Phần 1: THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tt)CHƯƠNG XI: CHÂU Á Tiết 1 Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢNI Mục tiêu bài học: Sau bài học hs cần đạt những yêu cầu sau:1. Kiến thức: Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ. Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á. Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.2. Kỹ năng: Phát triển các kỹ năng xác định và đọc lược đồ, phân tích các đối tượng trên lược đồ.3. Thái độ: Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.4. Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.II. Phương pháp giảng dạy:
Trang 1Ngày soạn: 18/ 8/ 2012
Ngày giảng: 21/8/ 2012
Phần 1: THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tt)
CHƯƠNG XI: CHÂU Á
Tiết 1 Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I/ Mục tiêu bài học: Sau bài học hs cần đạt những yêu cầu sau:
1 Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ
- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á
2 Kỹ năng:
Phát triển các kỹ năng xác định và đọc lược đồ, phân tích các đối tượng trên lược đồ
3 Thái độ:
Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên
4 Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á
II Phương pháp giảng dạy:
Phân tích, thuyết trình, xác định trực quan
III Chuẩn bị:
GV Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ vị trí địa lý châu Á trên Địa cầu, bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á
HS Tư liệu học tập: sách giáo khoa và phiếu học tập:
IV Tiến trình bài dạy:
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1: (12’)
GV yêu cầu : HS quan sát hình 1.1 ,
GV Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền cuả
châu Á nằm trên những vĩ độ điạ lý nào?
GV Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam,
chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ
mở rộng nhất là bao nhiêu km?
GV Diện tích phần đất liền rộng bao nhiêu km2?
GV Nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì
rộng bao nhiêu km2 ? Châu Á tiếp giáp với các đại
dương và các châu lục nào?
- Kích thước có diện tích lớn nhất
Trang 2Hoạt động của thầy và trò Nội dung
về vị trí địa lý và kích thước giới hạn của châu Á?
GV Dựa vào kết quả HS đã nêu và nhận xét
GV Với vị trí và kích thước của châu Á mà các em
vừa nhận biết, hãy cho biết ảnh hưởng của vị trí và
kích thước lãnh thổ đến khí hậu của châu lục?
GV Hướng dẫn học sinh hiểu được vị trí và kích
thước làm khí hậu đa dạng:
+ Có nhiều đới khí hậu
+ Trong mỗi đới có khí hậu lục địa đại dương
Kết luận: vị trí ,kích thước lãnh thổ làm tự nhiên
châu Á phát triển đa dạng
- Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hymalaya, Côn
luân, Thiên sơn, Antai?
- Xác định các hướng núi chính?
- Tìm và đọc tên các sơn nguyên chính: Trung
Xibia, Tây tạng, Arap, Iran, Đê can?
- Núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở đâu?
-Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng lớn: Tu ran,
Lưỡng hà, Ấn hằng, Tây Xibia, Hoa bắc, Hoa
trung
- Theo em, địa hình châu Á có những đặc điểm gì
nổi bật so với các châu lục khác mà các em đã
học (diện tích, độ cao của từng dạng địa hình )
- Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
- Khu vực nào tập trung nhiều dầu mỏ & khí đốt
- Nhìn chung địa hình chia cắt phức tạp
b Khoáng sản :Phong phú, có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu
4 Củng cố (4’)
a Trình bày lược đồ và nêu đặc điểm về vị trí, giới hạn của châu Á?
b Vị trí châu Á có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu châu Á?
5 Dặn dò: (2’)
- Về nhà học bài và làm bài tập SGK
- Soạn và trã lời câu hỏi trong bài 2 SGK
Trang 3
Ngày soạn: 20/8/ 2012
Ngày giảng: …./8/ 2012
Tiết 2 Bài 2 KHÍ HẬU CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài học : Học xong bài này, HS có khả năng:
1 Kiến thức :
- Trình bày và giải thích được được đặc điểm khí hậu của châu Á
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á
2 Kĩ năng:
- Đọc lược đồ các đới khí hậu châu Á
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á
3 Thái độ: HS nhận thức t/nhiên hình thành do mối tương quan của nhiều yếu tố địa lí
4 Trọng tâm: - Trình bày và giải thích được được đặc điểm khí hậu của châu Á
II Phương pháp giảng dạy: Phân tích, so sánh, thuyết trình, thảo luận và nhận xét
III Chuẩn bị của thầy và trò :
GV Đồ dùng dạy học của thầy: Lược đồ các đới khí hậu châu Á ,biểu đồ khí hậu và địa hình Yangun & Êriat
HS Tìm hiểu bài trước khi đến lớp
IV Tiến trình bài dạy :
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ : (5’)
Nêu các đặc điểm về vị trí địa lý , kích thước của lãnh thổ châu Á ? Với đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu ? Tại sao ?
3 Bài mới :
a Đặt vấn đề: Châu Á nằm trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp Đó là điều kiện tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính lục địa cao
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1 :
Trực quan – thảo luận nhóm
HS quan sát lược đồ hình 2.1 và xác định kinh
tuyến 1000Đ ?
HS thảo luận theo các vấn đề sau :
- Dọc theo kt 1000Đ Châu Á có các đới khí hậu
nào ?
- Kể tên các kiểu khí hậu thuộc thuộc từng đới ?
Các kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn diện tích ?
(hướng dẫn HS chọn đường vĩ tuyến 200 và 400B)
Em nhận xét gì về sự phân hoá khí hậu châu Á ?
GV Nguyên nhân khí hậu phân hoá từ Bắc xuống
Trang 4Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HS thảo luận và báo cáo KQ- GV tổng kết, chuẩn
Khí hậu gió mùa, lục địa phân bố ở khu vực
nào? Giải thích tại sao?
HS quan sát biểu đồ khí hậu Yangun và Êriat ,
phân tích và điền vào phiếu số 1
- So sánh sự khác nhau cơ bản giữa 2 kiểu khí
hậu?
(Do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia
cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh
hưởng của biển…)
- Giải thích vì sao cả 2 điạ điểm này cùng ở môi
trường đới nóng nhưng lại có 2 kiểu khí hậu
khác nhau?
GV Tổng kết và chuẩn xác kiến thức
GV Khí hậu gió mùa ảnh hưởng đến nước ta như
thế nào? Hướng hoạt động?
2/ Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
Có 2 kiểu khí hậu phổ biến : khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa:
a Khí hậu gió mùa
- Đặc điểm: một năm hai mùa+ Mùa đông: khô, lạnh ít mưa.+ Mùa hè:nóng,ẩm mưa nhiều
Dựa vào bảng thống kê số liệu : bảng 2.1
– Xác định kiểu khí hậu Thượng Hải ?
– Giáo viên hướng dẫn HS vẽ biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Thượng Hải
5 Dặn dò: (2’)
- Về nhà làm bài tập SGK
- Học bài củ và soạn trước bài mới ( trả lời câu hỏi trong SGK bài 3)
Trang 5
Ngày soạn: 25/8/ 2012
Ngày giảng: 28/8/ 2012
Tiết 3 Bài 3 SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết dựa vào bản đồ để tìm 01 số đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của châu Á
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động của châu Á
3 Thái độ :
Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên
4 Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của hệ thống sông lớn
II Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, so sánh
III Chuẩn bị của thầy và trò :
GV: Bản đồ tự nhiên châu Á ( hoặc lược đồ 1.2 ) , lược đồ hình 3.1 , 3.2
HS: Tư liệu , phiếu học tập:SGK , Phiếu học tập 3.1
IV Tiến trình dạy học :
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Kiểu khí hậu nào mang tính phổ biến ? ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đối với nước ta thế nào ?
3 Nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết được địa hình, khí hậu của châu Á rất đa dạng Vậy sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của châu Á có chụi ảnh hưởng của địa hình và khí hậu không? Chúng có những đặc điểm gì? Đó là những vấn đề mà hôm nay chúng ta cần phải tìm hiểu
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1 (10 ph)
Thảo luận nhóm
HS quan sát bản đồ TN châu Á ( hoặc lược đồ
hình 1.2 , thảo luận thống nhất nội dung đã
chuẩn bị trong phiếu học tập
Yêu cầu HS báo cáo kết qủa làm việc qua các
câu hỏi sau :
GV Khu vực nào tập trung nhiều sông , khu
vực nào ít sông ? Tìm và đọc tên các sông
lớn ? → sông phân bố như thế nào ?
GV Khu vực mạng lưới sông dày đặc có khí
hậu như thế nào ?
GV Khu vực mạng lưới sông thưa thớt có khí
hậu như thế nào ?
Dựa vào thông tin trang 10 SGK (hay GV cho
1 Đặc điểm sông ngòi :
- Có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều
- Chế độ nước của sông thay đổi phức tạp phụ thuộc vào khí hậu, địa hình + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đống băng, mùa xuân có lũ
do băng tan
+ Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa
Trang 6Hoạt động thầy và trò Nội dung
xem biểu đồ lượng chảy của một số sông được
phóng to nhận xét )
GV Em có nhận xét gì về chế độ nước của
sông ngòi châu Á vào mùa đông và mùa hạ ?
GV Đặc điểm của sông ngòi châu Á trong
từng khu vực phụ thuộc vào yếu tố nào ?
GV Nêu giá trị của sông ở Việt Nam (Sông
Mê-Kong hoặc sông Hồng )
GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 2 ( 20 ph )
Tự nghiên cứu cá nhân
HS quan sát lược đồ hình 3.1
GV Kể tên các đới cảnh quan tự nhiên châu Á
theo thứ tự từ Bắc → Nam dọc theo kinh
tuyến 800Đ
GV Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí
hậu gió mùa , khu vực khí hậu lục địa khô hạn
? → chiếm diện tích như thế nào ?
Tại sao cảnh quan lại phân hóa từ Bắc
xuống Nam và từ Đông sang Tây ?
GV tổng kết , chuẩn xác kiến thức
GV Với cảnh quan phân hóa đa dạng , em có
nhận xét gì về ĐTV của châu Á ? → GV giáo
dục HS về ý thức bảo vệ ĐTV và cảnh quan
môi trường …
Hoạt động 3 ( 5 ph )
Thảo luận theo cặp
GV yêu cầu : dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á
và vốn hiểu biết cho biết châu Á có những
thuận lợi và khó khăn gì về địa lí tự nhiên đối
với sản xuất và đời sống ?
+ Tây à Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan
- Sông ngòi châu Á có giá trị rất lớn trong sản xuất, đời sống, văn hoá, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…
2 Các đới cảnh quan tự nhiên :
- Cảnh quan châu Á phân hóa rất đa dạng với nhiều loại
+ Rừng lá kim ở Bắc Á(Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á,rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao
- Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu
- Ngày nay phần lớn các cảnh quan nguyên sinh đã bị con người khai phá biến thành đồng ruộng, các khu vực dân cư, các khu công nghiệp …
3 Những thuận lợi , khó khăn của thiên nhiên châu Á
+ Thuận lợi :Tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn
+ Khó khăn : Núi non hiểm trở , khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bất thường
4 Củng cố (4’)
- Sông ngòi châu Á có đặc điểm gì ?
- Cảnh quan phân hóa từ Bắc xuống Nam như thế nào ? Giải thích
- Vì sao phải bảo vệ rừng & động thực vật quý hiếm ?
Trang 7PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
I Mục tiêu : Học xong bài này, HS có khả năng:
1 Kiến thức:
Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á Những thuận lợi và khó khăn của hoàn lưu gió mùa, đặc biệt ảnh hưởng của gió mùa với Việt Nam
II Phương pháp giảng dạy: Thảo luận, đặt vấn đề, vấn đáp, trực quan, thuyết trình
III Chuẩn bị của thầy và trò :
GV: Bản đồ thế giới, lược đồ 4.1 và 4.2 ( phóng lớn )
HS: Tư liệu, SGK và phiếu học tập 4.1
IV Tiến trình bài dạy :
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ : (4’)
Khí hâu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gì? Nêu đặc điểm và địa bàn phân bố các kiểu khí hậu trên
3/ Bài mới:
a Đặt vấn đề: Bề mặt Trái Đất chịu sự sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như ngoài đại dương thay đổi theo mùa, nên thời tiết cũng có những đặc tính biểu hiện riêng biệt của mổi mùa trong năm Bài thực hành đầu tiên của địa lí 8 giúp các
em làm quen, tìm hiểu và phân tích các lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ châu Á
b Triển khai bài mới
Hoạt động thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1 : (14’)
Hoạt động cá nhân dưới sự hướng dẫn của thầy
-Trung tâm khí áp được biểu thị bằng các đường
đẳng áp (đường đẳng áp là đường nối liền các
địa điểm có trị số khí áp giống nhau ) :
+Trung tâm áp cao có các đường đẳng áp với trị
số càng tăng theo hướng vào trung tâm khí áp
+Trung tâm áp thấp có các đường đẳng áp với trị
số càng giảm theo hướng vào trung tâm khí áp
- Gió và hướng gió được biểu hiện bằng các mủi
tên Gió là sự di chuyển không khí từ nơi áp cao
về nơi áp thấp, do đó nơi đi bao giờ cũng là áp
cao, nơi đến là các trung tâm áp thấp, tuy
nhiên do chịu ảnh hưởng của vận động tự quay
của Trái Đất nên gió thổi có sự lệch hướng
Dựa vào Hình 4.1 và Hình 4.2
1 Sự biểu hiện khí áp và gió trên bản đồ :
Hướng gió theo mùa
Hướng gió mùa đông (tháng 1)
Hướng gió mùa
hạ (tháng 7)
Đông Nam Á
Trang 8Hoạt động thầy và trò Nội dung
GV Cho biết vị trí các trung tâm áp thấp và áp
cao, nêu trị số khí áp ở mỗi trung tâm này trên
lục địa châu Á và các đại dương bao quanh vào
mùa đông , mùa hạ ?
- Qua lược đồ xác định vị trí và sự thay đổi các
trung tâm khí áp theo mùa :
+ Phải nhận biết lược đồ biểu hiện là của tháng
mấy , vào mùa nào ở châu Á ?
+ Xác định các vùng có khí áp cao và khí áp thấp
trên lục địa cũng như trên đại dương ở mỗi mùa
- Qua lược đồ nhận xét sự thay đổi hướng gió
theo mùa:
+ Nhận xét trung tâm phát sinh gió xuất phát từ
vùng khí áp nào và gió di chuyển về đâu , theo
hướng nào ? (gió luôn di chuyển từ nơi khí áp
cao về nơi khí áp thấp ) ở mỗi mùa
+ Giải thích vì sao có sự thay đổi khí áp theo
mùa và nguyên nhân làm phát sinh gió mùa ở
châu Á ?
(xem lại bài hệ qủa chuyển động Trái Đất quanh
mặt trời ở Địa lí 6) Bề mặt Trái Đất có thời gian
được sưởi nóng và hoá lạnh thay đổi theo mùa
khác nhau ở mỗi bán cầu đã làm cho khí áp trên
bề mặt đất cũng bị thay đổi theo mùa Kết qủa
làm xuất hiện các loại gió chỉ hoạt động và tồn
tại theo mùa, người ta gọi loại gió này là gió
mùa
GV Dựa vào 2 lược đồ trên, xác định hướng gió
mùa và thời tiết của từng khu vực rồi ghi bổ sung
kiến thức vào phiếu học tập bảng 4.1 SGK :
Cho đại diện các tổ báo cáo kết qủa làm việc ,
giáo viên chốt ý cho ghi phần kết luận sau :
2 Sự thay đổi khí áp và hoạt động gió theo mùa :
Hoàn lưu gió mùa châu Á hình thành và phát triển do sự thay đổi khí áp theo mùa ở 2 bán cầu của Trái Đất , phạm vi hoạt động của gió mùa ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á Gió muà làm cho thời tiết của các khu vực gió đi qua thay đổi theo mùa :mùa đông lạnh mưa ít , mùa hè nóng mưa nhiều
Mùa Khu vực Hướng gió chính Thổi từ áp cao…đến áp thấp…
Mùa đông
(tháng 1)
Đông Á Tây bắc Cao áp Xi-bia -> Ap thấp A-lê-út
Trang 9Hoạt động thầy và trò Nội dung
Đông Nam Á Đông bắc hoặc bắc C Xi-bia -> T xích đạoNam Á Đông bắc (bị biến tính
nên khô ráo ấm áp)
- Về nhà xem lại nội dung bài học và học thuộc bài
- Soạn và đọc trước nội dung bài 5 Xem và trả lời toàn bộ câu hỏi, hình ảnh trong bài để hôm sau học
- Chuẩn bị một số tranh ảnh về dân cư và các chủng tộc trên thế giới
Ngày soạn: 01 / 9 /2012
Ngày giảng: 04 / 9/ 2012
Tiết 5 Bài 5 : ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ , XÃ HỘI CHÂU Á
I/ Mục tiêu : Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức :
Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á
2 Kĩ năng:
Trang 10- Rèn luyện và củng cố kĩ năng so sánh các số liệu về dân số giữa các châu lục thấy rõ được sự gia tăng dân số.
- Kĩ năng quan sát ảnh và phân tích lược đồ để hiểu được địa bàn sinh sống của chủng tộc trên lãnh thổ và sự phân bố các tôn giáo lớn
3 Thái độ:
Học sinh thấy được quá trình ra đời của các tôn giáo
4 Trọng tâm: Các đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á
II Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, quan sát trực quan, phân tích…
III Chuẩn bị của thầy và trò :
GV : Bản đồ các nước trên thế giới
HS: Tư liệu SGK, soạn bài mới trước khi đến lớp
IV Tiến trình bài dạy :
1 Ổn định lớp :
2 Kiểm tra bài cũ (5’)
? Vẽ các hướng gío mùa trên bản đồ thế giới
? Ở VN , gió mùa thổi theo các hướng nào ?
3 Bài m ới :
a Đặt vấn đề: Châu Á có người cổ sinh sống, là cái nôi của những nền văn minh lâu đời Châu Á còn có những đặc điểm nổi bật về dân cư mà hôm nay các em sẽ có điều
kiện để tìm hiểu
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1: (15’)GV: Yêu cầu dựa vào bảng 5.1 trong SGK
GV: Hãy n/xét số dân và tỉ lệ g/tăng dsố tự
nhiên của c/Á so với các châu khác và so với thế
giới ?
(GV hướng dẫn HS cách tính tỉ lệ % dân số của
châu Á so với thế giới trong từng giai đoạn
1950, 2000, 2002)
Vì sao c/Á có số dân đông nhất thế giới ?
( GV hướng dẫn HS xem xét những yếu tố về
mặt tự nhiên, lịch sử phát triển kinh tế xã hội để
giải thích, trong quá trình hướng dẫn cần so
sánh với lục địa c/Phi mà các em đã học vì ở
châu lục này tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao
hơn c/Á, có lịch sử phát triển xã hội và nền văn
minh lâu đời như c/Á nhưng số dân không đông
như châu Á )
GV Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa cho
biết những nước nào hiện nay ở châu Á đang
thực hiện chính sách dân số một cách tích cực ?
Tại sao ? Hệ quả ?
Hoạt động 2 : (8’)Dựa vào lược đồ hình 5.1
GV Dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào?
Mỗi chủng tộc thường sống tập trung ở đâu tại
1 Một châu lục đông dân nhất thế giới :
- Châu Á có số dân đông nhất so với
các châu khác, luôn chiếm hơn ½ dân
số toàn thế giới
- Mật độ dân cư cao, phân bố không đều
- Ngày nay do áp dụng tích cực chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số
đã giảm đáng kể (1.3% , ngang với mức trung bình năm của thế giới )
2 Dân cư thuộc nhiều chủng tộc :
- Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môn-gô-lô-ít , Ơ-rô-pê-ô-ít
và một số ít thuộc chủng tộc
Trang 11Ô-xtra-Hoạt động GV và HS Nội dung
khu vực nào? Chủng tộc nào là chiếm số lượng
chủ yếu
Hoạt động 3: (10’)Thảo luận nhóm
Yêu cầu : dựa vào thông tin trong sách giáo
khoa
GV Trên thế giới có bao nhiêu tôn giáo lớn?
hình thành ở đâu? Châu lục nào được xem là nơi
ra đời của tôn giáo đó?
GV Quan sát hình 5.2 cho biết kiến trúc nơi làm
lễ của mỗi tôn giáo như thế nào ? Mang nét đặc
trưng của kiến thức ở khu vực nào ?
GV chốt ý : kiến trúc nơi hành lễ mang nét văn
hoá của các khu vực phổ biến tín ngưỡng của
tôn giáo giáo đó, nhà thờ Hồi giáo và chùa Phật
giáo mang nét kiến trúc của châu Á thể hiện cho
thấy đây là 2 tôn giáo được tín ngưỡng nhiều ở
châu Á
lô-ít
- Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội
3 Nơi ra đời của các tôn giáo lớn :
- Châu Á có văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo lớn : Phật giáo , Hồi giáo , Ki
tô giáo và Hồi giáo
- Mỗi tôn giáo đều có 01 tín ngưỡng riêng nhưng đều mang mục tiêu hướng thiện đến với loài người
4 Củng cố và đánh giá : (4’)
Đánh dấu X vào đứng trước câu trả lời câu hỏi có ý đúng
Câu 1 Châu Á có số dân đông nhất thế giới do tốc độ gia tăng dân số tự nhiên cao
nhất thế giới (xem bảng 5.1)
Đúng Sai
Câu 2 Dân cư châu Á có nhiều chủng tộc , đặc điểm phân bố các chủng tộc này là:
a Sống tập trung thành các khu vực riêng biệt cho mỗi chủng tộc
b Các chủng tộc cùng sống chung với nhau trên cùng một khu vực
c Các chủng tộc có sự hợp huyết nên không còn khu vực chủng tộc riêng biệt
d Câu b và c đều đúng
5 Dặn dò (2’)
- Làm bài tập 2 SGK/18
- Về nhà xem lại nội dung bài học và học thuộc nội dung bài
- Chuẩn bị và soạn trước nội dung bài thực hành trả lời toàn bộ những câu hỏi trong bài để tiết hôm sau học
Ngày soạn: 02 / 09 / 2012
Ngày giảng: 09 /09/ 2012
Tiết 6 Bài 6 THỰC HÀNH
ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ
DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á
I Mục tiêu bài học : Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức :
Trang 12Nhận biết đặc điểm phân bố dân cư, nhận biết vị trí các thành phố lớn của châu Á Khu vực có khí hậu gió mùa là nọi có dân cư đông, thành phố lớn tập trung ở khu vực đồng bằng, ven sông và ven biển
2 Kĩ năng :
- Đọc và phân tích lược đồ , bảng thống kê số liệu
- Xác định và nhận biết vị trí các quốc gia, các thành phố lớn ở châu Á
3 Thái độ:
Sự tập trung đông dân cư sẽ ảnh hưởng đến môi trường
4 Trọng tâm: Đặc điểm phân bố dân cư, nhận biết vị trí các thành phố lớn của châu Á
II Phương pháp giảng dạy: Đọc, phân tích trực quan, vấn đáp…
III Chuẩn bị giáo cụ:
GV: H 6.1 phóng to lược đồ mật độ dân số và phiếu học tập của HS
HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Phiếu yêu cầu 6.1
Mật độ dân số trung
Các yếu tố ảnh hưởngĐịa hình Khí hậu Các yếu tố khácDưới 1ng/1km2
2 Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Đặc điểm dân cư châu Á ? thuộc những tộc nào ?
- Trình bày các địa điểm và thời gian ra đời của các tôn giáo lớn ?
3 nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề: Là châu lục rộng lớn nhất và cũng có số dân đông nhất so với các châu lục khác, châu Á có đặc điểm phân bố dân cư như thế nào? Sự đa dạng và phức tạp của thiên nhiên có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư và đô thị ở châu Á? Đó là nội dung bài thực hành hôm nay
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1: (18’)Hoạt động nhóm
HS quan sát hình 6.1 kết hợp lược đồ hình
Hình 1.2, Hình 2.1 – thảo luận theo nhóm rồi
điền vào phiếu yêu cầu
GV yêu cầu HS nhận xét :
GV Đặc điểm dân cư châu Á ?
Giải thích nguyên nhân của hiện trạng
dân cư?
HS báo cáo GV tổng kết, chuẩn xác kiến
thức
Hoạt động 2:( 16’)Hoạt động cá nhân
HS đọc bảng số liệu SGK trang 19, kết hợp
1 Phân bố dân cư châu Á :
Dân cư châu Á phân bố không đều, dân
cư đông tại các đồng bằng, vùng ven biển, khu vực có hoạt động gió mùa
2 Các thành phố lớn của châu Á
Trang 13Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hình 6.1 HS trình bày cá nhân và cho biết :
GV Các thành phố đông dân của châu Á tập
trung ở đâu? vì sao?
GV Sự phân bố dân cư của châu Á như thế
sẽ tác động như thế nào đến tự nhiên cũng
như kinh tế của châu Á
GV Tổng kết và chuẩn xác kiến thức
Các thành phố lớn châu Á đều phân bố tại các vùng có dân cư đông tại các miền đồng bằng, miền ven biển, ven sông
4 Củng cố và đánh giá : (4’)
HS xác định tên các nước , khu vực , thành phố tập trung đông dân ?
- Liên hệ sự phân bố dân cư ở Việt Nam ?
- Sửa bài tập trang 18
5 Dặn dò (2’)
- Về nhà xem lại bài học và học thuộc bài
- Ôn lại toàn bộ những bài đã học từ bài 1 đến bài 6 để tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra
Ngày soạn: 10 /9/ 2012
Ngày giảng: 18/9/ 2012
Tiết 7 Bài 7 : ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ- XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
I Mục tiêu: Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức :
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của
các nước ở châu Á
2 Kỹ năng :
- Phân tích các bảng số liệu bản đồ kinh tế - xã hội
- Kĩ năng thu thập, thống kê các thông tinh kinh tế- xã hội mở rộng kiến thức
Trang 14- Kĩ năng vẽ biểu đồ kinh tế.
3 Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Liên hệ tình hình phát triển kinh tế ở địa phương
4 Trọng tâm: Một sồ đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á
II Phương pháp giảng dạy:
Thuyểt trình, thảo luận, đàm thoại gợi mở
III Chuẩn bị giáo cụ :
GV: Bản đồ kinh tế châu Á
HS: Tư liệu , phiếu học tập, SGK
IV Tiến trình dạy học :
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ : Chữa bài kiểm tra 1 tiết
3 Nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề: Châu Á là nơi có nhiều nền văn minh cổ xưa đã từng có nhiều mặt hàng nổi tiếng thế giới như thế nào? Ngày nay trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia như thế nào? Những nguyên nhân nào khiến số lượng các quốc gia nghèo có nhiều tỉ lệ cao?
Đó là những kiến thức chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1
Hoạt động 2Hoạt động thảo luận nhómYêu cầu HS quan sát bảng 7.2 và thảo luận nhóm giải quyết
các vấn đề sau :
GV: Nhận xét về mức bình quân GDP/người của một số
nước châu Á
GV: Nước nào có mức bình quân GDP cao nhất, thấp nhất
Sự chênh lệch mức bình quân GDP giữa 2 nước này gấp
mấy lần
GV: Những nước nào có mức thu nhập cao,trung bình, thấp
Nhìn chung mức thu nhập của phần lớn các nước châu Á như
thế nào ?
GV cần cung cấp cho HS thông tin về đánh giá mức thu nhập
qua GDP/ người
- Mức thu nhập dưới 735 USD/ người/năm : thu nhập thấp
- Từ 735 đến 2934 USD/ người/năm : thu nhập trung bình
dưới
- Từ 2935 đến 9075 USD/ người/năm : thu nhập trung bình
trên
- Trên 9075 USD/ người/năm : thu nhập cao
GV: Cơ cấu GDP % của các nước có thu nhập cao khác với
các nước có thu nhập thấp như thế nào ?
1 Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu
Á :
(Không dạy, học sinh đọc thêm)
2 Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay :
- Sau chiến tranh thế giới lần 2 , nền kinh tế châu Á
có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhiều nước tăng
- Song sự phát triển kinh
tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ của châu Á không đồng đều, các quốc gia nghèo khổ còn
Trang 15Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Cơ cấu GDP % nước ta thuộc loại nào
GV: Những quốc gia nào có tỉ lệ tăng GDP bình quân năm
(%) cao hơn mức trung bình thế giới (3%), nước nào có tốc
độ tăng GDP cao ( tăng GDP (%) trên mức 6% là có tốc độ
tăng trưởng nhanh)
GV: Nước ta có tốc độ tăng trưởng như thế nào ?
GV: Từ bảng 7.2 rút ra kết luận gì về kinh tế –xã hội của
châu Á ?
HS: Dựa vào thông tin trong mục 2 SGK cho biết:
GV: Trình độ phát triển kinh tế của phần lớn các quốc gia
châu Á như thế nào ?
GV: Xu hướng phát triển kinh tế của nhiều nước châu Á là gì
- Xem các hình 8.1 và 8.2 đồng thời trả lời các câu hỏi trong bài 8SGK/ 25
- Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào?
- Dựa vào đâu các nước Tây Nam Á trở thành các nước có thu nhập cao?
3 Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên và cộng đồng dân tộc
4 Trọng tâm: Kiến thức về ĐKTN và dân cư xã hội châu Á
Trang 16II Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận…
III Chuẩn bị giáo cụ :
GV: Bản đồ tự nhiên châu Á , lược đồ phân bố dân cư
HS: Hệ thống lại nội dung trước khi đến lớp
IV Tiến trình lên lớp :
Hôm nay các em có nhiệm vụ hệ thống lại những kiến thức và kĩ năng
cơ bản về tự nhiên, dân cư, xã hội châu Á
b Nôi Dung ôn tập
Trang 17Hoạt động thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1:
Hoạt động cá nhân theo phương pháp đàm thoại với yêu
cầu quan sát kênh hình ,trả lời câu hỏi
GV Quan sát hình 1.1 cho biết về vị trí và kích thước của
phần lục địa châu Á ?
GV So với châu Phi vị trí và kích thước châu Á có những
đặc điểm giống và khác nhau như thế nào?
GV Quan sát hình 1.2 kể tên các núi cao, đồng bằng rộng
lớn,các sơn nguyên So với các châu lục khác mà em đã
học,địa hình châu Á có nét gì nổi bật ?
GV Dựa vào hình 2.1 cho biết khí hậu châu Á bị phân
hoá thành các kiểu khí hậu nào ? Khí hậu phổ biến ở
châu Á là kiểu khí hậu gì ?
Giải thích tại sao kiểu khí hậu lục địa chiếm phần lớn
diện tích lục địa châu Á ?
GV Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Y-an-gun
và Ê-ri-at trong sách GK hảy nêu đặc điểm khí hậu gió
mùa và lục địa?
GV Quan sát hình 1.2 nêu đặc điểm sông ngòi châu Á
( mạng lưới sông.khu vực có nhiều sông )
Giải thích về sự phân bố sông?
GV Quan sát hình 3.1 kể tên các cảnh quan tự nhiên của
châu Á dọc theo kinh tuyến 1000Đ từ bắc xuống
nam, vĩ tuyến 400B và 200B từ Đông sang Tây?
GV Giải thích sự hình thành các cảnh quan tự nhiên dọc
theo kinh tuyến 1000Đ và vĩ tuyến 400B?
GV Quan sát hình 4.1 và 4.1 cho biết loại gió,hướng gió
và thời tiết do gió mùa đem lại cho nước ta trong mùa
đông và mùa hạ
Giải thích nguồn gốc hình thành 2 loại gió mùa này?
GV Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa, em hãy nêu
số liệu cụ thể dẫn chứng châu Á là châu lục đông dân
nhất thế giới.Giải thích nguyên nhân vì sao châu Á có số
dân đông?
GV Dựa vào thông tin trng sách GK cho biết đặc điểm
chủng tộc và tôn giáo ở châu Á ?
GV Quan sát hình 6.1 cho biết dân cư châu Á có đặc
điểm gì ? những khu vực nào có mật độ dân số cao ? Giải
thích
GV Dựa vào hình 6.1 kể tên các thành phố lớn ở Nam và
Đông Nam Á Giải thích về sự phân bố của các thành phố
này?
Học sinh nhớ lại nội dung
đã học để trã lời cho nội dung câu hỏi
Học sinh nhớ lại nội dung
đã học để trã lời cho nội dung câu hỏi
4 Củng cố và đánh giá : (4’)
- Cho HS xác định vị trí giới hạn Châu Á?
Trang 18- Xác định các kiểu khí hậu Châu Á?
- Xác định các môi trương của châu Á?
5 Dặn dò: (2’)
- Về nhà học lại ttất cả các bài củ đã được học và ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết
- Chuẩn bị giấy kiểm tra và đồ dùng học tập
- Địa hình khoáng sản châu Á
- Đặc điểm khí hậu châu Á
- Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á
- Cảnh quan tự nhiên châu Á
- Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
2.Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng vận dụng, hiểu nội dung,
3.Thái độ: Có ý thức trong lúc làm bài kiểm tra
II Hình thức kiểm tra: Tự luận
Tiết 10 Bài 8 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
I Mục tiêu: Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức :
Trình bày được tình hình phát triển kinh tế và nơi phân bố chủ yếu của:công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ
2 Kỹ năng :
Phân tích các bảng số liệu kinh tế, lược đồ phân bố các sản phẩm nông nghiệp, biểu đồ
về cơ cấu tỉ lệ sản lượng lúa gạo
3 Thái độ: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào kinh tế
4 Trọng tâm: Tình hình phát triển kinh tế và nơi phân bố chủ yếu của:công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ
II Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận
III Chuẩn bị giáo cụ :
GV: Bản đồ kinh tế châu Á
HS: Tư liệu, SGK , phiếu học tập 8.1
Trang 19IV.Tiến trình dạy học :
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ : (5’)
Vì sao hiện nay phần lờn các nước châu Á vẫn là các nước kinh tế đang phát triển ?
3 Nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề: Trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX, phần lớn các nước Châu Á đã đẩy mạnh phát triển kinh tế,vươn lên theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa Nhìn chung,
sự phát triển của các nước không đồng đều,song nhiề nước đã đạt được những thành tựu
to lớn
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1 :Yêu cầu HS quan sát hình 8.1bổ sung kiến thức
vào phiếu học tập 8.1
Dực vào kiến thức đã bổ sung giải quyết các yêu
cầu sau :
GV: Các nước thuộc khu vực khí hậu gió mùa có
các loại cây trồng và vật nuôi nào ? Giải thích vì
sao ở đây phát triển các loại cây trồng và vật nuôi
này ?
GV: Các nước thuộc khu vực khí hậu lục địa có
các loại cây trồng và vật nuôi nào ? Giải thích vì
sao ở đây phát triển các loại cây trồng và vật nuôi
này ?
GV: Nền kinh tế nông nghiệp châu Á phát triển ở
khu vực khí hậu nào ? Giải thích
Hoạt động 2 :Hoạt động nhóm
Yêu cầu quan sát hình 8.2 nhận xét các vấn đề
sau :
GV: Sản lượng lúa nước được trồng ở châu Á
chiếm tỉ lệ bao nhiêu % của sản lượng lúa nước
toàn thế giới
Những quốc gia nào ở châu Á trồng nhiều lúa
nước ? Giải thích vì sao ?
(hướng dẫn HS xem lại hình 8.1 và xem thông tin
trong sách GK để giải thích )
Hoạt động 3 :Dựa vào bảng số liệu 8.1 trong sách giáo khoa,
cho biết :
GV: Những quốc gia nào có sản lượng khai thác
than, dầu mỏ nhiều nhất
GV: Những quốc gia nào sử dụng các sản phẩm
khai thác chủ yếu để xuất khẩu ?
HS ( nước có sản lượng khai thác lớn hơn gấp
nhiều lần sản lượng tiêu dùng )
GV: Kết hợp xem bảng số liệu 7.2 cho biết quốc
- Sản xuất lương thực chủ yếu là lúa nước ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,
Việt nam đã đạt nhiểu kết qủa vượt bậc
2 Công nghiệp : (12’)Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau tạo nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu
Công nghiệp phát triển không đồng đều ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po là các nước công nghiệp có trình độ phát triển cao
3 Dịch vụ : (10’)Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po là những nước có dịch vụ phát triển cao
Trang 20Hoạt động thầy và trò Nội dung
gia nào có thu nhập GDP cao nhờ khai thác tài
nguyên để xuất khẩu ?
GV: Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa kể
tên một số ngành công nghiệp phát triển ở Châu Á
?
Yêu cầu xem bảng 7.2 nhận xét :
GV: Tỉ trọng gí trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của
hàn Quốc và Nhật bản?
GV: Những nước có mức thu nhập caocó tỉ trọng
% trong cơ cấu GDP (%)như thế nào ?
4 Củng cố.(4’)
- Những thành tựu về nông nghiệp của các nước Châu Á được biểu hiện như thế nào?
- Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á lại trở thành những nước có thu nhập cao?
5 Dặn dò.(2’)
- Làm bài tập số 3 trang 28 sách giáo khoa
- Xem trước hình 9.1 và bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 9.1
Tiết 11 Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á
I Mục tiêu: Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét, một số hoạt động kinh tế ở Tây Nam Á
3 Thái độ:
Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
4 Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực Tây Nam Á
II Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại gội mở, trục quan…
III Chuẩn bị giáo cụ :
GV: lược đồ tự nhiên, kinh tế Tây Nam Á
HS: Tư liệu, SGK , phiếu học tập 9.1
IV Tiến trình bài dạy:
Trang 211 Ổn định:
2 Kiểm tra bài cũ : (5’) - Nêu những thành tựu kinh tế của các quốc gia châu Á ?
-Xác định trên lược đồ các quốc gia có ngành trồng lúa phát triển ?
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề: Tây Nam Á khu vực giàu có nổi tiếng,một “điểm nóng”, một trong những vùng sinh động nhất thế giới,thu hút sự chú ý của rất nhiều người Vậy khu vực này có những đặc điểm và hoàn cảnh riêng về tự nhiên, xã hội và kinh tế với những vấn đề nổi bật như thế nào? Ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1: (8’) Hoạt động nhóm
Gv treo lược đồ H9.1.Yêu cầu h/sinh thảo luận thống
nhất nội dung thực hiện trong phiếu học tập 9.1
HS: trả lời các câu hỏi :
GV: Khu vực TNA tiếp giáp vơí các vịnh biển , khu
vực và châu lục nào?
GV:Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ nào?
HS: trình bày kết quả, GV tổng kết , mời 1, 2 HS lên
xác định vị trí lược đồ
HS: Vậy vị trí của Tây Nam Á có vai trò như thế nào
đối với thế giới?
Hoạt động 2: (15’)
GV treo lược đồ H 9.4 cho học sinh thảo luận các nội
dung
GV: Kể tên các miền địa hình từ đông bắc xuống tây
nam? Các đới, kiểu khí hậu?
GV: Kể tên các loại khoáng sản?
GV: Nêu đặc điểm sông ngòi ?
GV; Dựa vào hình 9.4 cho biết hướng xuất khẩu dầu
mỏ của TNÁ , đi đến các nước nào ?
GV: Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là những
nước nào?
Hoạt động 3: (10’) GV: Quan sát H 9.3 cho biết Tây Nam Á gồm các
quốc gia nào? Kể tên các quốc gia có diện tích lớn
nhất , nhỏ nhất?
GV: Dưạ trên điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên TNÁ có thể phát triển các ngành kinh tế nào ?
Vì sao lại phát triển ngành đó ?
GV: Bằng hiểu biết của mình , em hãy nhận xét tình
hình chính trị ở các nước Tây Á như thế nào?
1 Vị trí địa lí:
- Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp vơí các biển : Đen, Caxpi, Aráp, Đỏ , Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích
- Có vị trí chiến lược quan trọng
Á diễn ra rất phức tạp
Trang 224 Củng cố: (4’)
- Tây Nam Á có đặc điểm vị trí như thế nào?
- Các dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á phân bố như thế nào?
- Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của khu vực ?
5 Dặn dò (2’)
- Về nh học bi củ xem lại nội dung bi học
- Chuẩn bị nội dung bi mới hơm sau học:
+ Đặc điểm vị trí khu vực Nam Á
+ Kể các miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam
+ Khu vực nam chủ yếu nằm trong khu vực khí hậu no?
+ Cho biết sự phân bố lượng mưa của châu Á
Ngày soạn: 26/ 10/ 2012
Ngày giảng:29/ 10/ 2012
Tiết 12 Bài 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I Mục tiêu: Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức
- Trình bày được ba miền địa hình của khu vực : miền núi, sơn nguyên, đồng bằng
- Hiểu được khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình , sự phân bố lượng mưa trong khu vực có thay đổi từ Đông sang Tây do chịu ảnh hưởng của địa hình
2 Kỹ năng:
Phân tích các lược đồ tự nhiên và lược đồ phân bố mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu được một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á
Quan sát tranh ảnh và nhận xét về những cảnh quan tự nhiên của châu Á
3 Thái độ: Cần phải áp dụng được điều kiện tự nhiên trong sản xuất
4 Trọng tâm: Ba miền địa hình của khu vực : miền núi, sơn nguyên, đồng bằng
II Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thảo luận…
III Chuẩn bị giáo cụ :
GV: lược đồ tự nhiên Nam Á, lược đồ phân bố lượng mưa Nam Á, lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á
HS: Tư liệu SGK , tranh ảnh về cảnh quan khu vực Nam Á, phiếu học tập
IV Tiến trình dạy học :
1 Ổn định
2 Kiểm tra bài cũ : (5’)
Quan sát lược đồ Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á?
3 Nội dung bài mới:
a Đặt vấn đề: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Nam Á rất phong phú
và đa dạng, ở đây có hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, sơn nguyên Đê Can và đồng bằng
Ấn Hằng rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên phong phúa, đa dạng…
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1 :
Hs Quan sát hình 10.1
GV Nam Á nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến
vĩ độ nào?
GV Nam Á giáp biển và vịnh nào, khu vực nào?
(biển A-Rap, vịnh Ben-gan, Tây Nam Á, Trung Á)
1 Vị trí địa lí và địa hình :
a Vị trí địa lí
Nam Á nằm trong hoảng
Trang 23Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV Xác định và độc tên các quốc gia trong khu
GV chốt ý về đặc điểm địa hình khu vực
Hs quan sát tranh ảnh về 3 miền địa hình
Gv giới thiệu đôi nét về dãy Hi-ma-lay-a
Gv giới thiệu Việt Nam chinh phục đỉnh Ê vơ rét
vào ngày 22/5 /2008 với ba chàng trai trẻ ( nguyễn
Văn Ngợi (Gia Lai), Nguyễn Mậu Linh (Hà Nội),
Phan Thanh Nhiên(Sài Gòn) )
Chuyển mục: với vị trí địa lí và địa hình của
Nam Á thì nó có ảnh hưởng gì đến khí hậu của
khu vực? khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên
khu vực Nam Á có đặc điểm gì?
Hoạt động 2 :
Hs quan sát hình 2.1
GV Cho biết Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí
hậu nào? (nhiệt đới gió mùa)
Yêu cầu quan sát hình 10.2
Hs thảo luận nhóm thời gian 4 phút
Nhóm 1, 2: nhận xét và giải thích về lượng mưa
- Ngăn sự xâm nhập của không khí lạnh từ
phương bắc nên Nam Á hầu như không có mùa
- Phía Nam: Sơn nguyên Đê-can với hai rìa Gát Đông và Gát Tây
2 Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
tự nhiên :
a Khí hậu :
- Nhiệt đới gió mùa điển hình
- Lượng mưa nhiều nhât thế giới, phân bố không đều
- Khí hậu phân hóa theo độ cao và phức tạp
Trang 24Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Nhịp điệu hoạt động gió mùa ảnh hưởng như
thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người
dân ?.
Hs quan sát hình 10.1
GV Nam Á có các hệ thống sông chính nào? Đọc
tên các hệ thống sông đó trên bản đồ
Hs quan sát tranh ảnh các sông
Gv giới thiệu về sông Hằng
4 Củng cố: (4’)
- Giáo viên kẽ sơ đồ đặc điểm địa hình khu vực Nam Á và gọi hs điền vào sơ đồ
- Tại sao cùng vĩ độ với miền bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á có mùa đông ấm áp hơn
Chọn đáp án đúng trong câu sau
Câu 1 Nam Á có 3 miền địa hình tương đối rõ Từ Bắc xuống Nam theo thứ tự:
A Núi Hi-ma-lay-a, SN Đê Can, đồng bằng Ấn Hằng
B Núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn Hằng, SN Đê Can
C SN Đê Can, núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn Hằng
D Đồng bằng Ấn Hằng, SN Đê Can, núi Hi-ma-lay-a
Câu 2 Hãy nối ý ở cột khí hậu và ý ở cột cảnh quan sao cho thích hợp:
1 Nhiệt đới gió mùa
2 Nhiệt đới khô
3 Khí hậu núi cao
- Làm bài tập 1,2 trong phần bài tập của sách giáo khoa
- Xem trước hình 11.1, các bảng 11.1, 11.2 và trả lời các câu hỏi kèm theo hình và bảng trong sách giáo khoa trang 37,38, 39 của bài 11
- Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về dân cư kinh tế khu vực Nam Á
Ngày soạn: 28 / 10 / 2012
Ngày giảng: … / 11 / 2012
Tiết 13 Bài 11 DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á
I Mục tiêu: Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức
Trình bày được đặc điểm nổi bậc dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực Nam Á:
- Là khu vực có dân cư đông với mật độ dân số lớn nhất thế giới
- Tôn giáo chủ yếu là Ấn Độ giáo và Hồi giaó có ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội
Trang 25- Nền k/tế khu vực đang phát triển trong đó Ấn Độ là nước có kinh tế phát triển nhất
2 Kỹ năng : Phân tích các lược đồ phân bố dân cư, bảng thống kê số liệu, tranh ảnh
3 Thái độ: Giáo dục sự tăng dấn số ảnh hưỡng đến sự phát triển kinh tế
4 Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm nổi bậc dân cư, kinh tế - xã hội của các khu
vực Nam Á
II Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, đàm thoại, phân tích, thảo luận…
III Chuẩn bị giáo cụ :
GV : Lược đồ dân cư Nam Á
HS: Tư liệu , phiếu học tập ,SGK
IV Tiến trình dạy học :
1 Ổn định:
2 Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Nêu đặc điểm địa hình của khu vực nam Á ?
3 Nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề: Nam Á là nền văn minh cổ đại phương đông, từ thời kì xa xưa Nam Á đã được ca ngợi là khu vực thần kì của những truyền thuyết và huyền thoại là 1 Á lục nằm trong lục địa rộng lớn của châu Á
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1 :HS: quan sát bảng 11.1 trả lời các vấn đề sau :
GV Khu vực Nam Á có số dân đứng hàng thứ mấy ở
châu Á ?
GV Khu vực nam Á có mật độ dân số đứng hàng thứ
mấy ở châu Á ?
(GV hướng dẫn HS phải tính mật độ dân số của tất cả
các khu vực ở châu Á sau đó so sánh xếp hạng chú ý
đơn vị diện tích và dân số )
GV chốt ý tiểu kết : khu vực Nam Á là khu vực có số
dân đứng hàng thứ hai, nhưng mật độ dân số lại cao
nhất ở châu Á
Yêu cầu HS quan sát hình 11.1 trả lời các vấn đề :
Nhận xét về sự phân bố dân cư Nam Á ?
Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện trạng dân cư ở
đây.
(dân cư không đều : đông đúc ở các vùng đồng bằng
châu thổ và ven biển )
GV Kể tên các siêu đô thị của Nam Á ? Nhận xét và
giải thích về sự phân bố các siêu đô thị ở Nam Á
GV chốt ý: Nam Á có dân cư đông nhưng phân bố
không đều phần lớn tập trung sống ở các đồng bằng
thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp
Dựa vào thông tin trong sgk yêu cầu HS cho biết tín
ngưỡng tôn giaó của khu vực là tôn giáo nào ?
GV C/minh cho HS rõ khu vự c là nơi ra đời của Phật
Giáo và Ấn Độ giáo.Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến văn
hoá và đời sống của người dân (kiêng ăn thịt bò của
người Ấn Độ, các xung đột về tôn giáo ảnh hưởng đến
1 Dân cư :Nam Á có số dân đứng hàng thứ hai châu Á nhưng lại là khu vực có mật độ dân cư đông nhất châu Á
Dân cư không đều phần lớn tập trung sống ở các đồng bằng châu thồ và vùng ven biển
Nam Á là khu vực có nền văn minh cổ đại tôn giáo chính của khu vực là Hồi giáo và
Ấn Độ giáo
Trang 26Hoạt động thầy và trò Nội dung
an ninh và chính trị một số nước Nam Á
Hoạt động 2 :
HS quan sát bảng 11.2 trong SGK thảo luận
GV Từ 1995 ->2001 tỉ trọng ngành nông nghiệp thay
đổi như thế nào ?
GV Từ 1995 ->2001 tỉ trọng ngành công nghiệp và
dịch vụ thay đổi như thế nào ?
GV Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
của Ấn Độ ? Sự chuyển dịch này phản ảnh xu hướng
phát triển kinh tế như thế nào ?
Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa về thành
tựu kinh tế Ấn Độ em hãy cho biết Ấn Độ là nước có
nền k/tế phát triển hay đang phát triển , dựa vào chỉ
tiêu kinh tế nào để em nhận xét như vậy ?
(Ấ n Độ là nước đang phát triển khi dựa vào cơ cấu
GDP% và GDP bình quân )
GV chốt ý :Ấ n Độ có nền kinh tế đang phát triển, nền
kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá
2 Đặc điểm kinh tế –xã hội :
Các nước Nam Á có nền kinh
tế đang phát triển trong đó Ấn
Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất Hoạt động sản xuất chủ yếu ở các nước Nam
Á vẫn là sản xuất nông nghiệp
4 Củng cố: (4’)
- Nam Á là nơi ra đừi của những tôn giáo nào?
- Xem hình 12.1 và bổ sung vào phiếu học tập sau:
Đặc điểm Vị trí, Quốc gia,Vùng lãnh thổ Địa hình Sông ngòi Khí hậuNửa phía tây
Phần đất liền
Trung Quốc …
Phần hải đảo và
nửa phía đông
phần đất liền
Chú ý : phần khí hậu phải xem lại lược đồ 2.1 trang 7 SGK
5 Dặn dò: (2’) - Về nhà học bài và hoàn thành bài tập sgk
- Chuẩn bị trước nội dung bài 12 hôm sau học
Ngày soạn: 01/ 12/ 2012
Ngày giảng: 03 / 12/ 2012
Tiết 14 Bài 12 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
I Mục tiêu: Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Á:
- Biết vị trí địa lí, tên các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á
- Biết các đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực
2 Kỹ năng :
Phân tích lược đồ tự nhiên, tranh ảnh
3 Thái độ:
Trang 27Bảo vệ môi trường tự nhiên và các giồng sông.
4 Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Á
II Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, trực quan…
III Chuẩn bị giáo cụ :
GV: Lược đồ tự nhiên Đông Á
HS Tư liệu , SGK , phiếu học tập 12.1
IV Tiến trình bài dạy:
1 Ổn định lớp :
2 Kiểm tra bài cũ : (6’)
- Cho biết tình hình dân cư ở Nam Á? Giải thích vì sao dân cư ở đây phân bố không đều ?
- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế như thế nào ở khu vực Nam Á ? Cho biết vì sao cơ cấu kinh tế của Ấn Độ đang có sự dịch chuyểnỉnh
3 Nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề:
Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với Thái Bình Dương, có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, đây là khu vực được con người khai thác lâu đời nên cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc, đó là nội dung bài học hôm nay
b Triển khai bài mới
Hoạt động 1 :HS: quan sát hình 12.1 trả lời các câu hỏi sau :
Khu vực Đông Á gồm các quốc gia và vùng lãnh
thổ nào ?kể tên các quốc gia , vùng lãnh thổ thuộc
phần hải đảo
GV: Khu vực Đông Á tiếp giáp với các quốc gia và
vùng biển nào? Vị trí nằm trong khoảng các vĩ độ
nào?
GV: tổng kết và chốt ý
Hoạt động 2 :Hoạt động nhóm
Yêu cầu hs dựa vào hình 12.1 bổ sung kiến thức
vào phiếu học tập 12.1, sau đó thảo luận nhóm để
trả lời các vấn đề sau :
GV: Cho biết đặc điểm về địa hình, sông ngòi, khí
hậu và cảnh quan nửa phía tây của phần đất liền
( khí hậu xem lại lược đồ 2.1, cảnh quan xem lại
lược đồ 3.1 )
GV: Cho biết đặc điểm về địa hình, sông ngòi, khí
hậu và cảnh quan nửa phía đông của phần đất liền
và hải đảo
Giải thích vì sao tự nhiên phần đất liền của Đông
Á lại có sự phân hoá từ đông sang tây ?
GV: chốt ý cho ghi bài
Biểu đồ lượng chảy sông Hoàng Hà
1 Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á :
- Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận
+ Đất liền + Hải đảo
- Vị trí nằm về phía đông của châu Á
- Lãnh thổ Đông Á giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 500B đến 200B
là vùng núi trẻ có vị trí nằm trong vòng đai núi lửa Thái Bình Dương
=> Cả hai vùng này thuộc khí hậu gió mùa ẩm trong cảnh quan chủ yếu là rừng
- Nửa phía tây phần đất liền có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trơ, có các bồn địa rộng với khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn
Trang 28Hoạt động thầy và trò Nội dung
4 Củng cố: (4’)
Cho HS đọc bài đọc thêm trang 43 SGK sau đó dặt vấn đề :
GV: Vì sao Nhật Bản có nhiều động đất và núi lửa ?
GV: Động đất núi lửa gây ra những thiệt hại nào ?
5 Dặn dò: (2’)
- Về nhà học bài củ và trã lời các câu hỏi cuối bài
- Xem trước bảng 13.2 và trả lời câu hỏi kèm theo bảng 13.2 trong sácg giáo khoa
Ngày soạn: 08 / 12/ 2012 Ngày giảng: 10/ 12/ 2012
Tiết 15 Bài 13 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC ĐÔNG Á
I Mục tiêu : Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức Trình bày được đặc điểm nổi bậc về kinh tế –xã hội của khu vực Đông Á:
- Biết đặc điểm chung về dân cư và sự phát triển kinh tế –xã hội của khu vực Đông Á
- Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của Nhật bản và Trung Quốc
Trang 294 Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về kinh tế –xã hội của khu vực Đông Á.
II Phương pháp giảng dạy:
Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận…
III Chuẩn bị của thầy và trò :
GV: Bảng 13.1 và 13,2
HS: Tư liệu , SGK , phiếu học tập
IV Tiến trình lên lớp :
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Cho biết sự khác nhau về mặt tự nhiên của nửa phía tây phần đất liền với nửa phía đông phần đất liền khu vực Đông Á ?
- Giải thích về sự khác nhau cảnh quan của nửa phía đông và tây phần đất liền ?
3 Nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề:
Đông Á là khu vực đông dân nhất châu Á, đồng thời là khu vực phát triển nhanh trong những năm của thập niên của thế kỉ 80, kinh tế khu vực châu Á phát triển đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, dẩn tới sự biến đổi to lớn, đó là nội dung bài học hôm nay
b Triển khai bài day:
Hoạt động 1 :GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 13.1 trả lời các
yêu cầu sau:
GV: Cho biết số dân của khu Vực Đông Á năm
2002?
GV: Kết hợp với bảng 5.1 trang 16 SGK thì số
dân khu vực Đông Á chiếm bao nhiêu %số dân
châu Á , số dân thế giới ?
GV: Quốc gia nào ở Đông Á có số dân đông
nhất? Chiếm bao nhiêu % số dân châu Á ?
GV: chốt ý : đông Á là khu vực có số dân đông
nhất châu Á , trong đo chỉ riêng Trung Quốc có số
dân đông hơn các châu lục khác
Hoạt động 2 :Yêu cầu quan sát bảng 13.2
GV: Các nước có giá trị xuất khẩu như thế nào so
với nhập khẩu ?
GV: Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị
nhập khẩu cao nhất trong số ba nước đó
1 Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á
- Đông Á là khu vực có số dân đông nhất châu Á , trong đo Trung Quốc có số dân đông nhất trong khu vực
- Đông Á là khu vực có kinh tế phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng nhanh , quá trình phát triển
đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu
2 Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á:
- Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển cao với các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như chế
Trang 30Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV: Với gía trị xuất khẩu vượt trên giá trị nhập
khẩu các nước trên nền kinh tế có xu hướng
như thế nào ? Tại sao ?
(Gợi ý HS xem thông tin trong sách trang 44 để
trả lời vấn đề này )
GV: chốt ý :Đông Á là khu vực có kinh tế phát
triển nhanh , tốc độ tăng trưởng nhanh , quá trình
phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu
đến sản xuất để xuất khẩu
Hoạt động nhóm
Yêu cầu HS dựa vào thông tin trong mục 2 trang
45 sách giáo khoa hãy lập bảng tóm tắt so sánh đặc
điểm kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc theo
hướng dẫn phiếu học tập 13.1
GV: tổ chức cho HS báo cáo kết qủa làm việc,
chốt ý cho ghi bài
tạo ô tô, tàu biển, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng
- Trung Quốc: nhờ chính sách cải cách và mở cửa phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú nên nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng ,
4 Củng cố: (4’)
- Nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Á có đặc điểm gì ?
- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh dựa vào lợi thế nào ?
- Theo em những đường lối nào để phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế nước ta ?
5 Dặn dò: (2’)
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập cuối bài
- Đọc bài và soạn bài mới trước khi đến lớp
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học
Ngày soạn: 14 / 12/ 2012 Ngày giảng: 17/ 12 / 2012
Sự siêng năng chịu khó và cần cù trong học tập
4 Trọng tâm: Kiến thức về đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội châu Á và các khu vực Tây Nam Á, Nam Á , Đông Á
Trang 31II Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thảo luận, đàm thoại gợi mở
III Chuẩn bị giáo cụ:
GV: Đồ dùng dạy học : Bản đồ tự nhiên châu Á , lược đồ phân bố dân cư
HS: Nội dung học tập của các bài đ được học trong học kì I
IV Tiến trình lên lớp :
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra b à i cũ : (Không)
3 Nội dung b à i mới :
a Đặt vấn đề:
b Triển khai b à i dạy
GV: Dựa vào hình 2.1 cho biết khí hậu châu Á bị
phân hoá thành các kiểu khí hậu nào? Khí hậu phổ
biến ở châu Á là kiểu khí hậu gì ?
GV: Quan sát hình 3.1 kể tên các cảnh quan tự
nhiên của châu Á dọc theo kinh tuyến 1000Đ từ
Bắc xuống Nam, vĩ tuyến 400B và 200B từ Đông
sang Tây
GV: Giải thích sự hình thành các cảnh quan tự
nhiên dọc theo kinh tuyến 100 0 Đ và vĩ tuyến 40 0 B.
GV: Quan sát hình 6.1 cho biết dân cư châu Á có
đặc điểm gì ? những khu vực nào có mật độ dân số
cao ? Giải thích
GV: Nền kinh tế châu Á có những đặc điểm gì ?
Hãy dựa vào bảng 7.2 đưa ra một số chỉ tiêu kinh tế
cụ thể để chứng minh các đặc điểm trên
GV:Quan sát hình 8.1và 8,2 cho biết nền nông
nghiệp châu Á có đặc điểm gì? Kể tên các nước sản
xuất nhiều lương thực ở châu Á và giải thích tại sao
lương thực được phát triển ở các nước này ?
GV: Quan sát hình 9.1 cho biết vị trí chiến lược của
khu vực Tây Nam Á về mặt kinh tế Nêu đặc điểm
tự nhiên khu vực có nét nổi bật nào ?
GV: Quan sát hình 10.1, 10.2 cho biết đặc điểm địa
hình , khí hậu và mối quan hệ địa hình với gió mùa
- Nhiều kiểu khí hậu khác nhau
- Hai kiểu khí hậu phổ biến:
+ Khí hậu gió mùa+ Khí hậu lục địa
- Nhiều cảnh quan tự nhiên khác nhau Đo địa hình và khí hậu đa dạng nên cảnh quan đa dạng
- Dân cư châu Á phân bố không đồng đều
- Nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ
- Nền NN châu Á phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ là những nước sản xuất nhiều lúa gạo Việt Nam và Thái Lan là nước xuất khẩu nhiều lúa gạo
- Vị trí chiến lược quan trọng nằm ngã ba của ba chu lục: Á, Âu, Phi
Trang 32Hoạt động thầy và trò Nội dung dẫn đến sự phân hoá lượng mưa từ đông sang tây
lãnh thổ khu vực Nam Á
GV: Trình bày đặc điểm cơ bản về dân cư và kinh
tế các nước khu vực Nam Á qua lược đồ 11.1, bảng
11.1,11.2
GV: Quan sát lược đồ 12.1 trình bày đặc điểm tự
nhiên khu vực Đông Á
GV: So với kinh tế khu vực Nam Á thì kinh tế khu
vực Đông Á có đặc điểm gì nổi bật
Khu vực có nhiều núi và cao nguyên
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, là khu vực mưa nhiều của thế giới Lượng mưa phân bố không đều
- Khu vực Nam Á có mật độ dân
số cao nhất trong các khu vực của châu Á Dân cư phân bố không đều
4 Củng cố : (4’)
- Xác định các khu vực của Châu Á trên bản đồ?
- Trình bày đặc điểm từng khu vực?
- Chuẩn bị ôn lại các kiến thức được ghi chép, các phép tính mật độ dân số một nơi, tỉ
lệ % dân số 1 nơi so với thế giới , châu lục và xem các lược đồ tự nhiên
5 Dặn dò: (2’)
Về nhà ôn lại toàn bộ các bài đã được học từ đầu năm đến nay để chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì I
Ngày soạn: 17/12/ 2012 Ngày giảng: 19/12/ 2012
Tiết 17 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Thời gian 45 phút)
I Mục tiêu: Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng:
1.Kiến thức:
Chủ đề I Châu Á
- Tình hình phát triển kinh tế của các nước châu Á
- Đặc điểm về tự nhiên, dân cưa, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á, Nam Á,
Đông Á
2.Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng vận dụng, hiểu nội dung,
3.Thái độ: Có ý thức trong lúc làm bài kiểm tra
4 Trọng tâm: Địa lý Châu Á
II Hình thức kiểm tra: Tự luận
III.Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp
( Kiểm tra theo đề và đáp án của sở GDĐT Bắc Giang)
Trang 33Ngày soạn: 22/12/ 2012
Ngày giảng: 24/12/ 2012
Tiết 18 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ
I Mục tiêu : Học sinh cần hệ thống lại những bài đã học
1 Kiến thức :
Chủ đề I Châu Á
Tình hình phát triển kinh tế của các nước châu Á
Đặc điểm về tự nhiên, dân cưa, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á
2 Kĩ năng : Hướng dẩn cho học sinh kĩ năng làm bài
3.Thái độ: Sự siêng năng chịu khó và cần cù trong học tập
4 Trọng tâm: Địa lý Châu Á
II Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, đàm thoại gợi mở, giải trình
III Chuẩn bị giáo cụ:
GV: Đồ dùng dạy học : Bản đồ tự nhiên châu Á , lược đồ phân bố dân cư
HS: Nội dung của bài kiểm tra HK I
IV Tiến trình lên lớp :
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bi cũ:
3 Nội dung b à i mới :
a Đặt vấn đề:
b Triển khai bi dạy
Giáo viên nêu lại đề bài KTHK I và phân tích lại nội dung bài làm và đáp án
Giáo viên nhận xét lại nội dung bài làm của học sinh: những ưu điểm và khuyết điểm trong bài làm
Đề kiểm tra
ĐỀ CHẲN Câu 1 (4 điểm) Trình bày tình hình phát triển kinh tế và nơi phân bố chủ yếu của
ngành nông nghiệp, công nghiệp các nước châu Á?
Câu 2 (3 điểm) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hai sông Hoàng Hà
và Trường Giang
Câu 3 (3 điểm) Nêu đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội của khu vực Nam Á?
ĐỀ LẺ Câu 1 (3 điểm) Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
khu vực Tây Nam Á
Câu 2 (4 điểm) Cho biết Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mổi miền
địa hình?
Câu 3 (3 điểm) So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của hai sông Hoàng Hà
và Trường Giang
Đáp án và hướng dẩn chấm
Trang 34ĐỀ CHẲN
Câu 1 (4 điểm)
- Nông nghiệp:
+ Sự phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đều
+ Có hai khu vực có cây trồng, vật nuôi khác nhau: khu vực gió mùa ẩm và khu vực lục địa khí hậu khô hạn
+ Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất
+ Trung Quốc, Ấn Độ là những nước sản xuất nhiều lúa gạo
+ Thái Lan,Việt Nam đứng thứ nhất và thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo
- Công nghiệp:
+ Hầu hết các nước châu Á đều ưu tiên phát triển công nghiệp
+ Sản xuất công nghiệp đa dạng, phát triển chưa đều
+ Ngành luyện kim, cơ khí điện tử phát triển mạnh ở Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan
+ Công nghiệp nhẹ (hàng tiêu dùng, chế biến lương thục thực phẩm) phát triển hầu hết các nước
- Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa vì ở trung và hạ lưu, sông chảy qua phần phía Nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Về mùa hạ có mưa nhiều và mùa đông, mưa là do hoạt động của khí xoáy, lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chênh lệch nhau khoảng 3 lần (trong khi đó sông Hoàng Hà gấp tới 88 lần)
Câu 3 (3 điểm)
* Dân cư:
- Là một trong những khu vực đông dân cư của châu Á
- Khu vực Nam Á có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực châu Á
- Dân cư phân bố không đều
- Dân cư tập trung ở các vùng đồng bằng ,ven biển và khu vực có mưa
* Điều kiện kinh tế- xã hội:
- Tình hình chính trị , xã hội khu vực Nam không ổn định
- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển chủ yếu sản xuất nông nghiệp
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực, có xu hướng chuyển dich
cơ cấu các ngành kinh tế: giảm giá trị tương đối nông nghiệp, tăng giá trị công nghiệp
và dịch vụ
ĐỀ LẺ Câu 1 (3 điểm)
- Khí hậu khô hạn, nóng, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích Nhiều nơi hoang mạc lan ra tận biển
Trang 35- Dân cư phân bố không đều.
- Mâu thuẩn gay gắt giữa các bộ tộc, dân tộc trong và ngòi khu vực Tây Nam Á là điểm nóng của thé giới
Câu 2 (4 điểm)
Là bộ phận nằm rìa phía Nam của lục địa châu Á có ba miền địa hình chính:
- Phía Bắc: là dãy núi Hymalaya hùng vĩ Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dài 2600 km, rộng 320- 400 km
- Ở giữa: là đồng bằng bồi tụ thấp rộng Ấn - Hằng dài hơn 3000 km, rộng trung bình
- Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hòa vì ở trung và hạ lưu, sông chảy qua phần phía Nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Về mùa hạ có mưa nhiều và mùa đông, mưa là do hoạt động của khí xoáy, lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chênh lệch nhau khoảng 3 lần (trong khi đó sông Hoàng Hà gấp tới 88 lần)
4 Củng cố :
Học sinh hệ thống lại nội dung bài học
5 Dặn dò:
- Về xem tiếp nội dung bài 14 Đông Nam Á đất liền và đảo để hôm sau chúng ta tìm hiểu
- Sưu tầm một số tranh ảnh về đảo và về đất liền Đông Nam Á
Ngày soạn: 04/01/ 2012 Ngày giảng: 07/01/ 2012
Tiết 19 Bài 14 ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ ĐẢO
I Mục tiêu : Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:
- Biết Đông Nam Á bao gồm phần bán đảo và đảo ở vị trí đông nam châu Á , hoàn toàn trong đới khí hậu nóng, là nơi tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối châu Á với châu Đại Dương
Trang 36- Tự nhiên có đặc điểm điạ hình đồi núi là chủ yếu đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa , cảnh quan là rừng rậm nhiệt đới
2 Kỹ năng :
Phân tích lược đồ, biểu đồ , tranh ảnh
3 Thái độ:
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
4 Trọng tâm: bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
II Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, đàm thoại ngợi mở, thảo luận…
III Chuẩn bị giáo cụ :
GV: Lược đồ 14.1
HS: Tư liệu ,SGK , phiếu học tập 14.1 và phiếu 14.2
IV.Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định l ớp : sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ :
- Nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Á có đặc điểm gì ?
- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh dựa vào lợi thế nào ?
3 Nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề:
Giáo viên dùng bản đồ tự nhiên châu Á khái quát lại những khu vực đã được học và từ
đó dẩn dắt vào khu vực mới
b Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1:
Hs Quan sát hình 14.1 yêu cầu giải quyết các
yêu cầu sau :
GV: Cho biết các điểm cực bắc, cực nam, cực
đông, cực tây thuộc các quốc gia nào
GV:Dựa vào hình1.1 cho biết khu vực Đông
Nam Á nằm giữa các đại dương nào ?
GV: Khu vực Đông Nam Á nằm giữa các
châu lục nào ?
GV: Khu vực Đông Nam Á nằm giữa các vĩ
độ nào ? Thuộc đới khí hậu nào ?
GV: Chốt ý về vị trí của khu vực Đông Nam
Á có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và
- Đông Nam Á bao gồm phần đất liền
và bán đảo trung An và phần hải đảo là quần đảo Mã Lai
- Khu vực là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
- Là cầu nối châu Á với châu Đại Dương
- Ý nghĩa vị trí ảnh hưỡng sâu sắc tới khí hậu, cảnh quan khu vực, có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự
2 Đặc điểm tự nhiên:
Trang 37Hoạt động thầy và trò Nội dung Quan sát hình 14.1 bổ sung kiến thức vào
phiếu học tập 14.1 sau đó thảo luận giải quyết
các vấn đề sau :
GV: Nêu đặc điểm địa hình của bộ phận bán
đảo và đảo ?
Vì sao núi lửa và động đất hoạt động mạnh
ở khu vực đảo và quần đảo ?
GV: Đông Nam Á có những kiểu khí hậu gì ?
Giải thích
Quan sát hai biểu đồ khí hậu ở hình 14.2 SGK
bổ sung kiến thức vào phiếu học tập 14.2 sau
đó thảo luận trả lời vấn đề sau :
GV: Vì sao Y-an-gun chỉ có mưa nhiều vào
mùa ha , còn Pa đăng mưa quanh năm?
(Xác định vị trí của 2 nơi này trên lược đồ,
dựa vào hoạt động gió mùa để giải thích )
GV: Dựa vào hình 14.1 kể tên và nêu đặc
điểm sông ngòi của vùng (nơi bắt nguồn,
hướng chảy, vùng khí hậu sông chảy qua , chế
độ nước )
Dựa vào hình 3.1 cho biết cảnh quan tự nhiên
của bộ phận bán đảo và hải đảo
- Tự nhiên bộ phận bán đảo có đặc điểm điạ hình đồi núi là chủ yếu đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều sông lớn chảy theo hướng Bắc – Nam, cảnh quan là rừng rậm nhiệt đới
- Bộ phận quần đảo và đảo có nhiều núi lửa , thường xảy ra động đất khí hậu phần lớn mang tính chất xích đạo nóng
và mưa quanh năm, cảnh quan là rừng rậm nhiệt đới
4 Củng cố:
- GV yêu cầu hs xác định lại vị trí, địa hình, các điểm cực ở lược đồ
- Đặc điểm khác nhau về gió mùa hạ và gió mùa đông
5 Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi 1, 2 trong phần bài tập của sách giáo khoa
- Chuẩn bị tiếp nội dung bài 15 hôm sau học
- Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến bài học
Ngày soạn: 07/01/2012 Ngày giảng: 09/01/ 2012
Tiết 20 Bài 15 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ- XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á
I Mục tiêu : Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1.Kiến thức Trình bày được đặc điểm nổi bậc về KT_XH của khu vực Đông Nam Á.
Biết Đông Nam Á có số dân đông , dân số tăng khá nhanh, dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng ,ven biển Đặc điểm dân số gắn với đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt , trong đó trồng lúa gạo chiếm vị trí quan trọng
2 Kĩ năng :
Trang 38Phân tích lược đồ, bảng số liệu.
3 Thái độ:
Các nước vừa có những nét chung, vừa có những phong tục tập quán riêng trong sản xuất sinh hoạt , tín ngưỡng tạo nên sự đa dạng trong văn hoá của khu vực
4 Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về KT_XH của khu vực Đông Nam Á.
II Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, đàm thoại gợi mỡ, phân tích, so sánh…
III Chuẩn bị giáo cụ :
- Giáo viên Lược đồ 15.1
- Học sinh Tư liệu, SGK
- Số liệu dân cư năm 2001
IV.Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp :Sĩ số
2 Kiểm tra bi cũ: (5’) Đông Nam Á có những kiểu khí hậu gì ?
3 Nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề: Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục, hai đại dương với các đường giao thông ngang, dọc trên biển và nằm giữa hai quốc gia có nền văn minh lâu đời Vị trí
đó đã ảnh hưởng tới đặc điểm dân cư, xã hội của các nước trong khu vực
b Triển khai bài dạy
Hoạt động 1:
Hoạt động nhóm
Yêu cầu :quan sát bảng 15.1 cho biết :
GV Nhận xét về so dân, mật độ dân số, tỉ lệ tăng tự nhiên
của Đông Nam Á so với châu Á và thế giới
(GV yêu cầu HS tính toán để biết số dân Đông Nam Á
chiếm bao nhiêu % so với thế giới và so với châu Á )
GV Quan sát hình 6.1 nhận xét về dân cư của khu vực
Đông Nam Á ,giải thích về tình hình dân cư này
Nhận xét các mặt thuận lợi và khó khăn của dân số
và dân cư của khu vực ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế
Yêu cầu quan sát hình 15,1 và bàng 15.2 bổ sung kiến
thức vào phiếu học tập 15.1 , sau đó thảo luận trả lời các
vấn đề sau :
GV Khu vực Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia ? kể
tên các quốc gia ở phần bán đảo ?
GV Kể tên quốc gia có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất khu
vực
GV Những quốc gia nào có số dân đông ?
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên phần lớn các quốc gia
Đông Nam Á như thế nào ?
GV Các quốc gia Đông Nam Á có sự tương đồng về
ngôn ngữ không ?Có tất cả bao nhiêu ngôn ngữ được sử
dụng ?
GV chốt ý :Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia,
dân số khu vực đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức
cao
1 Đặc điểm dân cư :
- Khu vực Đông Nam Á gồm có 11 quốc gia, dân số khu vực đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao
- Dân cư phân bố không đều: tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển
- Dân cư Đông Nam Á sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau , nhiều quốc gia thuộc hải đảo sử dụng tiếng Anh
Trang 39Hoạt động thầy và trò Nội dung Dân cư phân bố không đều : tập trung đông đúc tại các
vùng đồng bằng và vùng ven biển Dân cư Đông Nam Á
sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau , nhiều quốc gia thuộc
hải đảo sử dụng tiếng Anh
Hoạt động 2:
Yêu cầu : xem thông tin mục 2 trong sách giáo khoa trả
lời các vấn đề sau :
GV Người dân khu vực Đông Nam Á có những nét tương
đồng nào trong hoạt động sản xuất
Giải thích vì sao lại có những nét tương đồng này ?
(gợi ý cho HS do thuận lợi khí hậu nhiệt đới gió mùa
trồng kúa nước , cây công nghiệp phổ biến hầu hết các
quốc gia Đông Nam Á
GV Người dân khu vực Đông Nam Á có những nét tương
đồng nào trong lịch sử dân tộc ?
GV Người dân Đông Nam Á có những nét riệng biệt nào
cho mỗi quốc gia
GV chốt ý :dân cư Đông Nam Á có những nét tương
đồng về mặt lịch sử và hoạt động sản xuất là những điều
kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước
2 Đặc điểm xã hội :
- Các nước trong khu vực Đông Nam Á vừa có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong sản xuất và sinh hoạt , phong tục tập quán vừa có sự đa dạng trong văn hoá từng dân tộc
- Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước
4 Củng cố: (4’)
- Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á
- Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước
5 Dặn dò: (2’)
- Về nhà học bài dựa vào nội dung đã học để trả lời câu hỏi trong sgk
- Xem trước các bảng 16.1, 16.2, hình 16.1 và trả lời các câu hỏi kèm theo bảng và hình để tiết hôm sau học
Ngày soạn: 11/01/2012 Ngày giảng: 14/01/2012
Tiết 21 Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I Mục tiêu: Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:
1 Kiến thức Trình bày được đặc điểm nổi bậc về KT_XH của khu vực Đông Nam Á.
- Nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước Tốc độ phát triển kinh tế nhiều nước khá nhanh song chưa vững chắc
- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá , phân bố các ngành sản xuất tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển
2 Kỹ năng: Phân tích lược đồ, bảng thống kê
Trang 403 Thái độ: Thấy được sự tăng trưởng kinh tế giữa các nước Đông Nam Á.
4 Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về KT_XH của khu vực Đông Nam Á.
II Phương pháp giảng dạy:
Đàm thoại gợi mở, thuyết trình, quan sát, phân tích…
III Chuẩn bị giáo cụ :
- Giáo viên Lược đồ 16.1
- Học sinh Tư liệu, phiếu học tập, SGK
IV Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Dân cư khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì ?
- Cho biết những nét tương đồng và những nét riêng biệt về dân cư , xã hội các nước trong khu vực Đông Nam Á ?
3 Nội dung bài mới :
a Đặt vấn đề:
Hơn 30 năm qua các nước Đông Nam Á đã có những nổ lực lớn để thoát khỏi nền kinh
tế lạc hậu Ngày nay Đông Nam Á được thế giới biết đến như một khu vực có những thay đổi đáng kể trong kinh tế- xã hội
b Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1:
Hoạt động nhóm
Yêu cầu xem bảng 16.1 trong SGK thảo luận
giải quyết các vấn đề sau :
GV Nhận xét về mức tăng trưởng kinh tế của
các nước trong từng giai đoạn
GV Hãy nhận xét về nền kinh tế các nước trong
khu vực Đông Nam Á tứ 1990 2000
GV chốt ý : trong thời gian qua các nước trong
khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá nhanh , song chưa vững chắc
Hoạt động 2 :Hoạt động nhóm
Yêu cầu phân tích bảng 16.2 để trả lời các vấn
đề sau :
GV Cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng
sản phẩm trong mước của từng quốc gia tăng
giảm như thế nào ?
GV Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu của các
ngành trong tổng sản phẩm trong nước của mỗi
1 Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc:
- Đông Nam Á là khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho
sự tăng trưởng kinh tế
- Trong thời gian qua Đông Nam Á đã
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Điển hình như Xingapo, Malaixa
- Kinh tế khu vực phát triển chưa vững chắc dẽ bị tác động từ bên ngoài
- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế
2 Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi:
- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng , phản ảnh qúa trình công nghiệp hoá của các nước