Giải pháp giảm tỷ lệ TTĐN phi kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng trên đường dây trung thế tại tổng công ty điện lực TP hà nội (Trang 82 - 84)

- Hệ thống lưới điện

3.2.2. Giải pháp giảm tỷ lệ TTĐN phi kỹ thuật

* Giảm mất mát do sai số âm thiết bị đo đếm

+ Tăng cường thay định kỳ hệ thống đo đếm đúng quy định - Giảm mất mát do sản lượng truy thu thấp hơn thực tế

+ Tăng cường tra hệ thống đo đếm: đảm bảo truy thu không quá 1 chu kỳ, phát hiện càng sớm càng giảm mất mát

+ Kiểm tra khách hàng sử dụng quá công suất: giờ cao điểm để đảm bảo công tơ không quá tải dẫn đến chết cháy mất sản lượng. Kiểm tra hệ số công suất khách hàng

+ Tăng cường công tác phúc tra: Tập trung phúc tra ở các khu vực trạm có tổn thất cao hoặc các công tơ có chỉ số bất thường, các khách hàng có sản lượng tăng đột biến ≥ 200% so với tháng trước liền kề.

- Giảm mất mát điện năng do trộm cắp điện

+ Tập trung kiểm tra giám sát khách hàng có sản lượng lớn, đặc biệt khách hàng sản xuất thép hạn chế tối đa mất mát do trộm cắp điện

+ Giám sát kiểm tra số liệu qua đo đếm từ xa đầu lộ, ranh giới, khách hàng để kịp thời phát hiện và kiểm tra các hiện tượng bất thường

* Giải pháp về đầu tư xây dựng lưới trung áp giai đoạn 2016-2020

Theo tốc độ tăng trưởng dự báo thì nhu cầu sử dụng điện hằng năm tăng khoảng 12,7%. Như vậy có thể nhận thấy hầu hết lưới điện trung áp và lưới điện 110 kV sẽ bị quá tải trong các năm tới nếu không được đầu tư cải tạo kịp thời.

- Hầu hết các đường dây trung áp khu vực ngoại thành Hà Nội đặc biệt là khu vực Hà Tây và Mê Linh đã cũ nát, bán kính cấp điện dài, tiết diện dây dẫn nhỏ vận hành quá tải là nguyên nhân gây quá tải và sự cố. Đối với lưới điện nội thành và các khu vực đã được ngầm hóa, khu vực lưới điện có mạch vòng thì do sự phát triển phụ tải tập trung nên cũng dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ lưới điện.

Sự phát triển đô thị không mang tính đồng bộ và đồng thời giữa nguồn điện và các dự án khu đô thị, tòa nhà tập trung, trung tâm thương mại, các dự án sản xuất phát triển bổ xung quy hoạch là nguyên nhân dẫn đến thiếu nguồn và quá tải lưới điện.

Do đó, việc cải tạo, xây dựng mới các đường dây, TBA trung, hạ áp liên thông là thực sự cần thiết để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục cho Thủ đô Hà Nội đồng thời cũng đảm bảo tiêu chí cấp điện N-1 đối với lưới điện.

Các dự án đường dây liên thông lưới điện trung áp cần sớm được thực hiện trong các năm 2016, 2027, 2018 mới phát huy được tác dụng giảm TTĐN trong giai đoạn 2016-2020.

Tiểu kết Chương 3

Từ thực trạng công tác giảm tổn thất điện năng tại Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng điện năng cung cấp điện cho khách hàng và giảm tổn thất điện năng của Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020.

Các giải pháp được đưa ra dựa trên quy hoạch phát triển của Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, dựa trên thực trạng công tác giảm tổn thất điện năng, nguồn nhân lực hiện nay của Công ty và nhu cầu phát triển của địa phương, của người sử dụng điện.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng trên đường dây trung thế tại tổng công ty điện lực TP hà nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w