1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chương 5: Phân tích tài chính - bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư

116 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 480,4 KB

Nội dung

Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 5 GV. Phạm Bảo ThạchNội dung chương 5 Phân tích tài chính thuộc bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư nhằm trình bày về các nội dung chính: tổng quát về phân tích tài chính của dự án, huy động vốn và phân tích khả năng trả nợ của dự án, xác định suất chiết khấu, xác động lạm phát đến dự án, giá trị tiền tệ theo thời gian, xây dựng dòng ngân lưu tài chính của dự án.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1

Trang 2

Nội dung chương 5

1 Tổng quát về phân tích tài chính của dự án

2 Huy động vốn và phân tích khả năng trả nợ của dự án

3 Xác định suất chiết khấu

4 Tác động lạm phát đến dự án

5 Giá trị tiền tệ theo thời gian

6 Xây dựng dòng ngân lưu tài chính của dự án

 Vốn và nguồn vốn đầu tư

 Kế hoạch khấu hao

 Kế hoạch trả nợ

 Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án

 Dự tính các loại chi phí hàng năm của dự án

 Kế hoạch lãi lỗ của dự án

 Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án (theo các quan điểm) 2

Trang 3

Nội dung chương 5

5 Đánh giá dự án đầu tư

 Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV)

 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR)

 Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)

 Thời gian hoàn vốn PP (Pay back Period)

 Phân tích điểm hoà vốn

6 Phân tích rủi ro dự án

 Phân tích độ nhạy của dự án

 Phân tích mô phỏng Monte Carlo

3

Trang 4

Phân tích tài chính

4

TỔNG QUÁT VỀ PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH DỰ ÁN

Trang 5

Một số thuật ngữ

5

Dòng tiền (Ngân lưu - Cash Flow - CF): Là những luồng tiền đến và đi khỏi doanh nghiệp hay đối tượng kinh tế Thu nhập là dòng tiền dương, chi phí là dòng tiền âm.

Dòng tiền ròng (Ngân lưu ròng - Net Cash Flow - NCF):

Là dòng tiền còn lại sau khi đã lấy dòng tiền vào trừ đi dòng tiền ra.

Chi phí chìm (chi phí lịch sử): là những khoản chi phí phát sinh trong quá khứ Chi phí chìm không được tính tới khi phân tích tài chính của dự án

Trang 6

Công cụ phân tích tài chính của dự án

6

Phân tích lợi ích và chi phí:

 Xác định các dòng lợi ích: Doanh thu, thanh lý,

 Xác định các dòng chi phí: đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động, lãi vay,….

 Xác định dòng tiền ròng

Trang 7

Cách ghi nhận lợi ích và chi phí

7

Lợi ích và chi phí có thể phát sinh bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tất cả các lợi ích và chi phí đó phải đưa về cuối năm.

Trang 8

Xác định năm gốc (năm 0)

8

 Đối với các dự án đầu tư có quy mô không lớn, thời gian chuẩn

bị để đưa công trình đầu tư vào sản xuất kinh doanh không dài thì thời điểm tính toán thường được xác định là thời điểm hiện tại hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án.

 Đối với các dự án có quy mô lớn, thời gian chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng dài Thời điểm tính toán là năm kết thúc giai đoạn thi công xây dựng công trình và đưa công trình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh Trong trường hợp này, các chi phí trong giai đoạn thi công xây dựng công trình được tính chuyển về năm gốc thông qua việc tính giá trị tương lai.

 Tuy nhiên trong thực tế, để thuận tiện cho tính toán, nhiều dự

án thời điểm tính toán thường được chọn là thời điểm hiện tại (thời điểm lập dự án) hay thời điểm bắt đầu thực hiện dự án.

Trang 9

Xác định số năm phân tích (vòng đời) dự án

9

 Để ước lượng số năm phân tích của dự án

người ta thường căn cứ vào tuổi thọ công

nghệ, tuổi thọ thiết bị chính được chọn đầu

tư, hoặc căn cứ vào vòng đời của sản phẩm

để xác định tuổi thọ dự án, ….

 Trong thực tế, ta chỉ tính tuổi thọ của dự án

giới hạn trong một số năm cụ thể gắn liền với

khả năng dự báo của chúng ta trong tương

lai Hoặc thông qua ý kiến chuyên gia.

Trang 11

Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án

Trang 12

Biên dạng ngân lưu tài chính của dự án

12

 Những năm đầu thường chi phí đầu tư lớn hơn doanh thu từ dự án nên ngân lưu ròng của tài chính của dự án thường bị âm (Thông thường những năm đầu xây dựng chỉ có chi phí đầu tư, chưa có doanh thu)

 Trong những năm sau khi bắt đầu hoạt động SXKD nên ngân lưu ròng thường dương do có doanh thu từ hoạt động SXKD.

 Một số dự án có ngân lưu âm vào những năm cuối của chu kỳ dự án do có phát sinh những chi phí khôi phục địa điểm dự án hoặc chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động,…

Trang 13

Phân tích tài chính

13

HUY ĐỘNG VỐN VÀ KHẢ NĂNG TRẢ

NỢ CỦA DỰ ÁN

Trang 14

Các đối tượng có quyền lợi trong dự án

DỰ ÁN

Nhà cung ứng vật liệu Chủ đầu tư

Khách hàng

C.ty quản lý

& vận hành

Nhà thầu xây dựng

Nhà cung ứng thiết bị

Cơ quan QLNN

Người dân địa phương

Các tổ chức tín dụng

T chức T chính phi NH

Nhà đầu tư trài phiếu

Tổ chức đa phương

Trang 15

Các nhà tài trợ vốn cho dự án

15

Các nhà tài trợ vốn cho dự án được chia thành hai loại:

Đầu tư vốn chủ sở hữu (CSH)

Chủ đầu tư bỏ vốn vào dự án và là người hưởng lợi saucùng của dự án (dưới dạng cổ tức) sau khi đã thực hiện cácnghĩa vụ trả nợ vay

Trang 16

 Nhà đầu tư chiến lược

 Quỹ đầu tư

NỢ VAY

 NHTM

 Tài chính phi NH

 Tài chính đa phương

 Chi phí đầu tư ban đầu

 Chi phí tiền mặt cho các hạng mục của dự

án

 Lãi vay trong t/g XD

 Dự phòng

 Vốn lưu động ban đầu

 Cân đối tiền mặt để trả lương và chi phí hoạt động để chuẩn

Trang 17

Các loại nhà đầu tư vốn CSH:

 Chủ đầu tư (sáng lập) dự án (project investors)

 Nhà nước

 Các nhà đầu tư chiến lược (strategic partners)

 Quỹ đầu tư và thị trường vốn

Trang 18

Đầu tư vốn CSH

18

Chủ đầu tư (sáng lập) dự án (project investors/sponsors)

 Người khởi xướng, kiểm soát, thiết lập cơ cấu và dàn xếp các hợp đồng then chốt của dự án

 Có thể hiểu tương tự như cổ đông sáng lập của doanh nghiệp

 Thường là đối tượng bỏ vốn với tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn CSH của dự án

 Chịu rủi ro cao nhất và mong đợi lợi nhuận kỳ vọng cao nhất

Nhà nước

 Đầu tư vốn ngân sách

 Đầu tư vốn CSH dưới hình thức liên doanh hay cổ đông thiểu số

 Góp vốn phi tiền mặt (đất, chính sách ưu đãi)

Các nhà đầu tư chiến lược (strategic partners)

 Đầu tư vốn cổ phần

 Có thể tham gia xây dựng, vận hành

 Có thể thuộc lĩnh vực liên quan (ví dụ, đối tác dầu khí trong dự án

điện, đối tác điện trong dự án xi-măng)

Quỹ đầu tư và thị trường vốn

Đầu tư vốn cổ phần một cách thụ động (không tham gia quản lý)

Trang 19

Uy tín/Hình thức vay nợ của dự án

19

Uy tín vay nợ của dự án phụ thuộc vào:

 Sự vững mạnh về mặt tài chính của dự án: NPV/IRR

 Uy tín vay nợ của các chủ đầu tư vào dự án

 Số vốn CSH do các chủ đầu tư dự án đóng góp so vớitổng vốn đầu tư

 Mức độ rủi ro của dự án và khả năng thiết kế, thực hiệncác hợp đồng

Trang 20

Tỷ lệ nợ/ vốn CSH khả thi tối đa

20

Lợi ích của việc tăng đòn bẩy nợ:

 Tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (do suất sinh lợi trên tổng vốn đầu tư lớn hơn lãi vay)

 Tăng lợi ích từ lá chắn thuế của nợ vay

Chi phí của việc tăng đòn bẩy nợ:

 Tăng rủi ro tài chính của dự án (dẫn tới tăng chi phí nợ vay cũng như chi phí vốn chủ sở hữu)

Tỷ lệ nợ/vốn CSH thực tế của dự án phụ thuộc vào:

 Khả năng sinh lợi của dự án

 Kiểu hình ngân lưu tự do của dự án

 Các loại rủi ro và cơ chế chia sẻ, quản lý rủi ro

 Uy tín vay nợ của chủ đầu tư và mức độ bảo lãnh rủi ro của chủ đầu tư đối với dự án

Trang 21

Một số xem xét khi huy động vốn

Kiểu hình ngân lưu rong (tự do) của dự án

 Kiểu hình ngân lưu ròng của dự án là nguồn căn bản và chính yếu để trả lãi và nợ gốc khi dự án đi vào hoạt động Do đó, kiểu hình cụ thể của ngân lưu sẽ quyết định lịch trả lãi và nợ gốc

Đơn vị tiền tệ

 Xét về nội tệ/ngoại tệ, cơ cấu vốn huy động cần tương thích với cơ cấu chi phí đầu tư và/hay cơ cấu ngân lưu tự do để giảm thiểu và quản lý rủi

ro tỷ giá.

Tài trợ trong thời gian xây dựng và tài trợ dài hạn

 Các tổ chức tài chính có thể không sẵn sàng cam kết cho vay dài hạn khi dự án chưa khởi công và có thời gian xây dựng lâu dài Do đó, chủ đầu tư phải đi vay ngắn/trung hạn (hay vay “bắc cầu”) trong quá trình xây dựng rồi tái tài trợ bằng vay dài hạn khi dự án được xây dựng xong.

Trang 22

 DSCR nhỏ hơn 1 có nghĩa là dự án không tạo đủ ngânlưu để trả nợ.

 Để đảm bảo an toàn trả nợ, các tổ chức tài chính chovay thường yêu cầu DSCR trung bình trong suốt kỳ hạncủa khoản vay phải lớn hơn một mức nhất định (ví dụ >=1,2-1,3) và DSCR hàng năm không được xuống thấphơn từ một mức tối thiểu (ví dụ <=1,1-1,2)

Trang 23

Khoản dự phòng trả nợ

23

 Các tổ chức cho vay thường yêu cầu dự án phải thiết lập một tài khoản dự phòng trả nợ để đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định trước mỗi thời điểm đến hạn trả lãi vay và nợ gốc.

 Việc thiết lập tài khoản dự phòng tạo ra thêm lợi ích cho chủ nợ

do làm tăng tính an toàn của khoản vay Ngược lại, tài khoản dự phòng làm tăng chi phí cho chủ đầu tư Chủ đầu tư phải bỏ thêm vốn để duy trì tài khoản này Tiền mặt dự phòng trong tài khoản chỉ hưởng lãi suất tiền gửi, mà thường thì thấp hơn chi phí vốn của chủ đầu tư.

 Tài khoản dự phòng trả nợ có hai thông số quan trọng:

 Mức tiền mặt duy trì trong tài khoản (thường bằng 100% giá trị lãi vay và nợ gốc sẽ phải trả vào lần thanh toán kế tiếp)

 Thời gian duy trì trước mỗi thời điểm trả nợ (thường bằng đúng thời gian của kỳ trả nợ).

Trang 24

Phân tích tài chính

24

XÁC ĐỊNH SUẤT CHIẾT KHẤU

CỦA DỰ ÁN

Trang 25

Xác định suất chiết khấu

25

 Suất chiết khấu trong dự án là suất sinh lời kì

vọng của nhà đầu tư đối với số vốn cần đầu tư cho dự án.

 Suất chiết khấu được dùng để quy đổi dòng thu nhập tương lai của các dự án về hiện giá và

ngược lại

 Suất chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hiện tại của các dự án (NPV) và đến các quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án (Mối quan hệ giữa suất chiết khấu và NPV)

Trang 26

Các căn cứ để xác định xuất chiết khấu

26

 Chi phí cơ hội của vốn

 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

 Tỷ lệ rủi ro của dự án

 Tỷ lệ lạm phát (suất chiết khấu danh

nghĩa)

Trang 27

Chi phí cơ hội của vốn (tiền)

27

VD: Bạn có trong tay 400tr bạn quyết định đầu tư xây dựng một tiệm photocopy Đời Sinh Viên hay đầu tư vào mua cổ phiếu công ty DHG Khi bạn quyết định đầu tư vào tiệm photocopy ĐSV có nghĩa là bạn chấp nhận bỏ qua cơ hội sinh lời từ việc đầu tư mua cổ phiếu DHG và ngược lại Hoặc chí ít bạn có thể gửi ngân hàng.

Đồng tiền luôn có cơ hội sinh lời, nó có thể dùng

để đầu tư vào dự án này hay dự án khác để sinh lời Khi bạn quyết định đầu tư vào dự án A cũng

có nghĩa là bạn chấp nhận bỏ qua cơ hội sinh lời

từ dự án B.

Trang 29

Cơ cấu nguồn vốn của dự án đầu tư

29

Cơ cấu vốn là tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng vốn của dự án

Trang 30

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

30

WACC= WE*kE + WD*kD*(1-t) + …+…

Trong đó:

 kE : Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (suất sinh

lời yêu cầu của chủ sở hữu)

 kD: Chi phí lãi vay dài hạn (lãi suất tiền vay)

Trang 31

Ví dụ: Về xác định chi phí sử dụng vốn bình

quân (WACC)

31

WACC= WE*kE + WD*kD*(1-t) +…+…

VD: Một dự án có tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng trong

đó vốn chủ sở hữu là 60 tỷ đồng, suất sinh lời đòi hỏicủa Nhà đầu tư là 16%/năm; Vay ngắn hạn 10 tỷ đồng,lãi suất vay ngắn hạn 12%/năm; Vay dài hạn tại Ngânhàng A 30 tỷ đồng với lãi suất 12%/năm; Vay dài hạn tạiNgân hàng B 20 tỷ đồng với lãi suất 13%/năm Thuế thunhập doanh nghiệp 25%

Hãy xác định chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)của sự án?

Đáp án: 12,95%/năm

Trang 32

Chi phí sử dụng vốn vay

Việc tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là do lãi vayphải trả được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác địnhthu nhập chịu thuế TNDN làm cho thuế TNDN giảm xuống

 Kd: Lãi suất nợ vay (lãi suất thực năm)

 T: Thuế suất thuế TNDN

Trang 33

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi

 Dp: Cổ tức hằng năm của cổ phiếu ưu đãi

 Pp: Giá của cổ phiếu ưu đãi

Trang 34

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Mô hình tăng trưởng cổ tức

 ke : Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

 Do: Cổ tức năm nay của một cổ phiếu thường

 P: Giá trị thị trường của một cổ phiếu thường

 g: Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng của cổ tức

Trang 35

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Mô hình CAPM (Mô hình định giá tài sản vốn

r e = r f + β (r m - r f )

 re : suất sinh lời của cổ phiếu

 rf : lãi suất của đầu tư không rủi ro (người ta thường sử dụng lãi

 suất trái phiếu trung hạn của chính phủ)

 β : độ dao động, tức độ nhạy cảm, cũng hiểu là độ rủi ro của

 suất sinh lời của một công ty (hay ngành) nào đó so với lãi

 suất bình quân thị trường

 rm : lãi suất bình quân thị trường

Trang 36

Suất chiết khấu điều chỉnh theo sự rủi ro

Sự ra đời của những đối thủ cạnh tranh mới;

Trạng thái nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái;

Chủ trương chính phủ tiếp tục bảo hộ hay mở ra hội

nhập,…

Bỏ ra đồng vốn trong hoàn cảnh đó, nhà đầu tư cần có một “phần thưởng” để bù đắp cho khoản rủi ro đó.

Trang 37

Suất chiết khấu điều chỉnh theo sự rủi ro

37

1 – p

Trong đó:

r – Tỷ suất chiết khấu được điều chỉnh theo sự rủi ro

R – Tỷ suất chiết khấu trước khi điều chỉnh theo sự rủi ro

p – Xác suất rủi ro

VD: Điều chỉnh suất chiết khấu của dự án theo mức độ rủi ro của dự án Suất chiết khấu chưa điều chỉnh theo rủi ro của dự án là 16%.

1 Dự án có độ rủi ro 20% Suất chiết khấu: 20%

2 Dự án có độ rủi ro 30% Suất chiết khấu: 23%

3 Dự án có độ rủi ro 50% Suất chiết khấu: 32%

Dự án có độ rủi ro càng cao thì suất chiết khấu của dự án càng cao

để bù đắp rủi ro

Trang 38

Suất chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát

38

Lạm phát hiểu đơn giản là sự mất giá của đồng tiền hay là sự tăng lên trong giá cả hàng hóa làm giảm sức mua của đồng tiền.

Trang 39

Suất chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát

39

Trong đó:

r - Tỷ lệ chiết khấu được điều chỉnh theo lạm phát

R - Tỷ lệ chiết khấu trước khi điều chỉnh theo lạm phát

L – Tỷ lệ lạm phát dự báo

r = (1 + R) (1 + L) – 1

VD: Điều chỉnh suất chiết khấu theo tỷ lệ lạm phát dự kiến Suất

chiết khấu chưa điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát dư kiến là 16%.

1 Dự kiến tỷ lệ lạm phát 7% Suất chiết khấu: 24,1%

2 Dự kiến tỷ lệ lạm phát 10% Suất chiết khấu: 27,6%

3 Dự kiến tỷ lệ lạm phát 15% Suất chiết khấu: 33,4%

Lạm phát dự đoán càng cao thì suất chiết khấu của dự án càng cao để bù đắp sự mất giá của đồng tiền trong tương lai.

r = R+L + R*L

Trang 40

Những sai lầm khi xác định sai xuất chiết

Trang 41

Suất chiết khấu và NPV

Với dòng ngân lưu ròng giả định giống hệt nhau, kết luận về hiệu quả dự án sẽ ra sao?

Trang 42

Phân tích tài chính dự án

42

TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trang 43

Lạm phát

43

Từ ngày có điện kéo về nông thôn, Ngoại muốn mua mộtmáy bơm nước để tưới vườn rau của Ngoại Vườn rautừng một thời nuôi con bây giờ nuôi cháu đang học đại họcnăm thứ ba ngành kế toán ở một trường đại học danh giá ởSài Gòn Ngoại có 4 triệu, giá máy bơm 4,4 triệu nên Ngoạikhông đủ tiền Đứa cháu cưng "hiến kế" gửi ngân hàng mộtnăm sau để đủ tiền mua máy (lãi suất 10% năm) Khi Ngoạicầm được 4,4 triệu trong tay thì giá máy bơm, bây giờ đãtăng hơn 5 triệu

Một lần nữa Ngoại lại không đủ tiền Ngoại lại tiếp tục oằnlưng tưới từng gánh nước như Ngoại đã từng quen chịuđựng suốt một đời cơ cực, nhọc nhằn Để an ủi, đứa cháu

"trí thức" nói rằng dù sao Ngoại cũng lãi được 0,4 triệu (?).Điều ngày có đúng hay không?

Trang 44

Lạm phát

44

Lạm phát (hay giảm phát) là sự tăng (hay giảm) mức giá chung trong nền kinh tế Do đó lạm phát sẽ ảnh hưởng đến các giá trị tính bằng tiền.

Thẩm định dự án về mặt tài chính đòi hỏi chúng

ta phải ước tính các giá trị tài chính theo thời gian Do vậy, cách thức mà chúng ta xử lý lạm phát sẽ ảnh hưởng đến các giá trị tính toán này.

Lạm phát là một trong những biến số bất định gây nên rủi ro cho dự án, nó thường được đưa

và trong phân tích rủi ro của dự án.

Trang 45

Giá danh nghĩa:

Là mức giá cả quan sát được trên thị trường, hay còn gọi là giá cả hiện hành

Giá danh nghĩa thay đổi do:

 Thay đổi giá thực: do cung và cầu quyết định

 Thay đổi giá do lạm phát: do thay đổi trong mức giá chung của nền kinh tế

Giá thực:

Là mức giá tương đối so với một năm gốc sau khi loại đã bỏ sự

thay đổi giá do lạm phát trong giá danh nghĩa.

Giá cố định:

Là mức giá không thay đổi theo thời gian Giá danh nghĩa qua n

sát được trong một thời điểm được gán cho các năm tiếp theo

trong thẩm định dự án Do đó, thẩm định dự án với giá cố định sẽ

cho kết quả không chính xác.

Lạm phát và giá cả

Ngày đăng: 07/07/2014, 21:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thông số chứa đựng tất cả những dữ liệu có liên quan đến dự án - Chương 5: Phân tích tài chính -  bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư
Bảng th ông số chứa đựng tất cả những dữ liệu có liên quan đến dự án (Trang 73)
1. Bảng chỉ số giá (Nếu có tính đến yếu tố lạm - Chương 5: Phân tích tài chính -  bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư
1. Bảng chỉ số giá (Nếu có tính đến yếu tố lạm (Trang 74)
Bảng chỉ số lạm phát và tỉ giá hối đoái - Chương 5: Phân tích tài chính -  bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư
Bảng ch ỉ số lạm phát và tỉ giá hối đoái (Trang 76)
Bảng tính vốn lưu động - Chương 5: Phân tích tài chính -  bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư
Bảng t ính vốn lưu động (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w