Rèn chữ lớp 1.
Trang 1ĐỀ TÀI:
RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG “VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP”
I/ PHẦN MỞ ĐẦU : 1/ Lí do chọ n đ ề tài:
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được họcđọc, học viết Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mởra trước mắt các em.
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường Vì vậy dạy chữchính là dạy người.
Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nếtngười Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện chohọc sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầyvà bạn mình”.
Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm Nhiều thế hệ thày cô giáo đãtrăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạyhọc chữ viết Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm Điều đó ảnhhưởng không nhỏ tới các môn học khác.
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúngta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, làcông cụ để các em vận dụng suốt đời.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Rèn chữ viếtcho học sinh lớp 1 để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp.
2/ Mụ c đích nghiên c ứu :
Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh tiểu học chưa được đẹp, chưa
đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn,tốc độ viết còn chậm, học sinh sử dụng nhiều loại bút - nhiều màu mực để viết bàinên còn hạn chế trong việc giữ gìn “vở sạch - viết chữ đẹp” Đây là một mảng quantrọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh và được các trường quan tâm Nângcao chất lượng giờ dạy để học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào “vởsạch - chữ đẹp” mới có chất lượng.
Trong ngôn ngữ viết có chức năng giao tiếp và được quy định thống nhất.Mặc dù xác định được tầm quan trọng như vậy nhưng thực tế cho thấy phân môn tậpviết trong trường tiểu học còn chưa được coi trọng Sách giáo viên, tài liệu thamkhảo chưa cụ thể, rõ ràng như những môn học khác nên việc dạy phân môn tập viết
Trang 2còn hạn chế Qua thăm lớp, dự giờ ta thấy có giáo viên còn chưa nắm vững nên gọicác nét cơ bản để hướng dẫn học sinh.
II/ NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :1/ Cơ s ở lý luận :
Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần nắmvững:
+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ
cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa cácchữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo
thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ.Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầmbút, để vở… bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc(không mắc quá 5 lỗi chính tả).
- Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tậpviết Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.
Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinhrèn luyện cách viết các chữ vừa học.
- Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệuluyện viết ở nhà.
Vở tập viết của Bộ giáo dục phát hành giúp học sinh không ngừng nâng caovề chất lượng chữ viết mà còn phối hợp với các môn học khác nhằm phát huy vai tròcủa phân môn tập viết Chương trình tập viết lớp một gồm có:
Học kỳ I: Sau mỗi bài học vần học sinh được luyện viết những chữ các emvừa học và mỗi tuần có thêm 1 tiết tập viết.
Học kỳ II: Mỗi tuần có 1 tiết tập viết, mỗi tiết 35 phút và học sinh được làmquen với chữ viết hoa.
2/ Cơ s ở tâm lý :
Tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức Nếu trẻ đượcviết trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì dễ có kết quả tốt Ngược lại, nếutrẻ buồn phiền thì chữ viết cũng bị ảnh hưởng.
Trang 3- Nói điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường nét của chữcái để nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình dáng chữ đó.
- Nói thầm kiến thức mới thu nhập được để tái hiện hình ảnh đó trong óc trướckhi viết.
- Làm thử: Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng, trên giấybằng các dụng cụ như bút bảng, phấn, bút mực.
- Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau.
b) Đ ặ c đi ể m đôi tay tr ẻ khi viết:
- Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ Các cơ và xương bàn tay củatrẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, chóngmệt mỏi.
- Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi Điều này gây nên một phản ứng tựnhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.
- Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phảibiết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phảicó điểm tựa là mép cùi của bàn tay Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vậnđộng, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
- Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổtay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết khôngđúng và nhanh được.
c) Đ ặ c đi ể m đôi m ắt trẻ khi viết:
- Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn Vì vậy, nếu chữ viết được trìnhbày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìncho rõ chữ, từ đó dẫn đến cận thị.
- Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn taychưa ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đinhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu.
3/ Cấu tạo chữ viết:
a) Xác đ ịnh tọ a đ ộ và chiề u hư ớng chữ:
Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết Mỗi đơn vịdòng kẻ trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang (1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại đượcin nhạt hơn) Ta ký hiệu đường kẻ trên là số 1 các đường khác là 2, 3, 4 kể từ dướilên trên.
Ví dụ:
-> Đường kẻ ngang
Đường kẻ dọc
Trang 4Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻngang và các ô vuông làm định hướng Đây là một trong những điều kiện để dạy chữviết thành một quy trình Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hànhtrình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ.
Xác định tọa độ cấu tạo các chữ viết hoa đều phải căn cứ vào các ô vuông củakhung chữ mẫu để phân tích cách viết.
Ngoài việc thống nhất các khái niệm về đường kẻ, ô vuông như trên, để việctổ chức dạy tập viết có hiệu quả hơn, cần chú ý thêm một số thuật ngữ có liên quan:
a.1- Đi ể m đ ặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái Điểm đặtbút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Ví dụ: điểm đặt bút (1) nằm trên đường điểm đặt bút (1) không nằm kẻ ngang trên đường kẻ ngang
a.2- Đi ểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái Điểmdừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Ví dụ: điểm dừng bút (2) trùng với điểm điểm dừng bút (2) nằmtrên
đặt bút đường kẻngang
a.3- Tọ a đ ộ đi ể m đ ặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang.
a.4- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nétđứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: - a nối với m -> am
Trang 5- x nối với inh -> xinh
=> Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc búta.5- Kỹ thuật lia bút:
Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cáivới nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn)không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng) Thao tác đưa bút trên không gọi là liabút.
Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ ( ) sau đó không nhấc bútđể viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu ( )
Đoạn (1), (2) là đoạn rê bút
b) Cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt:
Trang 6Kí hiệu ngôn ngữ do các chất liệu âm thanh hoặc nét đồ họa thể hiện Chữ viếtđược xây dựng trên cơ sở của hệ thống kí tự đã được chuẩn hóa Những đặc điểmcấu tạo chữ viết là những yếu tố cần và đủ để phân biệt các chữ cái khi thể hiện ngônngữ viết Những yếu tố cấu tạo chữ viết này chính là hệ thống các nét chữ.
Yêu cầu về hệ thống nét: Việc xác định hệ thống các nét chữ được phân tíchtrên cơ sở số lượng nét càng ít càng tốt để dễ dạy, dễ học Đồng thời hệ thống nét đólại phản ánh toàn bộ hệ thống chữ cái và chữ số Tiếng Việt Do đó, cần quan niệmhệ thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại:
* Nét thẳng: thẳng đứng ê, nét ngang ¾, nét xiên /, \
* Nét cong: cong hở (cong phải , cong trái ), cong khép kín O.
Tuy nhiên, hệ thống chữ La tinh ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bảntrong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư Những nét dư thừa này có chức năng tạo sựliên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái với nhau.
Việc cải tiến chữ cái (kiểu chữ CCGD) bằng cách lược bỏ những nét dư thừađã làm mờ sự khu biệt cần thiết giữa các chữ cái và gây trở ngại trong giao tiếp, mặtkhác cách làm này cho chữ viết tay không liền mạch, không đẹp và tốc độ viếtchậm.Ví dụ: anh
* Nét phối hợp:Trên cơ sở lấy nét chữ cơ bản làm nền, tính từ điểm xuất phátkéo dài nét đó cho đến khi không thể và không cần thiết kéo dài được nữa (đến đâyđã đủ nét và nếu cứ tiếp tục kéo dài sẽ trùng với nét khác hoặc dư thừa nét) thì chấmdứt Loại nét này gọi là nét phối hợp Nhờ cách quan niệm như vậy, các nét cấu tạochữ cái không bị cắt vụn Chẳng hạn, với chữ cái “a” thông thường có thể phânthành 3 nét: nét cong trái, nét thẳng đứng và nét cong phải (C, |, ) nhưng khi viết,thông thường người viết kéo dài nét thẳng đứng cho đến khi kết thúc nét, lúc đó tađược nét móc phải (là sự kết hợp giữa nét thẳng đứng và nét cong) Vì vậy, ta chọnlối phân tích chữ “a” thành 2 nét: nét cong kín (O) và nét móc phải ( ).
Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu.Sau đây là danh sách các nét phối hợp cần được thống nhất để dạy viết nét vàviết chữ cái tiếng Việt:
1 Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược 2 Nét móc hai đầu:
3 Nét thắt giữa:
4 Nét khuyết: - nét khuyết trên - nét khuyết dưới.5 Nét thắt trên:
Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từquan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từđơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.
Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặcnét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.
Trang 7Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n.
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phốihợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái cónét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s
Về cơ bản, cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trongvở.
4/ Phương pháp d ạy tập viết :
Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kếthợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập Điều này giúp các em chủ động phân tích hìnhdáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữcái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết Đây là điều kiệnđầu tiên để các em viết đúng Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóngto trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu…Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng:
- Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quansát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạochữ cái cần viết trong bài học.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự cácnét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầuviết liền mạch, viết nhanh.
- Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loạichữ mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lýquan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết Do đó trong tiến trình dạy tập viết,nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu Việc viết đúngcủng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viếtđúng.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học Giáoviên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từviệc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nétgiống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ A, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ A gồm có bao nhiêunét? là những nét nào? chữ A cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?…
Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em Vaitrò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữcái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau.
Trang 8Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ Việc hướngdẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu Lúcđầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúngdòng và đúng tốc độ quy định Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hànhđồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộmôn Tiếng Việt và các môn học khác.
Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồiviết Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:
Tập viết chữ (Chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) trên bảng lớp.
Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bứcđầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũhoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp Từ đó, giáoviên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứtự các nét viết).
Tập viết chữ vào bảng con của học sinh:
Học sinh luyện tập viết bằng phần (hoặc bút bảng) vào bảng con trước khi viếtvào vở Học sinh có thể viết chữ cái, vần, chữ khó vào bảng Khi sử dụng bảng, giáoviên phải hướng dẫn học sinh cả cách lau bảng, cách giơ bảng, cách sử dụng và bảoquản phấn…
Luyện viết trong vở:
Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫntỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảngcách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em viết đủ, viếtđúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.
Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết.Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên.Việc làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cầncó sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến trẻ.
4.4 Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạ ch đ ẹp
Chất lượng về chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủquan (năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì, trình độ sư phạm của giáo viên…) màcòn có sự tác động của những yếu tố khách quan (điều kiện, phương tiện phục vụcho việc dạy và học Tập viết) Do vậy, muốn rèn cho học sinh nếp viết rõ ràng, sạchđẹp, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở các em thường xuyên về các mặtchủ yếu dưới đây:
Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thôngqua 2 hình thức: viết trên bảng (bảng cá nhân – bảng con, bảng lớp) bằng phấn vàviết trong vở tập viết (tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp1) bằng bút chì, bút mực Do vậy, để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinhcần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau:
a Bảng con, phấn trắng (hoặc bút dạ), khăn lau.
Trang 9Bảng con màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn(thể hiện được 4 dòng) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn Phấn trắng cóchất liệu tốt làm nổi rõ hình chữ trên bảng Bút dạ viết trên bảng phoóc trắng códòng kẻ, cầm vừa tay, đầu viết nhỏ, ra mực đều mới viết được dễ dàng Khăn lausạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xoá bảng vừa đảm bảo vệ sinh, vừa khôngảnh hưởng đến chữ viết.
Thông qua việc thực hành luyện viết của học sinh trên bảng con, giáo viênnhanh chóng nắm được những thông tin phản hồi trong quá trình dạy học để kịp thờixử lí, tác động nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra.
Để việc sử dụng các đồ dùng học tập nói trên trong giờ Tập viết đạt hiệu quảtốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện một số điểm sau:
- Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định:
+ Bảng con có dòng kẻ đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết.+ Phấn viết có độ dài vừa phải.
+ Khăn lau sạch.
- Sử dụng bảng con hợp lí và đảm bảo vệ sinh:+ Ngồi viết đúng tư thế.
+ Cầm và điều khiển viên phấn đúng cách.
+ Viết xong cần kiểm tra lại Tự nhận xét và bổ sung chỗ còn thiếu, giơ bảngngay ngắn để giáo viên kiểm tra nhận xét.
+ Đọc lại chữ đã viết trước khi xoá bảng.
b Vở tập viết, bút chì, bút mực:
Vở tập viết lớp 1 cần được giữ gìn sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giây bẩn.Bút chì dùng ở 3 tuần đầu lớp 1 cần được bọc cho cẩn thận, đầu chì không nhọn quáhay dày quá để dễ viết rõ nét chữ Riêng về bút mực, trước đây đòi hỏi học sinh hoàntoàn sử dụng loại bút có quản, ngòi bút nhọn đầu viết được nét thanh nét đậm Từkhi loại bút bi được sử dụng phổ biến thay thế cho bút chấm mực, việc học tập viếtcủa học sinh có phần tiện lợi (viết nhanh, đỡ giây mực…) song chất lượng chữ viếtcó phần giảm sút.
* Tư thế ngồi viết: Tư thế lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắtcách vở 25 – 30cm; nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viếtkhông bị xê dịch; hai chân để song song, thoải mái (tham khảo hình vẽ minh hoạ ởtrang 2, vở Tập viết 1 – tập 1)
* Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ vàngón giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá): khi viết,dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bênphải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo, mềm mại, thoải mái.
* Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngayngắn trước mặt Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao chomép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ Khi viết độnghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ Như vậy,
Trang 10dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt(chỉ khác nhau về cách để vở).
* Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết;viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặcviết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ, không được tẩy xoá màcần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại.
5/ Đ ổi mớ i phương pháp d ạy học :
Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể thiếu được là phải đổimới phương pháp dạy học, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để học sinh chủđộng tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rútkinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên Có thể thựchiện những yêu cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau:
(A) Kiểm tra (hoặc nhận xét bài cũ)
- Kiểm tra học sinh viết bảng con (1 - 2 em viết bảng lớp) chữ cái và từ ứngdụng ngắn gọn ở bài trước Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng (dùng phấn màusửa chữ viết sai hoặc chưa đúng mẫu), sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viếttrên bảng con và giơ bảng cho giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịpthời những học sinh viết đẹp).
(B) Bài mới:
1- Giới thiệu bài: - Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy.
- Bài số:……
Chữ mẫu - Từ ứng dụng
2- Hướng dẫn học sinh viết chữ:
- Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh: Chữ gì? Gồm mấy nét? Nétnào đã học, giống chữ nào đã học, phần nào khác?… (Có thể cho học sinh chỉ vàochữ mẫu trên bảng)
- Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ:+ Sử dụng chữ mẫu để học sinh quan sát.
+ Viết mẫu trên khung chữ thật thong thả cho học sinh theo dõi (ghi nhớ thứtự các nét).
+ Viết mẫu trên dòng kẻ ở bảng lớp (hoặc trên bảng con) để học sinh nắmvững quy trình viết chữ caí Giáo viên viết mẫu sau đó dùng que chỉ lại để mô tả quytrình.
- Học sinh tập viết trên bảng con, giơ bảng để giáo viên kiểm tra uốn nắn,nhận xét kết quả (chú ý về hình dáng, quy trình).
3- Hướng dẫn học sinh viết ứng dụng:
- Giáo viên giới thiệu nội dung viết ứng dụng và viết nội dung từ ứng dụng;sau đó gợi ý học sinh hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết.