Đề cương môn Ngữ văn lớp 10.doc

11 21.2K 47
Đề cương môn Ngữ văn lớp 10.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chia sẻ tài liệu môn Ngữ văn lớp 10.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 10 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2011-2012PHẦN I: VĂN HỌCA. VĂN HỌC VIỆT NAM:I. Kiến thức khái quát:1/ Kiến thức khái quát về văn học Việt Nam:Câu hỏi: Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận? Hãy nêu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của các bộ phận văn học đó?Gợi ý: *VHVN bao gồm 2 bộ phận: Văn học dân gian và văn học viết.*Sơ lược quá trình phát triển:(1)Văn học dân gian:- VHDG là hững sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.- Gồm 12 thể loại.- Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể.(2) Văn học viết:- Chính thức hình thành từ thế kỉ X, gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, trải qua 2 thời đại lớn:+ Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX): là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc .+ Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX hết thế kỉ XX): tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận nhiều nền văn học thế giới đổi mới.2/ Kiến thức khái quát về văn học dân gian:Câu hỏi: Nêu những đặc trưng cơ bản của VHDG? Hãy kể tên những tác phẩm VHDG Việt Nam đã học ở lớp 10 theo từng thể loại và nêu những đặc điểm cơ bản của từng thể loại?Gợi ý: *Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:- Tính truyền miệng, tính tập thể, tính biểu diễn, tính dị bản và tính địa phương,- Trong đó, tính truyền miệng, tính tập thể là hai đặc trưng quan trọng nhất.*Các tác phẩm văn học dân gian đã được học:(1) Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)- Đặc điểm của sử thi: là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn trong đời sống cộng đồng dân cư cổ đại.(2) Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (truyền thuyết)- Đặc điểm: là tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.(3) Tấm Cám (truyện cổ tích)- Đặc điểm: là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và nhân vật được hư cấu có chủ định, kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.(4) Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày (truyện cười)- Đặc điểm: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những việc xấu, trái với tự nhiên để phê phán hoặc giải trí. (5) Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa; Ca dao hài hước (ca dao)- Đặc điểm: là tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.3/ Khái quát về văn học trung đại:Câu hỏi:a/ Văn học trung đại bao gồm mấy thành phần? b/ Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn? Kể tên những tác phẩm, tác giả tiêu biểu ở từng giai đoạn?c/ Những nội dung lớn của VHTĐ Việt Nam?d/ Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học giai đoạn này?*Gợi ý:a/ Văn học trung đại gồm 2 thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.b/ Bốn giai đoạn:- Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV Tác phẩm, tác giả tiêu biểu:+ Vận nước của Pháp Thuận+ Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn+ Sông núi nước Nam + Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn+ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải+ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão+ Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu- Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII Tác phẩm, tác giả tiêu biểu:+ Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Thiên Nam ngữ lục của Nguyễn Trãi+ Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm- Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX+ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn+ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều+ Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái+ Truyện Kiều của Nguyễn Du+ Thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ - Nửa cuối thế kỉ XIX Tác giả, tác phẩm:+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vần đáp của Nguyễn Đình Chiểu+ Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương .+ Văn xuôi Nguyễn Trọng Quản, Trương Vĩnh Kí . c/ Nội dung:- Cảm hứng nhân đạo, cảm hứng yêu nước, cảm hứng thế sựd/ Nghệ thuật:- Tính qui phạm và sự phá vỡ tính qui phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.II. Kiến thức cụ thể:* Phần Văn học dân gian:1/ Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)Câu hỏi: a/ Vẻ đẹp hình tượng anh hùng Đăm Săn được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây?b/ Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?* Gợi ý: a/ Vẻ đẹp hình tượng anh hùng Đăm Săn được thể hiện qua:- Cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn- Cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao Mxây- Cảnh ăn mừng chiến thắng.b/ Nghệ thuật:- Ngôn ngữ biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ.- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến .2/ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng ThủyCâu hỏi:a/ Thái độ của nhân dân và bài học lịch sử?b/ Nghệ thuật tiêu biểu của truyện?*Gợi ý:a/ Thái độ của nhân dân: không đồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của An Dương Vương, rất độ lượng với Mị Châu -> thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái. Bài học lịch sử: Bài học về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù cùng cách xử lí đúng đắn giữa cái riêng với cái chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.b/ Nghệ thuật:- Kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và hư cấu nghệ thuật- Xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật- Xây dựng ngững nhân vật truyền thuyết tiêu biểu3/ Tấm CámCâu hỏi:a/ Những mâu thuẩn, xung đột của truyện?b/ Trình bày quá trình biến hóa của Tấm và ý nghĩa của những lần biến hóa đó?c/ Nêu nghệ thuật cơ bản của truyện?*Gợi ý:a/ Mâu thuẩn, xung đột: Tấm và cám, Tấm và dì ghẻ. Mâu thuẩn Tấm – Cám là chủ yếu.b/ Bốn lần biến hóa: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị.-> Ý nghĩa: dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt nhưng Tấm vẫn tái sinh, càng về sau càng đấu tranh để giành quyền sống -> cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lí và lẽ phải.c/ Nghệ thuật:- Xây dựng mâu thuẩn xung đột ngày càng gay gắt- Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.- Có nhiều yếu tố thần kì.- Kết cấu quen thuộc.4/ Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai màyCâu hỏi: Trình bày ý nghĩa của các truyện?*Gợi ý: - Ý nghĩa của truyện Tam đại con gà: phê phán thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình.- Ý nghĩa của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: vạch trần bản chất tham nhũng của bọn quan lại5/ Ca dao:* Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩaCâu hỏi:a/ Học thuộc các bài ca dao đã được tìm hiểub/ Nội dung và nghệ thuật cơ bản của các bài ca dao đã học?*Gợi ý:*Nội dung:Bài 1: Người phụ nữ trong xã hội cũ họ ý thức được nhân phẩm và số phận của mình.Bài 4: Diễn tả cụ thể, sinh động nỗi nhớ thương và nỗi lo phiền của cô gái trong độ tuổi xuân thì.Bài 6: Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của vợ chồng.*Nghệ thuật:- Công thức mở đầu- Sử dụng hình ảnh biểu tượng- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ…- Thể thơ lục bát, song thất lục bát, các biến thể* Ca dao hài hướcCâu hỏi:a/ Học thuộc các bài ca dao đã được tìm hiểub/ Nội dung và nghệ thuật cơ bản của các bài ca dao đã học?*Gợi ý:*Nội dung:Bài 1: Tiếng cười tự trào trong cảnh nghèo, tiếng cười vượt lên cảnh ngộ.Qua lời dẫn cưới và thách cưới thấy được người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Qua đó, nhận thức được triết lí nhân sinh cao đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.Bài 2: Bài ca dao châm biếm, phê phán những anh chàng yếu đuối, không đáng sức trai, vô tích sự.*Nghệ thuật:- Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình.- Cường điệu, phóng đại, tương phản.- Dùng ngôn từ đời thường mà đầy hàm ý.* Phần Văn học trung đại:1/ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)Câu hỏi:a/ Vẻ đẹp hình tượng và lí tưởng cao đẹp, lớn lao của người anh hùng được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)?b/ Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?*Gợi ý:a/ Vẻ đẹp hình tượng:- Thể hiện qua hình ảnh tráng sĩ và hình ảnh ba quân.Vẻ đẹp lí tưởng: - Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi” cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”b/ Nghệ thuật:- Hình ảnh thơ hoành tráng- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.2/ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)Câu hỏi:a/ Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nước của Ức Trai được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)?b/ Nêu nghệ thuật tiêu biểu của thơ Nôm Nguyễn Trãi?*Gợi ý:a/ Bức tranh ngày hè: Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên- Mọi hình ảnh đều sống động: hòe, thạch lựu, hồng liên…- Mọi màu sắc đều đậm đà: lục, đỏ, hồng…Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: chợ cá lao xao, tấp nập; chốn lầu gác thì dắng dỏi tiếng ve. Tâm hồn của Ức Trai:- Đắm mình trong cảnh ngày hè- Luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.b/ Nghệ thuât:- Ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích.- Sử dụng từ láy độc đáo.3/ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)Câu hỏi:a/ Quan niệm sống nhàn được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Qua đó, anh (chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ?b/ Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?*Gợi ý: a/ Quan niệm sống nhàn:- Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.- Nhàn là nhận dại về mình nhường khôn cho người, xa lánh danh lợi, sống hòa hợp với thiên nhiên để di dưởng tinh thần.- Nhàn là song thuận theo lẽ tự nhiên, không mưu cầu tranh đoạt.- Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quí tựa chiêm bao.Vẻ đẹp nhân cách: trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao.b/ Nghệ thuật:- Sử dụng phép đối, điển cố- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.4/ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)Câu hỏi: a/ Giá trị nhân đạo của tác phẩm?b/ Nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm?*Gợi ý:a/ Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện ở chỗ: - Thổn thức trước một Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng- Xót xa, cảm thông cho một kiếp tài hoa bạc mệnhb/ Nghệ thuật:- Phép đối được sử dụng một cách tài tình- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết líB/ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI:1/ Uy-lít-xơ trở về (Trích sử thi Ô-đi-xê của Hô-me-rơ)Câu hỏi: Nêu nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích?*Gợi ý:- Nội dung: + Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn: tình yêu xứ sở, tình vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình chủ - khách, chủ - tớ.+ Đề cao vẻ đẹp trí tuệ: khôn ngoan, mưu trí, dũng cảm, tỉnh táo, sáng suốt của nhân vật- Nghệ thuật:+ Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.+ Ngôn ngữ trong sáng, hào hung, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết.2/ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch)Câu hỏi: a/ Tình bạn trong sáng, chân thành được thể hiện như thế nào trong bài thơ?b/ Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?*Gợi ý:a/ Tình bạn trong sáng, chân thành:- Tình cảm lưu luyến, bịn rịn, có cả sự náo nức của kẻ ở đối với người đi- Cảnh cũng trống vắng, cô đơn càng tô đậm cho tình bạn chân thành của con người.b/ Nghệ thuật:- Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.- Tình hòa trong cảnh, kết hợp yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả.3/ Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)Câu hỏi: a/ Bức tranh tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua bức tranh mùa thu?b/ Đặc trưng nghệ thuật thơ Đỗ Phủ?*Gợi ý: a/ Bức tranh tâm trạng của nhà thơ:- Cảnh mùa thu (4 câu đầu) gợi cảm giác buồn: sương trắng, lá cây chuyển màu…khiến lòng người cũng buồn như cảnh. Đằng sau cảnh thu buồn ảm đạm ấy là nỗi buồn sầu, trầm uất và nỗi lo âu cho tình hình đất nước thực sự bình yên sau những năm chiến tranh loạn lạc liêm miên.- Cảnh thu ở bốn câu thơ sau thấm đượm tình thu (khóm cúc, con thuyền, tiếng chày đập áo), khắc sâu ấn tượng về sự cô đơn, lẻ loi, u uất của kẻ tha phương nặng lòng với quê hương và lo âu cho tình hình đất nước chưa yên ổn.b/ Nghệ thuật:- Kết cấu chặt chẽ- Hình ảnh đặc trưng- Ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa- Giọng điệu và âm hưởng trầm buồn PHẦN II: TIẾNG VIỆTI/ LÍ THUYẾT:1/ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữCâu hỏi: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Hai quá trình của hoạt động giao tiếp? Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?2/ Văn bản:Câu hỏi: Nêu đặc điểm của văn bản?3/ Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtCâu hỏi: Khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?4/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtCâu hỏi: Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng biểu thị của ngôn ngữ sinh hoạt?II/ BÀI TẬP:Làm các bài tập trong bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Văn bản, Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.PHẦN III: LÀM VĂNĐề 1: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng thủy đã tìm gặp Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó. Gợi ý: Đây là loại đề yêu cầu kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo. Để làm tốt loại bài này cần pát huy khả năng tưởng tượng, liên tưởng. Các chi tiết, sự việc phải đảm bảo logic, phải phù hợp với tâm lí, tính cách của các nhân vật. Không những thế, cách giải quyết đưa ra cũng phải làm hài lòng người đọc.Có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.Dàn bài tham khảo:1/ Mở bài:- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thủy ngày đêm buồn rầu khổ não.- Một hôm đang tắm, Trọng Thủy nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm bóng nàng mà chết.2/ Thân bài:(1) Trọng Thủy lạc xuống thủy cung:- Không ngờ dưới đáy giếng có một con đường ngầm, Trọng Thủy đã đi theo con đường này và lạc xuống thủy cung.- Miêu tả cảnh dưới thủy cung: cung điện nguy nga, lộng lẫy; người hầu đi lại rất đông.(2) Trọng Thủy gặp lại Mị Châu:- Đang ngơ ngác thì Trọng Thủy bị bắt giải vào đại điện.- Trọng Thủy được đưa đến quỳ trước mặt một người phụ nữ mà quân lính gọi là công chúa. - Sau một hồi xét hỏi, được nghe Trọng Thủy kể hết sự tình, lúc này, Mị Châu cũng rưng rưng khóe mắt. (3) Mị Châu kể chuyện mình và trách Trọng Thủy:- Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển, được vua Thủy Tề dung phép thuật cứu sống và nhận nàng làm con nuôi.- Mị Châu cứng rắn nặng lời trách oán Trọng Thủy.+ Trách Trọng Thủy là kẻ phản bội.+ Trách cha con chàng đã gây bao đau đớn cho hai cha con nàng và đất nước Au Lạc.- Mị Châu nhất quyết cự tuyệt lời cầu xin tha thứ của Trọng Thủy, rồi cả cung điện nguy nga cũng biến mất.(4) Trọng Thủy còn lại một mình buồn rầu, khổ não dưới đáy biển sâu, chàng mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoa sạch tội lỗi của mình.3/ Kết bài:- Trọng Thủy hóa thàng một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển sâu.* Lưu ý: Trên đây chỉ là dàn bài để tham khảo, HS có thể kể theo hướng khác miễn là hợp lí.Đề 2: Quả thị ( trong truyện Tấm Cám) kể chuyện mình trở thành chốn nương thân của Tấm, để từ đó Tấm được gặp lại nhà vua? Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản cần nêu được những ý chính theo ba phần của bài văn như sau:1/ Mở bài: - Quả thị tự giới thiệu về mình .2/ Thân bài: Quả thị kể lại diễn biến sự việc:a/ Cảm giác và suy nghĩ của quả thị khi Tấm tìm đến để nương thân b/ Quả thị nghe lời bà lão hàng nước và quyết định "rụng" xuống bị của bà lão c/ Cảm giác và suy nghĩ của quả thị khi được bà lão nâng niu, ngắm nghía và ngửi mùi thơm d/ Những lần quả thị chứng kiến Tấm "chui ra" quét dọn nhà cửa và "thổi cơm", "nấu canh" giúp bà lão e/ Quả thị kể lại lần bà lão giả vờ đi chợ, lén trở về nhà và phát hiện Tấm .g/ Cảm giác và suy nghĩ quả thị khi bà lão xé vụn vỏ (thị) của mình 3. Kết bài: - Quả thị (lúc này chỉ còn là những mảnh vỏ) ngắm nhìn và suy nghĩ trước cảnh Tấm được nhà vua đón lên kiệu để về cung .Đề 3: Sau khi học đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích sử thi Đăm Săn). Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh với Mtao Mxây? 1/ Mở bài:- Đăm Săn tự giới thiệu về mình và kể về hoàn cảnh dẫn đến cuộc chiến.- Đăm Săn giới thiệu chung về việc mình chiến thắng Mtao Mxây.2/ Thân bài: Đăm Săn kể lại diễn biến trận đánh:a. Đăm Săn khiêu chiến và sự đáp lại của Mtao Mxây:- Đăm Săn khiêu chiến với một thái độ quyết liệt và tự tin ở tài năng của mình. - Mtao Mxây tỏ ra ngạo nghễ, chọc tức, nhưng liền sau đó tỏ ra run sơ, do dự, đắn đo.b. Trình bày diễn biến cuộc chiến qua bốn hiệp:- Hiệp một: + Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên →Thể hiện bản lĩnh của Đăm Săn. + Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang.- Hiệp hai: + Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp →Thể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây. + Mtao Mxây cầu cứu HơNhị quăng cho miếng trầu→càng yếu sức. + Đăm Săn đớp được miếng trầu→sức chàng tăng lên.- Hiệp ba: + Đăm Săn múa dũng mãnh hơn và đuổi theo Mtao Mxây. + Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng áo của hắn không thủng. Chàng phải cầu cứu thần linh.- Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.3. Kết bài: - Kể kết thúc cuộc chiến .Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.Gợi ý : Kể niệm được chọn cần có chọn lọc (phải quan trọng, phải giàu ấn tượng và giàu cảm xúc). Khi kể cần chú ý đảm bảo đúng ngôi ngưêi kể (ngôi thứ nhÊt). Có thể tham khảo dàn ý như sau:1/ Mở bài- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với ngưêi mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ .).2/ Thân bàia/ Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với ngưêi mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).b/ Kể về kỉ niệm.- Câu chuyện diÔn ra vào khi nào ?- Kể lại nội dung sự việc.+ Sự việc xảy ra thế nào ?+ Cách ứng xử của mọi ngưêi ra sao ? Ví dô : Vào giê kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngê hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mêi tôi cuối giê ở lại để “hỏi thăm” sức khoẻ của mẹ tôi…- Kỉ niệm Êy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).3/ Kết bài- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy. - Tự hào và hạnh phúc vì có được ngưêi ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô…) như thế.Đề 5: V. Lê-nin nói: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi, chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Từ những kỉ niệm của tuổi học trò, anh (chị) hãy kể lại câu chuyện: Một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân…” vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.*Gợi ý: Muốn làm tốt bài văn này, học sinh cần phải xác định đề tài của truyện rồi đặt cho câu chuyện một nhan đề. Sau đó dự kiến nhân vật và đạt tên cho các nhân vật của mình, dự kiến cốt truyện.Dàn bài tham khảo:1/ Mở bài:- Giới thiêu N – một học sinh khá, đạo đức tốt đang ngồi một mình vì bị đình chỉ học hai tuần.2/ Thân bài:a/ N nghĩ về những việc làm sai trái của mình.- buồn bực vì bị mẹ mắng, N giận mẹ, nghe lời rủ rê của H (một học sinh cá biệt) đi chơi game.- Biết rồi ham, N đã trốn học nhiều lần đẻ đi chơi game cùng H.- N còn nói dối mẹ nhiều lần để xin tiền mẹ đi chơi, có lần mẹ không cho thì N lấy trộm tiền để dành của em gái mình để đi chơi.- Trong những giờ sinh hoạt lớp, GVCN đã nhiều lần nhắc nhở rồi phê bình nhưng N không chịu nhận lỗi, GV đã đưa ra bằng chứng khiến N không còn đường nào để chối cải.- GVCN đã nghiêm khắc đưa N cùng H ra hội đồng kỉ luật nhà trường, Kết quả là hai bạn nhận hậu quả: bị đình chỉ học 2 tuần.b/ Sửa lỗi, tiến bộ:- N mong cho hai tuần trôi qua thật nhanh để được đến trường học tập trở lại.- N đã quay trở lại trường trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, thầy cô và sự thông cảm, chia sẻ giúp đỡ của bạn bè.- N cố gắng học tập, N còn khuyên nhủ H, giúp đỡ H cùng tiến bộ.- Kết quả học tập của H và N.3/ Kết bài:- Suy nghĩ của N sau lễ phát thưởng bế giảng năm học. Đề 6: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ?Một mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (SGK Ngữ văn 10-NXB giáo dục 2006)*Gợi ý: Đây là bài văn biểu cảm, HS chú ý trình bày bài làm đúng yêu cầu của thể loại. Ngoài ra, HS phải nêu được cảm nhận của mình về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cảm nhận thể hiện qua các nội dung sau:1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (Câu 1,2, câu 5,6). [...]... động giao tiếp bằng ngôn ngữ Câu hỏi: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Hai quá trình của hoạt động giao tiếp? Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? 2/ Văn bản: Câu hỏi: Nêu đặc điểm của văn bản? 3/ Đặc điểm của ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết Câu hỏi: Khái niệm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết? Đặc điểm của ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết? 4/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Câu hỏi: Khái... Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Câu hỏi: Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng biểu thị của ngôn ngữ sinh hoạt? II/ BÀI TẬP: Làm các bài tập trong bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Văn bản, Đặc điểm của ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. PHẦN III: LÀM VĂN Đề 1: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng thủy... niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ ). 2/ Thân bài a/ Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với ngưêi mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…). b/ Kể về kỉ niệm. - Câu chuyện diÔn ra... Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng áo của hắn không thủng. Chàng phải cầu cứu thần linh. - Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù. 3. Kết bài: - Kể kết thúc cuộc chiến Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trị theo ngơi kể thứ nhất. Gợi ý : Kể niệm được chọn cần có chọn lọc (phải quan trọng, phải giàu ấn tượng và... hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. PHẦN III: LÀM VĂN Đề 1: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng thủy đã tìm gặp Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó. Gợi ý: Đây là loại đề yêu cầu kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo. Để làm tốt loại bài này cần pát huy khả năng tưởng tượng, liên tưởng. Các chi tiết, sự việc phải đảm bảo logic, phải phù hợp với tâm lí, tính cách của các . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 10 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2011-2012PHẦN I: VĂN HỌCA. VĂN HỌC VIỆT NAM:I. Kiến thức khái quát:1/ Kiến thức khái quát về văn. điểm của văn bản?3/ Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtCâu hỏi: Khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?4/

Ngày đăng: 14/08/2012, 10:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan