0
Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Các biện pháp giảm TTĐN đã thực hiện giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRUNG THẾ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HÀ NỘI (Trang 40 -48 )

8 Tụ bù phản

2.3.1. Các biện pháp giảm TTĐN đã thực hiện giai đoạn 2011-

Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch giảm tổn thất điện năng năm 2011- 2015, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như sau:

* Các biện pháp quản lý kỹ thuật vận hành

Bên cạnh công tác đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện, Tổng công ty đã tăng cường công tác quản lý vận hành đường dây và TBA:

- Đối với khu vực Tây Hà Nội và Mê Linh tiếp tục hoàn thiện củng cố hệ thống hồ sơ kỹ thuật của đường dây, trạm biến áp đảm bảo đầy đủ thông tin, số liệu phục vụ theo dõi vận hành, sửa chữa, cập nhật liên tục kịp thời những thay đổi trên lưới.

- Củng cố chất lượng kiểm tra vận hành định kỳ ngày, đêm, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng quá tải, non tải đường dây và TBA, hạn chế tình trạng quá tải cục bộ, lệch pha,...

- Thực hiện công tác giảm sự cố bằng biện pháp lắp chống sét trên đường dây, lắp cách điện chống giữa khoảng dây.

- Tổ chức củng cố hệ thống tiếp địa, đóng bổ sung tiếp địa lặp lại trên lưới. - Thực hiện sắp xếp, ưu tiên các công trình cấp điện quan trọng, cấp bách, các công trình chống quá tải, nâng điện áp được đầu tư trước, thực hiện đúng tiến độ

- Tăng cường lắp đặt tụ bù trên lưới điện thành phố Hà Nội; tăng cường kiểm tra tiến độ và chất lượng công trình, chất lượng vật tư thiết bị trước khi đưa vào vận hành...

- Triển khai lắp đặt hệ thống recloser để khoanh vùng sự cố, thu nhỏ vùng ảnh hưởng khi có sự cố.

- Hằng năm xây dựng chi tiết kịch bản cấp điện hè, thực hiện đầu tư lưới điện trung áp nhằm tiến tới không còn các đường dây trung áp chỉ có 01 nguồn,… nhằm hạn chế nguy cơ sự cố có thể xảy ra, cũng như giúp cho việc điều hành hệ thống lưới điện được tối ưu nhất nhằm giảm tổn thất điện năng.

- Theo dõi cosφ, theo dõi điều chỉnh điện áp tại các trạm 220kV để đảm bảo chất lượng điện áp đầu nguồn lưới điện 110kV

- Tăng cường tính toán lắp đặt bù lưới điện ở các cấp điện áp đảm bảo cosφ đầu các đường dây 110kV, các điểm ranh giới giao nhận 110kV không nhỏ hơn 0,98 để tăng khả năng tải của đường dây, máy biến áp ở các cấp điện áp giảm TTĐN.

- Tạo phương thức cấp nguồn trung áp linh động để không quá tải đường dây và máy biến áp các trạm 110kV, tạo phương thức đóng cắt các dàn tụ tập trung theo thời gian.

- Giám sát theo dõi cosφ, dòng tải của đường dây và trạm qua hệ thống đo xa, chủ động lập phương án chống quá tải, hoán chuyển máy, lắp tụ bù,

- Tổ chức kiểm tra điều chỉnh đầu phân áp cố định MBA phân phối để phù hợp với điện áp nguồn khu vực.

- Đến năm 2014, 2015, Tổng công ty tập trung chỉ đạo các đơn vị thực hiện triển khai phương pháp sửa chữa điện nóng (hotline), yêu cầu các đơn vị sử dụng vật tư thiết bị công nghệ hot-line cho lưới điện trung áp; Triển khai thêm việc lắp bộ phân tích khí online cho các máy biến áp để giám sát tình trạng vận hành; Hoàn thành việc lắp đặt 631 bộ thiết bị báo sự cố, 35 bộ cầu dao phụ tải SOG. Thực hiện đánh giá hiệu quả việc lắp đặt thiết bị báo sự cố,

cầu dao phụ tải SOG và lập kế hoạch triển khai lắp đặt thêm trên lưới; ban hành lại Quy trình Điều tra Sự cố của EVN HANOI trên cơ sở Quy trình Điều tra Sự cố của EVN và tổ chức triển khai thực hiện, Hướng dẫn sử dụng, vận hành các thiết bị thí nghiệm cáp ngầm, thiết bị phát hiện các điểm sự cố; theo dõi chính xác phụ tải; thực hiện lịch cắt điện hợp lý, kết hợp các công việc cần thiết cùng thời gian hạn chế cắt điện đột xuất để nâng cao các chỉ tiêu độ tin cậy; thực hiện rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các đường dây siêu nhiệt;

* Các biện pháp quản lý kinh doanh

- Các Công ty Điện lực thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng theo kế hoạch đã được phê duyệt trong đó bao gồm biện pháp kỹ thuật và biện pháp kinh doanh điện năng. Hàng tháng họp kiểm điểm, khoanh vùng đánh giá tổn thất điện năng, phân tích cụ thể những việc đã làm được và chưa làm được để đề ra biện pháp cho tháng tiếp theo. Chỉ tiêu tổn thất điện năng được giao trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân, đơn vị cùng với các công tác cụ thể như: đầu tư phát triển, cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện, nâng cao công tác quản lý kỹ thuật, củng cố hồ sơ, củng cố chất lượng kiểm tra vận hành lưới điện; thực hiện nghiêm túc Quy trình kinh doanh điện năng, đặc biệt trong công tác quản lý và ghi chỉ số công tơ.

- Hằng năm xây dựng tiêu chí và phát động phong trào thi đua thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng.

- Triển khai lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng thay cho công tơ cơ khí nhằm đảm bảo đo đếm chính xác hơn.

- Tăng cường công tác thay định kỳ TI, TU, công tơ đúng kỳ hạn,thay công tơ mất, chết, cháy kịp thời. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra định kỳ công tơ để phát hiện và khắc phục kịp thời các trường hợp sự cố hệ thống đo đếm. Tổ chức phúc tra

công tác GCS công tơ khách hàng tập trung vào công tơ thương phẩm có sản lượng lớn, công tơ có chỉ số bất thường,..

Bảng 2.6. Khối lượng thực hiện quản lý hệ thống đo đếm điện năng 2011-2015 TT Hạng mục Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 1 Thay định kỳ công tơ công tơ 298.127 379.213 464.824 442.884 427.206 2 thay định kỳ TU Bộ 27 11 14 34 37 3 TI cao thế Bộ 38 57 25 40 47 4 TI hạ thế Bộ 2.995 2.499 1.920 1.720 2.186

5 Kiểm tra định kỳ Lượt 266.969 277.735 292.916 286.424 286.519 6 Thay mất, chết, cháy, khác Công tơ 15.849 12.660 11.904 11.970 27.814 7 phúc tra GCS khách hàng 162.375 171.563 171.822 257.936 349.501 8 kiểm tra lập BB xử lý vi phạm sử dụng điện Khách hàng 16.505 16.181 15.433 19.654 9.781

Nguồn: Phòng Tài chính –Kế toán, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.

Công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng đã được Tổng công ty cũng như các đơn vị thực hiện theo đúng quy định từ khâu thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, kiểm định, thay thế định kỳ,..Cùng với việc thực hiện công tác thay định kỳ, kiểm tra định kỳ HTĐĐĐN,.. Tổng công ty đã tiến hành triển khai nhiều giải pháp nhằm cải tiến, tăng cường quản lý hệ thống đo đếm điện năng như: Công tác quản lý sử dụng công tơ tại các đơn vị thông qua phần mềm quản lý; Công tác quản lý thiết bị đo đếm, biên bản treo tháo bằng mã vạch; Thay công tơ điện tử 1 fa ứng dụng công nghệ ghi chỉ số bằng thiết bị điện tử; Hoàn thiện chương trình chuẩn hóa công tơ hai cấp toàn Tổng Công ty; Triển khai lắp đặt hệ thống đo xa quản lý công tơ

đầu nguồn, ranh giới, công tơ khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn, giám sát thiết bị đo đếm từ xa.

Năm 2013 Tổng công ty triển khai hệ thống đo xa công tơ đầu nguồn trạm 110 kV và các điểm ranh giới, lắp đặt được 553/35 trạm 110kV và 100/100 điểm đo ranh giới và hơn 3000 điểm đo cho các khách hàng lớn góp phần kiểm soát được 50% sản lượng thương phẩm của toàn Tổng công ty mang lại hiệu quả lớn trong công tác giảm TTĐN, theo dõi sát sao việc sử dụng điện của khách hàng.

Đến năm 2014, Tổng công ty lắp đặt hệ thống đo xa được 613/659 điểm đo tại các TBA 110kV, 103/107 điểm ranh giới. Lắp đặt hệ thống đo xa tại 4.432 điểm cho các khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ trung bình từ 15.000 kWh/tháng trở lên, công tơ đo đếm tại các trạm thương phẩm lẻ phục vụ triển khai giao giá bán điện nội bộ và hơn 49.000 điểm đo đếm của các khách hàng sử dụng công tơ điện tử 1 pha và 3 pha cho các Công ty Điện lực. Trong giai đoạn 2011-2015, Tổng công ty đã triển khai hệ thống đọc từ xa tại 735 điểm đo, trong đó có 630 điểm đo tại các TBA 110kV, 105 điểm đo tại các ranh giới giữa các Công ty Điện lực, 5.282 điểm đo cho các khách hàng lớn góp phần kiểm soát được 50% sản lượng thương phẩm của toàn Tổng công ty mang lại hiệu quả lớn trong công tác giảm TTĐN, theo dõi sát sao việc sử dụng điện của khách hàng và hơn 53.000 điểm đo đếm của các khách hàng sử dụng công tơ điện tử 1 pha, 3 pha bằng công nghệ PLC và RF- Mesh tại các Công ty Điện lực.”

+ Kiểm tra khách hàng sử dụng quá công suất vào giờ cao điểm đã đăng ký theo biểu đồ phụ tải thoả thuận trong Hợp đồng mua bán điện (HĐMB) đồng thời yêu cầu khách hàng ký cam kết sử dụng đúng công suất đã thỏa thuận trong hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng với các khách hàng dụng quá công suất.

- Từ 01/4/2014, Tổng công ty áp dụng ghi chỉ số (GCS) công tơ bằng máy tính bảng thay thế cho sổ giấy truyền thống tại tất cả các Công ty Điện lực để nâng cao năng suất, hạn chế sai sót trong việc lập hoá đơn tiền điện. Cụ thể:

+ Triển khai thí điểm sử dụng cần đọc gắn camera phối hợp với máy tính bảng để ghi chỉ số công tơ đồng thời cải tiến phần mềm ghi chỉ số công tơ, tiến tới không phải nhập thủ công chỉ số công tơ vào phần mềm tại 7 Công ty Điện lực.

+ Nghiên cứu phương án sử dụng thiết bị thu phát sóng RF phối hợp với máy tính bảng để đọc chỉ số của tất cả các loại công tơ điện tử hiện có trên lưới điện của EVN HANOI.

+ Phối hợp với đơn vị cấp phần mềm hỗ trợ các đơn vị sử dụng hệ thống dữ liệu dùng chung báo cáo công tác kinh doanh, khắc phục những tồn tại của phần mềm ghi chỉ số bằng thiết bị điện tử.

- Từ tháng 7/2014, Tổng công ty đã có văn bản yêu cầu các đơn vị phải tổ chức bộ phận phúc tra GCS công tơ độc lập với bộ phận GCS công tơ. Đảm bảo số lượng công tơ phúc tra, công tơ phải xác minh lại. Tập trung phúc tra ở các khu vực trạm có tổn thất cao hoặc các công tơ có chỉ số bất thường, các khách hàng có sản lượng tăng đột biến ≥ 200% so với tháng trước liền kề. Trong quá trình ghi chỉ số bằng máy tính bảng, các đơn vị phải tổ chức kiểm tra ngay 100% khách hàng có sản lượng tăng và giảm đột biến ± 30% so với tháng trước liền kề. Giữa bộ phận điều hành ghi chỉ số với bộ phận kiểm tra phải có bảng kê xác nhận kết quả kiểm tra.

- Tổ chức các đợt vận động, tuyên truyền khách hàng tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý, hiệu quả đặc biệt vào giờ cao điểm, và khuyến khích sử dụng điện vào giờ thấp điểm, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện.

Kết quả giảm tỷ trọng sản lượng điện năng mua giờ cao điểm từ 23,04% (năm 2013) xuống còn 22,76% (năm 2014) và 22,50% ( năm 2015) thấp hơn 0,26% so với 2014, giảm được áp lực cung ứng điện giờ cao điểm.

Bảng 2.7.Sản lượng điện tiết kiệm 2011-2015

TT Hạng mục Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015

1 Tiết kiệm điện Triệu

kwh 108 209 284,1 276,36 319,73

Nguồn: Phòng Tài chính –Kế toán, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.

- Phối hợp với lực lượng công an tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng điện, áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế thất thoát điện năng như: tăng cường các lực lượng kiểm tra điện ở các Công ty Điện lực, nghiên cứu tìm ra những thủ đoạn mới của các đối tượng ăn cắp điện đặc biệt là các cơ sở sản xuất sắt thép cùng với việc tăng cường quản lý trong công tác kinh doanh vận hành lưới điện.

* Tổ chức bộ máy chỉ đạo giảm TTĐN

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng từ cấp Tổng công ty xuống các Công ty Điện lực trực thuộc (Trưởng ban do Tổng Giám đốc/Giám đốc đơn vị đảm nhận; Phó Trưởng ban thường trực do Phó Tổng giám đốc/Phó Giám đốc đơn vị đảm nhận và trưởng các ban/phòng chức năng tham mưu).

- Định kỳ hàng tháng duy trì họp Ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng của Tổng công ty và từng đơn vị trực thuộc nhằm đánh giá kết quả đã đạt được, cũng như kiểm điểm, phân tích, khoanh vùng nhằm phát hiện được nguyên nhân có thể xảy ra tổn thất điện năng để xử lý kịp thời, rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch tháng tiếp theo được linh hoạt và chính xác hơn, thực hiện chế độ lương thưởng theo quy định. Lồng ghép nội dung kiểm điểm công tác tổn thất điện năng trong giao ban hàng tuần, hàng tháng, quý, năm,...

- Tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra công tác kinh doanh điện năng, công tác quản lý kỹ thuật, đầu tư xây dựng,… định kỳ và đột xuất tại các đơn vị nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra (tăng cường kiểm tra thực tế trên lưới điện) để giảm tổn thất điện năng. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc, triệt để các đơn vị/cá nhân để xảy ra sai sót trong chuyên môn.

- Tăng cường công tác kiểm tra - giám sát mua bán điện; kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý chất lượng hệ thống đo đếm điện năng, công tác kiểm tra sử dụng điện, công tác ghi chỉ số và phúc tra ghi chỉ số công tơ,... công tác quản lý sau tiếp nhận bán lẻ điện nông thôn, thực hiện thay định kỳ công tơ theo đúng kế hoạch đã đề ra.

- Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kinh doanh; khai thác hiệu quả hệ thống đo xa lắp đặt cho các phụ tải lớn; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra các khách hàng sử dụng quá công suất vào giờ cao điểm đã đăng ký theo biểu đồ phụ tải thoả thuận trong HĐMB, yêu cầu khách hàng ký cam kết sử dụng đúng công suất đã thỏa thuận trong HĐMBĐ, phạt vi phạm HĐMBĐ với các khách hàng dụng quá công suất.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng và tổ chức rà soát hợp đồng mua bán điện, đặc biệt đối với khách hàng lớn (khu công nghiệp, nhà cao tầng, sản xuất thép,…) bổ sung yêu cầu đảm bảo cosφ theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 và thông tư số 15/2014/TT-BCT ngày 28/5/2014 quy định về mua bán công suất phản kháng, đề nghị khách hàng lắp đặt tụ bù khi cosφ không đạt yêu cầu,...

- Chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông và các quận/huyện/thị xã trên địa bàn Thủ đô tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân việc phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm sử dụng điện nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời; Tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý vào giờ cao điểm theo đặc thù của từng khu vực nhằm cân bằng

biểu đồ phụ tải (đặc biệt trong các tháng hè năm 2015, các khách hàng sinh hoạt); khuyến khích khách hàng sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như bình nước nóng năng lượng mặt trời, đèn Led,…

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRUNG THẾ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HÀ NỘI (Trang 40 -48 )

×