Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng trên đường dây trung thế tại tổng công ty điện lực TP hà nội (Trang 50 - 58)

8 Tụ bù phản

2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng

2.3.3.1. Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan tác động đến tổn thất điện năng đó chính là điều kiện tự nhiên và các nhân tố môi trường.

Ngành Điện là một trong những ngành chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên môi trường. Tổn thất điện năng trong ngành Điện cũng chịu sự tác động của những yếu tố này. Ở nước ta, để đảm bảo tính kỹ thuật và tính kinh tế nên các nhà máy điện thường được xây dựng gần các nguồn năng lượng sơ cấp như: than, nguồn nước, khí đốt… Vì vậy, muốn đưa điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cần thông qua một hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp trải dài trên toàn bộ đất nước. Mặt khác, toàn bộ hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp này đều đặt ngoài trời và chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố môi trường, khí hậu, địa lý. Việt Nam nằm ở vị trí có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa, giông sét nhiều, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổn thất điện năng. Cụ thể như sau:

- Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối là do điện trở của dây dẫn điện gây ra và nó thay đổi tỷ lệ thuận với giá trị điện trở đó. Do đó, khi nhiệt độ tăng lên thì tổn thất điện năng cũng tăng lên và ngược lại.

- Độ ẩm cao, mưa nhiều, ngập úng….làm tăng nhanh quá trình ô xi hóa các dây dẫn bằng kim loại và làm tăng điện trở tiếp xúc các mối nối, từ đó làm giảm tính dẫn điện, tăng điện trở của đường dây dẫn đến làm tổn thất điện năng tăng lên. Mưa bão, lũ lụt, gió lốc… gây ra các sự cố ở nhiều mức độ đối với lưới điện như: đổ cột, vỡ sứ, ngắn mạch, đứt dây… Các sự cố này không những làm gián đoạn quá trình cung cấp điện mà còn làm tăng tổn thất điện năng do một phần điện năng đã bị truyền xuống đất hoặc đốt cháy dây dẫn một cách vô ích.

- Thiên tai do thiên nhiên gây ra: gió, bão, lụt, sét,… làm đổ cột điện, đứt dây truyền tải, các trạm biến áp và đường dây tải điện bị ngập lụt trong nước, làm cho nhiều phụ tải lưới điện phân phối bị sa thải do mạng điện hạ áp bị hư hỏng, ảnh hưởng đến sản lượng truyền tải điện.

Nhiệt độ môi trường trong nội đô cao hơn bình thường làm cho dây tải điện nóng hơn so với bình thường nên sản lượng điện truyền tải không đạt chất lượng, bị hao hụt do toả điện ra bên ngoài.

- Do ở nước ta nói chung và TP Hà Nội nói riêng có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng miền nên dẫn đến nhu cầu dùng điện khác nhau giữa các tháng, các mùa trong năm. Điều này làm cho các máy biến áp, công tơ, các thiết bị đo lường điện năng hoạt động không đúng công suất và dòng điện định mức theo thiết kế và lắp đặt.

2.3.3.2.Các nhân tố chủ quan

* Công nghệ trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng

Quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã gây ra tổn thất điện năng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của TCT Điện lực TP Hà Nội. Tổn thất kỹ thuật chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố sau:

Yếu tố thứ nhất là các yếu tố kỹ thuật công nghệ. Trình độ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tính hợp lý, đồng bộ của hệ thống truyền tải và phân phối điện năng càng cao thì càng giảm thiểu được các sự cố xảy ra với lưới điện như: cháy máy biến áp, cháy các thiết bị điện, đổ cột, ngắn mạch, chạm đất, vỡ sứ…; tránh được việc máy biến áp và các thiết bị điện vận hành ở chế độ quá tải hoặc non tải, nhờ đó mà giảm tổn thất điện năng.

Hiện nay, đối với ngành Điện nước ta nói chung và TCT Điện lực TP Hà Nội nói riêng, do hạn chế về vốn đầu tư nên việc trang bị những thiết bị hiện đại và đồng bộ cho toàn hệ thống điện là rất khó khăn. Trong giai đoạn 2011-2015, TCT đã dành một số vốn đáng kể đầu tư nâng cấp các thiết bị điện, đặc biệt là hệ thống các thiết bị đo đếm điện năng như: thay các công tơ cơ khí thành các công tơ điện tử ba thời điểm, thay các máy biến dòng hết hạn

kiểm định, hạ ngầm một số đường dây trên không… Việc đầu tư này sẽ có tác dụng giảm bớt tỷ lệ tổn thất điện năng cho Điện lực trong thời gian tới.

- Yếu tố thứ hai là chiều dài, tiết điện đường dây, vật liệu chế tạo dây dẫn và điện áp truyền tải.

Đường dây càng dài, tiết diện đường dây càng lớn thì tổn thất điện năng càng cao. Với một bán kính cấp điện rộng như hiện nay của Điện lực Nghệ An, Điện lực cần phải tính toán, bố trí, xây dựng hợp lý nguồn điện và các trạm biến áp sao cho chiều dài đường dây tải tải điện đến các đối tượng sử dụng là ngắn nhất để giảm thiểu tổn thất đến mức nhỏ nhất.

Về điện áp truyền tải, khi điện áp truyền tải càng cao thì tổn thất điện năng càng nhỏ. Hiện nay TCT đang trong quá trình chuyển các cấp điện áp 6, 10, 15 Kv thành cấp điện áp 22 Kv đối với lưới điện phân phối nhằm giảm tối đa tổn thất điện năng. Quá trình chuyển đổi này cần thời gian và lượng vốn đầu tư lớn do dây truyền tải ở cấp điện áp càng cao thì xây dựng càng tốn kém.

- Yếu tố thứ ba là tính ổn định trong việc sử dụng điện của các phụ tải. Những năm qua tốc độ đô thị hóa có chậm lại nhưng nhiều khu vực phụ tải tập trung được đưa vào vận hành. Phụ tải tập trung, không phân bố đều dẫn đến lưới điện khai thác cục bộ, quá tải như các khu đô thị lớn, tòa nhà phát triển trong nội thành như Time city, Royal city, Lotte.... nhưng không xây dựng được trạm 110kV mới ở gần trung tâm phụ tải, những trạm 110kV lân cận cũng không đủ cấp tải phải đưa nguồn trung áp từ những trạm xa hơn về làm tăng đáng kể tổn thất điện năng. Một số các khu đô thị mới đã lắp đặt vận hành trạm nhưng do suy thoái kinh tế khai thác các máy biến áp rất non tải gần không tải.

Sự suy giảm trong kinh tế xã hội làm nhu cầu điện sản xuất cũng tăng trưởng chậm, nhiều trạm biến áp F9 của khách hàng gần như không tải ảnh hưởng tới chính xác đo đếm.

Vào giờ cao điểm lượng điện năng tiêu thụ tăng gấp 3 lần so với giờ bình thường. Do đó, cần phải điều hòa các đồ thị phụ tải để đảm bảo cho việc sử dụng điện tương đối ổn định giữa các khoảng thời gian khác nhau trong ngày, giữa các ngày trong tháng, giữa các tháng trong năm. Điều này không chỉ giúp giảm tổn thất điện năng đáng kể mà còn đảm bảo cho việc cung cấp điện liên tục và ổn định. Trong thực tế, khách hàng sử dụng điện không giống nhau, tùy vào các khoảng thời gian trong ngày mà có lúc sử dụng điện nhiều, khi sử dụng ít, do đó các thiết bị đo đếm này không phải lúc nào cũng làm việc chính xác dẫn đến không xác định đúng lượng điện năng tiêu thụ của người tiêu dùng; đồng thời gây khó khăn cho Điện lực trong việc xác định công suất cấp điện.

* Công nghệ trong quản lý, vận hành và sửa chữa hệ thống điện

Trong quản lý vận hành, Công ty vẫn sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu dựa trên sức người là chínhphát hiện và xử lý sự cố, làm tăng thời gian mất điện ảnh hưởng đến khách hàng dùng điện.. Cụ thể như sau:

- Trong quản lý, hệ thống lưới điện chưa được hiện đại hoá (ứng dụng công nghệ thông tin). Sơ đồ lưới điện vẫn được vẽ thủ công trên những tấm bảng lớn, các trạng thái của thiết bị điện được thể hiện bằng các cờ mà việc thay đổi trạng thái được thực hiện bằng tay do các cán bộ nhân viên của Công ty đảm nhận.

Mạng máy tính đã được xây dựng cho khối phòng ban Công ty và các tổ đội. Cácứng dụng tin học đã được triển khai dựa trên nền công nghệ mạng diện rộng (LAN).

Công tác quản lý sản xuất kinh doanh đã dần dần được tin học hoá để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên Công ty chưa xây dựng một cơ sở dữ liệu dùng chung, điều này gây khó khăn cho công tác phân tích, tính toán và tổng hợp để ra các quyết định quản lý.

Về cơ bản, Công ty chưa làm chủ được các công nghệ phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của Công ty. Tất cả các công nghệ của Công ty đều được cung cấp từ các đối tác ngoài ngành và Công ty mới dừng lại ở việc khai thác, sử dụng các công nghệ. Công ty chưa thể sửa đổi, phát triển các công nghệ để phục vụ hữu hiệu công tác kinh doanh của mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

- Thiếu định hướng phát triển trong công nghệ.

- Thiếu nguồn nhân lực để có thể phát triển các công nghệ.

- Không có cơ quan chuyên trách nghiên cứu phát triển công nghệ mà cụ thể ở đây là thiếu phòng Nghiên cứu và phát triển (R&D). Chức năng nghiên cứu được giao cho nhiều phòng thực hiện theo kiểu kiêm nhiệm nên đã bị các tác nghiệp hàng ngày lấn át.

- Chưa đầu tư nguồn nhân lực và vật lực một cách thích đáng cho phát triển công nghệ.

- Trong vận hành, các thiết bị đóng cắt chủ yếu là bằng tay. Khi cần thực hiện, Công ty sẽ cử CBCNV đến tận nơi lắp đặt thiết bị để thao tác. Điều này kéo dài thời gian

- Trong bảo dưỡng thiết bị: Khi cần bảo dưỡng thiết bị, Công ty đều phải cắt điện để thực hiện cô lập thiết bị hoặc chuyển nguồn gây nên sự gián đoạn trong việc cung cấp điện cho khách hàng.

Việc đầu tư công nghệ trong quản lý vận hành sửa chữa hệ thống điện thật sự cần thiết, tuy nhiên tính đến nay, Công ty mới bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống SCADA trong quản lý vận hành lưới điện. Để thực hiện việc tự động hoá hoạt động quản lý vận hành lưới điện, Công ty cần được cung cấp đủ nguồn vốn đầu tư.

Công nghệ trong kinh doanh điện năng Công ty đã áp dụng các công nghệ: - Áp dụng chương trình quản lý thông tin khách hàng CMIS (Customer Management Information System) và chương trình quản lý vật tư FMIS (Financial Management Information System).

Tuy nhiên việc ghi chỉ số công tơ và thu tiền điện cụ thể thực hiện: - Công tác ghi chỉ số công tơ lập hoá đơn tiền điện được thực hiện thủ công nên gây nhiều phiền toái cho khách hàng như: ghi sai chỉ số, lập sai hoá đơn tiền điện hoặc làm giảm năng suất lao động. Để tự động hoá việc đọc chỉ số công tơ, Công ty Điện lực cần đầu tư 450.000đ cho một công tơ hay 31,5 tỷ đồng cho toàn bộ hệ thống đo đếm điện năng.

- Công tác thu tiền điện được thực hiện chủ yếu thông qua các thu ngân viên được cử đến từng nhà khách hàng. Số lượng thu ngân viên có xu hướng ngày càng tăng do số lượng khách hàng tăng. Điều này làm tăng số lượng nhân viên đồng thời gây ra nhiều rủi ro cho người thu tiền như: tiền giả, tiền thiếu, bị cướp giật, một số trường hợp bị khách hàng lăng mạ...

* Quản lý khách hàng

Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt quan trọng, gắn với đời sống hàng ngày của con người. Chính vì vậy, khách hàng tiêu thụ điện rất đa dạng, thuộc mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực, mọi miền và mọi vùng của quốc gia, từ khách hàng chỉ tiêu thụ 2-3 KWh/tháng đến những khách hàng tiêu thụ hàng triệu KWh/ tháng. Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời do đó hoạt động kinh doanh điện năng đòi hỏi bên mua điện và bên bán điện phải tuân thủ những quy định, ràng buộc chặt chẽ để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ điện được an toàn, hiệu quả. TCT hoạt động theo phương châm: đảm bảo thỏa mãn mọi yêu

cầu cung cấp điện cho khách hàng với chất lượng cung cấp cao, dịch vụ cung cấp tốt.

Khách hàng của ngành điện gồm sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi, dịch vụ thương mại và sinh hoạt tiêu dùng ở đô thị, nông thôn và miền núi. Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, mục tiêu phát triển khách hàng của ngành là:

* Hướng phát triển khách hàng vào các thành phần công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại, nhất là các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, các xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Đây là những khách hàng sử dụng nhiều điện, giá bán cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng doanh thu của ngành.

* Đối với những khách hàng khác, hướng việc phát triển khách hàng vào các khu dân cư tập trung dọc trục đường giao thông, gần với lưới điện, có thể giảm bớt kinh phí đầu tư mà vẫn bán được điện.

Do khách hàng của ngành điện rất đa dạng và phong phú như vậy nên việc quản ký khách hàng đối với ngành điện là tương đối khó khăn. Quản lý khách hàng không tốt dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán chưa đầy đủ, tên người sử dụng điện khác với tên người ký hợp đồng, địa chỉ

không rõ ràng, gây nên hiện tượng thất thu tiền điện. Quản lý khách hàng theo từng khu vực, phân loại khách hàng theo từng đặc điểm sẽ giúp cho việc ghi công tơ và thu ngân được đúng tiến độ, không quá hạn lịch ghi công tơ hàng tháng, công việc này góp phần giảm tổn thất điện năng một cách đáng kể.

Khách hàng được quản lý sát sao, có hệ thống giúp cho ngành điện nắm vững được mục đích sử dụng điện của từng hộ để tính giá điện cho phù hợp, khi có sự cố xảy ra, biết rõ đang xảy ra ở khu vực nào, từ đó có biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời.

Quản lý khách hàng thông qua quản lý công tơ các hộ sử dụng điện; các công tơ chết cháy không đạt chất lượng phải được thay kịp thời. Các hình thức vi phạm hợp đồng sử dụng điện phải bị xử phạt nghiêm minh.

Như vậy, công tác quản lý khách hàng tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm tổn thất điện năng của ngành điện.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng trên đường dây trung thế tại tổng công ty điện lực TP hà nội (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w