Khái niệm và biểu hiện của ưu thế lai

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp :Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc). docx (Trang 35 - 36)

3 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.5.1Khái niệm và biểu hiện của ưu thế lai

Ưu thế lai là hiện tượng con lai giữa các cá thể không cùng nguồn gốc huyết thống có sức sống, sức chống chịu bệnh tật và sức sản xuất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ. Ưu thế lai được tính bằng % năng suất tăng lên của con lai so với bố mẹ của chúng. Trong thực tế ưu thế lai cũng có thể chỉ biểu hiện theo từng mặt, từng tính trạng một, có khi chỉ một vài tính trạng biểu hiện ưu thế lai còn các tính trạng khác vẩn giữ nguyên như khi chưa lai tạo, thậm chí có tính trạng còn giảm đi.

Thông thường các tính trạng liên quan đế khả năng nuôi sống, khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Điều đó chứng tỏ các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao (Erick và William, 1996).Vì vậy để cải tiến tính trạng này so với chọn lọc, lai giống và chăm sóc nuôi dưỡng là một trong những biện pháp nhanh và hiệu quả hơn. Hai quần thể vật nuôi khác nhau về di truyền bao nhiêu thì kết quả thu được khi lai giữa chúng càng cao bấy nhiêu, ưu thế lai phụ thuộc rất lớn vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì tiềm năng ưu thế lai được phát huy một cách tối đa và ngược lại.

Hiện nay, trong việc lai tạo con giống người ta chỉ quan tâm đến tính trạng sản xuất chính của nó. Một số công thức lai mặc dù ưu thế lai tổng số không cao nhưng tính trạng đáng quan tâm lại có ưu thế lai lớn thì công thức lai đó vẩn được chọn để sử dụng. Các tính trạng liên quan đến khả năng sinh sản, sinh trưởng thường được ưu tiên hàng đầu.

Trong chăn nuôi việc ứng dụng ưu thế lai là rất phổ biến nhằm mục đích tạo con lai có tính năng vuợt trội, làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Để tận dụng được ưu thế lai của cả giống nội và giống ngoại vào điều kiện chăn nuôi nước ta, có thể lai 2 máu, 3 máu hoặc 4 máu. Dùng lợn Móng Cái lai với lợn đực giống ngoại (Yorkshire, Landrace, Pietrian, Duroc) tạo ra con lai F1 rồi dùng con lai F1 làm giống lai với một trong các giống lợn ngoại trên để tạo ra con lai F2, F3 có 3/4 hay 7/8 máu ngoại.

Nguyễn Khắc Tích (1993) cho biết con lai của hai giống Yorkshire x Landrace tăng trọng nhanh hơn so với trung bình hai giống gốc. Con lai ba máu Duroc x Landrace x Yorkshire tăng trọng nhanh hơn con lai hai máu Yorkshire x Landrace. Trần Thế Thông (1970) cho rằng lai kinh tế có thể làm tăng khả năng sinh sản 12-16%, tỷ lệ chết ở lợn con giảm 6-8%, tăng trọng nhanh hơn 7-26%, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm 0,5 đơn vị so với lợn thuần chủng nội, tăng hiệu quả chăn nuôi lên 8-10%.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp :Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc). docx (Trang 35 - 36)