Văn hoá: là khẳng định tính giá trị: văn là người; hoá là trở thành, trở thành cái đẹp, cái giá trị, sáng tạo…
Các nhà sử học ít nghiên cứu về VH, nhất là VH HCM, chủ yếu là nghiên cứu về CN anh hùng CM, về chiến tranh, 1990 khi Unesco công nhận HCM là danh nhân VH thì có một vài cuốn sách nghiên cứu văn hoá HCM
Bối cảnh ra đời của khái niệm VH của HCM: 8/42, HCM có nhiệm vụ quan trọng đi liên lạc với phe đồng minh chống phát xít, bị bắt 8.1943 được tự do đi lại trong tù, viết khái niệm về VH.
Khái niệm VH của HCM: thống nhất với quan niệm của thời đại; vượt trước thời đại; nói đến sự phát triển tự thân, mang tính XH cao; gắn với mục đích cuộc sống…
HCM là chủ thể sáng tạo VH, luôn đi trước thời đại:
-8/1943, HCM đưa ra khái niệm VH, 10/1945 LHQ mới ra đời -1946, HCM nói đến sức khoẻ, 1976, LHQ mới bàn đến sức khoẻ
-1952, HCM nói đến môi trường, 1969 phải trồng cây xanh, 1972, LHQ nói đến môi trường…
1. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa.a. Quan niệm về vị trí vai trò của văn hoá a. Quan niệm về vị trí vai trò của văn hoá
Định nghĩa về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.
Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất: văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra; văn hóa là động lực giúp con người sinh tồn; văn hóa là mục đích cuộc sống loài người; xây dựng văn hóa dân tộc phải toàn diện, đặt xây dựng tinh thần độc lập tự cường lên hàng đầu.
HCM còn nêu 5 điểm lớn XD nền VH dân tộc: 1. XD tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường
2. XD luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
3. XD xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong XH 4. XD chính trị: dân quyền
5. XD kinh tế
- Văn hóa là đời sống tinh thần của XH, là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, văn hóa có mối quan hệ với mật thiết với KT, CT, XH, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu:
+ Văn hoá quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội
+ Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển.
+ Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dưng và phát triển văn hoá. + Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng, phát triển kinh tế
b. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá mới
-Thời kỳ cách mạng DTDC, là nền văn hoá dân chủ mới, văn hoá kháng chiến; có ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng:
+ Tính chất dân tộc: Cốt cách dân tộc, tinh tuý bên trong, đặc trưng của văn học + Tính khoa học: Thuận theo trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: Hoà bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội
+ Tính chất đại chúng: phục vụ nhân dân, hợp với nguyện vọng, đậm đà tính nhân văn, là nền VH do quần chúng xây dựng
-Thời kỳ cách mạng XHCN: có nội dung XHCN và tính chất dân tộc.
+ Nội dung XHCN: Tính tiên tiến, khoa học, hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phù hợp trào lưu tiến hoá trong thời đại mới.
+ Tính chất dân tộc: Biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước
Cương lĩnh XD đất nước 1991, xác định nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Tiên tiến: là KH, hiện đại, là XHCN, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại.
Đậm đà bản sắc DT: biết kế thừa, phát huy những truyền thống VH tốt đẹp của DT phù hợp với điều kiện mới, Làm cho VH VN ngang tầm thời đại, phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần làm phong phú kho tàng VHnhân loại
c. Quan điểm về chức năng của văn hoá
- Bồi dưỡng lý tưởng, tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp: yêu nước, yêu con người, yêu cái chân, thiện, mỹ, trung thực, tạo sự bền vững bên trong mỗi con người
- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.
2. Tư tưởng HCM về một số lĩnh vực của văn hoá. a. Văn hoá giáo dục. a. Văn hoá giáo dục.
- Phê phán nền văn hoá phong kiến và nền văn hoá thực dân
(Coi sách vở của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. GD thực dân là ngu muội, đồi bại, xảo trá)
- Quan điểm về văn hoá giáo dục:
+ Mục tiêu của VH GD: Thực hiện 3 chức năng của văn hoá bằng giáo dục:
Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng
+ Cải cách giáo dục: Xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lý, phù hợp với các giai đoạn cách mạng
+ Phương châm, phương pháp giáo dục:
Phương châm: Học đi đôi với hành; lý luận liên hệ với thực tế, học tập kết hợp với lao động, nhà trường-gia đình-xã hội; Thực hiện dân chủ, bình đẳng, học suốt đời. Coi trong tự học, tự đào tạo, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người
Phương pháp: Xuất phát và bám chắc vào mục tiêu GD, GD phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó, học tập kết hợp với vui chơi; dùng phương pháp nêu gương, giáo dục gắn với thi đua
+ Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên
b. Văn hoá văn nghệ.
-Văn nghệ là văn hoá và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, đỉnh cao của đời sống tinh thần, hình ảnh của tâm hồn dân tộc
-Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, xây dựng xã hội mới, con người mới
+ Văn nghệ là mặt trận: là văn nghệ cách mạng, có vai trò thức tỉnh nhân dân, định hướng tư tưởng đúng đắn, cổ vũ tinh thần đấu tranh, tổ chức lực lượng, động viên nhân dân,
Tố cáo sự đầu độc VH và sự đàn áp VH DT của thực dân, đế quốc, thức tỉnh nhân dân đứng lên Định hướng tư tưởng đúng đắn, bóc trần thói hư tật xấu: tham ô, lãng phí, quan liêu. Cổ vũ nhân dân đứng lên, XD nền VN mới, con người mới, XH mới.
“Muốn biến 1 DT thành nô lệ thì phải làm cho DT đó càng ít VH chừng nào càng tốt chứng ấy, phải ban cho DT đó 1 nền GD theo chiều nằm chứ không phải theo chiều đứng” – Toàn quyền Merlin.
“Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, 1 tay cầm cân, 1 tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa đến nỗi khi sang đến được nơi đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những mẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp đó chỉ còn lại độ cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người vô tội, nhất là người vô tội”
+ Văn nghệ sĩ là chiến sĩ: Có lập trường tư tưởng vững, đúng đắn; đặt lợi ích và nhiệm vụ phụng sự nhân dân và Tổ Quốc lên trên hết. Tác phẩm VN là vũ khí
Quan điểm VN là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí có ý nghĩa đặc biệt to lớn, tập hợp văn nghệ sĩ vào mặt trận.
“Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ phải biết xung phong”
“Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà”
Thực tiễn là nguồn cung cấp chất liệu không bao giờ cạn Văn nghệ phản ánh đời sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt và XD cuộc sống mới.
Những bức tranh này tỏ rõ các nghệ sĩ của chúng ta lâu nay cố gắng tìm một con đường đi. Nhưng tiếc một điều là không muốn đi dưới đất, mà cứ vút lên trời, chất mơ mộng nhiều quá mà cái chất chân thật của sinh hoạt ít đi.
- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với dân tộc và thời đại mới của đất nước và dân tộc
“Một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay. Khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm, thì tác phẩm ấy mới được xem là tác phẩm hay và biên soạn tốt”
“Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như khi vào vườn hoa, cần cho mọi người thấy được nhiều loài hoa đẹp”
c. Văn hoá đời sống.
Việc XD đời sống mới đã được HCM nêu từ rất sớm, khi vấn đề lối sống, nếp sống, phong cách sống, chất lượng cuộc sống chưa được bàn rộng rãi ở các nước.
1/1947, HCM phát động phong trào XD Đời sống mới. 3/1947 HCM viết cuốn sách Đời sống mới để hướng dẫn việc XD đời sống, trở thành phong trào rộng khắp ngay từ khi nhân dân ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
-Thực chất của văn hoá đời sống là đời sống mới với ba nội dung: Đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới.
+ Đạo đức mới: thực hành đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính
+ Lối sống mới: có lý tưởng, có đạo đức, kết hợp hài hoà, truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại
+ Nếp sống mới: nếp sống văn minh, phải kế thừa, phát triển, những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Cải tạo những phong tục tập quán cũ lạc hậu, bổ xung những cái mới, tiến bộ. Phải làm gương
“Đời sống mới cũng cần có những người làm gương. Khi trông thấy hiệu quả tốt tươi thì chắc những nơi khác sẽ hăng hái làm theo. Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ra siêng làm mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ, bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình xa xỉ, thì tuyên truyền 1 trăm năm cũng vô ích”
Phải xây dựng đời sống mới trong nhân dân, phải XD cho từng người có văn hoá, từng làng có văn hoá.
“Sốt sắng yêu TQ, việc gì có lợi cho nước phải ra sức làm, việc gì có hại đến nước phải hết sức tránh”
“Mình hơn người thì chớ kiêu căng; Người hơn mình thì chớ nịnh hót; Thấy của người thì chớ tham; Đối với của mình thì chớ bủn xỉn”
“Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, loà loẹt.”
“Cách cư xử đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ, úng xử “lý lẽ phân minh, nghĩa tình đầy đủ”
“Cách làm việc phải siêng năng, có ngăn nắp, có tinh thần phụ trách đã làm việc gì phải làm cho ký được, làm đến nơi đến chốn, chớ làm dối…”
“Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn, mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngòn, mặc đẹp như vậy là không có có đạo đức”