1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 3

7 4,3K 59

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

Hình thành kiến thức mới - GV nêu ví dụ 1: - HS đọc bài toán - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán - Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng hình vẽ, bằng sơ đồ hoặc bằng lời.. - H

Trang 1

QUY TRÌNH MỘT TIẾT DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

1 Hình thành kiến thức mới

- GV nêu ví dụ 1:

- HS đọc bài toán

- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán

- Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán ( bằng hình vẽ, bằng sơ đồ hoặc bằng lời)

- Hướng dẫn học sinh giải bài toán

- Học sinh giải bài toán

- GV hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung, sửa chữa

- Kiểm tra và thử lại kết quả tính

- Rút ra phương pháp giải toán có lời văn kiểu bài Rút về đơn vị

* GV nêu ví dụ 2:

(Hướng dẫn học sinh giải bài toán 2 tương tự bài toán 1)

2 Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập

* Yêu cầu HS làm bài 1

- HS đọc bài toán (3 - 5 HS, nếu HS đọc yếu giáo viên đọc mẫu)

- Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt bài toán

- Yêu cầu HS xác định dạng toán

- HS nhắc lại các cách giải bài toán (như ví dụ 1 và 2)

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khai thác nội dung bài toán

- Yêu cầu tự tóm tắt bài toán (học sinh yếu giáo viên gợi ý và hướng dẫn)

- GV Hướng dẫn để học sinh tự nêu miệng các bước giải, tự nêu câu lời giải và phép tính

- Học sinh trình bày bài giải

- GV và học sinh nhận xét, bổ sung sửa chữa

- Kiểm tra và thử lại kết quả

- Yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp giải bài toán có lời văn kiểu bài rút về đơn vị

* Hướng dẫn học sinh làm những bài tập còn lại tương tự bài tập 1

3 Củng cố - Dặn dò

- Gọi HS nhắc lại các bước giải bài toán dạng toán vừa học

Trang 2

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về nhà học bài và làm bài tập trong VBT, chuẩn bị bài cho tiết sau

4 Phương tiện dạy tiết giải toán có lời văn.

* Giáo viên:

- Đồ dùng trực quan minh họa tóm tắt bài toán (nêu rõ tên các đồ dùng cần chuẩn bị)

* Học sinh:

Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bảng con, phấn, sách giáo khoa, vở bài tập

* Bài giảng thực hành: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (Toán 3 - Trang 128)

Trang 3

BÀI SOẠN CỤ THỂ

BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ ( TRANG 128)

A Mục tiêu:

- Kiến thức: HS biết cách giải bài toán có lời văn liên quan đến rút về

đơn vị, vận dụng phương pháp giải toán vào thực hành luyện tập

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt và trình bày lời giải của bài toán có lời văn; Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư duy lô gic, độc lập và sáng tạo

- Giáo dục: HS có ý thức say mê học toán và luôn cẩn thận, chính xác trong làm toán Học sinh có tính tự giác, độc lập không ỷ lại, không học vẹt

B Chuẩn bị:

1 GV: tranh minh hoạ bài toán 1, bảng phụ, phiếu bài tập.

2 HS: SGK, bảng con, phấn trắng.

C Các hoạt động dạy học:

I Ổn định: Hát - KT sĩ số

II Kiểm tra bài cũ.

III Bài mới:

1 Giới thiệu bài (Trực tiếp) Ghi

bảng

2 Dạy bài mới

a Bài toán 1

- GV nêu bài toán 1

- Giáo viên hướng dẫn học sinh

phân tích bài toán:

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV đưa hình vẽ minh họa tóm tắt

bài toán Yêu cầu học sinh đọc lại

đề toán, nêu lại tóm tắt các dữ kiện

đã cho và yêu cầu cần phải tìm?

? Muèn biÕt mçi can cã mÊy lÝt mËt

ong ta thực hiện phÐp tÝnh gì?

? Ta lấy bao nhiêu chia cho bao

nhiêu? Vì sao?

? Để tìm số mật ong trong mỗi can

- HS đọc bài toán: 2 - 3 HS

- HS nghe + Có 35 lít mật ong, chia đều vào 7 can + Một can có bao nhiêu lít mật ong?

- HS quan sát hình vẽ và đọc lại bài toán qua tóm tắt

- Đọc lại bài toán; nhắc lại tóm tắt

+ Muốn biết số mật ong trong mỗi can

ta làm tính chia:

+ Ta lấy 35 : 7 vì bài toán cho biết có

35 lít mật ong chia đều vào 7 can

+ Mỗi can có số lít mật ong là:

Trang 4

ta viết câu lời giải thế nào?

- Yêu cầu vài học sinh nêu lại cách

giải bài toán

- Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài

giải, dưới lớp cho HS làm vào giấy

nháp

- Nhận xét:

- Cho HS nhắc lại: Biết số mật ong

của 7 can, muốn tìm số mật ong

của 1 can ta làm thế nào?

* GV kết luận: Bước này gọi là

bước rút về đơn vị, tức là tính giá

trị của một trong các phần bằng

nhau (hay tính số mật ong của một

can trong tổng số của 7 can)

Yêu cầu học sinh nhắc lại ( GV

giúp học sinh hiểu bản chất của

bước này để tiếp tục vận dụng giải

các bài toán hợp khó hơn)

b Bài toán 2

- GV nêu bài toán

- GV đọc lại bài toán

- Hướng dẫn HS phân tích bài toán

? Bài toán cho biết có bao nhiêu lít

mật ong?

? Số mật ong đó chia đều vào mấy

can?

? Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu học sinh nêu cách

tóm tắt bài toán (bằng lời, bằng sơ

đồ đoạn thẳng)

- Nhắc lại yêu cầu bài tập và tóm

- HS trình bày bài giải bài toán

Bài giải:

Mỗi can có số lít mật ong là:

35 : 7 = 5 ( lít) Đáp số: 35 lít mật ong

- Biết số mật ong của 7 can muốn tìm

số mật ong của 1 can ta lấy tổng số lít mật ong đã cho chia cho số can

- HS nghe và nhắc lại

- Học sinh nêu phương pháp giải bài toán dạng rút về đơn vị thông qua kết luận bài toán 1

- 1 HS đọc yêu cầu của bài toán

- Bài toán cho biết có 35 lít mật ong

- Chia đều vào 7 can

- Bài toán hỏi: 2 can có bao nhiêu lít mật ong

Tóm tắt: 7 can: 35 lít

2 can: ? lít

Tóm tắt (bằng sơ đồ)

- Nêu được rõ ràng những điều đã biết

và nhưng yêu cầu cần tìm

Trang 5

tắt bài toán.

- Nhận xét:

+ Bài toán 2 có gì giống với bài

toán 1 ?

+ Bài toán 2 có gì khác với bài toán

1 ?

- Dựa vào bài toán 1, để tìm số mật

ong đựng trong 2 can ta phải tìm số

lít mật ong trong mấy can trước ?

? Đã biết số lít mật ong trong một

can muốn tìm số lít mật ong trong

2 can ta làm như thế nào ?

- Hướng dẫn HS nêu câu lời giải

của từng phép tính

- Hướng dẫn học sinh trình bày bài

giải:

+ Có mấy phép tính ?

+ Phép tính thứ nhất tìm cái gì ?

thực hiện như thế nào ?

- Nhận xét:

? Trong bài toán 2 bước nào là

bước rút về đơn vị?

? Các bài toán liên quan đến rút về

đơn vị thường giải bằng mấy bước?

là những bước nào? ( HS không

nêu được, GV có thể nêu giúp)

- Có số lít mật ong như nhau: 35 lít

- Được chia đều vào 7 can

- Yêu cầu tìm số lít mật ong đựng trong

2 can

- Ta phải tìm được số lít mật ong trong một can

- Ta lấy số lít mật ong trong một can nhân với 2

- HS đứng tại chỗ nêu câu lời giải 2- 3 em

- Học sinh nêu trọn vẹn cách giải bài toán

- Một học sinh lên bảng trình bày bài giải, cả lớp thực hiện giải bài toán vào vở

Bài giải:

Một can có số lít mật ong là:*

35 : 7 = 5( lít) Hai can có số lít mật ong là:

2 x 5 = 10( lít) Đáp số: 10 lít mật ong

- Bước 1: Tìm số mật ong trong 1 can

+ Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường giải bằng 2 bước:

Bước 1: Tính giá trị của một phần trong các tổng số phần bằng nhau đã cho(rút về đơn vị)

Bước 2: Tính giá trị của nhiều phần bằng nhau theo yêu cầu của bài toán

Trang 6

- GV nhận xét, kết luận

- Cho HS nhắc lại

3 Thực hành

Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc bài toán

- GV yêu cầu học sinh tóm tắt bài

toán

- Hướng dẫn HS phân tích và tóm

tắt bài toán

? Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Nêu các bước giải bài toán như đã

hướng dẫn trong phần bài mới

(nếu học sinh chưa hiểu giáo viên

phải hướng dẫn cho học sinh hiểu

kĩ cách giải bài toán bằng phương

pháp rút về đơn vị)

- Yêu cầu HS làm bài tập 1 vào

phiếu

- Nhận xét:

- Nêu bước rút về đơn vị, Tại sao

phải dùng phương pháp rút về đơn

vị để giải ?

- Nhắc lại cách giải

- GV chốt bài

Bài 2: ( Hướng dẫn tương tự bài 1)

- thông thường bước 1 thực hiện phép tính chia; bước hai thực hiện phép tính nhân

- HS nhắc lại cách giải bài toán liên quan đến rút về đợn vị

- 2 HS đọc bài toán

- HS phân tích và tóm tắt bài toán (bằng lời hoặc bằng sơ đồ):

Tóm tắt: 4 vỉ: 24 viên

3 vỉ: ? viên

- Bài toán thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị

- Học sinh nêu các bước giải bài toán

- Học sinh thực hành giải bài toán 1

Bài giải:

Một vỉ có số viên thuốc là:*

24 : 4 = 6 ( viên)

Ba vỉ có số viên thuốc là:

3 x 6 = 18 ( viên) Đáp số: 18 viên thuốc

- Bước 1 tìm số thuốc trong một vỉ là bước rút về đơn vị Vì muốn tìm được

số thuốc trong 3 thì phải biết số thuốc trong một vỉ (có thể hiểu mỗi vỉ thuốc

là một phần bằng nhau, để tìm được giá trị của 3phaanf bawbgf nhau thì phải tìm được giá trị của 1 phần.)

Tóm tắt: 7 bao: 28 kg

5 bao: ? kg

Bài giải:

Trang 7

Một bao có số kg là:

28 : 7 = 4 ( kg)

5 Bao có số kg là:

5 x 4 = 20 (kg) Đáp số: 20 kg

IV Củng cố - Dặn dò:

- Cho HS nhắc lại các bước trình bày bài giải bài toán dạng lên quan đến

rút về đợn vị

- GV nhận xét, tiết học

- Về nhà làm bài 3 SGK và làm bài trong VBT

- Chuẩn bị bài sau

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w