Trình bày lý thuyết về khủng hoảng tài chính, các cuộc khủng hoảng tài chính điển hình: khủng hoảng 2008, khủng hoảng nợ công châu Âu.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 6
I KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH LÀ GÌ? 6
II CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 7
1 Khủng hoảng tiền tệ 7
a Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất 7
b Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai 9
c Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba 11
2 Khủng hoảng ngân hàng 12
3 Khủng hoảng kép loại một 22
4 Khủng hoảng nợ và khủng hoảng kép loại hai 22
5 Mô hình khủng hoảng thế hệ mới – mô hình khủng hoảng thế hệ thứ tư 24
CHƯƠNG II: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2007-2009 27
I NGUYÊN NHÂN CUỘC KHỦNG HOẢNG 27
1 Các yếu tố kinh tế 27
2 Yếu tố pháp lý 32
II DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG 35
1 Khủng hoảng tại Mỹ 35
2 Khủng hoảng tại Châu Âu 41
3 Khủng hoảng lan sang Châu Á 41
4 Phản ứng của Chính Phủ Mỹ và một số nước trên thế giới 42
a Phản ứng của Hoa Kỳ 42
b Phản ứng của các nước Châu Âu cứu nguy cho hệ thống Ngân hàng 45
III TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TOÀN CẦU: 45
1 Đối với Hoa Kỳ 45
2 Đối với thề giới 52
3 Tác động đến Việt Nam 63
CHƯƠNG III: EU VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 65
I KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU: 65
1 Khái niệm nợ công: 69
2 Toàn cảnh khủng hoảng nợ công Châu Âu : 71
Trang 2II NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU: 76
1 Nguyên nhân bên trong: 77
2 Nguyên nhân bên ngoài: 78
3 Nguồn gốc của những nguyên nhân trên 80
III DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG: 88
1 Hy Lạp 88
2 Ireland: 97
3 Bồ Đào Nha 104
4 Tây Ban Nha 108
5 Italy 113
IV TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 127
1 Đối với Trung Quốc: 128
2 Đối với Mỹ 129
3 Đối với Việt Nam: 129
a Ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu sang các nước EU: 129
b Về vấn đề lãi suất: 131
c Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm: 131
d Giá vàng bùng nổ: 132
4 Các tác động khác: 132
KẾT LUẬN 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính đã diễn ra ngày càng liêntục với cường độ mạnh và diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những hậu quảnặng nề đối với các quốc gia và toàn thế giới Nhiều thị trường mới nổi đã trảiqua những cuộc khủng hoảng tài chính, có thể nhắc đến như khủng hoảngMexico 1994, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Acgentina
2001, và cuộc đại khủng hoảng 2008-2009 Cả thế giới đang phải chao đảo gánhchịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tài chính Khủng hoảng đem tới tháchthức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ Nhưng thực chất khủng hoảngtài chính là gì?
Có rất nhiều băn khoăn xung quanh sự xuất hiện của những cuộc khủnghoảng này, tuy nhiên băn khoăn lớn nhất và cũng cần giải đáp tốt nhất để có thểtránh được những cuộc khủng hoảng khác là làm thế nào từ một đất nước từ trạngthái tăng trưởng cao ngay trước một cuộc khủng hoảng có thể biến chuyển rấtnhanh chóng sang trạng thái khủng hoảng, sụt giảm kinh tế trầm trọng
Các quốc gia ngày nay đang phát triển trong một thế giới có sự phụ thuộclẫn nhau một cách rất chặt chẽ Xu hướng chung của thế giới ngày nay là tiến tớimột " ngôi nhà chung " sẽ được thiết lập cho nền kinh tế thế giới mà mỗi quốc giathành viên trong đó dù mạnh hay yếu đều đóng một vai trò nhất định vào sự pháttriển của ngôi nhà chung đó Điều này sẽ đem lại lợi ích to lớn cho từng quốc gianhưng đồng thời nó cũng đặt mỗi quốc gia trước những thách thức to lớn cầnphải đương đầu Mỗi sự thay đổi trong nền kinh tế quốc gia sẽ không chỉ còn làvấn đề riêng của quốc gia đó nữa mà nó còn có những ảnh hưởng nhất định đếncác quốc gia khác Vì thế ,nếu không có những sách lược phù hợp và không thậntrọng trong những bước đi trong việc phát triển kinh tế thì cái giá phải trả cho sựbất cẩn đó sẽ vô cùng lớn Cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ châu á năm 1997
Trang 4là bài học vô cùng đắt giá cho những quốc gia không có sự cân nhắc rõ ràngtrong các bước đi của quá trình hội nhập Đồng thời, Khủng hoảng kinh tế năm
2008 đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với mọi mặtcủa kinh tế thế giới Hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, từ suygiảm tốc độ tăng trưởng cho đến nặng hơn là rơi vào khủng hoảng kinh tế Nhiềugói hỗ trợ kinh tế trị giá khổng lồ đã được bơm vào nền kinh tế của nhiều quốcgia
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là cuộc khủng hoảng lớn nhất trênthế giới kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất lịch sử của thế giới trongnhững năm 30 của thế kỷ XX, nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối vớinền kinh tế Mỹ và lan rộng ra toàn cầu làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thốngtài chính và sự tăng trưởng kinh tế thế giới Kể từ khi cơn lốc của cuộc khủnghoảng đi qua theo rất nhiều quốc gia vào vòng xoáy của nó, đến bây giờ cuộckhủng hoảng đã tạm qua đi, tình trạng thị trường đã trở nên ổn định hơn, quátrình khôi phục diễn ra mạnh mẽ Mặc dù vậy các nước vẫn phải tiếp tục lịchtrình tái cơ cấu và đang đứng trước một nguy cơ khủng hoảng tài chính mới (tàn
dư của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) đó là khủng hoảng nơ công châu Âu
đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đồng Euro nói riêng và nền kinh tếthế giới nói chung
Đã có rất nhiều sách báo, các cuộc hội thảo quốc tế và khu vực đã bàn vềcuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và dường như vẫn chưa đủ và người ta vẫnbuộc phải nghĩ về nó, viết về nó vì nó vẫn đang ảnh hưởng và tác động mạnh mẽđến đời sống kinh tế xã hội và chính trị của mỗi quốc gia, mội khu vực và thếgiới
Trang 5Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra tác động mạnh mẽ đến mọikhía cạnh của nền kinh tế Châu Âu từ thị trường chứng khoán, hệ thống ngânhàng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế Để đối phó với tình hình đó Chính phủ,Ngân hàng Thương mại các nước và các tổ chức khác đã phải hết sức khẩntrương thực hiện các biện pháp can thiệp, giải cứu thị trường như liên tục giảmlãi suất, tung ra các gói giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tàichính nhằm đảm bảo lòng tin của công chúng, thị trường và đã đạt được nhữngkết quả khả quan Do đó, việc tìm hiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu đến nền kinh tế các nước Châu Âu là hết sức quan trọng Để cứu vãnnền kinh tế khỏi cơn suy thoái, các chính phủ đã tung ra những gói hỗ trợ khổng
lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách
và nợ công một cách đáng kể, tác động dẫn đến khủng hoảng nợ công Châu Âu
Với đề tài nghiên cứu “Từ khủng hoảng tài chính 2008 đến khủng hoảng
nợ công Châu Âu”, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân, diễn biến và tácđộng đến chính sách tài chính toàn cầu nhằm cho ta cái nhìn đúng đắn hơn về
“mặt trái” xu hướng toàn cầu hóa Đồng thời, đề tài còn đưa ra những ảnh hưởng
mà Việt Nam gánh chịu từ các cuộc khủng hoảng này nhằm rút ra bài học choViệt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.Và cũng qua đó khẳng địnhmột tất yếu khách quan cho nền kinh tế Việt Nam : đó là đẩy nhanh tiến trình hộinhập với thế giới bên ngoài với những bước đi vững chắc ,chủ động đối phó vớinhững thách thức những trở ngại luôn đi kèm với một nền kinh tế mở
Bài viết của chúng tôi gồm ba phần chính:
Phần 1: Tổng quan lý thuyế về khủng hoảng tài chính
Phần 2: Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
Phần 3: Khủng hoảng nợ công Châu Âu
Trang 6Với lượng thông tin mà chúng tôi cung cấp trong đề tài, hi vọng sẽ giúp các bạn
có được cái nhìn tổng quát về khủng hoảng tài chính, từ đó sẽ cung cấp các kiếnthức cơ bản để đánh giá ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến sự phát triển kinh tếtoàn cầu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Khủng hoảng tài chính là một biến cố mà khi đó các khu vực tài chính vàcác tổ chức kinh tế có sự vỡ nợ với số lượng lớn, các tập đoàn và định chế tàichính phải đối mặt với rất nhiều khó khăn với những hợp đồng đến hạn thanhtoán Do đó, những khoản nợ mất khả năng thanh toán tăng vọt và tất cả hoặc hầuhết nguồn vốn của hệ thống ngân hàng bị rút cạn Tình huống này có thể xuấthiện cùng với sự sụt giảm giá tài sản, sự tăng nhanh của lãi suất thực và sự chậmlại hoặc đảo chiều của dòng vốn đầu tư.Trong một vài trường hợp,cuộc khủnghoảng bắt đầu bởi những người gửi tiền vào ngân hàng ,tuy nhiên trong hầu hếtcác trường hợp khác, đó là do họ nhận thấy các định chế tài chính quan trọng rơivào khó khăn có tính hệ thống dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt.Khủnghoảng là một trong hai loại biến cố:
i) Việc rút tiền hàng loạt dẫn tới việc chính phủ phải đóng cửa,sápnhập hoặc thâu tóm một hoặc nhiều định chế tài chính,
ii) Nếu không có sự rút tiền,đóng cửa,sáp nhập,thâu tóm hay sự giúp đỡquy mô lớn của chính phủ đối với một định chế tài chính quan trọng (hoặc mộtnhóm các định chế) thì sẽ đánh dấu sự bắt đầu tình trạng căng như dây đàn đốivới các định chế tài chính khác
Trang 7II CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1 Khủng hoảng tiền tệ
Khủng hoảng tiền tệ còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái haykhủng hoảng cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sựgiảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp NHTW phải bảo vệđồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượnglớn dự trữ ngoại hối
a Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất
Đây là mô hình khủng hoảng được khái quát từ các cuộc khủng hoảng củacác nước Châu Mỹ Latin trong thập niên 80 Paul Krugman (1979) và sau đó làFlood & Garber (1984) đã giải thích cơ chế truyền động của khủng hoảng tiền tệdựa vào mô hình tiền tệ đơn giản
Hình 1: Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất
Tài trợ bằng cách phát hành
thêm tiền
Sức ép lên tỷ giá hối đoái
NHTW bán dự trữ ngoại hối để duy trì
tỷ giá hối đoái cố định
Dự trữ ngoại hối suy giảmTấn công đầu cơ
Khủng hoảng tiền tệ
Xuất phát điểm là các chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định và duy trì chế độ tỷ giá hối đoái ổn định
Khủng hoảng tiền tệ
Trang 8Theo mô hình, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng này là thâm hụtngân sách và chế độ tỷ giá cố dịnh Khi thâm hụt ngân sách xảy ra, chính phủ sẽthực hiện in tiền hay phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, tạo ramột sức ép làm giảm giá trị đồng nội tệ ( tác động lên tỷ giá hối đoái) Chính phủbảo vệ chính sách tỷ giá cố định này bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối( chính là trực tiếp mua hoặc bán ngoại tệ); nếu có một thị trường tài chính pháttriển , nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng các hoạt động thị trường mở haycan thiệp vào thị trường ngoại hối kỳ hạn Trong trường hợp này chính phủ sẽbán dự trữ ngoại hối để duy trì tỷ giá cố định, làm cho dự trữ của quốc gia giảm,
sự suy yếu của các yếu tố kinh tế vĩ mô trở thành một tín hiệu cho một cuộc tấncông đầu cơ vào đồng nội tệ và đẩy nhanh quá trình khủng hoảng Cuối cùng,cách giải quyết là chính phủ buộc phải chấm dứt tỷ giá cố định và chuyển sangthả nổi tỷ giá Đó là hành vi tối đa hóa lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải làmột hành vi phi lý trí
Tuy vậy, phân tích này có điểm yếu là dựa vào mô hình vĩ mô đơn giản,trong đó giả định mọi đối tượng có khả năng dự đoán hoàn hảo Việc giả định hailoại tài sản nội tệ và ngoại tệ có nghĩa là chính phủ có thể bảo vệ tỷ giá cố địnhkhỏi bị phá giá bằng cách trực tiếp bán dự trữ ngoại tệ Những giả định đơn giảncủa mô hình cho phép ta mô tả khá cụ thể quá trình diễn ra khủng hoảng nhưng
rõ ràng trong thực tế có nhiều yếu tố gây ra khủng hoảng ( chứ không chỉ là thâmhụt ngân sách ) đã bị bỏ qua
Trang 9Kỳ vọng thị trường:
chính phủ có thể rời bỏ tỷ giá cố định để thực hiện chính sách kinh tế khác (như giảm thất nghiệp )
Các nhà đầu cơ tấn công đồng nội tệ Tấn công xảy ra
tạo kỳ vọng đồng nội tệ có thể bị phá giá và làm tăng lãi suất
Chính phủ thấy lãi suất tăng lên gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và tình trạng thất nghiệp nên thả nổi tỷ giá
KỲ VỌNG XOAY VÒNG
b Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai
Các mô hình thế hệ thứ hai là sự tiếp nối các nghiên cứu của Krugman(1979) và Flood và Garber (1984) Theo Obstfeld (1986, 1994 và 1996), các môhình cảnh báo thế hệ thứ 2 không xuất phát từ các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản
mà tập trung vào kỳ vọng Những mô hình này nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của kỳvọng hiện thực hóa khủng hoảng và những rối loạn thị trường tới một đồng tiền
Hình 2: Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai
Trong mô hình này, Obsfeld đã đưa ra khái niệm “kỳ vọng xoay vòng”
(self-fulfilling expectations),vì vậy mà mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứhai còn được gọi là mô hình kỳ vọng xoay vòng.Theo ông,việc quyết định bảo vệ
tỷ giá hối đoái cố định có cả lợi ích và chi phí Đứng trước sức ép phải thả nổi tỷgiá,nếu chính phủ quyết định bảo vệ tỷ giá cố định thì lợi ích có được sẽ là uy tín
về chính sách trong dài hạn.Nhưng việc bảo vệ tỷ giá tạo ra những tác động tiêu
Trang 10cực tới nền kinh tế vì thường thì lãi suất phải tăng lên Lãi suất tăng,trước hết làmsuy giảm tăng trưởng kinh tế và gây ra thất nghiệp Một tác động tiêu cực khác làđối với hệ thống ngân hàng,lãi suất cao buộc các ngân hàng phải trả lãi cao hơncho các nguồn vốn huy động Nhưng đối tượng vay nợ theo lãi suất thả nổi sẽ gặpkhó khăn về khả năng thanh toán Tỷ lệ nợ khó đòi và tình trạng vỡ nợ vì thế giatăng làm ảnh hưởng tới năng lực tài chính và khả năng thanh toán của hệ thốngngân hàng.
Đứng trước sự cân đối giữa lợi ích và chi phí, chính phủ có thể lựa chọnbảo vệ tỷ giá hối đoái hay thả nổi tỷ giá.Các nhà đầu cơ cũng có hai sự lựa chọn:hoặc là tấn công vào đồng nội tệ hoặc là không.Nếu thấy tại một thời điểm nàođó,việc bảo vệ tỷ giá cố định tạo nên những chi phí kinh tế quá lớn thì các nhàđầu cơ có thể giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Kỳ vọng này làm cácnhà đầu cơ và cả nhiều nhà đầu tư khác đồng loạt bán nội tệ để mua ngoại tệ
Điểm then chốt trong mô hình của Obfeld là khủng hoảng hoàn toàn có thểmang tính tự phát sinh chỉ do yếu tố tâm lý của các nhà đầu cơ lẫn đầu tư chứkhông phải do những yếu kém nội tại của nền kinh tế Sở dĩ có điều này là bởi vì
kỳ vọng ban đầu có được phụ thuộc vào việc thay đổi giá cả và chỉ số kinh tếkhác tác động như thế nào tới tình hình kinh tế và chính trị.Nhưng ngượclại,những thay đổi về giá cả và các chỉ số kinh tế này lại có thể xảy ra đơn giản là
vì kỳ vọng của các nhà đầu tư.Những yếu tố có tác động qua lại theo kiểu xoayvòng này có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng mà lẽ ra không thể xảy ra nhưng lạixảy ra khi các đối tượng có cùng một kỳ vọng như vậy
Nhược điểm của mô hình:
Khó giải thích những sự nhảy vọt của nền kinh tế giữa các trạng thái cânbằng.Thông thường,phải mất một thời gian nhất định thì lãi suất trong nướcmới ảnh hưởng bất lợi tới thất nghiệp và ngân sách.Do đó,mô hình có thể
Trang 11không giải thích được tại sao khủng hoảng tự phát lại xảy ra trong thời gianngắn như vậy.
Mô hình cũng không thể giải thích được tại sao các nhà đầu tư lại đồng loạtđiều chỉnh dự đoán của họ gây ra những chuyển động của nền kinh tế giữa cácđiểm cân bằng Mô hình này chỉ có thể giải thích tốt tình huống trong đó nhàđầu tư hoặc nhà đầu cơ lớn tồn tại trên thị trường nhưng không thể giải thíchđược tình huống mà ở đó cần sự phối hợp giữa các nhà đầu tư để tạo ra nhữngcuộc tấn công tự phát
c Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba
Mô hình này được đưa ra sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 bởiPaul Krugman, Radelet và Sachs vào năm 1998 Các nhà nghiên cứu đã chỉ ramối quan hệ khá chặt chẽ giữa những trục trặc trong khu vực ngân hàng tài chínhvới khủng hoảng tiền tệ
Hình 3: Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba
11
Tình hình kinh tế vĩ mô:
- Tỷ giá hối đoái thực bị nâng cao
- Thâm hụt thương mại gia tăng
Phân bổ vốn sai lệch:
- Đầu tư quá mức
- Bong bóng giá tài sản
Trang 12Mô hình trên trình bày cơ chế truyền động gây ra khủng hoảng Có banguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng khoảng
Thứ nhất là những trục trặc trong nội tại các nền kinh tế, đặc biệt là trong
hệ thống tài chính tồn tại cơ chế phân bổ tín dụng theo chỉ định (với các khoảnvay được chính phủ ngầm bảo đảm) Có nghĩa là khi các ngân hàng cho vay theochỉ đạo của chính phủ thì luôn tồn tại một giả định ngầm rằng chính phủ sẽ bảolãnh và cứu giúp nếu khoản vay đó không đòi được Khi đó, cơ chế giám sát vàcác quy định về hoạt động thận trọng thường được coi nhẹ Hơn thế nữa, tâm lý ỷlại vào sự bảo đảm của chính phủ này đã dẫn tới đầu tư quá mức và tập trung vàonhững dự án có rủi ro cao vì tỷ suất sinh lời cao
Tâm lý ỷ lại kéo theo việc đầu tư quá mức Nếu đầu tư được tập trung vào cáctài sản có mức cung cố định (ví dụ như bất động sản mà hầu hết các công ty tàichính ở Thái Lan đầu tư vào), thì giá tài sản sẽ gia tăng và tạo nên bong bóng giátài sản Trong khi đó , các tổ chức tín dụng cũng tiếp tục cho vay để đầu tư vàotài sản bởi họ cảm thấy yên tâm khi thấy giá tài sản dùng làm thế chấp lại tănglên Thực tế khủng hoảng ở một số nước Châu Á 1997 cho thấy một tỷ trọng lớnvốn cho vay của ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng được tập trungvào khu vực bất động sản Ở Indonesia, các khoản cho vay khu vực bất động sảntăng 37%/năm trong giai đoạn 1992-95 (trong khi tổng tín dụng ngân hàngchỉ tăng 22%/năm) Ở Thái Lan, các khoản cho vay bất động sản của những công
Trang 13ty tài chính tăng 41%/năm trong giai đoạn 1990-95 (trong khi tổng tín dụngchỉ tăng 33%/năm)
Bong bóng giá cả phình ngày một lớn thì sẽ đến lúc bị vỡ; tức là đến khi cácnhà đầu tư bắt đầu nhận thấy tình hình thực tế xảy ra không đúng với kỳ vọng.Mọi người bán tài sản vì kỳ vọng giá tài sản sẽ giảm Tài sản được bán ra ồ ạt nêngiá tài sản đúng là giảm xuống Các ngân hàng nhận thấy giá trị tài sản thế chấpgiảm xuống nên không cho vay nữa và đòi những khoản cho vay cũ về Cácnhà đầu tư, do phải hoàn trả nợ vay, nên càng phải đẩy mạnh việc bán tài sản Giá
tài sản vì vậy sụp đổ Tỷ lệ nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng tăng lên do các
khoản cho vay các cá nhân đầu tư tài sản, giờ đây không thể hoàn trả do giá tàisản giảm sút
Thứ hai là các nguồn vốn ngắn hạn đổ vào quá nhiều Thực tế khủng
hoảng Châu Á năm 1997 cho thấy từ năm 1990 đến năm 1997, lượng vốn tư nhân
đổ vào các nước đang phát triển Đông Á tăng năm lần, từ 42 tỷ USD lên 256 tỷUSD
Bảng 1: Vốn tư nhân nước ngoài chảy vào 5 nước Đông Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines), 1991-96
Trang 14Vay thương mại
và đầu tư khác
Nguồn: NHTG, “World Economic Outlook”, 5/1998 và 3/2000
Bảng số liệu trên cho thấy trong những năm thập niên 90, vốn đầu tư nướcngoài liên tục tăng Trong đó tăng mạnh nhất là vốn tư nhân, tăng từ 4,8 tỷ năm
1991 lên 29 tỷ năm 1992 Nguyên nhân là suất sinh lợi thấp ở các nền kinh
tế phát triển( chính sách tiền tệ mở rộng ở Hoa Kỳ, nới lỏng kiểm soát tài
chính ở châu Âu và tình trạng bong bóng đồng yên ở Nhật Bản) và sự thần
kỳ trong tăng trưởng của Đông Á là những động lực thúc đẩy dòng vốn dịchchuyển từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU tới các nền kinh tế Đông Á Chính phủ cácnước Đông Á cũng có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút vốn tư nhân nướcngoài
Bên cạnh đó việc chính phủ duy trì tỷ giá hối đoái cố định cũng là yếu
tố khuyến khích dòng vốn nước ngoài do rủi ro tỷ giá được loại bỏ Lãi suất nướcngoài thấp hơn lãi suất nội địa trong khi tỷ giá được cố định rõ ràng là mộtkhuyến khuyến khích cho các tổ chức kinh doanh và tài chính nội địa đi vay vốn nước ngoài
Tâm lý ỷ lại cũng xuất hiện đối với dòng vốn nước ngoài Các nhà đầu
tư nước ngoài khi cho các tổ chức tài chính trong nước vay cũng ngầm giả địnhrằng khoản cho vay của mình sẽ được chính phủ nước sở tại bảo lãnh khi nhìnthấy quan hệ gần gũi giữa chính phủ với các ngân hàng nội địa Khi kinh tế tăngtrưởng khá, lượng vốn nước ngoài chảy vào nhiều thì không ai nghĩ rằng lại cóthể không đảo được nợ hay vay mới khi các khoản vay trước đây đến kỳ đáohạn
Trang 15Dòng vốn đổ vào quá nhiều kéo theo sự bùng nổ trong khu vực tín dụng(Cấp tín dụng cho các khu vực tăng lên) Khoản vốn này có thể sẽ tiếp tục đầu tưvào tài sản và bong bóng tài sản ngày càng phình to.
Tại các nước Châu Á trong thập niên 1990, tín dụng ngân hàng cấp chokhu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng Tới cuối năm 1996, tổng giá trị nợ tàichính của khu vực tư nhân trên GDP lên tới hơn 140% ở Hàn Quốc và TháiLan (bảng 2)
Bảng 2: Nợ tài chính của khu vực tư nhân so với GDP (%)
1991 1992 1993 1994 1995 1996 Hàn Quốc 103.1 110.7 121.3 128.8 133.5 140.9
Thái Lan 88.6 98.4 110.8 128.1 142.0 141.9
Nguồn: Radelet và Sachs (1998).
Một điểm đáng lưu ý nữa là hàng loạt các khoản vay nước ngoài ngắn hạnnày được đầu tư dài hạn như vậy rủi ro thanh toán càng tăng
Bảng 3 trình bày tình hình nợ ngắn hạn nước ngoài so với dự trữ ngoại
tệ của các nước Đông Á vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng
Bảng 3: Nợ ngắn hạn vào quý II năm 1997
Nợ ngắn hạn nước ngoài
Trang 16Indonesia 34,66 20,34 1,70
Nguồn: ADB, “Asian Development Outlook”, 1999.
Chỉ có hai nước Malaysia và Philippines trong số năm nước chịukhủng hoảng là có dự trữ ngoại tệ cao hơn nợ ngắn hạn Ba nước còn lại nợ ngắnhạn đều cao hơn dự trữ ngoại hối, nhất là Hàn Quốc (chênh lệch gần gấp đôi)
Nợ ngắn hạn nước ngoài cao hơn dự trữ ngoại tệ có nghĩa là trong thời gian ngắnnền kinh tế sẽ không có khả năng chi trả
Nguyên nhân thứ ba là do chính sách cố định tỷ giá hối đoái cố định Điều
này có thể dẫn tới việc tỷ giá thực bị đánh giá cao và gây thâm hụt thương mại
Thực tế cuộc khủng hoảng Châu Á đã chứng minh cho điều này Đồng nội
tệ được gắn cố định so với dolla Mỹ Hầu hết các nước Châu Á đều có thươngmại mạnh với Nhật Bản Khi đồng yên nhật giảm giá liên tục so với dola Mỹcũng có nghĩa là giảm giá so với đồng nội tệ của các quốc gia này Nhu cầu nhậpkhẩu của Nhật đối với hàng hóa các nước này giảm đi cũng có nghĩa là xuất khẩu
ở các nước này giảm xuống Biểu đồ bên dưới cho thấy sự tăng giá của đồng Yên
đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của một số nước trong hai năm 1996 và 1997
Trang 17Bảng 5: Tăng trưởng xuất khẩu ở Đông Á (%)
Nguồn: NHTG, “East Asia – The Road to Recoverty”, 1998
Xuất khẩu giảm mạnh đã dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai Dấu hiệu rõnhất là ở Thái Lan Thâm hụt tài khản vãng lai của Thái Lan vào năm 1996 lêntới 8% GDP,trong khi con số của bốn nước còn lại ở trong khoảng 3,4-4,8%
Bảng 6: Thâm hụt tài khoản vãng lai (%GDP)
Nguồn: NHTG, “Chỉ số phát triển thế giới 2002”
Thêm vào đó, mức thâm hụt này lại tiếp tục được tài trợ bởi dòng vốn vay ngắnhạn nước ngoài chảy vào (theo NHTG 1998)
Trang 18Thâm hụt tài khoản vãng lai cao tạo nên kỳ vọng về sự phá giá của đồngnội tệ và dẫn tới một cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng nội tệ làm cạnkiệt dự trữ ngoại hối Chính phủ ban đầu dùng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giánhưng cũng không có khả năng duy trì được lâu Chính phủ lúc đó buộc phải
từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định và để đồng nội tệ phá giá Khủng hoảng tiền tệ xảy
ra
Đi liền với khủng hoảng tiền tệ là khủng hoảng ngân hàng Lãi suất caotrong thời gian chính phủ bảo vệ tỷ giá buộc cả các tổ chức tài chính và các đốitượng vay vốn lâm vào tình thế khó khăn
Sự bất ổn của ngân hàng trong lúc này cũng làm mất lòng tin từ nhà đầu tư.Người gửi tiền đến rút tiền ồ ạt Mặc dù, giá trị tài sản có vẫn lớn hơn giá trị tàisản nợ (tức là xét về tiêu chuẩn tài chính thì ngân hàng vẫn đứng vững), nhưngngay tại thời điểm bị rút tiền đồng loạt thì không có khả năng trả tiền
Đồng nội tệ giảm giá kéo theo sự rút vốn hàng loạt của nhà đầu tư nướcngoài Đồng nội tệ được bán ra hàng loạt Những người vay ngoại tệ trước đây tinrằng tỷ giá hối đoái được cố định thì nay bắt đầu lo ngại và cũng mua đô lavào để đảm bảo có đô la để trả nợ khi đáo hạn Những gì xảy ra giống như mộtcơn hoảng loạn rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng Chính hành vi này đã làm chocác nền kinh tế Đông Á, giống như các ngân hàng, không còn khả năng thanh
toán Hàng loạt ngân hàng phá sản Thêm vào đó, khi đồng nội tệ bị phá giá,
nợ phải trả tính ra đồng nội tệ của các khoản nợ nước ngoài tăng vọt, kéo theo
sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính nữa
2 Khủng hoảng ngân hàng
Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa thì: Khủng hoảng ngân hàng
là trạng thái các ngân hàng bị lầm vào tình trạng rút tiền ồ ạt và phá sản Các
Trang 19ngân hàng buộc phải dừng việc thanh toán các cam kết của mình, hoặc để tránhtình trạng này, chính phủ buộc phải can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ đặc biệt.Khủng hoảng ngân hàng có thể bùng phát tại một ngân hàng và lan truyền ra toàn
bộ hệ thống” Những lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng lại cho rằng tính bất ổn(dễ đổ vỡ) của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ tính bất cân xứng thông tin củathị trường, là tình trạng khi một bên trong mối quan hệ kinh tế hay giao dịch có ítthông tin về phía bên kia, điều này dẫn tới ba vấn đề cơ bản sau:
Sự lựa chọn đối nghịch: lựa chọn đối nghịch là vấn đề thông tin bất cân
xứng xuất hiện trước khi giao dịch thực hiện,do những người cho vay có ít thôngtin từ những người đi vay.Trong khi đó,những người đi vay đã tham gia vàonhững dự án chứa đựng nhiều rủi ro đang tìm kiếm một cách chủ động nhữngkhoản cho vay.Vì vậy,những người đi vay đưa ra những thông tin sai lệch về hiệuquả của những dự án và khiến những người cho vay (ngân hàng) rơi vào vị thếrủi ro tín dụng rất cao,đe dọa đến tính thanh khoản của ngân hàng
Rủi ro về đạo đức: rủi ro về đạo đức xuất hiện sau khi giao dịch được
thực hiện Đứng trên quan điểm của người cho vay,họ sẽ quan tâm đến việckhoản vay có được sử dụng đúng mục đích hay không Rủi ro về đạo đức có thểxảy ra khi người đi vay sử dụng tiền để đầu tư vào những dự án rủi ro cao Nếu
dự án thành công, họ sẽ nhận được những lợi ích lớn.Ngược lại khi dự án thấtbại,người cho vay phải là người gánh chịu hầu hết hậu quả.Mặt khác,rủi ro đạođức còn là việc người đi vay sử dụng tiền vay cho mục đích chi dùng cá nhân haythực hiện những dự án không có khả năng sinh lời mà chỉ nhằm vào việc tăng vịthế hay quyền lực
Tâm lý bầy đàn: Những người cho vay thường cố gắng theo sự dẫn dắt
của người mà họ tin tưởng là sẽ có những thông tin tốt hơn.Tâm lý bầy đàn xuất
Trang 20hiện khi các nhà đầu tư thiếu thông tin về những người quản lý quỹ củamình.Những người quản lý quỹ yếu kém lại nhận thấy là hợp lý khi thực hiệntheo những quyết định của những nhà đầu tư khác để không bị phát hiện là mìnhthật sự yếu kém.Và cuối cùng tâm lý bầy đần trở thành kỳ vọng hợp lý khi cácnhà đầu tư,công ty quản lý quỹ,ngân hàng có cùng những hành động giống nhưnhau.
Trong thế giới tài chính đặc trưng bởi hiện tượng bất cân xứng thôngtin,những nhà cung cấp quỹ gặp khó khăn trong việc quản lý các trung gian tàichính.Các tổ chức này cũng gặp những khó khăn tương tự đối với những người
sử dụng quỹ.Vì vậy,những tài sản của ngân hàng thường có đặc trung là khóchuyển đổi và không dễ định giá trên thị trường,những ngân hàng với nhữngkhoản nợ của mình chủ yếu được cấu thành bởi nhu cầu tiền gửi rất dễ bị tổnthương đối với việc đánh giá lại kỳ vọng.Điều này góp phần vào tính dễ đổ vỡvốn có của ngân hàng.Dễ dàng nhận thấy,với sự hiện diện của những thông tinkhông tương xững hay không đầy đủ,nhà đầu tư sẽ thực hiện những hành độngqua đó có thể khuếch đại những biến động về giá và gây ra những cuộc khủnghoảng bất ngờ
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ngân hàng không chỉ là vấn đề bất cânxứng thông tin mà còn được gắn kết vào sự biến động có tính chu kỳ của nềnkinh tế hoặc những cú sốc bất lợi từ bên ngoài và quá trình tự do hóa tàichính.Tuy nhiên,dựa vào các lập luận về hiện tượng bất cân xứng thông tin ở trêncho thấy việc gia tăng trong lãi suất và tính không chắc chắn là những nguyênnhân chủ yếu làm tăng sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng và có thể dẫn tới khủnghoảng.MiSkin F.S(1996) đã thêm vào hai nguyên nhân tiềm ẩn làm cho khủnghoảng ngân hàng dễ xảy ra ở các nước đang phát triển hơn.Đó là:
Trang 21Thứ nhất,các nước đang phát triển thường là những noi sản xuất hàng hóa
thô,dễ bị tác động bởi những cú sốc thương mại.Điều này có thể phá hỏng bằngcân đối kế toán của ngân hàng,được cấu thành chủ yếu bởi khoản cho vay đếncác doanh nghiệp trong nước.Sự thiếu tính đa dạng hóa bên ngoài có thể đưa tớinhững vấn đề trầm trọng ở các nước đang phát triển hơn là những quốc gia pháttriển có sự đa dạng hóa tốt ở nhiều nước
Thứ hai,các ngân hàng ở những nước đang phát triển huy động vốn với
những khoản nợ bằng ngoại tệ.Vì vậy,một sự sụt giảm giá trị đồng nội tệ có thểgia tăng tình trạng nợ nần,trong khi giá trị tài sản của ngân hàng không tăng.Kếtquả là dẫn đến sự xấu đi của vốn chủ sở hữu sẽ làm gia tăng khả năng phá sảncủa ngân hàng
3 Khủng hoảng kép loại một
Khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng có thể đi liền với nhau, cái
nọ dẫn tới cái kia và tạo nên cái gọi là khủng hoảng kép (twin crisis) Khi đó,
khủng hoảng tài chính trở nên rất trầm trọng và có thể dẫn tới khủng hoảng
về kinh tế - xã hội Như trường hợp Đông Á cho thấy, các đợt tấn công đầu
cơ vào đồng baht xảy ra vào tháng 7 năm 1997 đã làm chính phủ Thái Lan phảibảo vệ đồng tiền của mình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ Khi
dự trữ ngoại tệ gần cạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá Khủng hoảngnhanh chóng lan ra các nước Đông Á khác Đồng nội tệ của Hàn Quốc,Indonesia, Malaysia và Philippines đều chịu sức ép Sự phá giá đồng nội tệ ở cácnước này cùng với lãi suất gia tăng đã làm nhiều doanh nghiệp trước đây vay
nợ bằng ngoại tệ không còn khả năng chi trả Khó khăn của doanh nghiệp nhanhchóng trở thành khó khăn của các tổ chức tài chính và khủng hoảng ngânhàng xảy ra
Trang 224 Khủng hoảng nợ và khủng hoảng kép loại hai
Khủng hoảng nợ ( debt crisis) là tình trạng một quốc gia, thông thường
là các nước đang phát triển không có khả năng chi trả các khoản nợ vay đến hạn.Một điểm thú vị của khủng hoảng nợ là nó không diễn ra một mình mà thường đikèm với khủng hoảng tiền tệ, tạo nên hiện tượng khủng hoảng kép, người ta gọi
là khủng hoảng kép loại hai
Các kết quả nghiên cứu có năm nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ quốctế: duy trì chính sách vĩ mô sai lầm, bất ổn trong hợp đồng vay nợ, bất ổn trongmối quan hệ giữa quốc gia chủ nợ và con nợ, quan hệ bất ổn giữa các quốc giachủ nợ và bất ổn trong chu chuyển dòng vốn giữa các quốc gia trên thế giới Ởtrường hợp cuộc khủng hoảng của các nước Châu Mỹ Latin, các nhà kinh tế họctheo trường phái thị trường chỉ tập trung vào hai yếu tố đầu tiên, trong khi trườngphái đối lập tập trung vào yếu tố thứ năm Cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997,các nhà kinh tế học theo trường phái thị trường tự do có kiểm soát nhấn mạnhyếu tố thứ ba và thứ tư, do hai yếu tố đầu tiên đã được giải quyết khá tốt; các nhàkinh tế học phi thị trường một lần nữa tập trung vào yếu tố thứ năm, tái cấu trúcdòng vốn quốc tế
Trong một nghiên cứu gần đây, Cristina và Narayana ( 2008) đưa ra mộtgiả thuyết hoàn toàn mới về nguyên nhân khủng hoảng nợ của nền kinh tế mớinổi Đó là tài sản của các công ty phá sản không được thanh lý một cách thỏađáng do cơ chế phá sản yếu kém và tài sản thiếu tính thanh khoản , điều đó gây ramột sự phá sản dây chuyền và có khả năng kích hoạt một cuộc khủng hoảng nợ
Cơ chế như sau: đầu tiên xuất phát từ các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vàocác dự án với mức tỷ suất sinh lợi có độ bất ổn cao Với một hợp đồng vay kiểumẫu, doanh nghiệp hoạt động tốt thì trả được nợ, doanh nghiệp hoạt động khôngtốt thì phải phá sản và thanh lý tài sản để trả nợ Vấn đề ở đây là không thể thanh
Trang 23lý hoàn toàn được tài sản vì chúng có khối lượng quá lớn Điều này có khả năngkích hoạt một sự phá sản dây chuyền giữa các doanh nghiệp có quan hệ với nhau
vì các doanh nghiệp chủ nợ lâm vào vào tình trạng khó khăn do không thể nhậnlại tài sản của mình Khi đó, ngay cả các doanh nghiệp đang hoạt động tốt cũng
có thể chọn phá sản vì họ cho rằng hậu quả của việc này là nhỏ khi hầu hết cácdoanh nghiệp khác cũng làm như vậy Điều này xảy ra làm cho nguồn thu thuếsụt giảm, dẫn đến hậu quả là chính phủ không thể hoàn trả các khoản nợ nướcngoài một cách đầy đủ Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra một vấn đề khácbên cạnh tính thanh khoản của tài sản và cơ chế phá sản yếu kém là hiện tượngbất cân xứng thông tin trong cho vay của khu vực tư nhân
5 Mô hình khủng hoảng thế hệ mới – mô hình khủng hoảng thế hệ thứ tư
Nhìn chung, ba thế hệ về mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ đều phảnánh các yếu tố kinh tế như: chỉ số CPI, tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách,cán cân thanh toán, cung tiền, tín dụng trong nước và các yếu tố phi kinh tế như:
kỳ vọng, hành vi bầy đàn và tính lan truyền là cơ sở cho việc xây dựng mô hìnhcảnh báo sớm tiền tệ Tuy nhiên, Breuer (2004) đã đặt ra câu hỏi về vai trò củacác yếu tố thể chế như khung pháp luật, luật bảo vệ quyền sở hữu, quy định tàichính trong mô hình cảnh báo Chính vì vậy, mô hình thế hệ thứ 4 về cảnh báokhủng hoảng tiền tệ đã ra đời trên cơ sở kết hợp các yếu tố của thế hệ mô hìnhthứ 1, 2 và 3 và bổ sung thêm yếu tố thể chế vào mô hình
Mô hình này được xây dựng dựa trên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầunăm 2008 Theo David Mayer và Foulkes, cuộc khủng hoảng này có nguồn gốc
từ tăng trưởng kinh tế dưới tác động của toàn cầu hóa, bằng cách áp dụng các lýthuyết kinh tế học, hai ông đã xây dựng một mô hình tăng trường kinh tế gồm cácbiến: tích lũy tư bản, thay đổi công nghệ, thương mại và đầu tư trực tiếp nước
Trang 24ngoài (những thành phần chính của quá trình tăng trưởng toàn cầu trong dài hạn)
nhằm minh chứng nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Hình 4: Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ tư
Lãi suất giảm
THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
Các phát kiến tài chính (CDO,CDS, MBS, ABS…)
Chủ nghĩa thị trường tự do (giá điều tiết)
Bong bóng giá nhà
đất
Khủng hoảng tài chính
toàn cầu
Trang 25Mô hình này kết luận rằng nguồn gốc cuộc khủng hoảng chính là khoản lợinhuận khổng lồ được tạo ra từ FDI Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là sựkết hợp của khủng hoảng kéo dài bởi thiếu hụt trong đầu tư thực cùng với sự sụp
đổ của thị trường nhà đất và của hệ thống tài chính bị buông lỏng quá mức Đểhiểu rõ hơn về nguyên nhân sụp đổ hệ thống tài chính năm 2008 ta cùng tìm hiểu
về mô hình khủng hoảng thế hệ thứ tư
Mô hình được lý giải từ việc giảm lãi suất để kích thích đầu tư, ngăn ngừathất nghiệp và khuyến khích tiêu dùng thông qua tăng chi tiêu của chính phủ hoặcgiảm thuế Tuy nhiên, lãi suất thấp được duy trì trong cả thập niên làm cho lượngđầu tư bị bão hòa Các nước đang phát triển cần nguồn tài trợ cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng Thêm vào đó là sự tồn tại của hàng loạt những rào cản (…) choviệc khơi thông nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - thành phần kinh
tế năng động và dễ thích nghi với những biến động thường xuyên của môi trườngkinh tế toàn cầu Kết hợp với những chính sách tự do hóa tài chính trong suốt haithập kỉ vừa qua nên dòng chu chuyển vốn quốc tế từ những quốc gia phát triển đổvào thị trường tài chính, dẫn đến một sự thiếu hụt trầm trọng và kéo dài cho khuvực kinh tế thực
Bên cạnh đó, nguồn nhân công giá rẻ tại các nước đang phát triển thu hútnguồn đầu tư từ các nước phát triển, các công ty đa quốc gia (MNC) đã tận dụngcác khe hở thuế để đưa sản xuất ra nước ngoài, tạo ra dòng chảy FDI từ các nướcphát triển sang các nước kém phát triển Tuy nhiên, chính vì tự do hóa nên cácnước phát triển đã lợi dụng nguồn nhân công giá rẻ ở nước ngoài để giảm chi phísản xuất, đưa sản xuất ra nước ngoài nhưng không đưa sự tiến bộ khoa học kĩthuật, không đầu tư công nghệ cho các nước được đầu tư, sản xuất sản phẩmxong là đưa về nước, không tạo cơ hội cho các nước kém phát triển học hỏi.Chính điều này tạo sự khác biệt về công nghệ giữa các nước phát triển và kém
Trang 26phát triển Ngoài ra, FDI tạo ra sự lan tỏa về công nghệ làm tăng khả năng hấpthụ khoa học kĩ thuật cho những quốc gia nhận FDI Việc kết hợp công nghệ tiêntiến cùng với lao động giá rẻ đã tạo ra khoản lợi siêu ngạch cho các MNC Lợinhuận siêu ngạch từ FDI có xu hướng tập trung vào những người có thu nhậpcao, làm gia tăng sự bất bình đẳng ở các quốc gia Mặt khác, khi chi phí nhâncông càng rẻ thì những khuyến khích cho sự đổi mới càng ít hơn Vì thế, FDI tácđộng đến quá trình tích lũy tư bản lớn hơn sự thay đổi công nghệ Qúa trình tíchlũy vốn diễn ra nhanh, đầu tư vào Thị trường tài chính nhiều hơn Hơn thế nữa,khoản lợi nhuận siêu ngạch từ FDI góp phần quan trọng trong việc hình thành lànsóng tiết kiệm toàn cầu, dẫn đến sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, qua đólàm cho lãi suất trong thời gian dài bị hạ thấp một cách đáng kể Lãi suất tạo rabong bóng tài sản xuất hiện đồng thời ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giớicộng với sự bùng nổ của những phát kiến tài chính và cơ chế giải điều tiết đã làmcho hệ thống tài chính bị sụp đổ Đó chính là mô hình khủng hoảng thế hệ mới.
CHƯƠNG II: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2007-2009
1. Các yếu tố kinh tế
Một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng khủng hoảng tài chínhnăm 2008 là các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tài chính Mỹthông qua hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn và nghiệp vụ chứng khoán hoá mànhiều chuyên gia gọi là “Cỗ máy đầu tư cấu trúc” (Structured Investment Vehicle– SIV) Đây có thể được xem là mô hình chứng khoán hoá bất động sản kiểu Mỹđược hình thành từ những năm 1980 Phương thức kinh doanh của các SIV là huyđộng vốn ngắn hạn thông qua việc phát hành thương phiếu (commercial paper)với lãi suất thấp để đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản
Trang 27(asset-backed securities), đa số trường hợp là bất động sản với lãi suất cao.Nguyên nhân cuộc khủng hoảng có thể được khái quát qua 3 bước sau:
Thứ nhất, từ sau năm 2000, vào đầu năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát
khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ lãi suất cơ bản, từ 6.5%năm 2000 xuống còn 1% năm 2004 dẫn đến việc các ngân hàng thương mại cũng
hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản; lãi suất LIBOR và SIBOR giảm xuốngtheo còn khoảng 3% , đây là lãi suất cho vay được tính từ các ngân hàng lớn của
Mỹ trong ngày à phản ánh lãi suất liên ngân hàngà Ngân hàng sẽ dễ tăng tài sảncủa mình, vì:
Lãi suất thấp, những người trước kia có ý muốn mua nhà nhưng vì lãi suất
cao, khó kiếm thu nhập để trả lãi; bây giờ lãi suất thấp, vay mua nhà thì sẽ dễtrả hơn à Kích thích mua nhà à số lượng người vay mua nhà tăng lên Bêncạnh đó, lãi suất thấp còn kích thích giới đầu cơ vay mua nhà để đầu cơ, saunày bán lại kiếm lợi Do đó, cầu về nhà tăng lên à giá nhà tăng à đây là điều dễhiểu, vì đó là cung cầu trên thị trường, tác động đến giá cả
Tuy nhiên, nêu chỉ tuân thủ theo nguyên tắc nhằm đáp ứng những nhu cầunày thì không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra Ở Mỹ có hình thức cho vay dướichuẩn ( trong 3 hình thức cho vay: Nợ đạt chuẩn, nợ gần chuẩn, nợ dưới chuẩn),
là hình thức ngân hàng cấp cho khách hàng món vay mua bất động sản trong khikhách hàng đó không có khả năng trả nợ Bên cạnh đó, sau khi cấp khoản vaynày, ngân hàng còn cho chính khách hàng này vay để trả khoản nợ mua nhà đó
Sở dĩ có điều này là do, cả ngân hàng và khách hàng đều hiểu rằng, giá nhà tăng
là nguồn trả nợ của khách hàng khi thị trường đi lên Chính phủ Mỹ lúc bấy giờlại có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo được vay tiền dễdàng hơn để mua nhà Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công tytài chính (CTTC) được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac Hai
Trang 28công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoảncho vay của các NHTM cho người nghèo mà không cần chứng minh thu nhậpcòn gọi là cho vay dưới chuẩn (subprime), biến chúng thành các loại chứng từđược bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities – MBS),rồi bán lại cho các nhà đầu tư trên TTCK, chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức lớnnhư Bear Stearns và Merrill Lynch Khi đã chứng khoá hoá các khoản cho vaybất động sản, hay nói cách khác là đã hình thành một sự liên thông mật thiết vớiTTCK thì thị trường bất động sản (TTBĐS) không còn là sân chơi duy nhất củacác NHTM hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa mà đã có
sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư và đầu cơ trên TTCK vốn có khả năng tàichính rất dồi dào Về bản chất, MBS là một công cụ phái sinh từ bất động sản nênviệc phát hành, giao dịch và bảo hiểm MBS hết sức thông thoáng và Chính phủ
Mỹ dường như không thể kiểm soát nổi Do có thể bán lại phần lớn các khoảnvay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các NHTM đã trở nên mạo hiểmhơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay Vì có sự khácnhau về rủi ro của các loại MBS cho nên các công ty bảo hiểm và thẩm định rủi
ro, chẳng hạn như AIG, cũng nhảy vào để bán bảo hiểm cho các nhà đầu tư MBS.Các sản phẩm bảo hiểm này được gọi là credit default swap (CDS), với mục đíchbảo đảm cho các nhà đầu tư MBS là trong trường hợp những người vay tiền muanhà không trả được nợ và làm cho MBS mất giá thì sẽ được bồi thường Sự việcnày đã tạo nên một loạt chân rết mới, kéo thêm các thành phần khác tham giacuộc chơi, bởi vì bán bảo hiểm loại này trong lúc thị trường bất động sản đangphất lên và ít người vỡ nợ thì rất có lời
Các nước khác cũng bắt chước Hoa Kỳ và bán ra loại trái phiếu phái sinhMBS này trong thị trường tài chính của họ
Trang 29Vì vậy trên toàn thế giới tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS
bị “nhiễm độc” chưa thể tính hết được Bear Stern, Indy Mac, Fannie Mae,Freddie Mac, Lehman Brothers, Meryll Lynch, Washington Mutual, Vachovia,Morgan Stanley, Goldman Sachs v.v (Mỹ), New Century Financial, NorthernRock, HBOS, Bradford & Bringley (Anh quốc), Dexia (Pháp-Bỉ-Luxembourg),Fortis, Hypo (Đức-Bỉ), Glitner (Iceland) hoặc bị lung lay hoặc bị ngã gục
Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tàichính, nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo, bởi hàng loạt ngânhàng lớn trên thế giới đã đầu tư mua loại trái phiếu MBS này Trầm trọng hơnnữa là những “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi”, tiếng Mỹ gọi là “Credit DefaultSwap – CDS” Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảohiểm quốc tế bán ra, theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trảđầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả được nợ.Bên Mỹ tổng số CDS ướctính khoảng 35 nghìn tỷ USD, và toàn thế giới khoảng 54.600 tỷ USD (theo ướctính của Hiệp hội “International Swap and Derivatives Association”)
Ngoài ra còn tạo thêm các chứng khoán ABS, CDO, CDs, bán chứngkhoán ra giới đầu tư đã kéo nhiều tổ chức tài chính tham gia vào lĩnh vực này.Việc mua các chứng khoán này sẽ được đảm bảo bằng nguồn thu chủ yếu từ cáckhoản cho vay bất động sản này, cộng với các khoản cho vay khác Tuy nhiên,việc chứng khoán hóa thực hiện qua nhiều giai đoạn và nhiều tổ chức khác nhau,khi các nhà đầu tư nắm giữ các chứng khoán này cũng không biết rõ nó có nguồngốc từ đâu, chỉ biết tổ chức phát hành là ai Qua phân tích trên, rõ ràng các ngânhàng chủ yếu gia tăng về tài sản dài hạn của mình
Về nguồn vốn để cho vay: Các ngân hàng Mỹ chủ yếu huy động các khoản
vốn ngắn hạn để có vay dài hạn à càng mở rộng tài sản càng tăng nợ ngắn hạn
Trang 30của ngân hàng Do việc vay vốn ngắn hạn rẻ hơn chi phí vốn dài hạn, nên cácngân hàng chủ yếu huy động vốn từ nguồn này.
Như vậy, nhìn vào thực tế thì các NHTM đã huy động vốn ngắn hạn đểcho vay dài hạn vào một lĩnh vực khá nhạy cảm là bất động sản, mặc dù để đảmbảo khả năng thu hồi nợ họ đã bán các khoản cho vay này cho các tổ chức tàichính và đã để lại cho nền kinh tế, thị trường tài chính rủi ro rất lớn Đó là rủi ro
vỡ nợ khi giá của các tài sản dài hạn là bất động sản xuống thấp hơn giá trị củacác khoản nợ ngắn hạn và rủi ro thanh khoản do việc đi vay ngắn hạn nhưng lạicho vay dài hạn Rủi ro này sẽ tăng lên gấp bội trong điều kiện thiếu sự kiểm soát
và giám sát của Chính phủ
Thứ hai, sau giai đoạn giảm lãi suất này, Fed nhận thấy việc áp dụng lãi
suất thấp gây ra áp lực lạm phát và hình thành bong bóng bất động sản (đổ vốn
nhiều vào thị trường BĐS), do đó đã tiến hành tăng lãi suất từ giữa năm 2004
đến giữa năm 2006 đạt mức 5.25% Lãi suất tăng cao tác động đến khả năng trả
nợ của những người đi vay giảm nhanh chóng Tài sản cho vay được chứngkhoán hoá bị bán ra ào ạt, khiến cho giá của chúng sụt giảm mạnh trên thị trườngchứng khoán Điều mà các ngân hàng,như Freddie và Fannie, và tổ chứcbảo hiểm, như AIG, không kỳ vọng xẩy ra, thì nayđã trở thành thực tế: cùng mộtlúc, hàng loạt con nợ bị vỡ nợ với uy mô lớn, khiến cho vốn của các ngân hàng bịbốc hơi nhanh chóng Sự hoảng loạn từ thị trường nhà đất, lan sang thị trườngchứng khoán, rồi lan sang hệ thống ngân hàng (bank panics) Khủng hoảng tàichính bắt đầu diễn ra
Những người có nhu cầu mua nhà để sinh hoạt cũng giảm nhu cầu mua nhàcủa mình xuống do lãi suất cao.Chính vì lý do này kéo nhu cầu mua nhà giảmxuống giá nhà giảm Khi giá nhà giảm, các nhà đầu tư trên thị trường bắt đầuphản úng của mình
Trang 31 Nhu cầu giảm tác động đến giới đầu tư Sự giảm giá nhà dẫn đến việc bán nhà
để cắt lỗ trước khi quá muộn
Thị trường bất động sản đóng băng do sự giảm giá, kéo theo tài sản của ngânhàng giảm, ngân hàng phải phát mãi tài sản đang nắm giữ: MBS, ABS à nhằmđảm bảo các chỉ tiêu về họat động của mình à giá các tài sản này giảm xuống
Về phần nguồn vốn của mỗi ngân hàng, việc vay trên thị trường liên ngânhàng có dấu hiệu sụt giảm: một phần do lãi suất tăng, một phần việc cho vaykhông an toàn do sự đi xuống của thị trường bất động sản Do đó, làm chongân hàng thiếu vốn huy động được từ liên ngân hàng
Việc sụt giảm của thị trường, tác động đến tâm lý của người gửi tiền do nhậnthấy bảng cân đối kế toán của các ngân hàng đang trở nên xấu đi, do đó sốlượng người rút tiền tăng lên à Đòi hỏi các ngân hàng phải thanh lý tài sản(MBS, ABS) của mình để có tiền mặt à giá các tài sản này càng giảm à các chỉtiêu về hoạt động này càng xấu đi.Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắcchắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bịrung động theo, bởi hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới đã đầu tư mua loạitrái phiếu MBS này Trầm trọng hơn nữa là những “hợp đồng bảo lãnh nợ khóđòi”, tiếng Mỹ gọi là “Credit Default Swap – CDS” Các hợp đồng này do các
tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra, theo đó bên muaCDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vaykhông trả được nợ.Bên Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35 nghìn tỷ USD, vàtoàn thế giới khoảng 54.600 tỷ USD (theo ước tính của Hiệp hội
“International Swap and Derivatives Association”)
Như vậy, nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từkhủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ Những bất ổn từ hoạt động cho vay dướichuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng Cuộc khủng
Trang 32hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùngdẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiếnnhiều công ty lớn phá sản.
2. Yếu tố pháp lý
Chính vì huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nhằm chạy theo lợinhuận và bỏ qua các yếu tố kiểm soát rủi ro mà đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới vào những năm 1929-1933 của thế
kỷ trước Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lần đó là không có sự tách bạchgiữa hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động kinh doanh chứng khoán của củacác NHTM Hay nói khác đi, việc không có sự tách bạch giữa chức năng NHTM
và ngân hàng đầu tư (NHĐT) trong cùng một ngân hàng đã tạo ra kẽ hở nguyhiểm trong Luật ngân hàng Mỹ lúc bấy giờ Lợi dụng kẽ hở này, các NHTM sửsụng tiền huy động ngắn hạn để đầu tư vào chứng khoán Khi TTCK phát triểnnóng đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các ngân hàng này và đẩy giá chứngkhoán vượt xa giá trị thực, tạo nguy cơ “bong bóng” Khi “bong bóng” chứngkhoán “xì hơi”, giá chứng khoán “tuột dốc không phanh” các ngân hàng khôngbán được chứng khoán để thanh toán các khoản vay đến hạn hoặc để đáp ứng nhucầu rút tiền trước thời hạn của người gửi tiền thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ đã thực sự nổ ra Bên cạnh đó, trước sự sụt giảm liên tục của giá chứng khoán,giới đầu cơ giá xuống “Bear” đã chớp thời cơ thực hiện bán khống bằng cách vaynhững cổ phiếu của các tập đoàn, ngân hàng lớn ồ ạt bán ra tạo nên áp lực giảmgiá không gì cứu vãn nổi Sau khi giá chứng khoán giảm đến một mức nào đó,giới đầu cơ sẽ mua và trả lại nơi đã cho vay cộng thêm một ít phí, còn lại sẽ đượchưởng
Trong bối cảnh đó, để cứu nền kinh tế, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luậtngân hàng (Glass-Steagal Act) năm 1933, sau khi Tổng thống Franklin Roosevelt
Trang 33nhậm chức Đạo luật này đã tách bạch rõ ràng giữa hoạt động của NHTM và hoạtđộng của NHĐT Theo đó, NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vayvào các hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất trên cơ sở đảm bảo tàisản của người vay NHTM trả lãi suất tiền gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X+ 2 (hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của ngườidân đã gửi tiền tiết kiệm Các NHTM cũng bị cấm thực hiện bảo lãnh phát hànhchứng khoán công ty (trừ trái phiếu Chính phủ) Chỉ những công ty môi giới và
tự doanh chứng khoán, các NHĐT mới được thực hiện các dịch vụ liên quan đếnchứng khoán công ty Điều kiện và chế độ cấp phép đối với hoạt động của cáccông ty môi giới chứng khoán bị siết chặt Trong khi đó, hoạt động của NHĐT lànhững hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao nên các nhà đầu tư vào các ngânhàng này phải được biết như vậy và phải chấp nhận rủi ro Sự tách biệt giữa hoạtđộng NHTM và NHĐT là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ dễ gây
ra sự ngộ nhận cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Sự tách biệtnày cũng là để minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng vì đó là nền tảng của cảmột hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính vàkinh tế phát triển bền vững Nhiều chuyên gia cho rằng, Đạo luật Glass-Steagal
đã giúp cho kinh tế, xã hội Mỹ phát triển mạnh trong suốt 50 năm và trở thànhmột mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới Đặc biệt, Đạo luậttrên là cơ sở pháp lý quan trọng của quá trình chuyển đổi mô hình ngân hàng đanăng sang mô hình ngân hàng chuyên doanh tại Mỹ Điển hình là việc ngân hàng
đa năng Morgan D.P phải tách ra thành 2 ngân hàng mới: ngân hàng thương mạiMorgan Guarantee và ngân hàng đầu tư Morgan Stanley.Đầu những năm 1980,Tổng thống Reagan chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo hướng tự dohoá, đồng thời cho phép các NHTM nhận tiền gửi tiết kiệm được mở rộng cáchoạt động cho vay vào TTBĐS Hệ quả là chỉ vài năm sau đã dẫn đến cuôc khủnghoảng ngân hàng đầu tiên và Chính phủ Mỹ phải tốn hơn 300 tỉ USD để cứu
Trang 34nguy Đến thời Tổng thống Clinton nắm quyền trong thập niên 1990, Ông đãthành công trong việc thực thi các chính sách kinh tế, mang lại một thời kỳ pháttriển khá ổn định của nước Mỹ Tuy nhiên, trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình,Tổng Thống Clinton dưới sự vận động của giới tài phiệt đã ký đạo luật Gramm-Leach-Bliley thay thế Đạo Luật Glass-Steagal Theo đó, các NHTM lại đượcphép đầu tư vào các lĩnh vực bị cấm trước đây như chứng khoán, bất động sản…
1 Khủng hoảng tại Mỹ
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 độtnhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có Hàng trăm
tỷ USD đã tiêu tan Sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết.
* Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đạichúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tưlớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảmbảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ
* Tháng 7 - Tháng 9/2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàngđầu tiên tại châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trườngcho vay dưới chuẩn ở Mỹ Trong khi đó, Ngân hàng SachsenLB của Đức phảinhận sự cứu trợ từ chính phủ
Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New CenturyFinancial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản Một số khác thì rơi vào tìnhtrạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation.Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây rahiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn
Trang 35Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụchính thức nổ ra.
Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác Ở Anh quốc, ngân hàngNorthern Rock bị chao đảo vì người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của mìnhra
Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện phápnhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiệnnghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chínhphủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở ThángChín 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm
liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75% Trong khi đó, Ngân hàng
Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để nângcao mức thanh khoản
Ngày 14/9/2007: Lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, khách hàng ùn ùn kéođến bủa vây để đòi rút tiền ở một ngân hàng lớn tại Anh - Ngân hàng cho vay thếchấp Northern Rock - ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh
* Ngày 15/10/2007: Citigroup Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ công bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dựphòng lên tới 6,5 tỷ USD Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chứcvào ngày 4/11
-* Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khinhững báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất độngsản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính.Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm
Trang 36mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưngkhông có hiệu quả như mong đợi.
Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc vớinạn nhân là Tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bánlớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm Cổ phiếuCentro Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch ở Sydney
*Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiềngửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financialsau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoảncho vay khó đòi quá lớn
30/1/2008: Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4
tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoátquan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố
*Ngày 17/2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock
28/2/2008: Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách các nạnnhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là1,36 tỷ euro
*Tháng 3 năm 2008, cụ thể là ngày 16-17/3, Ngân hàng dự trữ liên bangNew York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi Công ty này chấp nhận để JPMorgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiềuvới giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra.Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu không nổi Bear Sterns và buộclòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về năng lực
Trang 37can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn Sự sụp đổcủa Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn.
* Ngày 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bốmột khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USDcho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấpbất động sản
* 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàngIndyMac Bancorp Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từtrước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng
11 ngày
Ngày 31/7: Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD Deutsche Banktrở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàncầu
*Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vàoloại lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản Tiếp sau Lehman là một số công
ty khác Tháng 9 năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ổn địnhKinh tế Khẩn cấp 2008 cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USDcứu nền tài chính của nước này bằng cách mua lại các khoản nợ xấu của ngânhàng, đặc biệt là các chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản
Ngày 7/9: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyềnkiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Macnhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ
Trang 38Ngày 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác
để bán lại chính mình Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%
Ngày 14/9: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29USD/cp sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers
Ngày 15/9: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này
mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001.Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bịBank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảohiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quantới nợ cầm cố
Ngày 16/9: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉUSD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngănchặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu Cổ phiếu AIG giảm gần mộtnửa Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần.Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehmanvới trị giá 1,75 tỷ USD
Ngày 17/9: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh;Tập đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹkiềm chế tình trạng bán khống
Ngày 19/9: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công
bố kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúplàm thanh sạch hệ thống tài chính
Ngày 20-21/9: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD Haingân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoànngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall
Trang 39Ngày 22/9: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD đểthâu tóm hoạt động của Lehman tại châu Á Sau đó, Nomura cũng mua lạiLehman tại châu Âu và Trung Đông Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20%
cổ phần Morgan Stanley
Ngày 23/9: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs;Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vìnghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ
Ngày 25/9: Washington Mutual Inc (WaMu), một trong những ngân hànglớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thếchấp Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soátWaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ choJPMorgan Chase & Co với giá 1,9 tỷ USD Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu
đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ
Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội
đã đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD
Ngày 29/9: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trườngtài chính Mỹ Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp DowJones tụt giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tớinay
*Ngày 1/10: Khủng hoảng tín dụng đã lan ra toàn nước Mỹ
Ngày 3/10: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD(tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắtgiảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu
Trang 40149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liênbang từ 100.000 USD lên 250.000 USD…
2 Khủng hoảng tại Châu Âu
Bão nổi tại Iceland
Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu lan sang Châu Âu Chính phủ Icelandquốc hữu hóa hai ngân hàng nước này trong tình trạng ngân sách không có tiền
Nhiều ngân hàng tại Anh đã gặp khó khăn vấn đề tiền mặt
Ngày 2/8 /2008, Northern Rock đã thiếu tiền mặt trầm trọng Người dânnối đuôi nhau đến rút tiền
Ngày 9/8, Ngân hàng Halifax bank đã sát nhập với ngân hàng LOYDSTSB do thua lỗ nặng trong viêc cho vay thế chấp bất động sản
Tại Thụy sỹ ngân hàng UBS gạch bỏ 44 tỉ usd chủ yếu là do bấtđộng sản dưới chuẩn
=> Chính phủ đã bơm cho ngân hàng này 60 tỉ usd
Tại Pháp : Ngân hàng BNP của Pháp đóng 3 quỹ đầu tư trị giákhoảng 2,2 tỷ USD tại Mỹ
Tại ý: Thủ tướng Ý hi vọng sẽ không có phá sản ở đây
3 Khủng hoảng lan sang Châu Á
Ngày 10/10/2008: Tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại
Nhật là Yamato Life Insurance Co chính thức đệ đơn xin được bảo hộ phá sản docác khoản nợ đã vượt tài sản 11,5 tỷ yen (tương đương 116 triệu USD) Đây đượccoi là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á