- Hệ thống lưới điện
3.2. Giải pháp kỹ thuật
3.1.1 Giải pháp giảm TTĐN kỹ thuật
+ Tối ưu công tác vận hành lưới điện: Chuẩn hóa tiêu chuẩnkỹ thuật thiết bị, đặc biệt là những thiết bị có tiêu hao năng lượng nội tại như máy biến áp, dây dẫn, cáp ngầm.
+ Thay dây siêu nhiệt bằng dây dẫn hoặc cáp ngầm có tổn hao thấp hơn các tuyến 171,172E1.3 Mai Động -Trần Hưng Đạo - Bờ Hồ - Yên Phụ - 220kV Tây Hồ; tuyến 171,172 E1.6 Chèm - Hà Đông và Thành Công - Giám.
+ Thực hiện xóa mạch cộc, hình tia, khai thác trạm 110kV mới.
+ Đối với bố trí lắp đặt và khai thác trạm 110kV mới; cũng cần xem xét bố trí cấu hình số lượng xuất tuyến bởi hầu hết liên kết và cấp tải là lưới cũ, các xuất tuyến mới chỉ bổ sung nguồn vào cho lưới cũ đặc biệt là khu vực nông thôn. Cần tập trung cải tạo tăng khả năng tải lưới cũ và tổ chức lại lưới điện khi có nguồn mới bổ sung để chia nhỏ các đường dây cũ.
+ Sắp xếp, ưu tiên và đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, các công trình chống quá tải, các công trình nâng áp... Nâng cao công tác kiểm tra quản lý kỹ thuật, củng cố hồ sơ, củng cố chất lượng công tác quản lý vận hành đường dây và TBA. Thực hiện kiểm tra định kỳ đường dây và TBA nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng quá tải, non tải đường dây và TBA...
- Tăng cường kiểm tra công tác quản lý kỹ thuật; theo dõi chính xác phụ tải; thực hiện lịch cắt điện hợp lý, kết hợp các công việc cần thiết cùng thời gian hạn chế cắt điện đột xuất để nâng cao các chỉ tiêu độ tin cậy; thực hiện rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các đường dây siêu nhiệt; xây dựng chi tiết
kịch bản cấp điện hè cho từng năm từ 2016÷2020, thực hiện đầu tư lưới điện trung áp nhằm đến hết năm 2016 không còn các đường dây trung áp chỉ có 01 nguồn,… nhằm hạn chế nguy cơ sự cố có thể xảy ra, cũng như giúp cho việc điều hành hệ thống lưới điện được tối ưu nhất nhằm giảm tổn thất điện năng.
Giảm TTĐN Lưới trung áp
+ Sử dụng MBA phân phối tiêu chuẩn tổn hao thấp. Áp dụng diện rộng MBA sử dụng lõi tôn vô định hình và dây dẫn chất lượng tốt. Đẩy nhanh tiến độ đại tu cải tạo, củng cố và nâng điện áp các đường dây trung thế nhằm giảm thiểu sự cố và tổn thất.
+ Tính toán lắp đặt tụ bù trên các đường dây trung thế để nâng cao chất lượng điện năng đặc biệt các lộ đường dây dài có công suất truyền tải lớn. Thường xuyên củng cố tụ bù trên lưới, sửa chữa kịp thời những thiếu sót để vận hành tốt.
+ Nâng điện áp lưới điện 6, 10kV lên 22kV tiến tới bỏ hoàn toàn lưới 6, 10kV và 17 trạm trung gian vào năm 2018. Điều hòa các máy biến áp vận hành non tải 20 – 30% công suất.
+ Tăng cường kiểm tra, đo nhiệt độ tiếp xúc các mối nối, các điểm tiếp xúc đầu cáp, điểm đấu kiểm tra vi phạm hành lang an toàn lưới điện nhằm giảm thiểu các vụ sự cố do vi phạm hành lang an toàn lưới điện gây nên.
+ Xây dựng mới, nâng công suất TBA phân phối chống quá tải
+ Lắp đặt tụ bù trung áp để tăng khả năng tải đường dây trung áp, máy biến áp 110kV và cải thiện điện áp thanh cái trung áp giờ cao điểm
+ Xây dựng các đường dây trung áp liên thông giữa các trạm 110kV để cấp hỗ trợ khi cần thiết đáp ứng N-1
+ Cải tạo tăng cường tiết diện dây dẫn tăng khả năng tải đường dây + Cải thiện chất lượng điện năng: giảm mất mát do sóng hài (phải lọc hài); do mất đối xứng nguồn điện ( lệch pha...)
Giảm TTĐN bằng San bằng đồ thị phụ tải, tiết kiệm điện giờ cao điểm: tuyên truyền, khuyến khích khách hàng sử dụng giờ thấp điểm, tiết
kiệm điện hạn chế được quá tải lưới điện giờ cao điểm
Giải pháp giảm tỷ lệ TTĐN do chưa đồng bộ thời gian chốt chỉ số
Áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ mới trong khâu chốt chỉ số, tính toán, giám sát tỷ lệ tổn thất điện năng
+ Áp dụng chương trình CMIS 2.0 để tính toán tổn thất, góp phần đồng bộ hóa dữ liệu và chỉ số chốt công tơ.
+ Công tác quản lý sử dụng công tơ tại các đơn vị thông qua phần mềm quản lý
+ Công tác quản lý thiết bị đo đếm, biên bản treo tháo bằng mã vạch; + Thay công tơ điện tử 1 fa ứng dụng công nghệ ghi chỉ số bằng thiết bị điện tử;
+ Hoàn thiện chương trình chuẩn hóa công tơ hai cấp toàn Tổng công ty áp dụng ghi chỉ số công tơ bằng máy tính bảng thay thế cho sổ giấy truyền thống tại tất cả các Công ty Điện lực để nâng cao năng suất, hạn chế sai sót trong việc lập hoá đơn tiền điện.
+ Triển khai thí điểm sử dụng cần đọc gắn camera phối hợp với máy tính bảng để ghi chỉ số công tơ đồng thời cải tiến phần mềm ghi chỉ số công tơ, tiến tới không phải nhập thủ công chỉ số công tơ vào phần mềm tại 7 Công ty Điện lực.
+ Nghiên cứu phương án sử dụng thiết bị thu phát sóng RF phối hợp với máy tính bảng để đọc chỉ số của tất cả các loại công tơ điện tử hiện có trên lưới điện của EVN HANOI.
+ Phối hợp với đơn vị cấp phần mềm hỗ trợ các đơn vị sử dụng hệ thống dữ liệu dùng chung báo cáo công tác kinh doanh, khắc phục những tồn tại của phần mềm ghi chỉ số bằng thiết bị điện tử
+ Nâng cao kỷ luật đảm bảo chốt đúng thời gian quy định: hạn chế sai lệch thời lượng đến mức thấp nhất
Giải pháp triệt để đồng bộ thời gian chốt chỉ số là sử dụng hoàn toàn công tơ điện tử đo xa để lấy số liệu cùng thời điểm. Việc này phải tiến hành dần đồng thời giảm đáng kể được tổn thất do điện năng tiêu hao trong công tơ cơ khí, nâng cao năng suất lao động.