Lai kinh tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp :Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc). docx (Trang 36 - 37)

3 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.5.2 Lai kinh tế

Lai kinh tế là lai giữa hai cá thể, hai dòng khác giống, khác loài, hoặc các cá thể của hai dòng phân hoá về di truyền cũng như hai dòng cận huyết trong cùng một giống. Các con lai sinh ra không dùng để làm giống mà chỉ sử dụng để sản xuất thương phẩm.

Mục đích của lai kinh tế là : Tăng mức độ dị hợp tử của con lai thông qua đó lợi dụng ưu thế lai. Mức độ dị hợp tử của con lai phụ thuộc vào mức độ đồng hợp của các giống, dòng tham gia. Tuy nhiên cần kiểm tra khả năng tổ hợp giữa các giống và dòng để có thể phát hiện được tổ hợp lai thích hợp có khả năng biểu hiện ưu thế lai cao.

Tuỳ theo mục đích mà người ta chia lai kinh tế thành lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp:

- Lai kinh tế đơn giản: là lai giữa hai cá thể của hai giống hoặc hai dòng. Lai kinh tế đơn giản có ưu điểm là đơn giản, dễ tiến hành, ở ngay thế hệ F1 tất cả con lai đều được sử dụng vào mục đích làm kinh tế để tận dụng ưu thế lai. Do

những ưu điểm của phép lai này nên lai kinh tế đơn giản được ứng dụng rộng rải trong chăn nuôi để làm tăng khả năng sản xuất của vật nuôi. Bằng phương pháp lai này các giống vật nuôi Việt Nam vốn có năng suất thấp được lai với các giống cao sản nhập từ nước ngoài.

- Lai kinh tế phức tạp là lai giữa ba giống, dòng trở lên. Người ta tiếp tục cho lai thế hệ con cái của các phép lai kinh tế đơn giản hơn với các giống khác để tạo ra con lai mang nhiều máu của nhiều giống khác nhau. Lai kinh tế phức tạp lợi dụng triệt để ưu thế lai ở nái lai F1 để khắc phục nhược điểm của lai kinh tế đơn giản, lợi dụng được ưu thế lai từ các giống dòng khác nhau.

Lai kinh tế là phép lai rất quan trọng trong chăn nuôi do phép lai này có thể phối hợp được nhiều đặc điểm tốt của các giống khác nhau vào con lai, tận dụng ưu thế lai của các giống lợn ngoại và lợn nội, đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhờ việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Lợn lai của phép lai kinh tế giữa nái nội và đực cao sản có các đặc điểm: khoẻ, biết ăn sớm, tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lợn nội, tận dụng được thức ăn thô xanh và có khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi Việt Nam (Nguyễn Quang Linh, 2005).

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp :Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc). docx (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w