đề tự luận :

- Là một bài tự luận ngắn(45 phút) nhằm kiểm tra một phương diện kiến thức

kỹ năng nào đó

3 Quy trình của kiểm tra, đánh giá :

Xác định nội dung về kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra: cuối buổi học, hết từng phần học, định kì, cuối kì

Xác định nội dung của đề kiểm tra gồm hai yêu cầu :

+ Hỏi học sinh đúng kiến thức đã học, ngắn gọn, đầy đủ

+ Xác định đúng hình thức trắc nghiệm: Đúng - sai, đối chiếu - cặp đôi , điền khuyết , bổ sung lựa chọn ,

4 Xây dựng câu hỏi và đáp án trả lời :

- Ngắn gọn, đầy đủ

- Sáng rõ

- Đơn nghĩa

5 Các hình thức kiểm tra, đánh giá khác:

- Kiểm tra miệng thường xuyên

- Làm bài tập nghiên cứu nhỏ

7

Trang 8

- Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm cuối buổi học.

- Tham gia vào các trò chơi do giáo viên thiết kế

B THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI:

Do đặc thù của môn học đòi hỏi phải chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành nên các tiết kiểm tra cần được làm trên máy tính là chủ yếu

Do đối tượng học không phải là học sinh phổ thông, yêu cầu phần kiến thức

lý thuyết có giảm nhẹ, nhưng không vì thế mà nội dung giảng dạy, ôn tập, kiểm tra đán giá quá thiên về chỉ yêu cầu kỹ năng mà cần coi trọng yếu tố văn hóa tin học cần được truyền thụ đúng mức

Thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên phần mềm Violet có ưu điểm thiết kế dễ dàng, nhanh chóng; đáp ứng cách thiết kế đa dạng về các hình thức trắc nghiệm; giao diện thân thiện và sinh động với người học

I GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (CÓ THỂ SỬ DỤNG CUỐI

MỖI BUỔI HỌC TRONG GIỜ LÝ THUYẾT HOẶC THỰC HÀNH)

Sau khi học xong bài "Hệ điều hành Windows":

+ Giáo viên đã thiết kế trước các câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Violet, chuẩn bị các phiếu trả lời đáp án phát cho học sinh

+ Giáo viên vừa chiếu câu hỏi vừa đọc lên màn chiếu các câu hỏi trắc nghiệm đã soạn

+ Học sinh ghi đáp án đúng vào phiếu

+ Hết giờ kiểm tra, học sinh chuyển phiếu giữa 2 bàn liền kề và cùng kiểm tra đáp án

+ Giáo viên chuẩn kiến thức và giải thích nếu cần

Trang 11

11

Trang 12

2 Đáp án-biểu điểm

Câu1: A (1,5đ) Câu 2: C (1,5đ)

Câu 3: B (1,5đ) Câu 4: C (1,5đ)

Câu 5: B (1,5đ) Câu 6 : (1,5đ)

Câu 7 : B (1đ)

II GIỚI THIỆU BÀI KIỂM TRA VIẾT -KẾT THÚC CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG (thời gian: 45')

Trang 13

ĐỀ THI LÝ THUYẾT TIN HỌC TRÌNH ĐỘ A Thời gian làm bài 45 phút (không kể phát đề)

I KIẾN THỨC CHUNG VỀ MÁY TÍNH VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

Câu 1: 2 điểm

Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy tính?

Câu 2: 2 điểm

Một máy tính chưa có phần mềm có thể hoạt động được không? Vì sao? Liệt kê những thiết bị phần cứng, và tên phần mềm mà em biết.

II CHƯƠNG TRÌNH MS-WORD VÀ MS-EXCEL

* Phần tự luận:

Câu 3: 2 điểm

Giả sử bạn đang soạn thảo văn bản trong Word Hãy trình bày cách đặt lề và hướng trang giấy theo yêu cầu sau: Lề trên 2.5cm, lề dưới 2cm, lề phải 2cm, lề trái 3.5cm, hướng giấy đứng.

Câu 4: 2 điểm

Giả sử trong Excel ta có bảng tính sau:

8 Nguyễn Thu Hằng

Hãy nạp công thức tính điểm trung bình cho học viên Nguyễn Phương Anh bằng 2 cách khác nhau?

* Phần trắc nghiệm: 2 điểm

1 Để chèn dũng trống giữa dũng 1 và dũng 2, sau khi đó đặt con trỏ vào đầu dũng

2, chỳng ta phải sử dụng phớm:

2- Muốn định dạng ký tự Tab, có thể thực hiện từ thực đơn lệnh nào?

a Format b Table c View d Insert

3- Để chọn toàn bộ các ô trên bảng tính bằng tổ họp phím bạn chọn:

A Nhấn tổ hợp phớm Ctrl + A C Nhấn tổ hợp phớm Ctrl + All

B Nhấn tổ hợp phớm Ctrl + Alt +Space D Cả hai cỏch thứ nhất và thứ 3

4- Nếu thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên, thí sinh đó được xếp loại Đạt, ngược lại nếu dưới 5 điểm,

thỡ xếp loại Khụng đạt Theo bạn, công thức nào dưới đây thể hiện đúng điều này (Giả sử ô G6 đang chứa điểm thi)

A =IF(G6>=5,"Đạt") ELSE ("Không đạt") B =IF(G6<5,"Không đạt","Đạt")

C =IF(G6=<5,"Đạt", "Không đạt") D =IF(G6>=5,"Đạt","Không Đạt")

13

Trang 14

III GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH TỔNG HỢP MS WORD

(thời gian: 45')

ĐỀ SỐ 1: Em hãy định dạng trang phù hợp và trình bày văn bản sau và lưu tệp là

thi_thuchanh.doc

1 Khái niệm:

Là một tập hợp các chương trình có nhiệm vụ quản lý các tài nguyên của hệ thống,

tổ chức khai thác chương trình một cách tối ưu.

2 Chức năng:

 Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống

 Phân phối bộ nhớ

 Điều khiển việc thực hiện các chương trình ứng dụng

 Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (VD: làm việc với ổ đĩa, truy cập mạng)



Trang 15

ĐỀ SỐ 2: Em hãy trình bày mẫu bảng sau và lưu tệp là baithi_thuchanh.doc

BẢNG ĐIỂM

T

Học kỳ I

TBm cả năm

Điểm hs 1

Điểm hs 2 TBkt HK TB m

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

2 Gõ các công thức sau: H2O; H2SO4 ;



15

Trang 16

Đề số 3: Em hãy trình bày văn bản sau và lưu tệp là baithi_thuchanh.doc

huột là một thiết bị rất tiện lợi trong khi làm việc với máy tính Bằng các thao tác nháy nút chuột, ta có thể thực hiện một lựa chọn nào đó trong bảng chọn (menu) đang hiển thị trên màn hình Dùng chuột cũng có thể thay thế cho một số thao tác bàn phím.

C

áy quét là thiết bị cho phép đưa văn bản và hình ảnh vào máy tính Có nhiều phần mềm có khả năng chỉnh sửa văn bản hoặc hình ảnh đã được đưa vào trong máy.

M





Ngày đăng: 09/07/2014, 01:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐIỂM - SKKN_Tin hoc Vp doi moi kiem tra danh gia
BẢNG ĐIỂM (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w