Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tư tưởng potx (Trang 40 - 45)

Cơ sở và quá trình hình thành TT HCM về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

HCM là người khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, là người đứng đầu Nhà nước, giữ chức vụ ấy trong suốt 24 năm từ 1945 đến khi qua đời 1969. Trải qua các thời kỳ, HCM đã cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng một Nhà nước kiểu mới, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Cơ sở: nghiên cứu lịch sử dân tộc; nghiên cứu các kiểu Nhà nước trong LS; Nghiên cứu CN Mác-

Lênin về Nhà nước

-Nghiên cứu lịch sử dân tộc:

+ N/C về các triều đại VN trong lịch sử;

+ Kinh nghiệm của cha ông về XD Nhà nước (Tư tưởng về nhà nước pháp quyền phong kiến), được phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc: Bộ Luật Hồng Đức(triều Lê); Đại Viêt sử ký toàn thư; Lịch triều hiến chương loại chí… yếu tố tích cực của Nhà nước thần dân thời kỳ PK là hành trang cho HCM trên đường tìm kiếm 1 mô hình Nhà nước tiến bộ

-Nghiên cứu các kiểu Nhà nước trong lịch sử:

+ Vạch trần bản chất vô nhân đạo “công lý” của thực dân ĐQ theo kiểu Linsơ ,

1919 gởi yêu sách 8 điểm: văn bản pháp lý đầu tiên về văn để kết hợp quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, trong đó có 4 điểm liên quan đến pháp quyền, còn lại là công lý, quyền con người

+ Tìm hiểu mô hình Nhà nước Tư sản Mỹ, Pháp, là sản phẩm của CM không đến nơi đến chốn, vì chính quyền ở trong tay một số ít người -dù lúc đầu có tư tưởng tiến bộ là đề cao vai trò của nhân dân.

+ CM tháng Mười Nga: CM thành công, phát ruộng đất cho dân, giao công xưởng cho công nhân, tổ chức KT mới, XD chủ nghĩa thế giới đại đồng.

+> Nghiên cứu CN Mác-Lênin về Nhà nước, bản chất của Nhà nước CCVS, Nhà nước XHCN

Quá trình hình thành tư tưởng HCM về Nhà nước của dân, do dân, vì dân: phát triển qua từng

nấc thang, là kết quả của một quá trình khảo nghiệm, tìm tòi trong hơn 30 năm hoạt động cách mạng trên thế giới, hình thành tư tưởng đúng đắn về XD Nhà nước mới ở VIệt Nam, cụ thể:

+ 1919-1920: Nhận thức về Nhà nước dân chủ với những nét khái quát. + 1920-1927: Hình thành quan niệm về nhà nước của số đông

+ 1927-1930: Nói đến Nhà nước công- nông- binh.

+ 1930-1941: Đưa ra quan niệm Nhà nước dân chủ nhân dân, với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

+ 1941-1954: Thiết lập Nhà nước DCND trên cả nước + lãnh đạo kháng chiến chống xâm lược + 1954-1969: Quá trình tổ chức Nhà nước DC nhân dân, làm chức năng Nhà nước XHCN +1969-nay: Tiếp tục XD Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề giành chính quyền. Vấn đề cơ bản của một chính quyền đó là thuộc về tay ai, phục vụ cho ai?

1949, HCM khẳng định: nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp khách chiến kiến quốc là công việc của dân; chính quyền tự xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra, đoàn thể từ trung ương đến xã đều do dân tổ chức nên. Nói tóm lại: quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân

1992, Hiến pháp sửa đổi có ghi: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, mà nền tảng là lien minh C-N-T”

Sau 1919, HCM trong một tác phẩm viết: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, HCM đã khảo cứu lựa chọn một kiểu nhà nước mới: Nhà nước đó phải đại biểu quyền cho số đông người và HCM đã tiến một bước cụ thể là chủ trương xây dựng một nhà nước công nông binh. Về sau người chủ trương xây dựng nhà nước Dân chủ cộng hoà, một nhà nước của dân, do dân, vì dân

a. Nhà nước của dân

- Xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân. Hiến Pháp 1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, nững việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết

- Nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, và uỷ quyền cho các đại biểu; dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ không xứng đáng với tín nhiệm của dân

- Dân là chủ, làm chủ: Dân là chủ là xác định vị thế của dân; dân làm chủ là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Bằng thiết chế dân chủ nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân,

Là một Nhà nước tiến bộ trong con đường phát triển của nhân loại.

b. Nhà nước do dân

- Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ, dân phê bình và xây dựng - Nhiệm vụ của những người cách mạng phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước.

HCM khẳng định: việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm ghé vai gánh vác một phần. Quyền lợi, nghĩa vụ đi đôi với nhau.

c. Nhà nước vì dân

-Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác, không có đặc quyền, đặc lợi.

Mọi đường lối chính sách nhằm đem lại quyền lợi cho dân, việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân, dù nhỏ cũng cố gắng tránh

Người chỉ ra những lỗi lầm nặng nề mà nhiều cán bộ công chức mắc phải. Đây là sự cảnh tỉnh rất sớm

+Trái phép: có lúc vì tư thù, tư oán mà bắt bớ tịch thu làm cho dân oán thán.

+ Cậy thế: Cậy thế mình ở trong bộ máy nhà nước, ngang tàng, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân, quên rằng mình do dân bầu để làm việc cho dân chứ không phải cậy thế với dân

+ Hủ hoá: Ăn tiêu xa xỉ, lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. + Tư túng: kéo bè kéo cánh, bà con bạn hữu mình vào chức này chức nọ. Người có đức, tài, nhưng không vừa lòng mình thì tìm cách đẩy đi.

+ Chia rẽ: bênh lớp này chống lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp nhân dân, hoà thuận với nhau.

+ Kiêu ngạo: Tưởng mình ở trong cơ quan chính phủ là thần thánh rồi coi khinh dân, lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng”

Đó là 6 căn bệnh, HCM đòi hỏi phải sửa chữa để phục vụ nhân dân tốt hơn và chúng ta phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng.* Sđd, t 4, tr 57, 58

Mọi hoạt động của nhà nước đều phải hướng tới phục vụ dân chứ không phải “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”

Người còn nhắc nhở chính quyền: “Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”

HCM nhiều lần lôi kéo các quan chức từ hàng “chi dân phụ mẫu” xuống hàng đầy tớ- hai chữ đầy tớ người dùng gốc từ hai chữ “công bộc”- vốn có nghĩa là người phục vụ chung của XH (serviteur public)- cũng là một cách dùng để chỉ hàng ngũ quan lại, dưới chính thể phong kiến hay tư sản đều có dùng, chứ không hề có ý miệt thị các chức vụ này. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc “Quan trường cũng chỉ là kẻ nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn”

Có ý kiến cho rằng làm đầy tớ thì lãnh đạo sao được. Phải hiểu ý HCM: Là người đầy tớ thì phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ … Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài. Phải có đức có tài, vừa hiền vừa minh.

2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước. nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước.

a. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

- Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thể hiện:

+ Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân + Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp:

•Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để nhà nước thể chế hoá thành pháp luật, chính sách, kế hoạch

•Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước

•Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra

- Thể hiện ở tính định hướng XHCN của sự phát triển đất nước

- Thể hiện ở nguyên tắc tập trung dân chủ. Thể hiện tất cả các quyền lực đều thống nhất là quyền lực của nhân dân

b. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc

- Nhà nước dân chủ ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ.

- Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích dân tộc làm cơ bản.

- Nhà nước đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự tiến bộ của thế giới.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực quản lý mạnh mẽ. a. Xây dựng một Nhà nước hợp hiến

- Sau khi HCM đọc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. HCM đề nghị tổ chức cuộc tổng tuyển cử để lập ra Quốc hội, lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức của Nhà nước mới.  thể hiện địa vị hợp pháp của chính phủ lâm thời

- 6-1-1946 cả nước đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá I. Ngày 2-3-1946 Quốc hội khoá I họp phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước

HCM được bầu làm Chủ tịch liên hiệp kháng chiến; Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên, do dân bầu ra, có đủ tư cách và hiệu lực để giải quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại

b. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống

- Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác, quan trọng bậc nhất là quản lý bằng hệ thống luật, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước

Trong 24 năm HCM lãnh đạo soạn thảo 2 bản Hiến Pháp 1946 và 1959, để lại dấu ấn đậm nét về bản chất, thiết chế, hoạt động của Nhà nước mới. Từ 1919, HCM đã đề cập đến vấn đề: “thần linh pháp quyền” trong đời sống xã hội hiện tại.

HCM chủ trì biên soạn 2 bộ Hiến Pháp 1946 và 1959, ký 16 đạo luật và 613 sắc lệnh

- HCM chăm lo xây dựng nền pháp chế XHCN để bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Bản thân HCM cũng là tấm gương sáng về sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

HCM đòi hỏi mọi người phải hiểu, tuyệt đối chấp hành pháp luật bất kể người đó giữ cương vị nào. Giáo dục pháp luật cho mọi người là cực kỳ quan trọng trong việc XD Nhà nước pháp quyền, bảo đảm mọi quyền và nghĩa vụ công dân được thực thi

HCM yêu cầu: cán bộ phải làm gương, làm cho dân biết hưởng quyền làm chủ.

Nhắc nhở công an:”Các chú phải thiết diện vô tư, nếu không Bác sẽ thiết diện vô tư với các chủ” Nhắc nhở cán bộ ngành hành pháp và tư pháp, các ngành khác phải tua6nn thủ pháp luật “Các bãn là những người phụ trách , thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” cho nhân dân noi theo”

c. Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước đủ đức và tài.

- Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được HCM đặc biệt quan tâm. HCM yêu cầu với đội ngũ này là phải có đức, tài, trong đó đức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả:

+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng.

+ Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ + Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân

+ Là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn “Thắng không kiêu, bại không nản”

-Mở trường huấn luyện cán bộ Việt, ký sắc số 197 thành lập khoa Pháp lý học tại trường ĐH VN- một mặt mạnh dạn sử dụng những trí thức chế độ cũ; đăng báo tìm người tài đức.

-Nhắc nhở phải tảy sạch óc bè phái.“Ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai 0 thân với mình thì dù họ có tài cũng tìm cách dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng không nghe”Sđd, t5, tr 77 cán bộ công chức phải biết gần dân, trọng dân, nghe dân

- Người ký sắc lệnh 76 ban hành Quy chế công chức, xác định công chức VN là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy Nhà nước của chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo tối cao của Chính phủ. Cần phải qua một kỳ thi tuyển để bổ nhiệm vào các ngạch, bậc hành chính.

Nội dung thi yêu cầu khá toàn diện gồm 6 môn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử, ngoại ngữ (tự nguyện: Anh, Pháp, Trung)

Nói chuyện trước cuộc mít tinh của hơn hai vạn cử tri Hà Nội ủng hộ bầu cử quốc hội (5-1- 1946) HCM nói: Làm việc nước bây giời là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi ích riêng mà nghĩ đến lợi ích chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu” Sđd, t4, tr 147.

Sau khi trúng cử, Người hứa trước đồng bào: trước sự nguy hiểm khó khăn của nước nhà, chúng tôi đi trước. Với việc giữ vững nền độc lập, chúng tôi xin đi trước

Chỉ có trí tuệ và lòng dân mới có thể làm cho chính quyền trở thành mạnh mẽ và sáng suốt.

4. Tư tưởng HCM về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quảa. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước

-Xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tách rời việc làm cho Nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, HCM thường đề cập những tiêu cực như đặc quyền đặc lợi, tham ô, lãng phí, quan liêu và nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục:

+ Đặc quyền, đặc lợi: cậy mình ở trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, lạm dụng quyền để vơ vét, làm lợi cho cá nhân

+Tham ô, lãng phí, quan liêu: Giặc nội xâm, giặc ở trong lòng, là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến.

+ Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo: Gây mất đoàn kết, gây rối công tác…

Khẩu hiệu: C, K,L,C 27-11-1945 , HCM ra sắc lệnh ấn định hình phạt từ 5-20 năm khổ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tư tưởng potx (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w