Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
597,5 KB
Nội dung
CHƯƠNG I (6 =3 + 3) KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Mục đích, yêu cầu: - Nắm được đối tượng, phương pháp nghiên cứu, khái niệm và hệ thống tư tưởng HCM; nắm và làm rõ được nguồn gốc và các giai đoạn hình thành, phát triển của TT HCM, cũng như ý nghĩa của việc học tập nghiên cứu TT HCM. 2. Nội dung giảng: I. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển TT HCM 1. Nguồn gốc tư tưởng HCM: c. Chủ nghĩa Mác-Lênin. 2. Quá trình hình thành và phát triển TT HCM a. Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi ( trước 1911). b. Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920) c. Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về CM Việt Nam (1921-1930) d. Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930-1945) đ. Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945- 1969) II. Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa học tập 1. Định nghĩa và hệ thống tư tưởng hCM. 2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa học tập TT HCM. a. Đối tượng, nhiệm vụ. b. Phương pháp nghiên cứu 3. Nội dung tự học: I. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển TT HCM 1. Nguồn gốc. a. Giá trị truyền thống dân tộc. b. Tinh hoa văn hoá nhân loại. II. Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa học tập 2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập. c. Ý nghĩa học tập TT HCM 4. Câu hỏi ôn tập, thảo luận 1. Phân tích nguồn gốc TT HCM. Trong những nguồn gốc đó, nguồn gốc nào là quan trọng, quyết định bản chất TT HCM? Tại sao? 2. Trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển của TT HCM. Trong những giai đoạn đó, giai đoạn nào TT HCM có ý nghĩa vạch đường đi cho CM Việt nam? Hãy chứng minh. 2-1951(ĐH II) xác định:Đường lối chính trị của TT HCM là đường lối chính trị của Đảng; tư tưởng đạo đức, tác phong của HCM là đạo đức, nền nếp của Đảng, toàn Đảng phải ra sức học tập TT đạo đức, tác phong của HCM - 3- 1951 Trường Chinh có tác phẩm: HCM người sáng lập, rèn luyện, lãnh đạo Đảng ta - 3-1969, điếu văn (Lê Duẩn đọc): HCM là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, thắng lợi của Việt Nam là thắng lợi của đường lối của Đảng, của HCM. - 11-1987, Unesco ra nghị quyết:HCM là anh hùng GPDT VN, là danh nhân văn hóa của thế giới. -1991 (ĐH VII) sử dụng khái niệm TT HCM với tư cách là một môn khoa hoc. Xác định TT HCM là nền tảng tư tưởng là kết quả vận dụng sáng tạo CN Mác-Lênin vào điều kiện thực tế của Việt Nam -1995 (NQ 9 của BCT) về một số định hướng lớn về một số công tác lý luận trong điều kiện mới. xác định TT HCM là nền tảng tư tưởng, là sự vận dụng CN Mác-Lênin vào Việt Nam; phát triển CN Mác-Lênin trên nhiều vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam -2001: Đưa ra một quan niệm tương đối hoàn chỉnh về TT HCM trên 4 vấn đề lớn: + Chỉ ra thực chất TT HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện + Chỉ ra các nguồn gốc TT, lý luận của TT HCM: CN Mác-Lênin. Giá trị truyền thống của dân tộc; tinh hoa văn hóa nhân loại)- xắp xếp như trên chỉ rõ tầm quan trọng 1 + Những nội dung cơ bản nhất của TT HCM (9 vấn đề) + Giá trị và ý nghĩa của TT HCM: Soi đường; tài sản tinh thần to lớn; giá trị bền vững và hấp dẫn với hiện tại và tương lai - 2003: BCT ra chỉ thị 23: đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền TTHCM trong cả nước - 6-2003 5-2005: Cả nước học tập TT HCM. Đưa vào giảng dạy tại các trường ĐH,CĐ Điếu văn của Đảng CSVN: “Dân tộc ta nhân dân tan, non song đất nước ta đã sinh ra HCT, Người anh hùng DT vĩ đại, và chính người đã làm rạng rỡ DT ta, nhân hân ta và non song đất nước ta HCM đã đề ra đường lối ĐLDT gắn liến với CNXH. Sau này được đúc kết lại trong khẩu hiệu nổi tiếng: “không có gì quý hơn ĐL TD” Bối cảnh trong nước và thế giới XH Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. - Là nước nông nghiệp lạc hậu, XH phong kiến, nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động, không khai thác sức mạnh dân tộc - Đầu thế kỷ XX, cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp cơ cấu giai cấp, XH VN chuyển biến và phân hoá mạnh mẽ Xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản:toàn thể DT VNv ới đế quốc, thực dân; nông dân VN với địa chủ PK - Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp nổi lên, đều lần lượt thất bại, cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến, bế tắc về đường lối, thiếu người lãnh đạo, chưa tin tưởng vào lực lượng nhân dân lao động muốn giành thắng lợi, PTYN phải đi theo con đường mới Quê hương và gia đình. -Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình sĩ phu yêu nước, quê hương giàu truyền thống cách mạng, trong một đất nước sớm định hình một quốc gia dân tộc có chủ quyền lâu đời, trong đó tinh thần yêu nước là dòng chảy chủ yếu xuyên suốt chiều dài lịch sử -Quê hương: Nghệ Tĩnh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng (Mai thúc Loan. Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu ). thấm máu các anh hùng chống Pháp. Nguyễn Sinh Cung đau sót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, cùng cực, bị bóc lột của đồng bào, thấy được tội ác của thực dân và thái độ ươn hèn của triều đình, quan lại…. Ông xưa khởi nghĩa cầm quân, Bỏ mình bên trận đánh gần Ốc Giang Làng sen đóng khố quanh năm Bác nối chí hiên ngang xốc tới. Ít cơm nhiều cháo tảo tần quanh năm Cha nơi sóng dập gió vùi, Thanh Chương là đất cày bừa Chú nơi tù ngục hao mòn mình ve Nam Đàn đàn dệt vải hát hò thâu canh -Gia đình: sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi nhân dân. Cha: Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862- 1929) là nhà nho cấp tiến, yêu nước và thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, kiên cường vượt qua gian khổ, khó khăn, tư tưởng thương dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cuộc cải cách KT-XH có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách HCM. Được HCM nâng lên thành tư tưởng cốt lõi . Thời đại -CNTB chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, xác lập sự thống trị trên phạm vi toàn thế giới; tranh giành thuộc địa, cùng nhau nô dịch thuộc địa -Cuộc đấu tranh GPDT trở thành cuộc đấu tranh chung của các DT thuộc địa chống CNĐQ, CNTD; gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. -Trong nước các cuộc đấu tranh, liên tiếp xảy ra, đều thất bại -Sau một thời gian bôn ba qua nhiều châu lục, với vốn hiểu biết phong phú, Nguyễn Tất Thành hiểu được bản chất của CNĐQ… Người ra nhập phái “tả” của CM Pháp, ra nhập Đảng XH Pháp- một đảng duy nhất của nước Pháp bênh vực nhân dân thuộc địa 1920 ra nhập QT III và đi theo con đường CM /10i -Hồ Chí Minh ra nước ngoài để học hỏi, đi tìm một giải pháp mới để cứu nước, giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc đã xác lập sự thống trị của chúng trên một phạm vi rộng lớn của thế giới. Phương Đông đã thức tỉnh. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Cách mạng Tháng Mười Nga đã thành công, nước Nga Xô viết ra đời. Quốc tế cộng sản được thành lập. Các Đảng cộng sản lần lượt ra đời ở một số nước Châu Âu và chân Á -Hồ Chí Minh đã hoạt động trong phong trào công nhân và lao động một số nước trên thế giới, đến với nhân dân cần lao ở các nước thuộc địa; học tập, nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, các thể chế chính trị; tiếp thu tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chọn lựa con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản; đứng về phía Quốc tế cộng sản, tham gia Đảng Cộng sản Pháp. 2 Từ đó Hồ Chí Minh đi sâu tìm hiểu các học thuyết cách mạng trên thế giới, xây dựng lý luận về cách mạng thuộc địa, trước hết là lý luận cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam, xây dựng các nhân tố cách mạng của dân tộc, tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vĩ đại vì độc lập của dân tộc, tự do của toàn dân I. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh. a) Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam Lịch sử hàng ngàn năm dựng và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững, đó là: - Ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất… tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước - Tinh thần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng, - Thuỷ chung, khoan dung, độ lượng, lạc quan, thông minh sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để làm phong phú văn hoá DT… Trong nguồn giá trị truyền thống đó, CNYN là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hoá truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển văn hoá dân tộc, thúc dục HCM ra đi tìm đường cứu nước b) Tinh hoa văn hoá nhân loại Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hoá của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu những nhân tố tích cực trong tư tưởng văn hoá phương Đông và phương Tây: HCM là sản phẩm của sự kết hợp sự khôn ngoan của Phật, Từ bi bác ái của Chúa; Thông minh của Các Mác; nhiệt tình cách mạng của Lênin .“Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự. Vẻ đẹp của thế giới ở đâu? Sự chiến thắng của chân lý trên trái đất ở đâu? Ở đâu có mùa xuân, xin hãy đến thăm cuộc đời của CT HCM, sự tồn tại điển hình của 1 anh hùng của thời đại chúng ta” Học thuyết của Khổng tử có ưu điểm là tu dưỡng đạo đức cá nhân; Giesu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả; Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc cách mạng; Chủ nghĩa Tam dân có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với chúng ta. Khổng tử, Giesu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? họ đều là người muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nều họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ giống như những người bạn thân. PVĐ: “HCM cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, coi sáng mà không choáng ngợp, mới gập lần đầu mà như thân thuộc từ lâu” * Về tư tưởng văn hoá phương Đông Người VN muốn hoàn thiện mình, thì về đạo đức hãy đọc khổng tử; về cách mạng hãy đọc tác phẩm của Lênin Nho giáo không phải là một tôn giáo, nho giáo là một khoa học về đạo đức và phép ứng xử HCM sử dụng gần như toàn bộ các mệnh đề của nho giáo, đưa vào nội dung mới: Trung, hiếu trung với nước, hiếu với dân Dĩ hòa vi quý Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên Khuyến học, học không biết chán, dậy không biệt mệt học không bao giờ đủ, còn sống còn học, vì lợi ich 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích 100 năm thì phải trồng người Tu thân dưỡng tính, thể hiện qua 3 mối quan hệ: Với cộng đồng: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (llo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) Với người khác: Kỷ sở bất dục, vật chi ưu nhân (điều mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác) Với cá nhân: Giàu sang không quyến rũ, uy vũ không khuất phục (Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa các nhi đồng) 3 -Nho giáo: Triết lý hành động, nhân nghĩa, ước vọng về một XH bình trị, hoà mục, thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia, đề cao văn hoá trung hiếu “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” Hạn chế: trọng nam kinh nữ; khuyên con người không nên đấu tranh, phải cam chịu… -Phật giáo: Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn; coi trọng tinh thần bình đẳng,chống phân biệt chủng tộc, chăm lo điều thiện -Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: HCM tìm thấy những điều thích hợp với điều kiện nước ta là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc * Về tư tưởng văn hoá phương Tây Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu được tư tưởng văn hoá dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ: -Tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng của các nhà khai sáng (thế kỷ XVII, XVIII): Vônte, Rútxô, Môngtetxkiơ. Đặc biệt là tư tưởng tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Đại cách mạng Pháp. -Tư tưởng dân chủ của cách mạng Mỹ, Người tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776, quyền nhân dân kiểm soát chính phủ c) Chủ nghĩa Mác-Lênin - Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS” -Các tác phẩm, bài viết của HCN phản ánh bản chất CM tư tưởng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin HCM đến với CN Mác-Lênin là nắm cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, học tập lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. d) Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh - Phạm Văn Đồng: HCM cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp, mới gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu. HCM có đầy đủ tính cách của người dân xứ nghệ: Lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản chất, cứng cỏi trong giao lưu, khắc khổ trong sinh hoạt - Bầu bạn thế giới: Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự? Vẻ đẹp của thế giới ở đâu? Sự chiến thắng của chân lý trên trái đất ở đâu? ở đâu có mùa xuân? Xin hãy đến thăm cuộc đời của chủ tịch HCM. Sự tồn tại điểm hình của một anh hùng của thời đại chúng ta - HCM là người biết được 5 cái biết (ngũ tri) của văn hóa phương đông: tri kỷ( biết mình); tri bỉ ( biết người); tri thời (biết thời thế); tri túc (biết chừng mực); tri biến ( biết mọi sự biến đổi) Trương Đức Duy- Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam: “Lãnh tụ vĩ đại, công bộc của dân; anh hùng dân tộc; chiến sĩ quốc tế; cả đời cách mạng; đức cao vọng trọng; sáng như nhật nguyệt; quý trọng tình nghĩa; hữu nghị thủy chung; bạn thân Hoa hạ; muôn đời truyền mãi” HCM: “đọc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì không gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin” - Lịch sử dân tộc VN có tứ bất tử, nay có ngũ bất tử: Thánh Tản Viên( Sơn tinh, chống thiên tai); Thánh gióng (chống xâm lược); Thánh Chử đồng tử (phát triển các ngành nghề, phát triển cộng đồng); Thành bà chúa Liễu ( khát vọng giải phóng ,hạnh phúc gia đình), và Hồ Chí Minh - HCM cũng nắm, hiểu rõ tư tưởng Lục Hòa của văn hóa phương Đông: Thần hòa đồng trụ Tinh thần hòa hợp Sống lâu không tại số trời, Ngôn hòa đồng hiểu Lời nói hòa hợp Người mà biết sống là người sống lâu Ý hòa đồng tâm ý chí hòa hợp Giới hòa đồng tu các giới hòa hợp 4 Kiến hòa đồng giải chính kiền hòa hợp Lợi hòa đồng quân lợi ích hòa hợp -Người đã có hiểu biết sâu sắc về dân tộc và thời đại, nhất là thực tiễn phương Đông để xem xét, đánh giá và bổ sung cơ sở triết phương Đông cho học thuyết Mác-Lênin. - HCM đã khám phá quy luật vận động xã hội, đời sống văn hoá và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn, qua kiểm nghiệm của thực tiễn để hoàn thiện, làm cho lý luận có giá trị khách quan, tính cách mạng và khoa học. -Tư tưởng HCM phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố nhân cách, phẩm chất và năng lực tư duy của chính người sáng tạo ra nó: 1923, lúc HCM 33 tuổi, Nhà báo Liên xô Ô Manđenxtam viết khi tiếp xúc với HCM “TTT NAQ đã toả ra một thức văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai” - Đó là một con người sống có hoài bão, có lý tưởng yêu nước, thương dân, có bản lĩnh kiên định, có lòng tin vào nhân dân, khiêm tốn giản dị, ham học hỏi, nhạy bén cái mới, thông minh, có hiểu biết sâu rộng, có phương pháp biện chứng; có đầu óc thực tiễn… Người khám phá sáng tạo về lý luận CM thuộc địa trong thời đại mới, xây dựng được một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng Việt Nam, đã vượt qua mọi thử thách, sóng gió trong hoạt động thực tiễn, kiên trì chân lý, định ra các quyết sách đúng đắn và sáng tạo, biến tư tưởng thành hiện thực Tóm lại, Tư tưởng HCM là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển bịên chứng tư tưởng VH phương Đông và phương Tây với CN Mác-Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại, qua sự tiiếp biến và phát triển của HCM- con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên. Tư tưởng HCM là tư tưởng VN hiện đại. 2. Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng HCM - Thời kỳ 1890-1911: Hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi. - Thời kỳ 1911-1920: Tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. - Thời kỳ 1921-1930: Hình thành về cơ bản về tư tưởng cách mạng Việt Nam - Thời kỳ 1930-1945: Thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản - Thời kỳ 1945-1969: Phát triển mới về tư tưởng kháng chiến, kiến quốc a. Thời kỳ 1890-1911 HCM lớn lên, sống trong nỗi đau mất nước, được giáo dục về lòng yêu nước, thương dân, sớm tham gia phong trào chống Pháp; băn khoăn trước thất bại của các sĩ phu; ham học hỏi, muốn tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới Hành trang của HCM trước lúc ra đi: Các giá trị truyền thống của dân tộc ( CNYN, thương dân); Vốn văn hóa dân tộc; vốn hiểu biết ban đầu về văn hóa phương Tây; kinh nghiệm đầu tiên về hoạt động đối ngoại (tiếp xúc với các chí sỉ yêu nước, tham gia biểu tình chống thuế ở Huế) Lựa chọn của HCM: không theo lối mòn của tiền bối; chọn con đường sang Pháp (quê hương của từ TD-BĐ-BA; tìm hiểu rõ về kẻ thù, đến với nền văn minh mới )… Tư tưởng yêu nước thương nòi của HCM được hình thành từ đâu? Từ truyền thống của dân tộc; từ chính sách bóc lột của thực dân; từ việc theo cha gặp gỡ những người yêu nước… b. Thời kỳ 1911-1920 HCM ra đi đến Pháp, châu Âu, Mỹ, Khảo sát, tìm hiểu các cuộc CM Pháp, Mỹ, tham gia Đảng XH Pháp, tìm hiểu CM-10 Mười Nga, tham dự Đại hội Tua, tham gia QT III, sáng lập Đảng Cộng sản Pháp… Chuyển biến vượt bậc về tư tưởng: giác ngộ CNYN đến giác ngộ CN Mác-Lênin, từ chiến sĩ chống thực dân đến chiến sĩ cộng sản Việt Nam “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường CM vô sản” 5 Trước khi tiếp xúc với CN Mác- Lênin, HCM đã thấy sự tương đồng giữa các dân tộc cùng cảnh ngộ, đó là gì? – Dù màu da khác nhau, nhưng chỉ có hai gống người: người đi bóc lột và người bị bóc lột c. Thời kỳ 1921-1930 -Thời kỳ hoạt động thực tiễn sôi nổi ở Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924); Trung Quốc (1924-1927); Thái Lan (1928-1929)… -TT HCM được hình thành về cơ bản: kết hợp nghiên cứu XD lí luận với tuyên truyền tư tưởng GPDT, vận động quần chúng đấu tranh XD tổ chức CM, chuẩn bị thành lập Đảng CSVN -Công trình: Bản án chế độ thực dân Pháp; Đường cách mệnh, những bài viết, thể hiện quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo: 1. CM GPDT phải đi theo con đường CM VS 2. CM thuộc địa và CMVS có quan hệ mật thiết với nhau, CM GPDT có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc. 3. CM thuộc địa là cuộc “DT cách mệnh”, đánh đế quốc, giành độc lập. 4.GPDT là việc chung, tập hợp dân tộc thành sức mạnh lớn. 5. Đoàn kết, liên minh với các lực lượng CM thế giới. 6. CM là sự nghiệp của quần chúng, ĐĐK, đấu tranh bằng bạo lực 7. CM muốn thắng lợi phải có Đảng CM lãnh đạo d. Thời kỳ 1930-1945 Thành lập Đảng CSVN, xây dựng cương lĩnh, định ra đường lối CMTS dân quyền và thổ địa CM để tiến tới XHCS, tổ chức quần chúng đấu tranh… Kiên trì giữ vững quan điểm CM, vượt qua khuynh hướng “Tả” đang chi phối QTCS và BCH TƯ, phát triển thành chiến lược CM GPDT, xác định tư tưởng ĐL-TD dẫn tới thắng lợi CM tháng Tám-1945, ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là mốc lịch sử đánh dấu kỷ nguyên tự do, độc lập, là bước phát triển mở rộng tư tưởng dân quyền và nhân quyền của CM tư sản thành quyền TD-ĐL của các DT trên thế giới-Thể hiện trong Tuyên Ngôn độc lập ngày 2-9-1945 e. Thời kỳ 1945-1969 HCM cùng với TƯ lãnh đạo nhân dân vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Tư tưởng HCM có bước phát triển mới, nổi bật là các nội dung sau: 1.Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, kết hợp kháng chiến với XD CNXH; tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng khác nhau: cách mạng GPDT và cách mạng XHCN, nhằm mục tiêu chung trước mắt là giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc. 2. Tư tưởng chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình 3. Xây dựng quyền làm chủ, xây dựng Nhà nước của, do, vì dân. 4. Xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền II. Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập học tập tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Định nghĩa và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh a. Định nghĩa “Tư tưởngHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của DT, tiếp thu văn hoá của nhân loại…” b. Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh: gồm môt số nội dung cơ bản: - Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; 6 - Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; - Quyền làm chủ của nhân dân, XD Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân - Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; - Phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; - Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; - Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; - Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân… 2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí MInh a. Đối tượng, nhiệm vụ * Đối tượng nghiên cứu: - Hệ thống quan điểm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do; - Mối quan hệ lí luận và thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận CM HCM; - Mối quan hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; - Về độc lập dân tộc với CNXH - Về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh * Nhiệm vụ đi sâu làm rõ: + Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng HCM + Nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống TT HCM + Vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của TT HCM với cách mạng Việt Nam và giá trị TT HCM kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại b. Phương pháp: Cần nắm một số vấn đề cơ bản sau: - Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt nam, có quan hệ thống nhất biện chứng trên bình diện tổng thể hay từng bộ phận là phải luôn quán triệt mối liên hệ tác động qua lại của các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do. -HCM là nhà hoạt động lý luận và thực tiễn, tư tưởng của Người luôn sáng tạo, không lạc hậu, giáo điều. Nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ căn cứ vào các tác phẩm, bài nói, bài viết mà cần coi trọng hoạt động thực tiễn của Người, phong cách của Người. Hoạt động thực tiễn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và xây dựng của nhân dân theo TT HCM cũng chính là lời giải thích rõ ràng giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. c. Ý nghĩa học tập -Tư tưởng HCM soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. 7 Phải học tập nghiêm túc TT HCM để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của nhà nước ta trên con đường quá độ lên CNXH Đối với thế hệ trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng, cần coi trong giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, đặc biệt là giáo dục TT HCM nhằm nâng cao lý luận, phương pháp duy vật biện chứng, góp phần đào tạo sinh viên thành những chiến sĩ tiên phong trong việc bảo vệ và XD đất nướcViệt Nam. Chương II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (6 =3 + 3) 1. Mục đích, yêu cầu: - Nắm vững những nội dung cơ bản của TT HCM về vấn đề dân tộc và cách mạng GPDT. Thấy được yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng GPDT của HCM trong công cuộc đổi mới . 2. Nội dung giảng: I. TTHCM về vấn đề dân tộc. 1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. 2. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập, dân tộc. 3. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. II. TT HCM về cách mạng GPDT 3. Lực lượng của cách mạng GPDT bao gồm toàn thể dân tộc. 4. Cách mạng GPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 3. Nội dung tự học: II. TT HCM về cách mạng GPDT. 1. CM GPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS. 2. CM GPDT trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo. 5. CM GPDT phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực III. Vận dụng TT HCM về vấn đề dân tộc và cách mạng GPDT trong công cuộc đổi mới hiện nay. 1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước. 2. Nhận thức và giải quyết tốt vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp. 4. Câu hỏi ôn tập, thảo luận: 1. Phân tích những luận điểm cơ bản của HCM về vấn đề dân tộc. Để thực hiện luận điểm: Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của HCM trong tình hình hiện nay, chúng ta phải làm gì? 2. Phân tích những luận điểm cơ bản của HCM về cách mạng GPDT. 8 3. Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng, luận điểm: CM GPDT cần được tiến hành chủ động và có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc là một sáng tạo lớn của HCM I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - Khái niệm dân tộc: Là cộng đồng người, tộc người, không phân biệt trình độ, dân tộc, phạm vi, dân tộc bao gồm 4 đặc điểm chung lớn: chung ngôn ngữ, chung lịch sử nguồn gốc, chung đời sống văn hóa, tự nhận mình là dân tộc đó. Hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử, là vấn đề nổi cộm và quan trọng trên thế giới -HCM không đi vào nghiên cứu vấn đề dân tộc chung chung, vấn đề sắc tộc… mà HCM đi vào nghiên cứu vấn đề dân tộc thuộc địa. Thực chất dân tộc trong TT HCM: là vấn đề dân tộc thuộc địa, là vấn đề đấu tranh GPDT của các dân tộc bị áp bức, nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, xóa bỏ áp bức bóc lột, thực hiện quyền tự quyết dân tộc và xây dựng nhà nước dân tộc độc lập Cơ sở hình thành TT HCM về vấn đề dân tộc a.Truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc: Đây là nhân tố chủ yếu, đầu tiên chi phối suy nghĩ, hành động. Là hành trang duy nhất của HCM trên đường tìm đường cứu nước: - Truyền thống yêu nước, quật cường, chống ngoại xâm của dân tộc. - Ông cha phải đương đầu với kẻ thù mạnh hơn mình, ý thức được vấn đề dân tộc, hình thành tư tưởng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia -Thể hiện: bài thơ thần của Lý Thường Kiệt, Cáo Bình Ngô của NguyễnTrãi b. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin: -Quan điểm của Các Mác và Ăngghen: Dân tộc là vấn đề rộng lớn, Các Mác, Ăngghen không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc, vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản; hơn nữa các ông chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về vấn đề dân tộc thuộc địa. -Quan điểm của Lênin: CM tháng Mười và luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa: Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, CM GPDT trở thành một bộ phận của CMVS thế giới. Lênin có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Đây là nhân tố chủ yếu định hướng trực tiếp sự hình thành tưởng về vấn đề dân tộc và thuộc địa Trên thế giới lúc đó có chín nước đế quốc lớn: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italya, Bỉ, Nhật. Thống trị hàng trăm dân tộc thuộc châu Á, Âu, Phi. Nước Anh có thuộc địa lớn nhất, dân số thuộc địa gấp 8,5 lần dân số Anh, diện tích thuộc địa rộng gấp 252 lần diện tích nước Anh) -Lênin đã phát triển học thuyết của Mác-Ăngghen về vấn đề dân tộc và đấu tranh GPDT. Người đưa ra cương lĩnh về vấn đề dân tộc: Gồm 3 điểm cơ bản, có quan hệ với nhau: Thực hiện quyền DT bình đẳng, thực hiện quyền tự quyết dân tộc. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây là nguyên tắc nhất quán, lâu dài trong chính sách DT, làm trái sẽ dẫn đến sai lầm trong chính sách dân tộc, đưa tới xung đột, chia rẽ, ly khai Có 4 điểm liên quan đến CM GPDT: Chỉ ra con đường CMVS là duy nhất để đưa nhân dân thuộc đia giải phóng mình; chủ trương giải phóng toàn thể nhân dân thuộc địa khỏi sự thống trị của đế quốc, địa chủ; thực hiện quyền bình đẳng giữa các DT; Chỉ rõ các đảng cộng sản phải giúp đỡ Qua luận cương của Lênin, HCM tìm thấy: + Tìm thấy con đường cứu nước, cứu dân mà người đã bôn ba tìm kiếm trong gần 10 năm qua (1911-1920) đọc báo nhân đạo ngày 16-17/7/1920, trước đó chưa đọc tác phẩm nào của Lênin + Nhận thấy mối quan hệ gắn bó giữa dân tộc VN và các dân tộc khác cúng cảnh ngộ + Nhận ra mối quan hệ gắn bó giữa CM GPDT VN và CM vô sản Pháp + Nhận ra sức mạnh của lực lượng đồng minh to lớn của CM Việt Nam là giai cấp vô sản và nhân dân bị áp bức trên thế giới 9 Với nhận thức và cảm nhận bước đầu như vậy, HCM coi Luận cương của Lênin là con đường giải phóng duy nhất của các dân tộc thuộc địa. Người đã chọn con đường này cho DT VN -Tuy cả C.Mác, Ăngghen và Lênin đã nêu những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược của các Đảng Cộng sản về vấn đề này nhưng các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp Chính Hồ Chí Minh là người vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin cho phù hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa c. Các cuộc cách mạng và con đường cứu nước của một số nhân vật yêu nước nổi tiếng ở Châu Á : - Nghiên cứu cách mạng DTDC của Thổ Nhĩ kỳ (1920-1923): chỉ có lợi cho giai cấp tư sản. Đảng cộng sản thành lập tháng 9-1920, lãnh đạo theo hướng vô sản. Đến 11-1920 Giai cấp tư sản do Kê man làm thủ lĩnh Đảng TNK trẻ đã thủ tiêu chế độ phong kiến. Đến 10-1923 thành lập nhà nước cộng hòa, CM DTDC coi như hoàn thành -PT GPDT chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của MoHaMat Găng đi, theo lập trường tư sản, nhưng không dùng và không xem bạo lực là phương thức đấu tranh, mang hình thức tôn giáo. Đến 1947, Ấn độ bị chia cắt làm 2 là Ấn Độ và Pakitxtan dưới quyền của thực dân anh. Đến 1950, Ấn Độ được độc lập, nhưng chưa thống nhất - Cách mạng dân tộc của Tôn Trung Sơn: có sự tham gia của những người cộng sản với tư cách cá nhân. Với 3 chính sách: liên Nga, hợp cộng, dựa vào công nông; và chính sách tam dân: dân quyền độc lập, dân tộc tự do, dân sinh hạnh phúc. d. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp Đây là những nhân tố chủ yếu góp phần quan trọng, định hướng sự hình thành TT HCM theo lập trường vô sản. Là nhân tố vừa là tinh hoa của dân tộc; vừa là trí tuệ của thời đại ở Phương tây và Phương Đông 1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc - Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. HCM nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ Quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu” HCM đã tìm hiểu, tiếp nhận những nhân tố về quyền con người trong Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của CM Pháp1791 và Tuyên ngôn độc lập của CM Mỹ 1776. Người khái quát thành quyền của các dân tộc: “Tất cả các DT trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” -1919, vận dụng nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, Người đã gửi đến hội nghị Vecxây ( Pháp ) bản yêu sách gồm 8 điểm, yêu sách tập trung vào hai nội dung: + Một là, đòi các quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ, ( xóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp bộ phận trung thực nhất trong nhân dân; xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh thay thế bằng chế độ ra các đạo luật). + Hai là, đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân. (quyền tụ do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do cư trú…) Bản yêu sách không được chấp nhận, NAQ kết luận: Muốn giải phóng dân tộc, không thể bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình. Chương trình 14 điểm, còn gọi là chủ nghĩa Uyn Xơn với 5 điều hứa hẹn sau khi đồng minh phái Mỹ thắng trận, chiến tranh kết thúc, sẽ giải phóng rộng rãi, hoàn toàn vô tư cho tất cả các yêu sách về vấn đề dân tộc thuộc địa và thực hiện quyền dân tộccủa tất cả các dân tộc Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Ả Rập, AiLen… cử đại biểu đến Hội nghị, hy vọng được trả độc lập (TQ cử Viên Thế Khải đi, nhưng tất cả các nước đều không được trả lại độc lập, TQ còn bị chia 5, xẻ 7, chuyển giao tô giới của Đức cho Nhật, dù TQ là đồng minh ) NAQ gởi yêu sách 8 điểm cho mỗi đại biểu của mỗi nước và cho cả tổng thống Mỹ, nội dung: 1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị. 10 [...]... Đảng ta đã vận dụng những quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay như thế nào? I .Tư tưởng HCM về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội 1 Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam * Nguồn gốc: -Tư CN yêu nước, truyền thống nhân ái, tinh thần cộng đồng, làng xã Việt Nam -Tư tư tưởng sơ khai về CNXH ở Phương Đông: HCM đi đến một nhận thức mới lạ: CNXH, CNCS... chặt giữa Đảng và dân II Tư tưởng HCM về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân 3 .Tư tưởng HCM về một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ ( a,b,c) 4 Tư tưởng HCM về xây dựng Nhà nước trong sạch,vững mạnh và có hiệu quả (a,b) III Xây dựng Đảng vững mạnh, xây dựng Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới theo tư tưởng HCM E CÂU HỎI ÔN... (6 =3 + 3) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM A Mục đích, yêu cầu: -Thấy được quan điểm của HCM về tính tất yếu, hợp quy luật của quá trình đi lên CNXH Nắm vững quan điểm của HCM về những đặc trưng bản chất, mục tiêu, động lực của CNXH Nắm được những đặc điểm của TKQĐ lên CNXH, bước đi, các biện pháp thực hiện B Nội dung giảng I Tư tưởng HCM... trưng bản chất của CNXH 3 Quan niệm về mục tiêu, động lực của CNXH II Tư tưởng HCM về con đường lên CNXH ở Việt Nam 1 Quan niệm của HCM về TKQĐ lên CNXH ở Việt nam a Nhiệm vụ lịch sử b Nội dung XD CNXH 2 Bước đi và các biện pháp xây dựng CNXH C Nội dung tự học I Tư tưởng HCM về bản chất, mục tiêu của CNXH 1 Con đường hình thành tư duy HCM về CNXH ở VN 16 III Vận dụng TT HCM về CNXH và con đường quá... góp vào sự nghiệp chung của cách mạng thế giới II Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản -Thất bại của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, thế kỷ XX, chứng tỏ những con đường GPDT dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành... về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại I Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Sự nghiệp đấu tranh GPDT và XD XH, thực hiện bằng sức mạnh của cả dân DT, ĐĐK TDT là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng, là nội dung lớn, tư tưởng nổi bật, ngọn cờ xuyên suốt, tập hợp lực lượng yêu nước, yêu CNXH 43,67% tác phẩm, bài nói, viết của HCM đề cập đến cụm từ ĐĐK, ĐK: Sửa... vô sản 7 Đảng phải thường xuyên tư đổi mới, tư chỉnh đốn II Tư tưởng HCM về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân 1.Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làn chủ của nhân dân lao động ( a,b,c) 2 Tư tưởng HCM về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ( a,b) D NỘI DUNG TỰ HỌC: I Những luận điểm chủ... những âm mưu của chúng Nhưng tùy tình hình mà quy định những hình thức đấu tranh thích hợp - HCM luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu Tư tưởng bạo lực CM và tư tuởng nhân đạo hoà bình thống nhất biện chứng với nhau trong tư tưởng HCM Xuất phát từ tình thương yêu, quý trọng con người., HCM tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện... toàn diện: “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được Kết hợp quân sự với chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa tư tưởng Làm cho khả năng tiến hành chiến tranh nhân dân trở thành hiện thực Tư tưởng chiến tranh nhân dân của HCM là ngọn cờ cổ vũ, dẫn đắt cả dân tộc đứng lên kháng chiến và kháng chiến thắng lợi, đánh thắng hai đế quốc là Pháp và Mỹ trong... cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trì thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu đọa chủ và tư bản Việt nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập Hiến) thì phải đánh đổ -Chủ trương tập hợp quần chúng phản ánh tư tưởng ĐĐK dân tộc của Người: Bài du kích ca (1942), HCM chủ . thống tư tưởng đó quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do. -HCM là nhà hoạt động lý luận và thực tiễn, tư tưởng của Người luôn sáng tạo, không lạc hậu, giáo điều. Nghiên cứu tư tưởng. người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên. Tư tưởng HCM là tư tưởng VN hiện đại. 2. Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng HCM -. quyền II. Định nghĩa, đối tư ng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập học tập tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Định nghĩa và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh a. Định nghĩa Tư tưởngHCM là một hệ