GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SACOMBANK HUẾ
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1 Sự cần thiết của nghiên cứu 3
2 Mục tiêu nghiên cứu .4
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
Chương 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Sự cần thiết của hoạt động TTQT qua ngân hàng 5
1.1.1 Khái niệm về TTQT 5
1.1.2 Sự cần thiết của TTQT qua ngân hàng thương mại 5
1.1.3 Vai trò của hoạt động TTQT của ngân hàng 6
1.2 Các phương thức TTQT .7
1.2.1 Phương thức chuyển tiền ( Remittance ) 7
1.2.1.1 Chuyển tiền trả sau 7
1.2.1.2 Chuyển tiền trả trước 8
1.2.2 Phương thức nhờ thu ( Collections ) 8
1.2.2.1 Nhờ thu trơn ( Nhờ thu không kèm chứng từ - Clean collection) 9
1.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary – Collection ) 10
1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ - Documentary Credit 11
1.2.3.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ 11
1.2.3.2 Các loại thư tín dụng 13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại 14
1.3.1 Nhân tố chủ quan 14
1.3.2 Nhân tố khách quan 14
Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK ) CHI NHÁNH HUẾ 15
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế 15
2.1.1 Giới thiệu về NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Thừa Thiên Huế 15
2.1.1.1 Giới thiệu 15
2.1.1.2 Tình hình nguồn lực lao động của Sacombank CN – Huế (2007 – 2009) 16
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của phòng ban Sacombank Huế 17
2.1.2 Đánh giá hoạt động của Sacombank CN – Huế (2007 - 2009) 19
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2007 – 2009 19
2.1.2.2 Hoạt động cho vay qua 3 năm 2007- 2009 20
2.1.2.3 Kết quả kinh doanh của Sacombank Huế qua 3 năm 2007 – 2009 22
2.2 Thực trạng về thanh toán quốc tế tại Sacombank CN – Huế (2007 – 2009) .23
2.2.1 Sự ra đời và phát triển 23
2.2.2 Quy trình một số phương thức TTQT chủ yếu tại Sacombank CN – Huế .24
2.2.2.1 Phương thức chuyển tiền 24
2.2.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 28
2.2.2.3 Một số phương thức khác 38
2.2.3 Phân tích tình hình TTQT tại Sacombank CN – Huế (2007 - 2009) 39
2.2.3.1 Phân tích tình hình TTQT theo loại tiền 39
2.2.3.2 Phân tích tình hình TTQT theo hình thức thanh toán 40
2.2.3.3 Phân tích tình hình TTQT theo sản phẩm 41
Trang 22.2.3.4 Phân tích tình hình TTQT theo đối tượng 43
2.2.4 Đánh giá về hoạt động Thanh Toán Quốc Tế trong thời gian qua 44
2.2.4.1 Kết quả đạt được 44
2.2.4.2 So sánh lý thuyết – thực tế về TTQT tại Sacombank CN - Huế 45
2.2.4.3 Hạn chế và nguyên nhân 50
Chương 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK HUẾ 52
3.1 Định hướng phát triển của Sacombank Huế 52
3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động TTQT Sacombank Huế 53
3.2.1 Hiện đại hóa công nghệ thanh toán của NH 53
3.2.2 Nâng cao năng lực thực hiện thanh toán của đội ngũ cán bộ nhân viên TTQT 54
3.2.3 Tăng cường huy động vốn ngoại tệ 55
3.2.4 Giải pháp thu hút khách hàng 56
- Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý 56
- Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh đối ngoại .57
- Đổi mới phong cách phục vụ, giao tiếo văn minh lịch sự .58
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị và quảng cáo .58
3.2.5 Tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ TTQT 59
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất NK 60
- Hoạt động tài trợ XK .60
- Hoạt động tài trợ XK: 60
3.2.7 Đảm bảo an toàn trong hoạt động TTQT 61
3.2.8 Giải pháp khác 62
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị 63
2.1 Đối với NH Sacombank 63
- Mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với NH nước ngoài .64
- Tạo điều kiện cho Chi nhánh có đủ thẩm quyền thực hiện TTQT cho khách hàng của Chi nhánh 64
- Hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua hệ thống NH 65
- Soạn thảo chi tiết các qui định trong thanh toán quốc tế .66
2.2 Đối với nhà nước 66
2.2.1 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế .66
a Nghiên cứu ban hành luật ngoại hối .67
b Nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật séc và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế .67
2.2.2 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế .68
a Đẩy mạnh hoạt động Xuất Nhập Khẩu, cải thiện cán cân thương mại quốc tế .68
b Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài .69
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1 Sự cần thiết của nghiên cứu.
Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang
Trang 3dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Các hoạt động kinh tế đối ngoại nóichung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã vàđang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vịtrí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới Việc mở ra các quan hệ ngoại thương vàđầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán,tiền tệ và các dịch vụ NH quốc tế Các NHTM đóng vai trò như là cầu nối cho các quan hệkinh tế nói trên
Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt độngTTQT của các NH càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ; là cầu nốitrong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới
Sacombank là một trong những NH cổ phần hàng đầu của Việt Nam, có quy mô lớnvốn lớn nhất trong hệ thống NHTMCP Có thể nói đây là một NH có uy tín nhất trong lĩnhvực tài chính Và đặc biệt trong cả lĩnh vực TTQT Điều đó được chứng minh bằng các bằngkhen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế trao tặng cho NH về lĩnh vực này, điểnhình như: NH được nhận giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động TTQT tốt nhất 2006", “Ngânhàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2006” và "Ngân hàng thực hiện xuất sắcnghiệp vụ TTQT" (Năm 2007), giải thưởng Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ TTQTnăm 2007 Tuy nhiên Chi Nhánh Sacombank Huế đang hoạt động với quy mô nhỏ và gặp khókhăn Chính vì vậy chúng ta cần qua tâm, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và từ đó có thểđưa ra biện pháp khắc phục và phát triển hoạt động hoạt động này Xuất phát từ những vấn đề
trên, trong quá trình thực tập em đã mạnh dặn chọn đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SACOMBANK HUẾ ”
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động TTQT và phương thức trong TTQT củaNHTM
Phân tích, đánh giá thực trạng TTQT chi nhánh Sacombank Huế
Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh Sacombank Huế
3 Đối tượng nghiên cứu.
Các phương thức TTQT áp dụng tại Scombank Huế và những Quy tắc thủ tục thực hiệncác phương thức thanh toán đó
Trang 44 Phạm vi nghiên cứu.
Tập trung nghiên cứu, trình bày cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế liên quan đếnphương thức TTQT, thực tiễn về hoạt động này tại NH Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) -Chi nhánh Huế trong những năm gần đây (Từ năm 2007 – 2009)
5 Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giátình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh hoạ, chứng minh và rút ra kết luận
Luận văn sử dụng phương pháp sưu tầm tại bàn thông qua tài liệu tại SacomBank Huế,Internet, thư viện
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU
Chương 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI.
1.1 Sự cần thiết của hoạt động TTQT qua ngân hàng.
1.1.1 Khái niệm về TTQT.
“TTQT là việc chi trả các nghiệp vụ và yêu cầu về tiền tệ, phát sinh từ các quan hệ kinh
tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức tài chính quốc tế, giữa các hãng, các cánhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tếđối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại NH”
1.1.2 Sự cần thiết của TTQT qua ngân hàng thương mại.
Khi đề cập đến hoạt động ngoại thương là đề cập đến quan hệ buôn bán trao đổi hànghoá giữa các nước Về cơ bản TTQT phát sinh dựa trên cơ sở hoạt động ngoại thương TTQT
là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá Vì vậy, nếu công tácTTQT được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá XK mới được thực hiện, góp phần thúc đẩyngoại thương phát triển TTQT trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạtđộng kinh tế đối ngoại Nhưng trong hoạt động mua bán luôn gắn liền với lợi ích của các bêntham gia Công tác thanh toán trong nội địa từng nước đã khó khăn phức tạp nhưng TTQTcàng khó khăn phức tạp hơn nhiều (các bên tham gia hợp đồng khác nhau ở nhiều lĩnh vực:Chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, …) Trong mối quan hệ này mỗi bên tham gia ngoài việcchấp hành luật pháp trong nước còn phải tuân thủ các hiệp định, hiệp ước cũng như các tậpquán thương mại khác
Trong mua bán quyền lợi của các bên tham gia thường mâu thuẫn với nhau, bên nào
Trang 5cũng muốn dành về mình phần thuận lợi hơn Để giải quyết mâu thuẫn này cần có sự tham giacủa NH, lúc này NH đóng vai trò trung gian, tạo sự tin tưởng, thuận lợi cho cả hai bên Sự rađời và phát triển của NH thương mại hiện đại đã góp phần thúc đẩy hoạt động TTQT giữa cácnước diễn ra nhanh chóng, thuận lợi chính xác và đảm bảo được quyền lợi của các bên thamgia TTQT Ngân hàng là một tổ chúc trung gian tài chính, có bề dày kinh nghiệm hoạt độngtrong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời NH có mạng lưới và quan hệ đại lý với các NH khácrất rộng Ngoài ra, NH là tổ chức tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhấtnên có thể sử dụng vào các hoạt dộng thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác
Chính những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động TTQT đều diễn ra cần có sự tham giacủa các NH
1.1.3 Vai trò của hoạt động TTQT của ngân hàng.
- Đối với nền kinh tế mà đặc biệt là đối với hoạt động kinh tế đối ngoại:
TTQT thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nếu việc tổ chức TTQT đượctiến hành nhanh chóng, an toàn chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm
và đẩy mạnh hoạt động xuất NK của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại pháttriển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương
TTQT hạn chế rủi ro trong qúa trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại: Trong hoạtđộng kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của bạn hàng cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểukhả năng tài chính, khả năng thanh toán của người mua, của con nợ, đồng thời trong điềukiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả năng thanh toán của con nợ là rất bấp bênh, hơn nữatrong cơ chế thị trường tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều vì vậy rủi trong việc thực hiện hợpđồng kinh tế đối ngoại ngày càng lớn Nếu tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp cho các nhàkinh doanh xuất NK hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhờ đó thúc đẩyhoạt động kinh tế đối ngoại phát triển
- Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Việc hoàn thiện để phát triển hoạt động TTQT có một ý nghĩa hết sức thiết thực, hoạtđộng TTQT là một dịch vụ thuần tuý làm tăng khả năng cạnh tranh của NH, nó bổ sung và hỗtrợ cho các hoạt động khác của NH
Hoạt động TTQT giúp cho NH thu hút thêm nhiều khách hàng, trên cơ sở đó NH tăngđược quy mô hoạt động của mình, giúp cho NH đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, trên cơ
sở đó tạo được niền tin cho khách hàng và nâng cao uy tín của mình Từ đó mà có thể khai
Trang 6thác được nguồn vốn tài trợ của NH nước ngoài về nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế
để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng
Hoạt động TTQT giúp cho NH phát triển được nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại
tệ và các dịch vụ khác Nếu hoạt động TTQT được đẩy mạnh thì sẽ đẩy mạnh được hoạt độngtín dụng tài trợ xuất NK cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thời quản lýđược nguồn vốn nhàn rỗi của các DN có quan hệ TTQT qua NH
Hoạt động TTQT giúp cho NH tăng thu nhập và tăng cường khả năng cạnh tranh của
NH trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp cho hoạt động NH vượt ra khỏi phạm vi quốcgia và hoà nhập với hệ thống NH thế giới
1.2 Các phương thức TTQT
1.2.1 Phương thức chuyển tiền ( Remittance )
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của NH (gọi là ngườichuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địađiểm nhất định
Liên quan đến phương thức thanh toán này gồm có các bên sau đây:
Người chuyển tiền – là người mua, người NK, hay người mắc nợ
NH chuyển tiền – là NH phục vụ cho người chuyển tiền
NH đại lý – là NH phục vụ cho người thụ hưởng có quan hệ đại lý với NH chuyển tiền
Người thụ hưởng – là người bán, người XK hay là chủ nợ
Thực tế cho thấy chuyển tiền có thể thực hiện theo một trong hai hình thức: Chuyểntiền trả sau và chuyển tiền trả trước
1.2.1.1 Chuyển tiền trả sau
Chuyển tiền trả sau - là hình thức trả cho người XK sau khi nhận hàng
Nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán chuyển tiền trả sau có thểđược mô tả ở sơ đồ dưới đây:
(3)
(1)Người NK
NH đại lý
NH chuyển tiền
Người XK
Trang 7Sơ đồ 1: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả sau
Nội dung các bước tiến hành của quy trình này có thể giải thích tóm tắt như sau:
(1) Người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK
(2) Người NK lập lệnh chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ mình chuyển tiền chongười thụ hưởng
(3) NH phục vụ người XK chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua NH đại lý
(4) NH đại lý ghi có và báo có cho người XK
(5) NH chuyển tiền báo nợ cho người NK
1.2.1.2 Chuyển tiền trả trước
Chuyển tiền trả trước – là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ
khác ở chỗ người nhập lập lệnh chuyển tiền và do đó người XK nhận được tiền trước khi giaohàng
Nội dung và quy trình thực hiện chuyển tiền trả trước có thể mô tả ở sơ đồ:
(2)
(4)
Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả trước
Nội dung các bước tiến hành của quy trình này có thể giải thích tóm tắt:
(1) Người NK lập lệnh chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ mình chuyển tiền cho người thụhưởng
(2) NH phục vụ người NK chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua NH đại lý
(3) NH đại lý ghi có và báo có cho người XK
(4) Người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK để người NK có thể nhậnhàng
(5) NH chuyển tiền, sau khi ghi nợ, báo nợ cho người NK
Người XKNgười NK
Trang 8Chuyển tiền trả trước là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác
ở chỗ người NK lập lệnh chuyển tiền và, do đó, người XK nhận được tiền trước khi giao hàng
1.2.2 Phương thức nhờ thu ( Collections )
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người XK sau khi hoàn thành nghĩa vụgiao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ từ người NKlập ra
Liên quan đến phương thức thanh toán này gồm có các bên sau:
Người ủy nhiệm thu (Principal): là bên ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho NH.Người ủy nhiệm thu chính là người XK
NH thu hộ (Collecting Bank): Là NH phục vụ người ủy nhiệm thu
NH xuất trình (Presenting Bank): là NH xuất trình chứng từ cho người trả tiền, thường
là NH đại lý cho NH thu hộ
Người trả tiền (Drawee): Là người được xuất trình chứng tù theo đúng chỉ thị nhờ thu.Người trả tiền chính là người NK
Phương thức nhờ thu được tiến hành dựa trên cở sở những qui định của “Điều lệ thốngnhất về nhờ thu” (The Uniform Rules for Collection) do Văn Phòng Thương Mại Quốc Tế(ICC) phát hành
1.2.2.1 Nhờ thu trơn ( Nhờ thu không kèm chứng từ - Clean collection)
Nhờ thu hối phiếu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người XK ủy thác cho NH thu
hộ tiền ở người NK căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hóa thì gửi thẳngcho người NK, không gửi cho NH
Cũng có thể hiểu khi việc đòi tiền chỉ dựa trên chứng từ đòi tiền là hối phiếu do người
XK ký phát, mà không kèm theo các chứng từ hàng hoá, thì được gọi là nhờ thu phiếu trơn.Loại này thường được dùng trong thanh toán tiền chi trả về dịch vụ, cước phí bảo hiểm, tiền
phạt, tiền bồi thường,…
(6)(3)
Trang 9Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu trơn
Toàn bộ nội dung các bước tiến hành phương thức nhờ thu trơn có thể tóm tắt như sau:
(1) Người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK
(2) Người XK lập chỉ thị nhờ thu và hối phiếu nộp vào NH để ủy thách cho NH thu hộ tiền
(5) Người XK thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán
(6) NH đại lý trích tiền từ tài khoản của người NK chuyển sang NH ủy thác thu để ghi cócho người XK trong trường hợp người NK đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho NH ủy tháchthu biết trong trường hợp người NK từ chối trả tiền
(7) NH ủy thác thu ghi có và báo cho người XK hoặc thông báo cho người XK biết việcngười NK từ chối trả tiền
1.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary – Collection )
Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người XK sau khi đãhoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ; tiến hành ủy thác cho NH phục vụ mìnhthu hộ tiền ở người NK; không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hànghóa gửi kèm theo với điều kiện; nếu người NK thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền thì NH mớitrao bộ chứng từ cho người NK nhận hàng hóa
Có thể hiểu là khi việc đòi tiền, ngoài hối phiếu do người XK ký phát, còn phải kèmtheo các chứng từ về hàng hoá, gọi là uỷ thác thu kèm chứng từ Tuỳ theo cách thức trả tiềncủa người NK, mà uỷ thác thu kèm chứng từ có thể là chấp nhận trả tiền trao chứng từ(Documents against acceptance – D/A) hoặc trả tiền trao chứng từ (Documents againstpayment – D/P)
Trang 10Toàn bộ nội dung và các bước tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ có thể giảithích tóm tắt như sau:
(3)
(6)
(1)
Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từ
(1) Người XK giao hàng cho người NK nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa
(2) Người XK gửi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa đến NH nhận ủy thác
để nhờ thu hộ tiền ở người NK
(3) NH nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ sang NH đại lý đểthông báo cho người NK
(4) NH đại lý chuyển hối phiếu đến người NK yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
(5) Người NK thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền
(6) NH đại lý trích tài khoản của người NK chuyển tiền sang NH ủy thác thu để ghi có chongười XK hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền của người NK
(7) NH nhận ủy thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền cho người XK
- Nhờ thu kèm chứng từ dạng D/ P ( Documents against Payment )
- Nhờ thu kèm chứng từ dạng D/ A ( Documents against Acceptance )
Nếu là D/A thì người NK phải ký tên chấp nhận trả tiền trên hối phiếu do người XK kýphát, thì mới được nhận hàng trao cho bộ chứng từ hàng hoá
1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ - Documentary Credit
1.2.3.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là phương pháp trong đó một NH theo yêu cầu củakhách hàng; cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối
NH nhận ủy thác thu
Người NK Người XK
NH đại lý
Trang 11phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với những qui định nêu ra trong thư tín dụng Có thể nói L/C là văn bảnquan trọng nhất trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ gồm có các bên sau
- Người xin mở thư tín dụng (Applicant) – là người NK hàng hóa
- NH mở thư tín dụng (Issuing Bank) là NH phục vụ người NK, NH này cung cấp tíndụng và đứng ra cam kết trả tiền cho người XK
- Người thụ hưởng (Beneficiary) – là người XK hay người nào khác do người XK chỉđịnh
- NH thông báo thư tín dụng (Advising bank) - là NH đại lý cho NH mở L/C và phục
vụ cho người thụ hưởng
- Ngoài ra trong vài trường hợp đặc biệt có thể có thêm các bên khác tham gia như
NH xác nhận (Confirming Bank) và NH trả tiền (Paying bank)
Về mặt thủ tục pháp lý, hiện tại phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo
“Điều lệ và cách thức thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Custom andPractice for Documentary Credits) do Văn Phòng Thương Mại Quốc tế (InternationalChamber for Commerce – IIC)
Toàn bộ nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từđược mô tả ở sơ đồ dưới đây:
(3)( 7)
(8)(2) (11) (10) (9) (6) (4)
( 5 )( 1 )
Sơ đồ 5: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Giải thích nội dung:
(1) Hai bên XK và NK ký kết hợp đồng thương mại
(2) Người NK làm đơn xin mở L/C yêu cầu NH mở L/C cho người XK thụ hưởng
NH mở L/C
NH thông báo L/C
Trang 12(3) NH mở L/C theo yêu cầu của người NK và chuyển sang NH thông báo để báo cho nhà
XK biết
(4) NH thông báo L/C cho người XK biết rằng L/C đã mở
(5) Dựa vào nội dung của L/C, người XK giao hàng cho người NK
(6) Người XK sau khi giao hàng lạp bộ chứng từ gửi vào NH thông báo để thanh toán(7) NH thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để NH mở L/C xem xét trả tiền.(8) NH mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang NHthông báo để ghi có cho người thụ hưởng Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán
(9) NH thông báo ghi có và báo có cho người XK
(10) NH mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người NK
(11) Người NK xem xét chấp nhận trả tiền và NH mở L/C trao bộ chứng từ để người NK cóthể nhận hàng
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòng phẳng đảmbảo quyền lợi cho cả hai bên XK và NK Trong phương thức này NH đóng vai trò chủ độngtrong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần như phương thức thanh toán khác.Hiện nay phương thức này được sử dụng nhiều Tuy nhiên chỉ sử dụng trong quan hệ thanhtoán mậu dịch còn trong thanh toán phi mậu dịch vẫn phải dùng phương thức chuyển tiền
1.2.3.2 Các loại thư tín dụng
- Thư tín dụng không thể hủy ngang ( Irrevocable L/C )
Là loại L/C sau khi mở thì NH mở L/C không được sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ trongthời hạn hiệu lực của nó nếu không có sự thỏa thuận của các bên tham gia L/C không thể hủyngang là loại L/C được áp dụng phổ biến nhất trong TTQT
- Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận ( Confirmed Irrevocable L/C )
Là loại L/C không thể hủy ngang được một NH khác xác nhận và đảm bảo trả tiền theoyêu cầu của NH mở L/C
- Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi ( Irrevocable L/C without Recourse)
Là loại L/C mà sau khi người XK đã được trả tiền thì NH mở L/C không còn quyền đòitiền người XK trong bất cứ tình huống nào
- Tín dụng có thể chuyển nhượng ( Transferable L/C )
Là loại L/C không thể hủy ngang cho phép người thụ hưởng có thể yêu cầu NH chuyểnnhượng toàn bộ hay một phần số tiền
Trang 13- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Là loại L/C không thể hủy ngang sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì tựđộng nó hiệu lực trở lại cho đến khi nào thực hiện hết tổng trị giá hợp đồng
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
Là loại L/C được mở trên cơ sở một L/C khác Chẳng hạn sau khi nhận L/C do người
NK mở, người XK có thể sử dụng L/C này để mở L/C khác cho người thụ hưởng khác với nộidung tương tự như nội dung L/C ban đầu L/C trước gọi là L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáplưng
- Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C)
Là loại L/C do NH của người XK phát hành để cam kết sẽ thanh toán lại cho người NKnếu người XK nếu cam kết sẽ thanh toán lại cho người NK nếu người XK không hoàn thànhđược nghĩa vụ giao hàng
- Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred Payment L/C)
Là loại L/C không huỷ ngang trong đó NH mở L/C hay NH xác nhận cam kết vớingười hưởng thụ sẽ thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn qui định
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại
độ của cán bộ NH nói chung và cán bộ thanh toán nói riêng, đầu tư và nâng cao trang thiết bịmáy móc cho các phòng nghiệp vụ NH phải tạo được uy tín, nâng cao được chất lượng củacác dịch vụ NH để thu hút đựơc nhiều khách hàng về giao dịch từ đó có thể khai thác đượcnguồn ngoại tệ cần thiết phục vụ cho nghiệp vụ cho vay ngoại tệ tạo điều kiện mở L/C
Bên cạnh đấy cũng phải thấy rằng kiến thức của khách hàng về lĩnh vực ngoại thươngnói chung cũng như hoạt động TTQT nói riêng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của quá trìnhthanh toán Thiện chí của các bên tham gia trong khi mua bán cũng ảnh hưởng tới quá trình
Trang 14thanh toán Và một điều quan trọng là khách hàng của NH phải có khả năng thanh toán Chính
vì vây mà cán bộ thanh toán cần phải tư vấn kỹ cho khách hàng, xem xét khả năng tài chínhcủa khách hàng và NH phải có các biện pháp thu hút được nhiều khách hàng hơn
1.3.2 Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của các NH thương mại như:Tình hình kinh tế xã hội của đất nước nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng, đặcbiệt là hoạt động xuất NK Các chính sách kinh tế đối ngoai, chính sách tài chính quốc gia củađất nước tạo bước phát triển về hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất NK,khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài, cải tổ lại hệ thống NH v.v từ đó thúc đẩy hoạt độngTTQT phát triển Bên cạnh đấy hệ thống thanh toán của hệ thông NH, quy trình các nghiệp vụthanh toán cần phải được hoàn thiện để thúc đẩy hoạt động TTQT được nhanh chóng hơn,chính xác hơn
Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ( SACOMBANK ) CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Giới thiệu về NH TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Thừa Thiên Huế.
2.1.1.1 Giới thiệu
NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank là một trong những NHTMCP có vốn điều
lệ và qui mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam với các NH ChiNhánh trãi dài khắp cả nước
Ngày 10/10/2003, nhằm mục đích mở rộng mạng lưới, phát triển thương hiệu và tạođiều kiện cho hệ thống NH hoạt động được thuận lợi hơn, NH Sài Gòn Thương Tín chi nhánhThừa Thiên Huế đã ra đời theo chiến lược phát triển kinh doanh của Sacombank Ban đầu trụ
sở chính đặt tại 49 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, TP Huế
Ngày 17/11/2006 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế chính thức chuyển
về trụ sở mới tại 126 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, TP Huế Trụ sở mới được xây dựng từthánh 5/2006 với tổng kinh phí là 19,4 tỷ đồng, diện tích sử dụng khoản 1500 m2, gồm 1 tầngtrệt và 3 tầng lầu
Hiện nay, chi nhánh NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế đã thành lập được
7 điểm giao dịch nằm ở những khu vực đông dân cư, bao gồm các phòng giao dịch trực thuộc
Trang 15như sau:
Phòng giao dịch Phú Xuân - Số 49 Trần Hưng Đạo_TP Huế
Phòng giao dịch An Cựu - Số 144 Hùng Vương_TP Huế
Phòng giao dịch Tây Lộc - Số 172 Nguyễn Trãi_TP Huế
Phòng giao dịch Phú Bài - Khu 4 - Phú Bài- Hương Thuỷ_TP Huế
Phòng giao dịch Phú Hội
Phòng giao dịch Hương Trà - Khu 9 Thị Trấn Tứ Hạ_TP Huế
Không nằm ngoài định hướng hoạt động chung của Sacombank, Sacombank Huế luônhướng tới mục tiêu góp phần đưa Sacombank trở thành NH TMCP hàng đầu và là NH bán lẻhiện đại đa năng nhất Việt Nam Hiện nay, Nhiệm vụ chính của Sacombank Huế là huy động,cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ NH khác
NH Sacombank Huế là NH TMCP đầu tiên có mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếnên cũng đã gặp một số khó khăn trong những ngày đầu hoạt động Nhưng với định hướng vàchính sách hoạt động đúng đắn của ban lãnh đạo chi nhánh, Sacombank Huế đã tận dụng tốtnhững lợi thế tiên phong của mình Qua sáu năm hoạt động Sacombank Huế đã tạo cho mìnhmột chỗ đứng đầu với thị trường Huế minh chứng bởi dư nợ hằng năm đều tăng
2.1.1.2 Tình hình nguồn lực lao động của Sacombank CN – Huế (2007 – 2009)
Bảng 1: Tình hình lao động của Sacombank CN – Huế qua 3 năm 2007 – 2009
Trang 16với 2007 là lao động phân theo độ tuổi, đã có một người sang độ tuổi trên 50 Đây cũng là điềutất yếu vì trong Ngân Hàng cần có người có kinh nghiệm lâu năm lãnh đạo Trong khoảng thờigian một năm NH đã tập trung đào tạo và nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụcho cán bộ nhân viên Nhưng với chính sách mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh trên địabàn TT- Huế thì rõ ràng lượng lao động này chưa thể đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhânlực Chính vì vậy năm 2009 đã có sự thay đổi về số lượng, cơ cấu lao động so với năm 2008.Việc thay đổi này là hoàn toàn phù hợp Sacombank là NH đang rất phát triển và có uy tíntrong ngành Tài chính; do đó để giữ và tiếp tục phát huy được thế mạnh đó thì nguồn nhân lựccần thiết phải là những con người trẻ, nhiệt tình, năng động và có trình độ Số lao động tăngthêm đều ở độ tuổi 23 – 30, và có trình độ đại học
Trong quá trình đổi mới, hệ thống NH ngày càng có nhiều sự đổi mới toàn diện khôngchỉ về phương thức hoạt động mà cả về bộ máy nhân sự Với chủ trương đó trong những nămgần đây, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế đã và đang phát triển và xây dựngnguồn nhân lực nhằm cung cấp cho mình một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và có
Bộ phận quản lý TD
Bộ phận kiểm toán
Trang 17Sơ đồ 6: tổ chức bộ máy NH TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
b- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban liên quan hoạt động TTQT
Bộ phận TTQT: Giao dịch viên gởi các bản thảo và điện lên P.TTQT, đồng thời nhậnbản thảo và điện từ P.TTQT gửi lại; Thực hiện nhiệm vụ mở L/C, hoàn thành bộ hồ sơ TTQT,chuyển tiền ra nước ngoài,
Ban giám đốc (gồm có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc): Đại diện chi nhánh ký duyệthợp đồng liên quan hoạt động TTQT với khách hàng
Tùy vào hợp đồng liên quan tới ký duyệt của Trưởng Bộ phận TTQT, kiểm soát viên,phòng hỗ trợ
Phần quy trình sẽ cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, nhân viên về hoạtđộng TTQT
c- Công tác đào tạo, tổ chức nhân sự và các công tác khác.
Lao động tại Sacombank Huế đều là lao động trực tiếp, không có lao động gián tiếp vớiđội ngũ trẻ, năng động nhiệt huyết và thích ứng nhanh với công việc Đây là một thế mạnh gópphần mở rộng công tác hoạt động của NH Về chất lượng trình độ nghiệp vụ, chuyên môn củacán bộ nhân viên qua các năm không ngừng được nâng cao
Công tác ngân quỹ luôn được cải tiến, đảm bảo thực hiện thu chi tiền mặt nhanh chóng,chính xác
Công tác thông tin điện toán luôn được Chi nhánh rất chú trọng tới việc ứng dụng tinhọc vào công tác quản lý, đã xây dựng thành công công tác quản lý nhân sự và quản lý dữ liệunhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho ban lãnh đạo Đặc biệt năm 2008 NHSacombank nói chung và Sacombank CN Thừa Thiên Huế nói riêng đã sử dụng phần mềmquản lý hoạt động NH là T24.R8 thay cho phần mềm Smartbank; đây là một sản phẩm khá
Trang 18toàn diện, có thể hổ trợ hầu hết các giao dịch NH.
Công tác kiểm tra nội bộ thường xuyên, liên tục, theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm pháthiện kịp thời những thiếu sót trong tất cả các nghiệp vụ
Công tác thu hồi nợ đọng cũng được đẩy mạnh, giảm được một phần những khoản nợđọng do lịch sử để lại
Chi nhánh ta đã duy trì được các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, thường xuyên
tổ chức giao lưu với các đơn vị, khách hàng và NH bạn làm phong phú đời sống tinh thần củacán bộ nhân viên và củng cố thêm niềm tin, mối quan hệ tốt đẹp giữa Chi nhánh với bạn hàng
2.1.2 Đánh giá hoạt động của Sacombank CN – Huế (2007 - 2009)
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2007 – 2009.
Sacombank Huế được xem là một trong những CN hoạt động hiệu quả nhất, đặc biệt làcông tác huy động vốn nhờ vào ưu thế là tiên phong trong chính sách khách hàng hợp lý
Bảng 2: Tình hình Huy động vốn Sacombank CN – Huế (2007 – 2009)
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
Tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua 3 năm đạt được những kết quả khả quan, sựtăng trưởng mạnh về nguồn huy động vốn là do mạng lưới NH được mở rộng, đặt tại các địađiểm thuận lợi giúp lượng khách hàng tìm đến tăng lên, từ đó thị trường được mở rộng, thịphần tăng trưởng nhanh chóng
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được những nguồn vốn huy động được từ hình thức khác
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- % a.Theo loại tiền 659,970 100 860,176 100 1,126,836 100 200,206 30.34 266,660 31
Trang 19nhau, chiếm tỷ trọng khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn
Theo loại tiền thì tiền VND chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngoại tệ và vàng Thể hiện rõnhất năm 2007 VND chiếm tới 76% tổng NVHĐ, tỷ lệ này có giảm qua 3 năm nhưng vẫn duytrì ở mức trên 70% và số tiền huy động là VND là những con số rất lớn năm 2007 hơn 502 tỷ,năm 2008 hơn 640 tỷ, tới năm 2009 lên tới gần 840.5 tỷ Vàng và ngoại tệ chiếm tỷ trọngkhông cao và chênh lệch giữa hai tỷ trọng này không lớn
Theo tiền gửi thì tiền gửi dân cư ở mức rất cao, năm 2009 lên gần 91%, đây là con sốrất lớn Trong tiền gửi từ dân cư chủ yếu là tiền gởi tiết kiệm còn từ giấy tờ có giá chiếm tỷtrọng không đáng kể
Sở dĩ có được những con số này do khi nền kinh tế tăng trưởng, đời sống người dânngày càng được nâng cao, họ nhận thấy được mặt tích cực từ việc gởi tiền tiết kiệm tại NH làvừa an toàn lại vừa được tiền lãi Nắm bắt cơ hội đó Sacombank Huế đã cung cấp thêm cácdịch vụ phù hợp, áp dụng nhiều chính sách linh hoạt nhằm đáp ứng những nhu cầu cho ngườigởi tiền với mục đích giữ chân khách hàng cũ, và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến vớiChi Nhánh Ngoài NVHĐ từ dân, NH Sacombank Huế huy động từ Tổ chức kinh tế; Mặc dù
tỷ trọng HĐV từ Tổ chức kinh doanh so với Tổng NVHĐ là không cao mỗi năm (năm 2007cao hơn so với 2008, 2009 nhưng tỷ trọng cũng chỉ 12%) nhưng số tiền thì tăng năm các 2007trên 78 tỷ VND đồng, tới năm 2009 lên tới gần 102 tỷ VND đồng Điều này chứng tỏ NHSacombank Huế không chỉ quan tâm tới thu hút nguồn vốn từ người dân mà Sacombank Huếcòn có chính sách, dịch vụ cung cấp cho tổ chức kinh tế
Sự gia tăng về giá trị HĐV cho thấy Sacombank Huế không ngừng đẩy nhanh tố độ huyđộng vốn, nhất là vốn nhàn rỗi trong khu vực dân cư, NH đã nhận thức được tầm quan trọngcủa đối tượng khách hàng là cá nhân thuộc tầng lớp dân cư Do đó NH đã mở các quỹ tiếtkiệm ở nơi đông dân cư và thuận lợi Điển hình NH Sacombank CN TT- Huế đã có tới 7 điểmgiao dịch; đó là con số không phải là ít NH đã ứng dụng công nghệ NH hiện đại (Phần mềmquản lý hệ thống NH T24.R8) theo mô hình NH bán lẻ để rút ngắn thời gian giao dịch chokhách hàng, quảng cáo các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ NH như: rút tiền qua máy ATM,thực hiện chi trả lương qua tài khoản NH, đồng thời bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung,năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp văn minh Bên cạnh đó, uy tín của NHSacombank Huế cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng nguồn vốn của NH
Trang 202.1.2.2 Hoạt động cho vay qua 3 năm 2007- 2009.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà sacombank Huế đã không ngừng khaithác khả năng HĐV để đáp ứng khả năng nhu cầu vốn của khách hàng Trong những năm qua,nhờ có nguồn vốn huy động khá dồi dào, NH Sacombank Huế đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầuvốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các DN mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiếndây truyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm, các thành phần kinh tế đãmạnh dạn hơn trong việc vay vốn để mở rộng SXKD, Chi nhánh cũng đã áp dụng các chínhsách nhằm kích thích cũng như thúc đẩy hoạt động cho vay như: Áp dụng lãi suất linh hoạt,giảm các thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người dân và DN tiếp cận với nguồnvốn
Bảng 3: Tình hình cho vay vốn của NH sacombank CN – Huế (2007 – 2009).
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
Năm 2007 doanh số cho vay của NH đạt gần 3 tỷ, năm 2008 con số này là 3,272,932 tỷđồng tức là tăng thêm hơn 300 triệu so với 2007 tương đương 10.09%, và năm 2009 lên tớigần 3.7 tỷ tăng 426,923 triệu tương đương 13.42% so với năm 2008 Doanh số cho vay tăngđáng kể ở các năm là do chính sách của NH luôn quan tâm đến việc đầu tư cho DN mới, dự ánmới, đối tượng đầu tư mới để mở rộng quan hệ tín dụng với các tổ chức kinh tế trên địa bàn,đồng thời tạo mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năngtrong việc cho vay, thu hồi nợ và xử lý nợ Đặc biệt là năm 2009, nền kinh tế bắt đầu trở lại vàphát triển mạnh thì việc đầu tư có qui mô và giá trị lớn
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % Doanh số cho vay 2,972,893 3,272,932 3,699,857 300,039 10.09 426,925 13.04
Doanh số thu nợ 2,549,202 275,284 3,052,916 -2,273,918 -89.2 2,777,632 1009.01
Dư nợ cho vay 423,691 520,092 646,941 96,401 22.75 126,849 24.39
Nợ xấu 145 1,350 950 1,205 831.03 -400 -29.63
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dự nợ 0.0342 0.2596 0.1468 0.22535 -0.11272
Trang 21Doanh số thu nợ của Chi Nhánh luôn được đẩy mạnh, cán bộ tín dụng thường xuyênđôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thêm vào đó khách hàng có phương án sản xuất kinhdoanh hiệu quả và có ý thức trả nợ đúng hạn nên đã giảm số lượng nợ quá hạn.
Dư nợ cho vay tăng qua các năm do doanh số cho vay tăng, tuy nhiên tốc độ dư nợ chovay tăng cao hơn tốc độ doanh số cho vay Điều cho thấy việc thu nợ là khó khăn
Nợ xấu năm 2008 tăng 1,205 triệu tăng hơn 8 lần so với nợ xấu năm 2007, một con sốrất lớn Đây là vấn đề cần chú ý Tuy nhiên với tình hình kinh tế năm 2007, 2008 thì vấn đềnày phổ biến và không chỉ riêng gì NH Sacombank Huế và cả hệ thống NH nói chung Năm
2009 nợ xấu còn 950 triệu giảm 400 triệu tương đương 29,63% so với năm 2008 đây là con sốkhá tốt, chứng tỏ khả năng và năng lực của cán bộ tín dụng, cũng như cán bộ, nhân viên NHđang được phát huy, khẳng định
Tỷ lện nợ xấu năm 2008 tăng cao hơn so với 2007 Điều này do các DN, công ty gặpkhó khăn trong việc trả nợ trong năm 2008 Tuy nhiên, năm 2009 tình hình có vẻ tiến triển tốthơn Khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn cao hơn Và điều này lại lần nữa khẳngđịnh năng lực của cán bộ tín dụng NH Sacombank CN – Huế
2.1.2.3 Kết quả kinh doanh của Sacombank Huế qua 3 năm 2007 – 2009.
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của Ngân Hàng sacombank CN – Huế (2007 – 2009).
Trang 22ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
NHTMCP Sacombank Huế trong thời gian qua không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm dịch vụ NH và triển khai các hoạt động phục vụ cho khách hàng một cách nhanh chónghiệu quả nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin để ứng dụng vào quá trình kinh doanh.Việc phát triển nhằm mục tiêu lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà
Qua bảng số liệu ta thấy kết quả kinh doanh của Chi nhánh đang trên đà tăng trưởng, lợinhuận có xu hướng tăng lên trong đó thu lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất Năm 2008đạt 66.441 tỷ đồng tăng 18.38 tỷ đồng tương ứng với 38.24% so với năm 2007 Năm 2009 thulãi lên tới 79.491 tỷ tăng 13.05 tỷ đồng hay tăng 19.64% so với 2008 Sự tăng liên tục của thulãi cho vay là do 3 năm qua Doanh số cho vay tại chi nhánh tăng mạnh, đây là nguồn thu dồidào và chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Khoản thu chiếm tỷ trọng thứ 2 sau nguồn thu lãi vay là thu từ hoạt động dịch vụ, có sựgia tăng cả giá trị và tỷ trọng từ 4,685 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8.8% trong tổng thu nhập năm
2007, sang năm 2008 con những con số này là 7,415 triệu và 9.87%, năm 2009 thu được13,101 triệu đồng – chiếm tỷ trọng 13.7 % tổng thu nhập Đây là kết quả của việc mở rộng vàphát triển của hoạt động dịch vụ NH, nguồn thu đó tăng lên với tốc độ khá cao cả 3 năm
Về chi phí: Chiếm tỷ trọng chi phí lớn nhất là chi HĐV năm 2007 đạt 24,149 triệuđồng, năm 2008 đạt 36,446 triệu đồng tăng 12,297 triệu tương ứng với 50.8% và năm 2009chi HĐV là 40,641 triệu đồng tăng 4,195 triệu tương ứng 11.51%
Chi dự phòng bảo hiểm là khoản chi với tỷ trọng đứng tứ 2, chi dự phòng bảo hiểmnăm 2007 là 7,602 triệu đồng, sang năm 2008 là 10,165 triệu đồng tăng 2,563 triệu đồngtương ứng với 33.71%, năm 2009 con số chi dự phòng bảo hiểm lên 12,182 triệu đồng tăng2,017 triệu hay tăng 19.84% so với năm 2008 Tốc độ tăng năm 2009 thấp hơn năm 2008 Kếtquả này cho thấy sự quản lý chặt chẽ trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, việc trích lậpbảo hiểm phù hợp với tình hình biến động của nên kinh tế
Lợi nhuận thu được tương đối lớn và tăng qua các năm do truy thu lãi từ cho vay.Nhưng chi phí huy động vốn cũng tăng lên với tốc độ thu lãi
Kết quả mà chi nhánh đã đạt được là do chi nhánh đã chú trọng đến hoạt động huy độngvốn, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và hiệu quả kinh doanh phát triển cao
Trang 232.2 Thực trạng về thanh toán quốc tế tại Sacombank CN – Huế (2007 – 2009)
Đặc biệt, từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thì ngày càng có nhiều DNtham gia vào hoạt động xuất NK Trước tình hình đó, nếu vẫn để một mình NH ngoại thươngđộc quyền trong TTQT thì chắc chắn NH ngoại thương không thể kham nổi Chính vì vậy,ngày 24-5-1992 Hội đồng Nhà nước đã ký pháp lệnh số 38/CCT - HĐNN cho phép các NHthương mại tham gia vào các quan hệ tín dụng và TTQT
Kể từ đó NH TMCP Sacombank đã tham gia vào dịch vụ TTQT và có nhiều thành côngđáng kể, có vị trí, uy tín, thương hiệu trong và ngoài nước Vì vậy khi thành lập SacombankChi nhánh Huế thì có cơ sở nghiệp vụ TTQT, song tự xét thấy chưa đủ khả năng cũng nhưchưa có nhu cầu từ phía khách hàng nên Chi Nhánh vẫn chưa thực sự tham gia vào hoạt độngnày
Nhưng cùng với quá trình đi lên của nền kinh tế, đứng trước thực trạng là khách hàng
có quan hệ tín dụng với Chi nhánh NH Sacombank Huế, có tài khoản ở Chi nhánh song nếu cóquan hệ TTQT lại phải thực hiện thông qua NH ngoại thương, điều đó kéo theo nhiều thủ tụcrườm rà Tại sao trong khi Chi nhánh NH Sài Gòn Thương Tín được phép tham gia vào hoạtđộng TTQT mà khách hàng của mình lại phải thông qua NH Ngoại thương Vì thế nênSacombank Huế đã quan tâm tới hoạt động này
Ban đầu Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm trong nghiệp vụnày, nhưng được sự chỉ đạo của NH TMCP Sacombank, cùng với trình độ chuyên môn và sứcsáng tạo của đội ngũ nhân viên làm công tác kinh doanh đối ngoại, Chi nhánh đã đạt đượcnhiều kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh hết sức mới mẻ này Nghiệp vụ bắt đầuphát triển mạnh từ năm 2007 và đến nay đã và đang trên đà phát triển Góp phần tăng doanhthu, lợi nhuận đáng kể cho NH
2.2.2 Quy trình một số phương thức TTQT chủ yếu tại Sacombank CN – Huế.
Hoạt động TTQT của NH Sacombank Chi nhánh Huế được tập trung đầu mối là
Trang 24Phòng TTQT tại Sở giao dịch Sacombank Thành Phố Hồ Chí Minh.
Sở giao dịch mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản NOSTRO tại NH đại
lý ở nước ngoài, các tài khoản tiền gửi tiền vay các NH thương mại khác trên lãnh thổ ViệtNam đồng thời mở tài khoản điều chuyển vốn ngoại tệ, tiền gửi dữ trữ bắt buộc,… cho các Chinhánh theo từng loại ngoại tệ và thực hiện tính lãi cho các Chi nhánh Các Chi nhánh được yêucầu Hội sở chuyển đổi từ loại ngoại tệ này sang loại ngoại tệ khác
2.2.2.1 Phương thức chuyển tiền
Trong giao dịch thanh toán hiện nay, phương thức chuyển tiền là một trong nhữngphương thức đang được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất Có 3 cách chuyển tiền phổ biếnsau: chuyển tiền trả trước, chuyển tiền trả sau, và chuyển tiền phi mậu dịch
Điều kiện chung về khách hàng
Khách hàng là DN, cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh theo đúng quy định củapháp luật
Đối tượng thanh toán phải phù hợp với giấy phép đã đăng ký kinh doanh
Có tài khoản thanh toán tại NH Sacombank
Có đủ các điều kiện về kinh doanh xuất NK, dịch vụ
Điều khoản thanh toán trên hợp đồng phải là T/T (Chuyển tiền bằng điện)
a- Chuyển tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ
Là hình thức chuyển tiền bằng điện của người mua cho người bán trước khi hàng hóagiao tới tay người mua
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+/ Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, giao dịch viên TTQT sẽ tiến hành kiểm tracác chứng từ sau: lệnh chuyển tiền, hợp đồng thương mại bản gốc, đơn xin mua ngoại tệ (Nếucó), và giấy cam kết bổ sung các giấy tờ cần thiết
+/ Các chứng từ không được mâu thuẫn và phải trùng khớp với nhau, cụ thể như sau:Lệnh chuyển tiền Số tiền bằng chữ và số tiền bằng số phải giống nhau Tên người thụhưởng, địa chỉ, số tài khoản trên lệnh chuyển tiền phải khớp với tên người thụ hưởng Nộidung thanh toán: Đối chiếu số, ngày của hợp đồng hóa đơn Xác định đối tượng chịu phí là ai.Tên, địa chỉ, số tài khoản của người chuyển tiền
+/ Nội dung hợp đồng:
Phương thức thanh toán là T/T trả trước; Số, ngày của hợp đồng, số tiền, loại tiền thanh
Trang 25toán; Tên và địa chỉ của người thụ hưởng; Các bên mua bán ký tên (Nếu có); Giấy cam kết bổsung chứng từ: Số, ngày của hợp đồng; Tên hàng hóa mua bán, hàng hóa có thuộc diện đượcphép nhận hay không; Tên đơn vị bán hàng, số ngoại tệ chuyển; Thời gian và các chứng từ gốccần bổ sung, các loại chứng từ gốc sẽ được bổ sung; Cam kết của khách hàng về tính hợp lệ,hợp pháp của việc chuyển tiền; Ký tên, đóng dấu của khách hàng; Kiểm ta đơn xin mua ngoại
tệ, giấy phép NK (Nếu có); Số ngoại tệ xin mua không vượt quá số tiền thanh toán cho nướcngoài, loại ngoại tệ được mua phải là loại ngoại tệ thanh toán cho nước ngoài Giấy phép NKphải còn hiệu lực về mặt thời gian và giá trị, phải thể hiện rõ tên và số lượng hàng được phépNK
Bước 2: Soạn điện, chuyển điện và hồ sơ lên Phòng Thanh Toán Quốc Tế
+/ Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, thanh toán viên tiến hành kiểm tra số dư tài khoản củakhách hàng tại Sacombank
+/ Nếu tài khoản của khách hàng là ngoại tệ thì NH sẽ tiến hành thanh toán, còn nếu lànội tệ thì khách hàng phải làm đơn mua ngoại tệ, đơn này do Kế Toán Trưởng hoặc Giám Đốccủa chính công ty làm đơn ký, đóng dấu, xác nhận
+/ Nếu số dư trong tài khoản không đủ thì yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền vào tàikhoản để thanh toán, còn nếu đủ rồi thì giao dịch viên sẽ lập phiếu thanh toán theo mẫu 02(TTQT) của chi nhánh
Nội dung của phiếu gồm có số hợp đồng, trị giá hối phiếu, trị giá thanh toán, tên công
ty, mức phí thanh toán cho NH
NH đóng dấu lên bộ chứng từ: hợp đồng, vận đơn, các chứng từ khác liên quan
Giao dịch viên soạn điện MT103, trình hồ sơ lên trưởng bộ phận TTQT, Giám Đốcduyệt
Giao dịch viên trả lại bản gốc cho khách hàng, đồng thời copy một bản giữ lại ở chinhánh
Bước 3: Nhận điện hoàn chỉnh từ hội sở, in và giao điện cho khách hàng
Chi nhánh Fax bộ hồ sơ chứng từ có liên quan của khách hàng cùng với bản thảo điện
MT 103 lên Hội sở duyệt
Sau khi duyệt điện, Hội sở ra lệnh cho NH nước ngoài nắm giữ tài khoản thanh toánngoại tệ của Sacombank cắt chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng và gửi điện về chinhánh đẻ chi nhánh in điện cho khách hàng
Trang 26b- Chuyển tiền thanh toán sau hàng hóa, dịch vụ
Sau khi nhận hàng và đến thời gian quy định trong hợp đồng nhà NK sẽ đến NH phục
vụ mình yêu cầu một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hợp đồng
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng
Thủ tục chứng từ gồm có các loại sau: lệnh chuyển tiền (Theo mẫu), hợp đồng ngoạithương bản gốc, hóa đơn thương mại, vận đơn (Nếu có), phiếu đóng gói hàng hóa, tờ khai hảiquan bản gốc, đơn xin mua ngoại tệ (Nếu có), các chứng từ khác có liên quan theo quy địnhcủa hợp đồng
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, giao dịch viên sẽ tiến hành kiểm tra các loạichứng từ trên của khách hàng theo các nội dung sau:
- Lệnh chuyển tiền, đơn xin mua ngoại tệ, hợp đồng ngoại thương: giống trường hợpchuyển tiền trả trước nhưng riêng điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương phải làT/T trả sau
Tờ khai hải quan: NH sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung về phương thức thanh toán, số
và ngày của chứng từ có liên quan như hóa đơn, hợp đồng, vận đơn, đơn vị xuất NK, loạingoại tệ mua bán, trị giá còn lại của tờ khai hải qan và trị giá chuyển, ngày thông quan, dấu càchữ ký của cán bộ hải quan
Các nội dung còn lại: kiểm tra giống trường hợp T/T trả trước
Bước 2: Soạn điện, chuyển điện và hồ sơ lên phòng Thanh Toán Quốc Tế
Tương tự trường hợp T/T trả trước, nhưng bộ chứng từ ở đây đầy đủ hơn gồm có: tờkhai hải quan bản gốc, hóa đơn thương thương mại, vận đơn, các chứng từ khác có liên quantheo yêu cầu của hợp đồng Sau khi soạn điện MT 103, giao dịch viên sẽ trình hồ sơ lênTrưởng Bộ Phận TTQT ký, Giám Đốc duyệt, copy một bản giữ lại chi nhánh và trả bản gốc lạicho khách hàng
Bước 3: Giống với phương thức chuyển tiền trả trước
c- Chuyển tiền thanh toán cho các mục đích khác
Ngoài mục đích chuyển tiền thanh toán hàng hóa, khách hàng còn có thể đếnSacombank chuyển ngoại tệ cho các mục đích là: Phục vụ chi phí học tập, công tác ở nướcngoài (Du học), các dịch vụ khác trên cơ sở xuất trình giấy tờ, bộ hồ sơ hợp lệ
Quy trình thực hiện:
Bước 1:
Trang 27Khách hàng xuất trình chứng từ cho NH, giao dịch viên chi nhánh tiến hành kiểm tracác chứng từ đã nêu trên
Các yêu cầu về lệnh chuyển tiền và đơn xin mua ngoại tệ (Nếu có) giống trường hợpchuyển tiền thanh toán trước hành hóa dịch vụ
Các giấy tờ khác xuất trình phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng
Bước 2:
Sau khi kiểm tra hợp lệ, giao dịch viên sẽ tiến hành kiểm tra số dư tài khoản của kháchhàng trên chương trình hệ thống phần mềm quản lý NH và tiến hành xác minh chữ ký, con dấucủa chủ tài khoản Khách hàng phải chuẩn bị đủ số ngoại tệ cần chuyển trước khi giao dịchviên thực hiện các bước tiếp theo
Bước 3:
Giao dịch viên sẽ đóng dấu “Đã thanh toán ngoại tệ” và/ hoặc “Đã bán ngoại tệ” lêncác chứng từ có dấu “"” ở phần thủ tục chứng từ, photo lại một bản hồ sơ và chuyển bộ hồ sơgốc cho khách hàng, tính phí, định khoản in chứng từ kế toán
Dựa trên thông tin của lệnh chuyển tiền do khách hàng cung cáp tiến hành soạn điệnMT103 và trình ký toàn bộ hồ sơ, sau đó chuyển điện và hồ sơ lên Phòng TTQT Hội Sở
Bước 4:
Khi nhận điện MT070 từ Phòng TTQT Hội sở, giao dịch viên sẽ vào hệ thống NH inđiện MT103 hoàn chỉnh giao cho khách hàng, lúc này lệnh chuyển tiền đã chính thức được gửiđến NH nước ngoài
2.2.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Một trong những phương thức TTQT hiện nay được sử dụng phổ biến đó là phươngthức tín dụng chứng chứng từ, được thực hiện theo bản “qui tắc và thực hành thống nhất về tíndụng chứng từ” (Uniform Customs and Pracice for documenttary credit) do phòng thương mạiquốc tế (ICC) ban hành Văn bản đầu tiên xuất bản năm 1952, 1962, 1974, 1983, 1993 và vănbản mới nhất hiện nay là UCP 600 có giá trị hiệu lực từ ngày 01/ 07/ 2007 Với phương thứcthanh toán tiền cho bên XK và bảo đảm co cả hai phía nhiều quyền lợi như: ính an toàn trongchi trả, kiển tra chứng từ theo thông lệ quốc tế L/C có gái trị pháp lý như hợp đồng và đôikhi chi tiết, chặt chẽ hơn cả hợp đồng
UCP – 600 là một văn bản pháp lý không mang tính bắt buộc các bên mua bán quốc tếphải áp dụng Do đó nếu áp dụng UCP – 600 thì phải chỉ dẫn chiếu điều ấy trong bán hợp
Trang 28Nội dung UCP – 600 gồm 39 điều khoản chia làm 7 phần:
Phần A gồm 5 điều (Điều từ 1 -5) các quy định chung và định nghĩa
Phần B gồm 8 điều (Điều 6 – 13) quy định các hình thức và thông báo thư tín dụng, quyđịnh nghĩa vụ và trách nhiệm của NH và các trường hợp miễn trách nhiệm
Phần C gồm 16 điều (Điều 14 – 29) quy định về các loại chứng từ, chủ yếu là chứng từvận tải, chứng từ bảo hiểm và hóa đơn thương mại
Phần D gồm 10 điều (Từ 30 – 39) quy định thời hạn hiệu lực, dung sai, số lượng, sốtiền, đơn giá, thời gian xuất trình về việc chuyển nhượng số tiền thu được của người hưởnglợi
Với phương thức thanh toán chứng từ, NH không chỉ là người đại diện bên NK thanhtoán tiền cho bên XK và đảm bảo cho cả hai phía nhiều quyền lợi như: tính an toàn trong chitrả, kiểm trâ chứng từ, theo thông lệ quốc tế L/C có giá trị pháp lý như hợp đồng và đôi khichi tiết, chặt chẽ hơn cả hợp đồng
Phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank chia làm 2 loại:
Giấy yêu cầu mở L/C
Hợp đồng ngoại thương (bản sao y)
Nếu có tài trợ thì xuất trình hồ sơ theo quy định của Quy chế cho vay sản xuất kinhdoanh
Giấy phép NK (Nếu có)
Hợp đồng bảo lãnh (L/C trả chậm)
Văn bản cam kết lịch thanh toán (L/C trả chậm)
Bản sao hồ sơ pháp lý (Nếu khách hàng giao dịch lần đầu)
Đơn xin mua ngoại tệ
Phương án kinh doanh
Trang 29 Giấy ủy quyền cử người đại diện giao dịch với NH.
Giao dịch viên sẽ tiến hàng kiểm tra các chứng từ theo tiêu chí sau:
Bộ hồ sơ phải đầy đủ các loại chứng từ yêu cầu, các chứng từ phải có đầy đủ chữ ký vàdấu mộc của cơ quan có thẩm quyền
Giấy yêu cầu mở L/C phải đầy đủ các chi tiết quan trọng, nếu có chỉnh sửa thì phải códấu xác nhận có chỉnh sửa của đơn vị
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm phải phù hợp với nội dung L/C yêu cầu mở
Bước 2: Thẩm định và lập tờ trình
Thẩm định hàng hóa NK: Kiểm tra mãi lực, mức độ chuyên dùng và mục đích sử dụng
tại đơn vị NK có thuộc diện cấm nhập hoặc NK có điều kiện không
Thẩm định nhà cung cấp: Kiểm tra tình hình tài chính, khả năng thanh toán, năng lực
sản xuất, kinh doanh mặt hàng vừa NK, đặc biệt NH xem xét mức ký quỹ bao nhiêu thì phùhợp và khách hàng sẽ thanh toán cho lô hàng nhập từ nguồn thu nhập nào
Trường hợp có tài trợ thì hồ sơ tài trợ được lập và lưu theo đúng Quy chế cho vay sảnxuất kinh doanh
Bước 3: Thực hiện ký quỹ, xuất nhập ngoại bảng, soạn và in điện L/C
Giao dịch viên chi nhánh sẽ tiến hành ký quỹ, nhập ngoại bảng, soạn điện L/C và in bảnthảo điện MT700 theo trình tự các bước trong giao dịch mở L/C của phân hệ quản lý hệ thống
NH Giấy yêu cầu phát hành L/C là căn cứ có giá trị pháp lý duy nhất để soạn thảo L/C
Sau khi lập xong, giao dịch viên sẽ kiểm tra lại toàn bộ nội dung bản thảo điện MT007
về mở L/C
Giao dịch viên tiến hành lập tờ trình phát hành L/C, thực hiện giao dịch ký quỹ L/Cđồng thời thu phí mở L/C, thu phí telex mở
Bước 4: Trình ký và duyệt điện phát hành L/C
Giao dịch viên chi nhánh sẽ trình toàn bộ hồ sơ vừa thực hiện ở các bước trên cho KiểmSoát, Trưởng Phòng kiểm tra, có ý kiến và trình tiếp cho Giám Đốc ký Trình ban lãnh đạo chinhánh duyệt ký quỹ và duyệt điện phát hành L/C để chuyển điện L/C lên Hội sở
Lưu ý:
Trường hợp có tài trợ; khách hàng thanh toán L/C phải hoàn tất hồ sơ vay song songvới hồ sơ L/C để trình ban lãnh đạo chi nhánh duyệt một lần L/C chỉ được phát hành khi tờtrình tín dụng được duyệt
Trang 30Trường hợp bảo lãnh thanh toán trả chậm: việc phát hành L/C chỉ được thực hiện khihoàn tất hồ sơ cầm cố/thế chấp tài sản để NH Sacombank bảo lãnh Phí bảo lãnh được thungay lúc hoàn tất hồ sơ bảo lãnh và không được hoàn lại vì bất cứ lý do gì.
Trường hợp phát hành L/C vượt hạn mức phán quyết của Giám Đốc chi nhánh, GiámĐốc chi nhánh phải có ý kiến đề xuất, trình ban Giám Đốc
Bước 5: Hoàn tất hồ sơ phát hành
Chi nhánh nhận điện MT070 từ Hội sở chuyển về, in điện từ Sacombank, đóng dấu điện
đi và trình kiểm soát, giám đốc ký
Giao điện L/C cho khách hàng
* Quy trình tu chỉnh L/C NK
Sau khi hoàn tất hoàn tất hồ sơ, nếu có sai xót hoặc thay đổi gì về mặt nội dung so vớiL/C gốc thì NH sẽ tiến hành tu chỉnh theo yêu cầu tu chỉnh của khách hàng, tức phải có sựđồng ý của các bên tham gia
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng trong đó phải có giấy yêu cầu tu chỉnh L/C,giao dịch viên tiến hành kiểm tra nội dung yêu cầu tu chỉnh, nếu nội dụng yêu cầu chưa hợp lệthì yêu cầu khách hàng chỉnh sửa lại
Trường hợp tu chỉnh tăng tiền thì thực hiện ký quỹ, hạch toán ngoại bảng
Thực hiện các bước giao dịch tu chỉnh L/C trong phân hệ thống máy tính và soạn điệnMT707 Căn cứ duy nhất để thực hiện tu chỉnh L/C là giấy yêu cầu tu chỉnh của khách hàng
In điện tu chỉnh từ hệ thống máy tính
Thu phí tu chỉnh (Nếu nhà NK chịu)
Bước 2: Trình ký, trình duyệt điện chuyển lên Hội sở
Trình toàn bộ hồ sơ vừa thực hiện cho kiểm soát, trưởng phòng kiểm tra và trình tiếpGiám đốc chi nhánh ký
Trình Giám đốc chi nhánh duyệt điện tu chỉnh trên hệ thống máy tính và chuyển điệnlên Hội sở
Bước 3: Nhận điện từ Hội sở và hoàn tất hồ sơ tu chỉnh
In điện
Giao điện tu chỉnh cho khách hàng
Mở bìa hồ sơ
Trang 31* Quy trình xử lý chứng từ L/C NK
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra bộ chứng từ
Chi nhánh nhận được bộ chứng từ do NH nước ngoài gửi đến, đóng dấu “Chứng từđến”, ghi rõ số và ngày chứng từ đến, số biên lai, tên đơn vị chuyển phát lên Cover letter gốc
Thông báo bộ chứng từ đã về cho khách hàng bằng phương tiện nhanh nhất trong vòng
24 giờ để khách hàng chuẩn bị nguồn thanh toán, thời hạn thanh toán
Giao dịch viên chi nhánh sẽ kiểm tra từng chủng loại và số lượng chứng từ xuất trìnhxem có đúng yêu cầu L/C không
Kiểm tra số tiền trên Cover letter và hóa đơn, hối phiếu có đúng khớp theo yêu cầu L/Ckhông
Cập nhật dữ liệu chứng từ về vào chương trình hệ thống máy tính để theo dõi ngày đếnhạn thanh toán, cập nhật lên bìa hồ sơ 2 chi tiết chính: ngày chứng từ về, trị giá bộ chứng từ
Nếu bộ chứng từ hợp lệ yêu cầu khách hàng nộp tiền thanh toán và đưa toàn bộ chứng
từ gốc cho khách hàng ngoại trừ Cover letter, bản sao bộ chứng từ và các chứng từ khác có bấthợp lệ (Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ)
Bước 2: Kiểm tra chi tiết bộ chứng từ
Những chứng từ quan trọng: Hóa đơn thương mại (Commercial invoice); vận đơn; Hốiphiếu; Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of orginal – C/O)
Bước 3: Xử lý chứng từ bất hợp lệ (BHL)
Gửi thông báo BHL
- Soạn thông báo BHL, in điện trình kiểm soát viên chi nhánh kiểm tra và trình tiếp giám đốcchi nhánh ký và duyệt điện
- Gửi thông báo cho TTQT: ngày fax thông báo BHL chậm nhất lúc 16h ngày làm việc thứ 5
kể từ ngày chứng từ đến chi nhánh, ghi rõ các điểm sai biệt
Trang 32- Thông báo cho khách hàng, ngoại trừ các BHL được nêu trên Cover Letter, chi nhánh chỉđược thông báo cho khách hàng các nội dung BHL bằng văn bản sau khi thống nhất với PhòngTTQT.
- Phòng TTQT tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh và kiểm tra hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký vàduyệt điện chuyển vào Swift Sau đó chuyển điện về chi nhánh và chi nhánh sẽ in điện giaocho khách hàng
Gia hạn thanh toán
Việc gia hạn thanh toán phải được hòa tất trước ngày đáo hạn L/C, thủ tục tiến hànhtheo bước sau:
Giao dịch viên nhận văn bản của khách hàng thực hiện các bước: soạn điện đề nghịnước ngoài gia hạn thanh toán, sau đó trình KSVCN/TPCN ký và trình tiếp cho GĐCN ký bảnthảo và duyệt điện và chuyển về Hội sở
TTVHS duyệt điện, trình KSTHS/TPHS ký Sau đó duyệt điện qua swift, kết nối chuyển điện
ra nước ngoài và chuyển điện ra chi nhánh
Thông báo cho khách hàng kết quả khi nhận điện của Hội Sở
Cập nhật ngày thanh toán mới nếu được gia hạn
Giãm giá trị thanh toán
Việc giảm giá trị thanh toán được thực hiện giống như gia hạn thanh toán trừ trườnghợp NH chuyển chứng từ chủ động gởi điện đồng ý giảm giá trị thanh toán
Hoàn trả bộ chứng từ
Việc từ chối thanh toán và hoàn trả chứng từ chỉ được thực hiện khi có văn bản chínhthức của khách hàng với điều kiện: bộ chứng từ BHL; có điện yêu cầu NH hoàn trả chứng từ;xác định thương vụ có tính chất lừa đảo
Nhận văn bản của khách hàng, lập phiếu đề nghị, trình kiểm soát viên chi nhánh vàgiám đốc chi nhánh ký rồi chuyển bộ chứng từ và 2 văn bản này lên Phòng TTQT (Hội sở)
Bảo quản bộ chứng từ nghiêm ngặt
Lập Cover Letter hoàn trả bo chứng từ khi nhận điện có mật mã đồng ý thu hồi lạichứng từ của NH chuyển chứng từ, trình Kiểm soat viên Hội sở và ban Tổng Giám Đốc ký
Photo toàn bộ bản gốc bộ chứng từ và lưu hồ sơ
Thu phí phát sinh, cập nhật phát sinh vào.
* Quy trình thanh toán L/C NK
Trang 33 Đối với L/C trả ngay
Bộ chứng từ hợp lệ: phải thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng
từ Khi thanh toán bộ chứng từ BHL phải có phiếu đề nghị ký hậu vận đơn đã có chữ ký xácnhận của Giám Đốc chi nhánh
và phiếu chuyển khoản về Hội Sở
Hội sở căn cứ vào điện MT202 chỉnh sửa cho đúng kỹ thuật thanh toán, duyệt điệnSmartbank vào Swift và chuyển ra nước ngoài, chuyển điện đã duyệt về chi nhánh
Cập nhật và mở bìa lưu hồ sơ
Chi nhánh nhận điện từ Hội Sở, in điện, giao điện cho khách hàng và lưu hồ sơ
Đối với L/C trả chậm
Sau khi nhận hối phiếu đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, chi nhánh chuyểnphiếu đề nghị đi điện chấp nhận thanh toán lên Hội Sơ, đến ngày đáo hạn mới thực hiện thanhtoán như trên
*Quy trình hủy L/C
- Đối với L/C còn hiệu lực
L/C không hủy ngang chỉ được hủy khi có sự đồng ý của các bên tham gia, đồng thờichỉ được thực hiện yêu cầu hủy L/C của khách hàng khi bộ chứng từ đã được xuất trình hoặc
đã thanh toán hết các bộ chứng từ đã xuất trình
Người mở yêu cầu hủy L/C
Các bước thực hiện
Giao dịch viên chi nhánh tiếp nhận, kiểm tra điều kiện hủy
Tiến hành các bước trên hệ thống máy tính soạn điện hủy L/C gởi đến NH người thụhưởng và điện xác nhận lại cho Sacombank
Trình KSVCN kiểm tra và trình tiếp GĐCN duyệt
Trang 34Giao dịch viên gởi bản thảo và điện lên P.TTQT
P.TTQT kiểm tra và duyệt điện theo nội dung bản thảo rồi kết nối chuyển điện ra nướcngoài
Thanh toán viên Hội Sở kiểm tra nội dung bản thảo điện, trình kiểm soát, trưởng phòngký
Tiến hành duyệt điện và đẩy điện ra nước ngoài qua SWIFT
Nếu L/C được hủy, giao dịch viên tiến hành giải tỏa tiền ký quỹ cho khách hàng đồngthời thu phí phát sinh, xuất ngoại bảng và đóng hồ sơ
- Đối với L/C đã hết hạn hiệu lực
- Trường hợp L/C hết hiệu lực 3 tháng trở lên và không nhận được văn bản đề nghị củakhách hàng, chi nhánh lập văn bản thông báo cho khách hàng, đề nghị khách hàng có ý kiến vềviệc đóng hồ sơ L/C Nếu khách hàng đồng ý đóng hồ sơ, giao dịch viên sẽ thu phí, xuất ngoạibảng đồng thời thông báo lên Hội Sở
Bước 4: Ký hậu vận đơn, phát hành thư bảo lãnh Ngân Hàng
Chi nhánh chỉ được ký hậu vận đơn cho khách hàng khi họ đã nộp đủ tiền thanh toán,hoàn tất thủ tục cầm cố, thế chấp nếu có yêu cầu tài trợ của NH
Trích chuyển tiền tập trung thanh toán vào tài khoản ký quỹ hoặc phong tỏa phần tiềnchờ thanh toán nếu bộ chứng từ chưa về đến nhằm tránh tình trạng tài khoản không đủ số dưthanh toán
Giao vận đơn và bộ chứng từ bản chính cho khách hàng, lưu bản sao vận đơn đã đượcgiám đốc chi nhánh ký hậu vào hồ sơ L/C
b- Phương thức tín dụng chứng từ XK
Bước 1: Thông báo L/C xuất và các bản tu chỉnh (Nếu có)