Từ Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu 2008 đến Khủng Hoảng Nợ Công Châu Âu: Góc Nhìn từ Bất Cân Xứng Thông Tin

MỤC LỤC

Khủng hoảng ngân hàng

Tâm lý bầy đàn: Những người cho vay thường cố gắng theo sự dẫn dắt của người mà họ tin tưởng là sẽ có những thông tin tốt hơn.Tâm lý bầy đàn xuất hiện khi các nhà đầu tư thiếu thông tin về những người quản lý quỹ của mình.Những người quản lý quỹ yếu kém lại nhận thấy là hợp lý khi thực hiện theo những quyết định của những nhà đầu tư khác để không bị phát hiện là mình thật sự yếu kém.Và cuối cùng tâm lý bầy đần trở thành kỳ vọng hợp lý khi các nhà đầu tư,công ty quản lý quỹ,ngân hàng có cùng những hành động giống như nhau. Trong thế giới tài chính đặc trưng bởi hiện tượng bất cân xứng thông tin,những nhà cung cấp quỹ gặp khó khăn trong việc quản lý các trung gian tài chính.Các tổ chức này cũng gặp những khó khăn tương tự đối với những người sử dụng quỹ.Vì vậy,những tài sản của ngân hàng thường có đặc trung là khó chuyển đổi và không dễ định giá trên thị trường,những ngân hàng với những khoản nợ của mình chủ yếu được cấu thành bởi nhu cầu tiền gửi rất dễ bị tổn thương đối với việc đánh giá lại kỳ vọng.Điều này góp phần vào tính dễ đổ vỡ vốn có của ngân hàng.Dễ dàng nhận thấy,với sự hiện diện của những thông tin không tương xững hay không đầy đủ,nhà đầu tư sẽ thực hiện những hành động.

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2007-2009

NGUYÊN NHÂN CUỘC KHỦNG HOẢNG 1. Các yếu tố kinh tế

    Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các NHTM cho người nghèo mà không cần chứng minh thu nhập còn gọi là cho vay dưới chuẩn (subprime), biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities – MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư trên TTCK, chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức lớn như Bear Stearns và Merrill Lynch. • Việc sụt giảm của thị trường, tác động đến tâm lý của người gửi tiền do nhận thấy bảng cân đối kế toán của các ngân hàng đang trở nên xấu đi, do đó số lượng người rút tiền tăng lên ◊ Đòi hỏi các ngân hàng phải thanh lý tài sản (MBS, ABS) của mình để có tiền mặt ◊ giá các tài sản này càng giảm ◊ các chỉ tiêu về hoạt động này càng xấu đi.Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị.

    DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG 1. Khủng hoảng tại Mỹ

    Điển hình là việc ngân hàng đa năng Morgan D.P phải tách ra thành 2 ngân hàng mới: ngân hàng thương mại Morgan Guarantee và ngân hàng đầu tư Morgan Stanley.Đầu những năm 1980, Tổng thống Reagan chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo hướng tự do hoá, đồng thời cho phép các NHTM nhận tiền gửi tiết kiệm được mở rộng các hoạt động cho vay vào TTBĐS. Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở.

    TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

    Tốc độ tăng trưởng GDP thực bắt đầu suy giảm ở Mỹ và tại các quốc gia khác trong năm 2007, trong khi tại các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á, tăng trưởng vẫn tiếp tục mạnh mẽ cho đến khi cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ lan rộng vào cuối năm 2008 thì mới bắt đầu suy giảm dần. Hệ thống tiền tệ và thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa lành mạnh, dễ tổn thương, dễ lâm vào bất ổn chủ yếu là do các yếu tố trong nội bộ Việt Nam như thiếu tính công khai, thiếu minh bạch, dân chúng khó tiếp cận, tồn tại giao dịch nội gián.., chứ không liên quan nhiều đến cuộc khủng hoảng ở Mỹ. Nhưng cũng bị tác động phần nào vì FDI vào Việt Nam phần lớn là vốn vay chứ không phải vốn tự có, nên nếu các nhà đầu tư không dàn xếp được khoản vay sẽ khó giải ngân được Kinh nghiệm của thập niên 1990 cho thấy kinh tế Nhật suy thoái hầu như không ảnh hưởng gì đến FDI của họ ở Trung Quốc và Việt Nam.

    Hình 7: Chỉ số Dollar Index từ tháng 1/2006 – 1/2010.
    Hình 7: Chỉ số Dollar Index từ tháng 1/2006 – 1/2010.

    EU VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

    KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU

    Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái. Ngoài những cách nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.

    Hình 24: Thâm hụt ngân sách so với GDP tại các  quốc   gia   châu   Âu   năm   2009.
    Hình 24: Thâm hụt ngân sách so với GDP tại các quốc gia châu Âu năm 2009.

    NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU

    Các chính phủ thu không đủ chi: các nhà phân tích kinh tế đều cho rằng, khủng hoảng nợ công ở châu Âu là do chi tiêu của các chính phủ quá lớn,thậm chí còn cho rằng, những chính phủ đó không có trách nhiệm khi quyết định chi tiêu quá lớn so với nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế của chính nước mình. Với Sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngòai và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả: việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một đồng tiền được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Dù nhận thức được bất hợp lý trong việc chuyển sang mô hình kinh tế thiên về tài chính, nhưng các chính phủ vẫn “ ngựa quen đường cũ” với nền kinh tế “ ảo”, chỉ giải quyết tạm thời bằng cách vay nợ mới gối đầu nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hàng đang sắp chết đuối.

    DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

    Nhiều đối tác quốc tế cũng lo ngại rằng, gói cứu trợ thứ hai trong 2 năm chưa phải là gói cứu trợ cuối cùng khi bối cảnh Hy Lạp đang đối mặt nhiều vấn đề khủng hoảng trầm trọng, số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ thất nghiệp vào tháng 12-2011 ở nước này đã leo lên mức 21%, gấp đôi tỷ lệ trung bình của khu vực đồng euro. Và một vòng luẩn quẩn là Hy Lạp “càng thắt lưng buộc bụng”, nền kinh tế nước này càng đi xuống bởi các biện pháp khắc khổ mà Hy Lạp áp dụng chỉ nhắm tới việc cắt giảm chi tiêu để thu hẹp bội chi ngân sách nhà nước, giảm bớt nợ công trong khi nền kinh tế không tăng trưởng, mà tăng trưởng sao được khi mà Nhà nước Hy lạp phải trả lãi suất (8,8%) cao hơn so với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế thực. Năm 2010, Ireland đã trong tình trạng nợ công lên đến 98.5% GDP, đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng cácquốc gia có nợ công cao trên thế giới (theo CIA World Factbook 2011).Bên cạnh đó, mặc dù chỉ là nền kinh tế nhỏ của châu Âu, Ireland là nước vay nợ lớn nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, khoảng 177 tỉ USD.

    Ireland đã trở thành quốc gia thứ hai sau Hy Lạp buộc phải thực hiện các biện pháp thắt chặt kinh tế để đổi lấy khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF và EU với hi vọng sẽ giải quyết triệt để khủng hoảng nợ công, nước này sẽ phải giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách từ mức 12% GDP năm 2010 xuống mức 4% và giảm tỷ lệ thất nghiệp từ trên 13% năm 2010 xuống dưới 10% vào năm 2014. Còn đối với những nước đang gặp vấn đề nợ công, điển hình là Hy Lạp, để tránh bị rơi sâu vào khủng hoảng nợ và cứu vãn nền kinh tế khỏi sụp đổ, Chính phủ Hy Lạp đã phải thực hiện hàng loạt biện pháp với trọng tâm là các chính sách “thắt lưng buộc bụng”, giảm lương công chức (kể cả lương hưu), cắt giảm chi tiêu (gồm cả những chương trình an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng), đẩy.

    Hình 30: Biểu đồ tăng trưởng GDP hàng năm của Hy Lạp từ 2001 đến 2008
    Hình 30: Biểu đồ tăng trưởng GDP hàng năm của Hy Lạp từ 2001 đến 2008

    TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

    Trước mắt, khủng hoảng nợ châu Âu làm cho thị trường tài chính Mỹ đi xuống bởi Mỹ là chủ nợ lớn của các nước thuộc khu vực đồng Euro(ước tính hơn 1000 tỷ đôla Mỹ) và nếu đồng euro mất giá so với đồng đôla Mỹ, các hoạt động xuất nhập khẩu của Mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực. Theo Vasep, những tín hiệu không tốt từ kinh tế của Châu Âu nói chung và Tây Ban Nha nói riêng đã phần nào ảnh hưởng đến việc thanh khoản của các nhà nhập khẩu không chỉ riêng Tây Ban Nha mà còn của nhiều nước trong khối EU cho dù nhu cầu nhập khẩu cá tra của thị trường này vẫn không có dấu hiệu sụt giảm. Ngược lại, các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam lại hoàn toàn không được hưởng lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn FDI khỏi châu Âu do sự chênh lệch quá lớn về trình độ công nghệ, trong khi luồng vốn từ các nhà đầu tư châu Âu vào các quốc gia này giảm sút do cuộc khủng hoảng nợ.