Sự nghiệp đấu tranh GPDT và XD XH, thực hiện bằng sức mạnh của cả dân DT, ĐĐK TDT là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng, là nội dung lớn, tư tưởng nổi bật, ngọn cờ xuyên suốt, tập hợp lực lượng yêu nước, yêu CNXH
43,67% tác phẩm, bài nói, viết của HCM đề cập đến cụm từ ĐĐK, ĐK: Sửa dổi lối làm việc: 16 lần, Khai mạc MTVM-Liên việt: 17 lần, kỷ niệm 2/9/1957: 19 lần
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
a) Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam
- Được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm dựng, giữ nước dân tộc, trở thành truyền thống bền vững, thành tình cảm tự nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống tạo thành quan hệ 3 tầng chặt chẽ: Gia đình-làng xã-quốc gia. Trở thành triết lý nhân sinh, tư duy chính trị, phép dựng và giữ nước của dân tộc
Ghi đậm nét trong cấu trúc XH truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng: gia đình - làng xã - quốc gia, sợi dây liên kết các dân tộc, các giai tầng trong XH Việt Nam:” Bầu ơi thương lấy bí cùng; ba cây chụm lại nên hòn núi cao; đã là người Việt nam thì phải sống có tình có nghĩa…”
Đúc kết thành phép giữ nước: Tướng sĩ, trên dưới một lòng, cả nước chung sức; khoan sức dân làm kế sâu, rễ bền gốc; chở thuyền là dân, lật thuyền là dân…, được nối tiếp trong tư tưởng
tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong cuộc đấu tranh chống pháp và các thế lực phong kiến (tiên biểu là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…)
Thành triết lý nhân sinh
- HCM đã sớm hấp thụ và nhận thức được vai trò của truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết cuả dân tộc.
Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ bán nưóc”.
-Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc
b) Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
-Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.
-HCM đến với chủ nghĩa Mác-Lênin vì chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng; sự liên minh công nông là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản.
c) Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới: phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới:
- Trong quá trình đi tìm đường cứu nước cũng như sau này, HCM luôn chú ý nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm của phong trào yêu nước Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là phong trào GPDT ở các nước thuộc địa.
Đặc biệt, HCM nghiên cứu những bài học của cách mạng tháng Mười, nhất là bài học về huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền, để xây dựng chế độ XHCN. Thấy rõ tầm quan trọng của đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng, trước hết là công nông
- Đối với phong trào cách mạng ở các nuớc thuộc địa, HCM chú ý đến Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có thể đem lại cho Việt Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách mạng
Những kinh nghiệm rút ra từ thành công hay thất bại của các phong trào dân tộc, dân chủ, nhất là kinh nghiệm của thắng lợi tháng Mười Nga là cơ sở thực tiễn cần thiết cho việc hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
- Cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bị thất bại có nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết được thành một khối.
Từ những ngày đầu, HCM nêu ra: muốn đưa CM đến thành công cần phải có gì? Phải làm gì? - Vấn đề đầu tiên là phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù, phải them bạn, bớt thù: đây là cống hiến đặc sắc của HCM.
- HCM đề ra khẩu hiệu để tập hợp quần chúng: Đ/v công nhân: tăng lương, giảm giờ làm, tổ chức nghiệp đoàn. Đ/v nông dân: chống sưu cao thuế năng. Đ/v tiểu thương: tự do buôn bán, giảm thuế môn bài…
- Muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc
ĐĐK DT là 1 tư tưởng lớn của HCM, là chiến lược để tập hợp lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành SM to lớn của cả DT trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của GC, DT. Với ý nghĩa to lớn đó, HCM nêu lên những kết luận có tính chân lý, khẳng định SM của ĐK DT: ĐK là SM, là thắng lợi; là then chốt thành công
Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng.
HCM đi đến kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản
- Trong từng giai đoạn cách mạng, phải điều chỉnh chính sách, phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với từng đối tượng trên cơ sở lấy lợi ích của Tổ quốc và quyền lợi cơ bản của nhân dân làm “mẫu số chung” cho sự đoàn kết
- Coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân, phải đoàn kết nhân dân vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Đại đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề sống còn của dân tộc, đoàn kết là sức mạnh; là then chốt của thành công
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công (HCM nói vào 1951?
Nhắc nhở cán bộ phải thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh của cách mạng là SM của nhân dân: dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
- Yêu nước phải thể hiện thành thương dân, phải làm cho dân có ăn, mặc, phải làm cho ai cũng được học hành, sống tự do, hạnh phúc.
- HCM nhấn mạnh vai trò to lớn của dân, coi đại đoàn kết toàn dân là mục tiêu của cách mạng. Do đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”
Trước CM tháng 8 và trong kháng chiến, nhiệm vụ của chúng ta là: 1 là ĐK; 2 là làm CM, hay kháng chiến để đòi đôc lập.
Sau HĐ Gionevo 1954, nhiệm vụ của chúng ta là: 1 là đoàn kết; 2 là xây dựng CNXH; 3 là đấu tranh thống nhất nước nhà Như vậy ĐK là đòi hỏi khách quancủa bản than quần chúng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, là sự nghiệp của dân, vì dân..
Đảng phải có sứ mệnh lịch sử: thức tỉnh, tập hợp quần chúng, hướng dẫn chuyển đấu tranh từ tự phát sang tự giác, thực hiện đấu tranh có tổ chứcbiến thành sức mạnh vô địch
- Đại đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản của cách mạng; đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì đại đoàn kết dân tộc chính là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng
c. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Khái niệm dân theo Nho giáo: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (hạn chế là chưa coi trong lao động, chia dân thành nhiều hạng người như quân tử, tiện nhân…)
Theo Nguyễn Trãi: Phúc chu thuỷ, tiến dân do thuỷ Thuyền lật mới hay sức dân như nước tiến bộ. Tư tưởng HCM là kế thừa truyền thống nhân nghĩa, bao dung của dân tộc.
- Khái niệm dân có nội hàm rất rộng, để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “con Rồng, cháu Tiên” không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giàu, nghèo; phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung.
HCM lấy hình tượng 5 ngón tay, có ngón dài ngón ngắn, nhưng đều thuộc về một bàn tay
thực hiện đoàn kết rộng rãi. Nền tảng liên minh C-N-T càng vững chắc, thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không có bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
“ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong, trên bầu trời này không có gì quý bằng nhân dân, khong có sức mạnh nào bằng sức mạnh của nhân dân gốc có vững thì cây mới bền, xây toà thắng lợi trên nền nhân dân…”
CM tháng 8 là cuộc CM toàn dân, kêu gọi toàn quốc kháng chiến. CM muốn thành công thì phải có lực lượng phải đoàn kết toàn dân
Thơ: Hòn đá: Hòn đá to, hòn đá nặng; một người vác, vác không đặng; Hòn đá to, hòn đá năng; nhiều người vác, vác lên đặng.
Hình tượng Lạc Long quân-Âu cơ: Hỡi ai con Lạc, cháu Hồng, chúng ta phải biết kết đoàn mau mau. Biết đồng sức, biết đồng lòng; việc gì khó cũng làm xong
HCM dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định huớng cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng.
- Muốn thực hiện ĐĐK dân tộc phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc; có lòng bao dung độ lượng với con người; thật thà đoàn kết, xóa thành kiến, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Sử dụng những người của bộ máy chính quyền cũ (Bảo Đại, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh…). Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ Quốc, phụng sự nhân dân thì ta ĐK với họ, tập hợp vào MTDT TN. “Chỉ sợ lòng mình không rộng, chứ không sợ người khác không theo mình”
- Nền tảng của đại đoàn kết dân tộc là liên minh công-nông trí thức. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không có bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu không đại đoàn kết dân tộc
d. Đại đoàn kết dân tộc phải trở thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất tộc thống nhất
- Đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách mạng, xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải trở thành một chiến lược cách mạng, thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Để Mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn, cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau:
+Thứ nhất, đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu
+Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công-nông-lao động trí óc
+Thứ ba, hoạt động của mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
+Thứ tư, khối đại đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận, vừa là lực lượng lãnh đạo. Lợi ích của Đảng gắn liền với lợi ích toàn xã hội, toàn dân tộc. Đảng cầm quyền “phải trở thành dân tộc” mới có thể giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Đảng lãnh đạo Mặt trận bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn. Phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hoá, khơi dậy tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò ép, quan liêu mệnh lệnh
Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng đoàn kết trong Mặt trận, tạo nên sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng
Nói cách khác:
-Nguyên tắc tổ chức và xây dựng MTDT TN: xuất phát từ mục tiêu vì dân, vì nước; Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng (Với tính chất tiên phong, gương mẫu của Đảng, được nhân dân ủng hộ, trung thành với lý tưởng CM, có đạo đức, văn minh; xác định tính chất đúng đắn của MTDTTN (vận động, giáo dục, thuyếtphục…); Thành viên của MTDTTN là những người VN yêu nước, mọi tổ chức CT…
-Phương châm, cách thức tổ chức, hoạt động của MTDTTN: ĐK lâu dài, giúp đỡ nhau; Hiệp thương dân chủ, lấy lợi ích tối cao DT và các tầng lớp nhân dân làm cơ sở; ĐK phải thẳng thắng, than ái, thật thà…
MTDTTN: Là tổ chức quy tụ mọi tổ chức, mọi cá nhân yêu nước (dù ở trong hay ngoài nước) nếu có lòng hướng về Tổ Quốc
Theo từng giai đoạn mà MTDTTN có cương lĩnh, điều lệ phù hợp, có các tổ chức sau: 1930: Hội phản đế đồng minh; 1936: MT dân chủ; 1939: MTnhân dân phản đế; 1941: MT Việt Minh; 1946 MT Liên Việt; 1955: MTTQuốc; 1960: MTGPMN VN; 1975 nay: MTTQVN