1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC

62 1,2K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 543 KB

Nội dung

Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đ

ề tài:

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK

Sinh viên thực hiện : ĐỖ NGỌC VŨ

Lớp : KINH DOANH QUỐC TẾ A

Giáo viên hướng dẫn : TS MAI THẾ CƯỜNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN Tôi là : Đỗ Ngọc Vũ

Lớp : Kinh doanh quốc tế 46 A Khoa : Kinh tế và kinh doanh quốc tế Tôi xin cam đoan chuyên đề này được hoàn thành là do sự nghiên cứu của bản thân và được sự giúp đỡ của các anh chị tại phòng Thanh toán quốc tế hội sở Ngân hàng VPBank, đặc biệt có sự hướng

dẫn của T.S Mai Thế Cường.

Tôi xin cam đoan các số liệu trong sử dụng chuyên đề là trung thực Tôi không sao chép các chuyên đề tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp từ các khóa trước Nếu vi phạm lời cam đoan trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế và với nhà trường

Sinh viên

Đỗ Ngọc Vũ

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI3 1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 3

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế 6

1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền 6

1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu 8

1.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11

1.3 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân hàng thương mại 16

1.3.1 Định nghĩa phát triển 16

1.3.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân hàng thương mại 17

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK 23

2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng VPBank 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 23

2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của VPBank 25

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng VPBank 25

2.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng VPBank 29

2.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh 29

Trang 4

2.2.3 Hoạt động tín dụng 31

2.2.4 Hoạt động ngân quỹ 32

2.2.5 Hoạt động thanh toán 33

2.2.6 Hoạt động kiều hối 34

2.2.7 Hoạt động của trung tâm thẻ 34

2.2.8 Hoạt động của Công ty Chứng khoán 35

2.2.9 Hoạt động của Công ty Quản lý Tài Sản VPBank-AMC 36

2.2.10 Hoạt động của Trung tâm Tin học 37

2.3 Thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank 37

2.3.1 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền 37

2.3.2 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu 39

2.3.3 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức L/C 40

2.4 Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của hội sở Ngân hàng VPBank 42

2.4.1 Những kết quả đã đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank 42

2.4.2 Những mặt còn hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank 44

2.5 Nguyên nhân 44

2.5.1 Nguyên nhân chủ quan 44

2.5.2 Nguyên nhân khách quan 45

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK 47

3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 47

3.1.1 Định hướng chung của nghành Ngân hàng Việt Nam 47

Trang 5

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở

VPBank 48

3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank 50

3.2.1.Tăng cường tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu 50

3.2.2 Tăng cường quan hệ đại lý với các Ngân hàng 51

3.2.3 Đảm bảo nguồn ngoại tệ cung ứng cho khách hàng 51

3.2.4 Tiếp tục hoàn thiện qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế 52

3.2.5 Thực hiện chiến lược thu hút khách hàng 52

3.2.6 Đây mạnh hoạt động Marketing 53

3.2.7 Đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng 54

3.2.8 Nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế .54 KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG

Sơ đồ 1.1: Quy trình chuyển tiền 7

Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu trơn 9

Sơ đồ 1.3: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ 11

Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán L/C 13

Bảng 2.1: kết quả kinh doanh từ năm 2005 - 2007 29

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn năm 2005-2007 của VPbank 30

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005-2007 32

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2006-2007 33

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động chuyển tiền 38

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu 39

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động thanh toán qua L/C 40

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta trong quá trình đổi mới để hội nhập với nền kinh tế thế giới.Trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế những cơ hội và thách thứcđang mở ra trươc mắt chúng ta Cùng với sự chuyển mình của đất nước,nghành Ngân hàng Việt Nam cũng đang đứng trước một cuộc cạnh tranh mới

vô cùng khốc liệt

Việc hoàn thành quá trình gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 vừa qua

là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của nước ta Điều đó mang lạinhiều cơ hội và thách thức cho chúng ta, nghành Ngân hàng cũng không nằmngoài ảnh hưởng đó Xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá đã làm cho hệ thốngNgân hàng Việt Nam có nhiều đổi mới hơn trong tổ chức đội ngũ cán bộ cũngnhư trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế Bởi vì thương mại quốc tế muốn pháttriển thì phải có công cụ thanh toán quốc tế hữu hiệu

Đồng thời để đáp ứng dược nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng

về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng như thúc đẩy thương mại quôc

té phát triển, các Ngân hàng ngày một chú trọng hơn đến hoạt động thanhtoán quốc tế của mình

Nhận thức được tầm quan trọng của thanh toán quốc tế đóng góp cho cácngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung, và qua

quá trình thực tập tai VPBank em quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt

động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank” nhằm phân tích

thực trạng tình hình thanh toán quốc tế tai VPBank trong nhưng năm gầnđâyvà nêu ra phương hướng nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thờigian tới

Trang 8

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Hội sở Ngân hàng VPBank: Số 8 Lê Thái Tổ, P.HàngTrống, Q.Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội

- Thời gian: Giai đoạn 2005-2007

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện chuyên đề này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:Thu thập số liệu, thông tin từ nguồn thông tin thứ cấp, phân tích tổng hợp cácbáo cáo của Ngân hàng kết hợp với tham khảo thông tin từ sách, báo,internet…

Các số liệu, thông tin được lấy từ: báo cáo thường niên của Ngân hàngVPBank (năm 2005 đến 2007), số liệu được lấy trực tiếp từ phòng Thanh toánquốc tế (Hội sở Ngân hàng VPBank), một số báo cáo phân tích tài chính kháctrên internet…

4 Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề gồm 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động thanh toánquốc tế của Ngân hàng thương mại

- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank

- Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tai hội sởNgân hàng VPBank

Trang 9

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện thanh toán giữa các nước với nhau

về những khoản tiền nợ nhau phát sinh từ những giao dịch về kinh tế, tàichính, chính trị, văn hoá Chủ thể trong thanh toán quốc tế có thể là phápnhân, thể nhân, hoặc chính phủ các nước

Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy địnhnhững yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định vềchủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thứcđòi và hoặc chi trả tiền tệ Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thànhthanh toán quốc tế giữa các quốc gia (Theo giáo trình “Thanh toán quốc tế”-GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, ĐH Ngoại Thương)

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

1.1.2.1 Vai trò đối với nền kinh tế

Hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí vàvai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại Nó làm cầu nối trongquan hệ kinh tế đối ngoại và thương mại giữa các quốc gia trên thế giới Thôngqua giao lưu buôn bán giữa nước ta và các nước đối tác, chúng ta có thể pháthuy được những lợi thế tương đối Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm và

Trang 10

thiếp thu những công nghệ kỹ thuật hiện đại trong mọi lĩnh vực đời sống, qua

đó áp dụng một cách có hiệu quả trong hoàn cảnh đất nước ta Nhờ vậy chúng

ta có thể đưa nền kinh tế phát triển ngày một mạnh mẽ và đẩy nhanh quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra

Thanh toán quốc tế có khả năng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoạithông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho Ngânhàng nước ngoài, Ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có những quan

hệ đại lý với các Ngân hàng và đối tác nước ngoài Mối quan hệ này dựa trên

cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi Thanh toán quốc tế liên quan đến quyền lợicủa bên mua và bên bán nên nó là một điều khoản quan trọng trong khi đàmphán và ký kết hợp đồng ngoại thương Trong hợp đồng phải ghi rõ nội dungđiều khoản thanh toán, lựa chọn phương thức thanh toán, loại ngoại tệ đểthanh toán nếu quy định điều khoản hợp lý có thể tránh được rủi ro tronghoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, tiết kiệm được chi phí va mang lại lợiích to lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đó là động lực để các nhàsản xuất đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh

tế đối ngoại phát triển mạnh

Thanh toán quốc tế giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của kháchhàng được tiến hành một cách an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vìthanh toán bằng tiền mặt Bên cạnh đó, Ngân hàng còn bảo vệ quyền lợi chokhách hàng trong giao dịch thanh toán đồng thời tư vấn cho khách hàng,hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế trong giao dịch với đối tác nhằmgiảm thiểu rủi ro, tạo sự an toàn, tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giaodịch, mua bán với đối tác nước ngoài Mặt khác, trong quá trình thực hiệnthanh toán quốc tế, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sựtài trợ của Ngân hàng, Ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu,bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu…đối với nhu cầu

Trang 11

về vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu sẽ thuận lợi hơn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm củamình ra nước ngoài Điều này sẽ làm tăng GDP của cả nước bởi lẽ xuất nhậpkhẩu là một bộ phận quan trọng trong đó

1.1.2.2 Vai trò đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Thanh toán quốc tế là hoạt động làm tăng tính thanh khoản của Ngânhàng Khách hàng muốn sử dụng dịch vụ này cần phải ký với Ngân hàng gọi

là ký quỹ một khoản tiền, khoản tiền này tỷ lệ với giá trị mà Ngân hàng bảolãnh và sẽ thanh toán Nguồn tiền này khá ổn định và phát sinh thường xuyêntrong việc thực hiện các tín dụng như nhập khẩu do Ngân hàng quản chất Kỳhạn thanh toán nước ngoài chưa đến cũng là nguồn tạo thanh khoản cho Ngânhàng thưong mại dưới hình thức tiền tệ tập chung nhờ thanh toán

Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ trong Ngânhàng Mục tiêu của thanh toán quốc tế là nhanh chóng, kịp thời, chính xác nêncác Ngân hàng muốn thực hiện tốt hoạt động này cần có sự đầu tư đáng kểvào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý dữ liệu giúp thực hiện ngày càngtốt các tiêu chí trên

Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ đòi hỏi nhân viên Ngân hàng cótrình độ nghiệp vụ cao về chuyên môn, giỏi về ngoại ngữ, nắm chắc luậtthanh toán quốc tế trong nước và quốc tế Cán bộ nhân viên Ngân hàng cầnphải học hỏi, nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức để phù hợp với yêu cầunghiệp vụ đề ra

Hoạt động thanh toán quốc tế tốt giúp Ngân hàng thu hút được kháchhàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó Ngân hàng phát triển cácdịch vụ về kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ thanh toán khác Từ

đó, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao uy tín, khẳng định ưu thế và tăngkhả năng cạnh tranh của mỗi Ngân hàng trong nền kinh tế thị trưòng

Trang 12

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng mở rộng quan hệ với cácNgân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, từ đókhai thác các nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trênthị trường tài chính quốc tế làm tăng đáng kể khả năng đáp ứng nhu cầu vềvốn của khách hàng.

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế

1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền

- Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đókhách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyểnmột số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểmnhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định

1.2.1.1 Các bên tham gia thanh toán

- Người yêu cầu chuyển tiền:

+ Người trả tiền: người nhập khẩu, người bị ký phát, người chi trả cácchi phí dịch vụ, người trả cổ tức, trái tức, lãi vay Ngân hàng …

+ Người chuyển tiền: người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, ngườichuyển kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở nướcngoài, người chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập yếu tố

- Người hưởng lợi: là người nhận tiền do người yêu cầu chuyển tiền chỉđịnh

- Ngân hàng chuyển tiền: là Ngân hàng ở nước người yêu cầu chuyểntiền chỉ định

- Ngân hàng trung gian hay còn gọi là Ngân hàng trả tiền: là Ngân hàngđại lí của Ngân hàng chuyển tiền ở nước người hưởng lợi

Trang 13

1.2.1.2 Trình tự tiến hành nghiệp vụ

Sơ đồ 1.1: Quy trình chuyển tiền

Nguồn: GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, Đại học

Ngoại thương, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, 2006

1) Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợpđồng hoặc các thoả thuận

2) Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mìnhchuyển ngoại tệ ra bên ngoài

3) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầuchuyển tiền

4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả tiền ởnước người hưởng lợi

5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền

6) Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi

1.2.1.3 Các yêu cầu về chuyển tiền

- Xuất trình cho Ngân hàng những chứng từ hợp pháp làm bằng chứng

Ngân hàng trả tiền

Ngân hàng

chuyển tiền

Người yêu cầu

Người hưởng lợi1

23

45

6

Trang 14

- Điền vào lệnh chuyển tiền những nội dung do Ngân hàng quy định:+ Tuyên bố rõ loại tiền chuyển: Ngoại tệ tiền mặt, ngoại tệ chuyểnkhoản, séc quốc tế, hối phiếu Ngân hàng quốc tế…

+ Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản nếu có yêu cầu

+ Tên Ngân hàng trung gian

+ Nội dung chi tiết chuyển tiền

+ Phí chuyển tiền ở Việt Nam ai chịu

+ Phí chuyển tiền ở nước ngoài ai chịu

+ Cam kết của người yêu cầu chuyển tiền

1.2.1.4 Hình thức chuyển tiền

- Chuyển tiền bằng thư: là hình thức chuyển tiền mà theo đó lệnh thanhtoán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thưmàNgân hàng này gửi để yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện Nội dung chủyếu của thư chuyển tiền gồm: họ tên, địa chỉ, số tài khoản của người thụhưởng; số tiền phải trả; cách thức chuyển tiền

- Chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền, theo đó lênh thanh toáncủa Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện màNgân hàng này gửi cho Ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của cácmạng viễn thông như SWIT Trường hợp cả Ngân hàng chuyển tiền và Ngânhàng thanh toán đều là thành viên của SWIT hoặc có có trao đổi dữ liệu điện tửvới nhau thì các chỉ thị trao đổi này đều được chuẩn hoá và bảo mật an toàn

1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu

- Khái niệm: phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người

xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhậpkhẩu tiến hành uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặcchứng từ do gnười xuất khẩu lập

Trang 15

1.2.2.1 Các bên tham gia thanh toán nhờ thu gồm có:

- Người uỷ thác thu tức là người hưởng lợi

- Ngân hàng nhận sự uỷ thác thu

- Ngân hàng đại lí của Ngân hàng chuyển là Ngân hàng ở nước ngườichuyển tiền

- Người trả tiền: người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cungứng hay gọi chung là bên mua

1.2.2.2 Các kiểu nhờ thu

- Nhờ thu trơn: là phương thức thanh toán mà trong đó người có các tài

khoản tiền gửi phải thu từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mìnhthu được, cho nên phải uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụthanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ

+ Quy trình nghiệp vụ

Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu trơn

Nguồn: GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình “Thanh toán quốc tế”,Đại học Ngoại thương, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, 2006

Ngân hàng thu

27

36

Trang 16

1) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng cho ngườinhập khẩu

2) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ ký phát một hối phiếu,hoặc hoá đơn đòi tiền người nhập khẩu và viết lệnh nhờ thu uỷ thác Ngânhàng nước mình thu tiền từ người nhập khẩu

3) Ngân hàng chuyển uỷ thác cho Ngân hàng đại lí của mình ở nướcnhập khẩu bằng thư nhờ thu và kèm với hối phiếu hoặc hoá đơn yêu cầu Ngânhàng này thu tiền từ người nhập khẩu

4) Ngân hàng đại lí xuất trình hối phiếu, hoặc hoá đơn yêu cầu ngườinhập khẩu trả tiền, nếu là hối phiếu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền, nếu

là hối phiếu trả chậm

5) ngân hàng đại lí chuyển tiền thu được cho người hưởng lợi, nếu nhờthu hối phiếu trả chậm, thì ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được ngườinhập khẩu ký chấp nhận thanh toán

6) Ngân hàng đại lí báo có tài khoản của Ngân hàng chuyển

7) Ngân hàng chuyển báo có tài khoản của người hưởng lợi

+ Trường hợp áp dụng: người hưởng lợi và người trả tiền phải tin cậylẫn nhau

- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán mà trong đó người

có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanh toán, nhưng không thể

tự mình thu được từ người bị ký phát mà phải uỷ thác cho Ngân hàng thu hộtiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện là sẽ giao chứng từ nếu người bị

ký phát thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiệnkhác đã quy định

+ Quy trình nghiệp vụ

Trang 17

Sơ đồ 1.3: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ

Nguồn: GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, Đại học

Ngoại thương, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, 2006.

5) Người trả tiền chấp nhận hay từ chối thanh toán

6) Ngân hàng thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán

7) Ngân hàng chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán

1.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

- Khái niệm: phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong

6

Ngân hàng thu

Ngân hàng chuyển

Người hưởng lợi

Người trả tiền1

27

3

Trang 18

đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng(Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một ngườikhác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đókhi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợpvới những quy định của thư tín dụng.

- Các bên tham gia:

+ Người yêu cầu mở thư tín dụng là người nhập khẩu hoặc là người nhậpkhẩu uỷ thác cho người khác

+ Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu,

nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu

+ Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nàokhác mà Ngưòi hưởng lợi chỉ định

+ Ngân hàng thông báo thư tín dụng là Ngân hàng đại lí của ngân hàngphát hành ở nước người hưởng lợi

Trang 19

1.2.3.1 Quy trình nghiệp vụ

Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán L/C

Nguồn: GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, Đại học

Ngoại thương, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, 2006

1) Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ

2) Phát hành L/C qua Ngân hàng đại lí cho người xuất khẩu hưởng lợi.3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/

C cho người hưởng lợi

4) Giao hàng

5) Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành L/C

6) Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho ngườiyêu cầu

7) Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán

8) Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ

8

Ngân hàng phát hành

Ngân hàng thông báo

Chi nhánh NHPH

1

2

558

35

Trang 20

1.2.3.2 Các loại L/C

- L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là loại L/C có thể bị sửa đổihoặc huỷ bỏ mà không cần phải thông báo cho người hưởng lợi Nó chứađựng những rủi ro đối với người bán vì việc sửa đổi hoặc huỷ thư tín dụng cóthể xảy ra khi hàng hoá đang trên đường vận chuyển hoặc trước khi hoạt độngthanh toán được thực hiện.Thư tín dụng huỷ ngang tạo cho người mua sự chủđộng tối đa vì nó có thể được sửa đổi mà không cần phải thông báo cho ngườibán Vì thế, thư tín dụng huỷ ngang chỉ được sử dụng trong các trường hợp: + Việc giao hàng giữa công ty con và công ty mẹ

+ Người mua và người bán có quan hệ tín dụng tốt

- L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable): là loại L/C sau khi được mở rathì Ngân hàng mở L/C không được sửa đổi hay huỷ bỏ trong thời hạn có hiệulực của L/C trừ khi có sự thoả thuận của các bên tham gia vào L/C L/Ckhông thể huỷ bỏ là một sự cam kết trả tiền chắc chắn của Ngân hàng pháthành đối với Người hưởng lợi L/C Vì vậy, L/C này được áp dụng rất phổbiến trong thanh toán quốc tế

- L/C xác nhận (Confirmed L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang đượcmột Ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng phát hànhthue tín dụng Vì loại thư tín dụng này được 2 Ngân hàng cùng cam kết trảtiền cho Người hưởng lợi nên độ an toàn trong thanh toán của nó rất cao

- L/C miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): là loại thư tíndụng mà sau khi Người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng phát hành L/

C không còn quyền đòi lại tiền của Người hưởng lợi trong bất cứ trường hợpnào Khi sủ dụng loại L/C này Người hưởng lợi phải ghi lên hối phiếu câu

“Miễn truy đòi lại người kí phát”

- L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại thư tín dụng trong đóquy định quyền của Người hưởng lợi thứ nhất là có thể yêu cầu Ngân hàng

Trang 21

phát hành L/C, hoặc Ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay mộtphần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác L/C chuyển nhượngchỉ cho phép chuyển nhượng một lần Chi phí việc chuyển nhượng thường doNgười hưởng lợi đầu tiên chi trả.

- L/C tuần hoàn (Revolving L/C): thuộc loại thư tín dụng không thẻ huỷ

bỏ, sau khi sử dụng xong nếu trong thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giátrị như cũ và cứ tuần hoàn như vậy cho đến khi tổn gia trị hợp đông được thựchiện Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lầntuần hoàn Trong mỗi lần tuần hoàn cần ghi rõ có cho phép số dư của L/Ctrước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không

Có 3 cách tuần hoàn: tuần hoàn tự động, tuần hoàn bán tự động, tuầnhoàn hạn chế

Tuần hoàn tự động: tức là không cần thông báo của Ngân hàng phát hànhL/C cho Người hưởng lợi mà cũng tự động có giá trị như cũ

Tuần hoàn bán tự động: tức là sau khi L/C trước sử dụng xong vài ngày

mà Ngân hàng phát hành không có ý kiến gì thì L/C tiếp theo tự động có giátrị như cũ

Tuần hoàn hạn chế: tức là chỉ khi nào Ngân hàng phát hành L/C có thôngbáo cho Người hưởng lợi thì L/C tiếp theo mới có giá trị

- L/C giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C tạo ra do Người hưởnglợi một L/C sau đó dùng L/C như một tài sản thế chấp đẻ yêu cầu phát hànhmột L/C khác cho Người hưởng lợi khác hưởng, L/C gọi là L/C giáp lưng L/

C giáp lưng thường dùng trong mua bán thông qua trung gian khi mà ngườitrung gian không muốn dùng L/C chuyển nhượng

- L/C đối ứng (Reciprocal L/C): là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệulực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã được mở ra Tong L/C ban đầu cần

Trang 22

với nó để cho người mở L/C này hưởng”, trong L/C đối ứng phải ghi “L/Cnày đối ứng với L/C số… mở ngày… qua Ngân hàng…” Loại L/C nàythường sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng.

- L/C thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C): thuộc loại thư tíndụng không thể huỷ bỏ Trong đó Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xácnhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần cho đến khi hết toàn

bộ số tiền của L/C trong những thời hạn qui định đã ghi rõ trong L/C đó

- L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại L/C cho phép ứng trướcmột phần tiền cho Người hưởng lợi L/C trước khi giao hàng Số tiền ứngtrước tính theo tỉ lệ % so với giá trị L/C Ngân hàng phát hành loại L/C nàyquy định, Người hưởng lợi trước ngày giao hàng x ngày được quyền ký phátmột hối phiếu trơn đòi tiền Ngân hàng phát hành kèm với một L/C của Ngânhàng cam kết hoàn trả tiền ứng trước nếu không thực hiện L/C điều khoản đỏ,hoặc một L/C dự phòng, hoặc một kỳ phiếu có ký bảo lãnh của Ngân hàng

1.3 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân hàng thương mại 1.3.1 Định nghĩa phát triển

Phát triển là sự biến đổi, thăng tiến về cả mặt lượng và mặt chất của mộtchủ thể Sự vận động, biến đổi của chủ thể diễn ra trong một khoảng thời giannhất định và dưới sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân hàng thương mại tức làviệc Ngân hàng tập trung những nguồn lực có thể có của mình nhằm làm chohoạt động thanh toán quốc tế tăng về mặt doanh số (về mặt lượng), và tăngchất lượng dịch vụ (về mặt chất) Tăng về mặt doanh số tức là tăng số lượng

và giá trị của các hợp đồng thanh toán quốc tế qua ngân hàng, từ đó dẫn tới sựtăng tương ứng trong mức phí thu được tức là tăng doanh thu của Ngân hàngtrong việc cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế Tăng về mặt chất lượng dịch

vụ thể hiện qua việc áp dụng công nghệ, trí tuệ, chất xám và được thể hiện ra

Trang 23

ngoài bằng sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ do Ngân hàngcung ứng

Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong các sản phẩm dịch vụ quantrọng trong các dịch vụ của Ngân hàng cung ứng nên phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế là vấn đề mà mọi Ngân hàng đều phải quan tâm và có sựđầu tư thích đáng

1.3.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế

ở ngân hàng thương mại

Để đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng ta cóthể dựa vào một số tiêu chí sau:

1.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng doanh số của thanh toán quốc tế

Tôc độ tăng trưởng doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế được tínhbằng phần trăm (%) tăng thêm của doanh số hoạt động thanh toán quốc tếnăm sau so với năm trước Chỉ tiêu này cho thấy tôc độ tăng trưởng, quy môhoạt động, thể hiện thông qua số lượng và giá trị các hợp đồng thanh toánquốc tế mà ngân hàng thực hiện trong một năm

1.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ phí cung cấp dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ phí cung cấp dịch vụ tính bắng phầntrăm (%) tăng thêm của phí dịch vụ thu được của năm sau so với năm trước.Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu tăng thêm của Ngân hàng có được từdịch vụthanh toán quốc tế Doanh thu phụ thuộc vào tổng doanh số thanh toán quốc

tế (số lượng và giá trị hợp đồng) mà Ngân hàng thực hiện trong năm và biểuphí dịch vụ mà Ngân hàng áp dụng với khách hàng Để đánh giá hiệu quả củahoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng căn cứ vào mức phí hợp lí vừađảm bảo tính cạnh tranh vừa tăng được doanh thu cho Ngân hàng

1.3.2.3 Tôc độ phát triển mạng lưới Ngân hàng đại lý.

Trang 24

(%) tăng thêm của số lượng đại lý năm nay so với năm trước Số lượng ngânhàng đại lý càng nhiều thì khả năng cung ứng dịch vụ và hoạt động thanh toánquốc tế tiến hành càng hiệu quả.

1.3.2.4 Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế.

Thị phần hoạt động thanh toán quốc tế được tính bằng tỷ lệ phần trăm(%) giữa tổng doanh số thanh toán quốc tế Ngân hàng thực hiện so với tổnggiá trị xuất nhập khẩu của cả nước trong một năm Chỉ tiêu này cho biết vịthế của Ngân hàng so với các đối thủ khác trong lĩnh vực đáp ứng dịch vụthanh toán quốc tế

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

Muốn đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế ta phải nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến hoạt động này Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu được

em tổng hợp từ nhiều nguồn: sách báo, internet, một số bài viết của khoátrước và từ ý kiến chủ quan của bản thân qua quá trình học tập và nghiên cứutại trường

1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan.

1) Tiềm lực của Ngân hàng

- Về nguồn vốn: Ngân hàng phải dự trữ được một nguồn vốn ngoại tệ vànội tệ đủ mạnh để cung ứng cho khách hàng khi khách hàng cần thanh toánđột xuất hoặc thanh toán một món hàng lớn Bên cạnh đó nguồn vốn phải lớn

để ứng biến được với những thay đổi bất thường trên thi thị trường

- Tiềm lực công nghệ: Công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quantrọng trong hình thành thương mại điện tử và các dịch vụ ngân hàng điện tử.Công nghệ thông tin tạo ra xu hướng điện tử hoá các giao dịch tài chính và hệthống thanh toán ngân hàng, số hoá các chứng từ và cho phép tiến hành giaodịch ở mọi nơi, mọi lúc Công nghệ chính là tiền đề đầu tiên cho phát triển

Trang 25

các dịch vụ, tiện ích Ngân hàng tiên tiến trong đó có dịch vụ thanh toán quốc

tế Công nghệ tiên tiến hiện đại góp phần lớn vào sự thành công và hiệu quảcủa thanh toán quốc tế

-Tiềm lực nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một cơ sở quan trọng đónggóp vào sự thành công cũng như việc tạo dựng nên uy tín, hình ảnh của Ngânhàng trong mắt khách hàng Đối với hoạt động thanh toán quốc tế thì nguồnnhân lực đóng vai trò chủ chốt vì thanh toán quốc tế là loại hình dịch vụ ngânhàng cung ứng dưới dạng tư vấn mở thư tín dụng, kiểm tra hợp đồng ngoạithương… là những hoạt động không thể thay thế bằng máy móc

- Uy tín của Ngân hàng đối với các ngân hàng nước ngoài và các doanhnghiệp xuất nhập khẩu: hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm việc thanhtoán, xác nhận, bảo lãnh, thông báo… trong bất cứ giao dịch thương mại quốc

tế nào đều có ngân hàng mỗi nước đại diện cho khách hàng của mình tiếnhành giao dịch Một Ngân hàng để có thể cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tếhiệu quả cần phải có uy tín đối với các ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thếgiới Uy tín của Ngân hàng tạo ra bởi số lượng dịch vụ đưa ra phục vụ kháchhàng và khả năng thực hiện tốt các dịch vụ đó

2) Định hướng phát triển của Ngân hàng

Định hướng phát triển của Ngân hàng quyết định đến việc phân bốnguồn lực, ngân sách, cơ cấu đến từng sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng cungcấp nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng Xu hướng chunghiện nay của các Ngân hàng thương mại là đẩy mạnh việc cung cấp các dịch

vụ ngân hàng trong đó có thanh toán quốc tế thay vì hoạt động tín dụngtruyền thống Vì vậy mà trong thời gian tới các Ngân hàng sẽ tăng đầu tư để

mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế như tăng tiền gửi tại các tổ chức tíndụng nước ngoài, đầu tư vào công nghệ phục vụ thanh toán, tăng số nhân viên

và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho các nhân viên bộ phân thanh toán

Trang 26

quốc tế.

1.4.3.2 Các nhân tố khách quan.

1) Môi trường kinh doanh

-Môi trường kinh doanh: môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến

sự thành công của một loại hình kinh doanh nói chung và hoạt động thanhtoán quốc tế nói riêng Môi trường kinh doanh quốc tế bao gồm các nhân tố

về tỉ giá hối đoái, tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực và nhữngbiến động ảnh hưởng tới thương mại quốc tế và các quy định của các tổ chứcquốc tế có liên quan

+ Tỉ giá hối đoái là công cụ để lập nên các hợp đồng ngoại thương, đồngthời cũng là cơ sở để các đơn vị có liên quan theo dõi thu nhập và chi phí củamình có được trong hợp đồng đó Sự biến động của tỉ giá hối đoái tác độnglớn đến hoạt động thanh toán quốc tế nhất là đối với các quốc gia có đồng tiềnyếu phải thông qua một ngoại tệ mạnh khác để tham gia vào thị trường quốc

tế như nước Việt Nam ta Vì vậy, rủi ro tỉ giá là vấn đề mà Ngân hàng thươngmại nào cũng phải quan tâm để đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra

có hiêu quả

+ Khu vực kinh tế: nền kinh tế thế giới hiện nay là nền kinh tế hội nhậpnên sự phát triển hay khủng hoảng kinh tế của một nước có ảnh hưởng tươngđối thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động kinh tế của các nước láng giềng Không

có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có quan hệ thươngmại với các quốc gia khác Vì vậy, nền kinh tế khu vực phát triển chính làđộng lực to lớn thúc đẩy hoạt động ngoại thương và do đó hoạt động thanhtoán quốc tế cũng phat triển mạnh mẽ

+ Các quy định quốc tế về thanh toán quốc tế: hiện nay, trên thế giớinhiều tổ chức hợp tác kinh tế và các khối liên minh kinh tế ra đời nhằm mục

Trang 27

đích phát triển kinh tế của các thành viên, các tổ chức này thường đặt ranhững quy định chung về quyền lợi và nghĩa vụ cảu mỗi quốc gia trong mộtlĩnh vực kinh tế nhất định Một số tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như WTO,EURO, ASEAN, G7, G8… đều có các qui định cụ thể cho các nước thànhviên của mình trong quan hệ kinh tế với các nước trong và ngoại tổ chức củamình Ngoài ra trên thế giới cũng có những qui định quốc tế chung cho hoạtđộng thanh toán quốc tế Trải qua quá trình phát triển các qui định này đãđược sửa đổi nhiều lần cho thích hợp với hoàn cảnh mới nhưng luôn giữ vaotrò quan trọng trong điều chỉnh các hoạt động ngoại thương, đảm bảo hoạtđộng thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi.

- Môi trường kinh doanh trong nước bao gồm các nhân tố về triển vọngphát triển của nền kinh tế đất nước, sự phát triển của các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu – khách hàng trực tiếp và thường xuyên sử dụng dịch vụ thanhtoán quốc tế của ngân hàng thương mại Môi trường kinh doanh sôi động với

sự thành lập nhiều doanh nghiệp mới và hoạt động mở rộng của các doanhnghiệp hiện tại sẽ góp phần tạo ra sức nóng cho nền kinh tế và đặc biệt làtrong lĩnh vực thanh toán quốc tế

2) Các quy định pháp luật hiện hành

Ở bất kì quốc gia nào thì hoạt động ngân hàng cũng là một lĩnh vực nhạycảm, có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế, nó tiềm ẩn những cơhội lớn cũng như những rủi ro lớn Vì vậy, Ngân hàng trung ương và các cơquan quản lí đều có những biện pháp nhằm kiểm soát hoạt động của nghànhngân hàng đảm bảo cho đất nước có nền tài chính mạnh và lành mạnh Sựquản lý này có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp cả trực tiếp và giántiếp Ngân hàng trung ương và cơ quan quản lí điều chỉnh gián tiếp quanghiệp vụ thi trường mở, lãi xuất, tỉ lệ dự trữ bắt buộc và ban hành các văn

Trang 28

3) Đối thủ cạnh tranh.

Nền kinh tế phát triển thì nghành Ngân hàng sẽ trở nên hấp dẫn viư lợinhuận thu được là rất cao, do đó sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong việccung ứng các dịch vụ là không thể tránh khỏi Thanh toán quốc tế là một dịch

vụ Ngân hàng truyền thống nên thanh toán quốc tế là một mảng có sự cạnhtranh khá mạnh và ngang sức giữa các Ngân hàng vì khó có thể tạo ra sự khácbiệt lớn về sản phẩm Những động thái hay chiến lược của các Ngân hàng đốithủ đều cần và phải được theo dõi sát sao để Ngân hàng có thể đưa ra nhữngchiến lược hợp lí nhằm giữ được khách hàng và thị phần hoạt động của mình

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK

2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng VPBank

- Tên viết tắt: VPBANK

- Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ,P.Hàng Trống,Q.Hoàn Kiếm,Hà Nội

GP của Thống đốc Ngân hang Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm

1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày

04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04tháng 09 năm 1993 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055689do Sở

Kế hoạch và Đầu tư TP.HÀ Nội cấp cho đăng ký lần đầu ngày 09/09/1993,đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 01/11/2006 Mã số thuế 0100233583

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND.Sau đó do nhu cầuphát triển,theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ Đến tháng

Trang 30

8/2006,vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng.Tháng 09/2006,VPBanknhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổđông chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC-một Ngân hàng lớn nhấtSingapo,theo đó vốn điều lệ được nâng lên trên 750 tỷ đồng.Tiếp theo, đếncuối năm 2006,vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng.Vàhiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng07/2007.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đếnviệc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phốlớn.Trong 2 năm đầu hoạt động,mạng lưới của VPBank mới chỉ có 3 chinhánh và 6 phòng giao dịch Cho đến nay, quy mô mạng lưới của VPBank đãtăng lên đến 55 điểm giao dịch với 28 chi nhánh và 27 phòng giao dịch.Riêngtrong năm 2006, VPBank đã khai trương và đưa vào hoạt động 20 điểm giaodịch mới.Tính đến thời điểm lập báo cáo, tháng 3/2007, VPBank đã hiện diệntại nhiều tỉnh,thành phố lớn trên cả nước bao gồm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh,Vĩnh Phúc,Bắc Giang,Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng Nai, Khánh Hoà.Dự kiến trong năm2007,VPBank sẽ thành lập và đưa vào hoạt động khoảng 50 điểm giao dịchmới tại các tỉnh,thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước,trong đó sẽ có cácchi nhánh lớn đặt tại Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn, QuảngBình,Long An,Kiên Giang…

Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên2.600 người,trong đó phần lớn là các cán bộ,nhân viên có trình độ đại học vàtrên đại học (chiếm87%) Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính

là sức mạnh của ngân hang, giúp VPBank sẵn sang đương đầu với cạnhtranh,nhất là trong giai đoạn đầy thử thách khi Việt Nam bước vào hội nhậpkinh tế quốc tế Chính vì vậy, trong những năm vừa qua VPBank luôn quan

Trang 31

tâm chú ý nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.

2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của VPBank

- Huy động vốn ngắn hạn,trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiềngửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển củacác tổ chức trong nước; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, tráiphiếu và giấy tờ có giá trị; Hùn vốn và liên doanh theo luật định

- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; Huy động cácloại vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đếnnước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép

- Hoạt động bao thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hìnhthức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng VPBank

2.1.3.1 Đại hội cổ đông

Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Đạihội cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyết định loại cổ phần và số lượng từng loại cổ phần được chào bán

- Bầu miễn nhiệm,bãi nhiệm thành Viên hội đồng quản trị,thành Viênban kiểm soát

- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soátgây thiệt hại cho Ngân hàng và Cổ đông của Ngân hàng

- Quyết định tổ chức lại và giải thể ngân hàng

- Quyết định sửa đổi,bổ sung Điều lệ Ngân hàng,trừ trường hợp điềuchỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phầnđược quyền chào bán quy định tại Điều lệ Ngân hàng

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2- Báo cáo thường niên Ngân hàng VPBank các năm 2005, 2006, 2007 3- http://www.vpbank.com.vn Link
1- PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng, Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004 Khác
2- PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Đại học kinh tế quốc dân, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2006 Khác
3- GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Thanh toán quốc tế, Đại học Ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 20062.Tài liệu khác Khác
1- 1096/2004/QĐ-NHNN QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Quy trình chuyển tiền - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Sơ đồ 1.1 Quy trình chuyển tiền (Trang 11)
Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu trơn - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Sơ đồ 1.2 Quy trình nhờ thu trơn (Trang 13)
Sơ đồ 1.3: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Sơ đồ 1.3 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ (Trang 15)
Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán L/C - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán L/C (Trang 17)
Bảng 2.1: kết quả kinh doanh từ năm 2005-2007 - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Bảng 2.1 kết quả kinh doanh từ năm 2005-2007 (Trang 33)
Bảng 2.1: kết quả kinh doanh từ năm 2005 - 2007 - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Bảng 2.1 kết quả kinh doanh từ năm 2005 - 2007 (Trang 33)
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005-2007 - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005-2007 (Trang 35)
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005-2007 - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005-2007 (Trang 35)
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2006-2007 - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2006-2007 (Trang 36)
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2006-2007 - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2006-2007 (Trang 36)
Các hình thức nhờ thu chủ yếu tại hội sở là nhờ thu kèm chứng từ, thanh toán   nhờ   thu   D/P   (Document   against   Payment),   thanh   toán   nhờ   thu   D/A  (Document against Accept), nhờ thu phiếu trơn (thường áp dụng với khách  hàng có quan hệ mật - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
c hình thức nhờ thu chủ yếu tại hội sở là nhờ thu kèm chứng từ, thanh toán nhờ thu D/P (Document against Payment), thanh toán nhờ thu D/A (Document against Accept), nhờ thu phiếu trơn (thường áp dụng với khách hàng có quan hệ mật (Trang 42)
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Bảng 2.6 Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu (Trang 42)
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động thanh toán qua L/C - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.DOC
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động thanh toán qua L/C (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w