Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
734,5 KB
Nội dung
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH Thực hiện trong 4 tuần: từ ngày 19 tháng 10 đến 13 tháng 11 năm 2009. I/ MỤC TIÊU 1/ Phát triển thể chất: * Dinh dưỡng và sức khoẻ: - Trẻ biết phân biệt ích lợi của các nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các thực phẩm theo sở thích gia đình. Kể được tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản. - Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện được các thao tác rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt. - Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết. Biết tự thay tất, quần áo cho bản thân. - Biết nói với người lớn khi bị ốm, mệt và đau. * Vận động: - Có kĩ năng thực hiện một số vận động như: Đi trên ghế thể dục, bật xa 45cm ném xa bằng một tay. Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi bò, đi bước dồn trên ghế thể dục. - Thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không đổ ra ngoài. 2/ Phát triển nhận thức: - Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình. - Biết địa chỉ, ssố điện thoại của gia đình. - Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố, mẹ - Phát hiện sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ. - Phân biệt được đồ dùng gia đình theo 2,3 dấu hiệu. Biết so sánh các đồ dùng, vật dụng trong gia đình và sử dụng các từ to nhất – to hơn – thấp hơn – thấp nhất…. - Biết phân nhóm, đếm và nhận biết số lượng, hình dạng của một số đồ dùng, đồ chơi. 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. - Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi. - Kể lại được sự kiện của gia đình theo trình tự, có lô gíc - Có thể miêu tả lại mạch lạc về đồ dùng, đồ chơi của gia đình. - Thích nghe đọc thơ, đọc sách và kể chuyện diễn cảm về gia đình. - Biết sử dụng lời nói, có kĩ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép lịch sự. - Nhận biết kí hiệu chữ viết. 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà về các đồ dùng, các kiểu nhà, các thành viên trong gia đình. - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc. - Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. 5/ Phát triển tình cảm – xã hội: - Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình và biết thể hiện cảm xúc phù hợp. - Thực hiện một số qui tắc trong gia đình: Cảm ơn, xin lỗi, xin phép. Biết cách cư sử với các thành viên trong gia đình: lễ phép, tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khi cần thiết Có ý thức về những điều nên làm như: khoá nước khi rửa tay xong, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi 1 MẠNG NỘI DUNG 2 - Các thành viên trong gia đình: Tôi, bố mẹ, anh chị em (họ tên, sở thích, ngày sinh nhật). - Công việc của các thành viên trong gia đình. Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc. tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình: Bé tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình vào các ngày kỉ niệm của gia đình, cách đón tiếp khách. - Trẻ biết được những thay đổi trong gia đình.(có người chuyển đi, có người sinh ra. - Họ hàng bên nội, bên ngoại. - Cách gọi bên nội, bên ngoại (ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác…) - Những ngày họ hàng thường tập trung ( ngày dỗ, ngày lễ…) - Trẻ biết họ tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình. Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình. - Trẻ biết cách xưng hô với mọi người trong gia đình, họ hàng. - Địa chỉ của gia đình. - Nhà: Là nơi gia đình cùng chung sống. Dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. - Có nhiều kiểu nhà khác nhau (nhà một tầng, nhiều tầng, khu tập thể, nhà ngói, nhà tranh… - Người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà. - Những người kĩ sư, thợ xây, thợ mộc…là những người làm nên ngôi nhà. - Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình. - Chất liệu làm ra đồ dùng trong gia đình. - Các loại thực phẩm cần cho gia đình. Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh. - Biết cách giữ gìn quần áo sạch sẽ. Gia đình bé Họ hàng gia đình bé Đồ dùng của gia đình Ngôi nhà gia đình bé ở GIA ĐÌNH MẠNG HOẠT ĐỘNG 3 * Vận động - Bật xa 45cm. - Bật xa 5ocm ném xa một tay. - Đi ngang, bước dồn trên ghế thể dục. - Bật nhẹ nhàng liên tục vào vòng. * Dinh dưỡng sức khỏe - Giới thiệu các món ăn, các chất dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe cho gia đình. * Toán: Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6 -Thêm bớt chia nhóm 6 đối tượng ra làm 2 phần - Biết nhận dạng các khối chữ nhật, khối vuông, khối cầu, khối trụ. * Khám phá khoa học: - Hãy kể về gia đình của bé. - Trò chuyện về ngôi nhà xinh của bé. + Tìm hiểu về ngôi nhà của mình xây nên bằng những vật liệu gì? - Tìm hiểu về dòng họ gia đình. + Trẻ biết mình mang họ gì, cách xưng hô trong gia đình - Phân loại, so sánh, công dụng, chất liệu đồ dùng đó. Văn học - Làm anh - Mẹ của em - Ba cô gái - Giữa vòng gió thơm Làm quen chữ cái - Chữ e,ê - Tập tô chữ e,ê - Ôn các chữ đã học. - Chữ u,ư - Tập tô chữ u,ư Thực hiện một số nề nếp quy định trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình Làm một số công việc giúp bố mẹ và người thân trong gia đình. Làm quà tặng bố mẹ và những người thân. Trò chuyện tìm hiểu về tình cảm sở thích của các thành viên trong gia đình và những ứng xử lễ phép, lịch sự với người thân trong gia đình Âm nhạc - Cả nhà thương nhau - Hát ông cháu. - Hát cháu yêu bà. - Múa cho mẹ xem Tạo hình -Vẽ chân dung người thân trong gia đình -Vẽ ngôi nhà bé ở -Nặn người thân của bé. -Cắt dán đồ dùng trong gia đình. Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm xã hội Phát triển thẩm mĩ GIA ĐÌNH KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN Chủ đề nhánh: Gia đình bé Từ ngày 19/ 10 đến 23/10 năm 2009 I.Mạng nội dung: 4 Gia đình tôi Môi trường xung quanh nhà bé ở Nhà bé làm bằng gì? - Trẻ biết người thân trong gia đình, hiểu được các mối quan hệ trong gia đình. - Biết được công việc và cuộc sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Biết thương yêu chia sẻ với mọi người trong gia đình. Biết công lao kính trọng và lễ phép với ông bà, cha mẹ, ông bà… Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam - Cần dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. - Trồng cây xanh, vườn hoa - Phát hiện những thay đổi xung quanh nhà bé ở - Nhà được làm từ những nguyên vật liệu khác nhau: Gỗ, xi măng, cát, đá - Có nhiều loại nhà khác nhau. Nhà trệt, 1 tầng, 2 tầng, chung cư, biệt thự - Những người làm nên ngôi nhà? Tên các thành viên trong gia đình bé Mạng hoạt động 5 Vận động - Ném xa bằng 1 tay- bật xa 50cm - Sự khéo léo, tinh nhanh của đôi chân tay khi thực hiện động tác chính xác. Dinh dưỡng sức khỏe - Giới thiệu các món ăn, các chất dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe cho gia đình. - Khám phá khoa học + Tìm hiểu về gia đình bé Làm quen với toán - Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6 Văn học Kể chuyện “Ba cô gái” Tạo hình Vẽ chân dung người thân trong gia đình Âm nhạc Múa cho mẹ xem - Biết yêu thương kính trọng các người thân trong gia đình. - Biết chia sẻ những công việc nhỏ trong gia đình. - Lễ phép kính trọng người lớn. Gia đình bé Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển thẩm mĩ Phát triển tình cảm – xã hội KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN Yêu cầu: - Trẻ biết họ tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình, hiểu được các mối quan hệ trong gia đình. - Biết công việc cuộc sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình. - Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình. - Biết công lao kính trọng và lễ phép với bố mẹ, ông bà - Biết cách chào hỏi, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam. Hoạt động Nội dung Đón trẻ Cô giáo đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định. - Cô trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình trẻ. Trẻ nói về những sở thích riêng của mọi người trong gia đình. Hoạt động có chủ đích Đàm thoại về gia đình: Nói họ tên các thành viên trong gia đình. Kể về cuộc sống các hoạt động trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ và công việc của bố mẹ vẫn làm ở nhà Thứ hai Khám phá khoa học Tìm hiểu về gia đình bé Vận động - Ném xa bằng một tay. Bật xa 50cm Thứ ba Âm nhạc Múa cho mẹ xem + Trò chơi: Ai nhanh nhất + Nghe hát, nghe nhạc: Ba ngọn nén lung linh Thứ tư Làm quen với toán - Nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6. Thứ năm Văn học Kể chuyện “Ba cô gái” LQCC Chữ e,ê Thứ sáu Tạo hình - Vẽ: Người thân trong gia đình Hoạt động góc * Góc phân vai: - Cho trẻ tự nhận vai chơi mẹ con, biết cách chăm sóc con. - Chơi nấu ăn: cách bày các món ăn trong gia đình,trang trí trong nhà nhân ngày sinh nhật của mẹ, ngày lễ phụ nữ. * Góc Âm nhạc: Cho trẻ múa hát các bài về gia đình. - Cho nhóm trẻ tự biểu diễn với nhau ,cử một bạn là người MC lên giới thiệu chủ đề cho bạn hát. * Góc xây dựng: - Cho nhóm trẻ tự phân công xây dựng nhà, lắp ghép các kiểu nhà. - Xây thêm các công trình phụ có ao cá, cây cảnh, khuôn viên vườn hoa xung quanh nhà. * Góc tạo hình : Cho trẻ vẽ những người thân trong gia đình. - Làm khung ảnh trang trí thêm các chi tiết, hoa, lá… - Làm album về gia đình của mình. 6 * Góc khoa học thiên nhiên : Cho trẻ chăm sóc cây xanh. Hoạt động ngoài trời Ngày thứ hai - Cho trẻ dạo chơi trong sân trường, quan sát lá rụng, nhặt lá vàng rơi làm khung ảnh. - Trò chơi học tập: Gia đình của bé. - Chơi tự do: chơi cát với nước. Ngày thứ ba - Đi dạo trong sân trường cho trẻ quan sát các lớp học trong trường. - Chơi vận động: Về đúng nhà cháu. - Cho trẻ vẽ tự do Ngày thứ tư - Trẻ quan sát quang cảnh, bầu trời buổi sáng nêu nhận xét về thời tiết trong ngày - Chơi: Nghệ sĩ trong gia đình - Ôn các bài hát. Ngày thứ năm - Đi dạo xung quanh sân trường hít thở không khí trong lành.Cho trẻ quan sát các cây xanh trong sân trường. - Trò chơi : Tìm đúng nhà. - Chơi tự do: chơi cát với nước. Ngày thứ sáu - Dạo quanh sân trường quan sát và nhận xét về thời tiết trong ngày. - Chơi vận động: Gia đình gấu. - Cho trẻ đếm các đồ chơi ngoài trời. Trả trẻ Dặn trẻ đi học đều. Trao đổi với phụ huynh tình hình học tập của trẻ. Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009 I/ Hoạt động trong ngày: 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định, trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Gia đình tôi” Cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình. 2. Thể dục buổi sáng: - Hô hấp: Thổi bóng bay. - Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực - Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng. - Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân. - Bật: Bật tách chân, khép chân. 3. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát:+ Cho trẻ dạo chơi trong sân trường, quan sát lá rụng, nhặt lá vàng rơi làm khung ảnh. + Trò chơi học tập: Gia đình của bé. + Chơi tự do: chơi cát với nước II/ Hoạt động có chủ đích: Tiết 1 Môn: Khám phá khoa học Đề tài: Tìm hiểu về gia đình của bé Yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Trẻ biết họ tên và một số đặc điểm của những người thân trong gia đình, hiểu được các mối quan hệ trong gia đình . 2/ kỹ năng: - Trẻ biết diễn đạt rõ ràng khi kể về gia đình mình. Qua đó nhận thấy được tình cảm yêu thương của mọi người trong gia đình - Tập cho trẻ khả năng quan sát và phân tích. 7 3/ Giáo dục: - Biết kính trọng, lễ phép với ông bà, cha, mẹ. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức ở trong lớp học . - Đồ dùng phương tiện : - Dặn trẻ về nhà tìm hiểu xem cuộc sống, sinh hoạt của các thành viên trong nhà - Tích hợp môn: Âm nhạc. Phương pháp: Trực quan đàm thoại. Tiến hành hoạt động có chủ đích: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Mở đấu hoạt động : - Trò chuyện: về gia đình của trẻ và các người thân trong gia đình. - Ổn định: Trẻ hát “ Cả nhà thương nhau” * Hoạt động trọng tâm : - Cô hỏi trẻ: Trong gia đình chúng ta có những ai? Các con hãy cùng nhau kể về gia đình mình cho các bạn nghe nhé! - Trong gia đình con ai là người lớn tuổi nhất? ai là người nhỏ nhất nhà?.Cô gợi ý để trẻ kể những đặc điểm nổi bật, những sở thích của bố mẹ , anh chị em, ông bà và những người thân trong gia đình trẻ. Biết được ngày sinh nhật của các thành viên trong gia đình. Đến ngày sinh nhật của những người thân con sẽ làm gì?- Công việc của bố mẹ ở trong xã hội?. - Khi ở nhà thì các thành viên trong gia đình sẽ làm gì?. - Mình đã giúp đỡ được gì cho bố mẹ khi ở nhà?. Làm gì để cho bố mẹ, ông bà, anh chị được vui. - Những ngày nghĩ hoặc các ngày lễ tết gia đình sẽ tổ chức đi đâu?. - Khi khách đến nhà con sẽ như thế nào? -Tình cảm của mình đối với các thành viên trong gia đình?. - Cô cho trẻ biết gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc nhất ,phải biết giữ gìn nâng niu nó, ai đi xa cũng đều nhớ. * Kết thúc hoạt động : - Trẻ hát múa “ ba ngọn nến lung linh”. Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. Trẻ trả lời. Vệ sinh trường lớp. Môn: Thể dục kỷ năng Bài: Ném xa bằng một tay- Bật xa 50cm I/ Yêu cầu: 1. Nhiệm vụ giáo dưỡng: a. Kiến thức: - Trẻ biết dùng sức của tay để ném xa. Biết bật xa 50cm chạm đất bằng mũi bàn chân đến cả bàn chân. b.Kỷ năng: - Luyện kỷ năng ném và bật xa. 2. Nhiệm vụ phát triển: Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của đôi tay và bàn chân. . 3. Nhiệm vụ giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật khi thể dục, rèn luyện thân thể khỏe mạnh. II/ Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ. Đồ dùng: Túi cát,dây, vòng. -Tích hợp: Môn : âm nhạc; toán; chữ cái. III/ Phương pháp: Làm mẫu , thực hành. 8 IV/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Trò chuyện: cho trẻ hát “Làm chú bộ đội” Cô hỏi trẻ: Lớn lên các con có thích làm chú bộ đội không ? - Cô nói: làm chú bộ đội rất vất vã, nhiệm vụ của các chú là phải canh giữ đất nước cho yên bình. Vì vậy muốn làm được chú bộ đội các con phải rèn luyện sức khỏe thật tốt. - Cô nói: Bộ đội cũng là một nghề trong xã hội, ngoài bộ đội ra còn có nghề gì nữa ? Cô nói : Bất kỳ làm một nghề gì chúng ta cần phải có sức khỏe, vậy hôm nay cô sẽ dạy các con một tiêt thể dục đó là “ Ném xa một tay, bật xa 50cm” 1. Khởi động: Cho trẻ đi, chạy theo cô,đi thường, đi kiễng gót,đi bằng gót chân, chạy chậm và đứng hàng ngang theo tổ. 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao. Chân: Ngồi khuỵu gối. Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên. Bật: Bật tách chân, khép chân. b. Vận động cơ bản : Ném xa một tay, bật xa 50cm. - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện, cách nhau 3-4 m. Cô kẻ vạch ném và vạch bật ở giữa. - Cô hỏi trẻ: Trước mặt cô có gì ? Trong mỗi vòng cô có chữ cái - Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 1. - Cô ném lần 2 kết hợp giải thích. - Cô cầm túi cát bằng tay gì ?Chân trái cô đứng ở đâu? Chân phải đứng ở đâu ? - Cách ném: Khi ném đứng chân trước chân sau tay phải cô cầm túi cát tay đưa ra trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và ném túi cát ra xa ở điểm tay đưa cao nhất. - Cách bật: Đứng tự nhiên trước vạch chuẩn bị, tay thả xuôi. Hai tay đưa ra trước, lăng nhẹ xuống dưới, ra sau, đồng thời gối hơi khuỵu để lấy đà. Dùng sức của chân nhún, bật mạnh về phía trước, tay đưa ra trước, chân chạm đất nhẹ bằng đầu bàn chân sau đó cả bàn chân. - Cô chọn 1 cháu ném mẫu cho lớp xem. - Trẻ thực hiện: Mỗi lần cô cho 2 trẻ lên tập. Cô quan sát chú ý sữa sai. Cho những cháu ném và bật chưa đạt lên tập lại. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hát nhẹ nhàng. Trẻ hát kết hợp dậm chân Trẻ kể Trẻ tập theo cô Trẻ trả lời Trẻ quan sát cô làm Trẻ trả lời Trẻ quan sát Trẻ ném và bật Hoạt động góc: - Phân vai : Mẹ con - Tạo hình:“Hoạt động theo ý thích” - Âm nhạc:“Biểu diển văn nghệ” - Khoa học/Thiên nhiên:Cho trẻ chăm sóc cây xanh. - Xây dựng :“ Xây nhà ở” 9 Nhận xét đánh giá – Bình cờ: Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ Vệ sinh trả trẻ: Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009 I/ Hoạt động trong ngày: 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định, trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Gia đình tôi” Cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình. 2. Thể dục buổi sáng: - Hô hấp: Thổi bóng bay. - Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực - Chân: Chân trái bước trước khụy gối, chân sau thẳng. - Bụng:. Hai tay đưa cao, cuối xuống tay chạm chân. - Bật: Bật tách chân, khép chân. 3. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát: + Đi dạo trong sân trường cho trẻ quan sát các lớp học trong trường. + Chơi vận động: Về đúng nhà cháu. + Cho trẻ vẽ tự do II/ Hoạt động có chủ đích: Môn: GDÂN Bài: Hát múa “ Múa cho mẹ xem” I/ Yêu cầu: 1. Nhiệm vụ giáo dưỡng: a. Kiến thức: - Trẻ hát và múa được bài “ Múa cho mẹ xem” chú ý lắng nghe và hiểu nội dung bài hát “ Cho con” Chơi thành thạo trò chơi. b. Kỷ năng: Luyện kỉ năng hát, múa dẻo, nghe nhạc 2. Nhiệm vụ giáo dục: Trẻ yêu thương ông bà, bố mẹ II/ Chuẩn bị: Đồ dùng như: Lắc nhạc , mũ múa, hoa múa, máy nghe nhạc. Tích hợp: Môn văn học, toán. III/ Phương pháp: Làm mẫu, thực hành. IV/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động cô Hoạt động trẻ * Hoạt động 1 : Trò chuyện: Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình, công việc của bố mẹ, các con thường làm gì để giúp mẹ.Cô giáo dục trẻ thương yêu ông bà, làm những việc nhỏ để giúp mẹ. 1. Ổn định: Hát “ Bàn tay mẹ”. 2. Tiến hành: Cô nói mẹ rất vất vả, nâng nui, chăm sóc các con nên người, mẹ mong các con mau lớn, để biết ơn cha mẹ. Các con phải làm gì để mẹ vui lòng. -Cả lớp cùng cô hát bài “Múa cho mẹ xem” (2 lần). -Cô vừa hát vừa múa mẫu cho cả lớp xem 1 lần. -Cô dạy cả lớp múa - dạy từng tổ múa - dạy nhóm bạn trai bạn gái. + Nghe hát : Cô hát cháu nghe bài “ Cho con” (1 lần) Trẻ hát Cháu trả lời (ngoan, chăm học) Cháu chú ý - hát 10 [...]... kính trong người thân trong gia đình Chuẩn bị: Không gian tổ chức ở trong lớp học - Đồ dùng phương tiện : trống lắc, phách gõ Băng nhạc, máy catseet, hát, múa, theo chủ đề gia đình - Tích hợp: văn học Phương pháp: Thực hành, luyện tập Tổ chức hoạt động có chủ đích: : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Mở đầu hoạt động: Trò chuyện: cô cho kể tên các người thân trong gia đình trẻ - Ổn định: Trẻ... chuyện bé mang họ gì? Cách xưng hô trong gia đình Mối quan hệ họ hàng nhà bé I/ Yêu cầu: - Trẻ biết địa chỉ, nơi ở, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trẻ (Ông bà , bố mẹ, anh chị em.) và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình - Trẻ biết gia đình 1,2 con là gia đình ít con, gia đình có 3 con trở lên là đông con, biết số lượng thành viên trong gia đình mình - Nghe hiểu và trả lời đầy... Chơi: Nghệ sĩ trong gia đình + Ôn các bài hát của chủ đề bản thân II/ Hoạt động có chủ đích: Môn: Toán Đề tài: Nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6 Yêu cầu: 1/ kiến thức: - Trẻ nhận biết được mối quan hệ trong phạm vi 6 2/ kỹ năng: - Luyện kỹ năng thêm bớt, so sánh trong phạm vi 6 - Phát triển khả năng so sánh, thêm bớt các nhóm 3/ Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu thích học toán cùng tham gia các trò chơi... Góc phân vai: Chơi “ Gia đình” * Góc Âm nhạc: Cho trẻ múa hát các bài về gia đình * Góc xây dựng:Xây khu nhà bé ở, có hàng rào, cây xanh * Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ những người thân trong gia đình Làm khung ảnh * Góc khoa học thiên nhiên: Cho trẻ chăm sóc cây xanh Nhận xét đánh giá – Bình cờ Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ Vệ sinh trả trẻ: 28 Chủ đề nhánh: Họ hàng của gia đình Từ ngày 2/... đổi xung quanh nhà bé ở Họ hàng của gia đình Họ hàng của bé - Biết xưng hô mọi người trong gia đình - Biết chào hỏi mọi người trong gia đình cho phù hợp - Hiểu được các hoạt động cùng nhau mang lại hạnh phúc cho gia đình Gia đình bé ở đâu? - Địa chỉ nhà, tên đường, tên phường, tên phố - Biết số điện thoại nhà, điện thoại bố, mẹ - Nhà là nơi sống, sum họp của gia đình, biết những thành viên đang sống... xưng hô trong gia đình và họ hàng Mối quan hệ họ hàng nhà bé Làm quen với toán - Nhận biết phân biệt khối cầu, 29 khối trụ Yêu cầu - Trẻ biết cách xưng hô với mọi người trong gia đình, họ hàng Biết cách xưng hô, chào hỏi mọi người trong gia đình phù hợp Có kỹ năng giao tiếp phù hợp với chuẩn mực văn hoá Trẻ hiểu về các hoạt động cùng nhau mang lại hạnh phúc trong gia đình Biết quan tâm tới gia đình, kính... trẻ trò chuyện về gia đình trẻ - Chơi vận động:“ Mèo bắt chuột - Tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời - Chơi đồ chơi - Trò chơi dân gian:“ Cướp cờ” Dặn trẻ đi học đều Trao đổi với phụ huynh tình hình học tập của trẻ Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009 I/ Hoạt động trong ngày: 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Trò chuyện về gia đình của các bé trong lớp, nói về gia đình nhỏ và gia đình lớn, họ hàng... biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình II/ Chuẩn bị: Đồ dùng trong gia đìnhcó chất liệu khác nhau Tích hợp: Môn: Văn học, chữ cái, toán III/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại IV/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động cô * Mở đầu hoạt động Trò chuyện: Cùng trẻ trò chuyện về gia đình và mọi người trong gia đình Cô nói gia đình là một tổ ấm luôn che chở cho các con, cho trẻ hát “Tổ ấm gia đình” * Hoạt động trọng... tập luyện Chuẩn bị: không gian tổ chức: trong lớp học - Chuẩn bị: - Tranh vẽ về gia đình Vở tạo hình, bút chì đen, hộp chì màu - Tích hợp: Âm nhạc, văn học Phương pháp: Thực hành, luyện tập Tổ chức hoạt động có chủ đích: Hoạt động của cô * Mở đầu hoạt động: - Trò chuyện: cô trò chuyện với trẻ về những người trong gia đình cho trẻ kể tên các bố mẹ,anh chị em trong gia đình của mình - Ổn định:... anh em” LQCC Làm quen chữ u,ư Tạo hình Nặn người thân của bé * Góc phân vai: Chơi “ Gia đình” - Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ Bé làm đầu bếp - Chơi nấu ăn: cách bày các món ăn trong gia đình * Góc Âm nhạc: Cho trẻ múa hát các bài về gia đình - Cho nhóm trẻ tự biểu diễn với nhau ,cử một bạn là người MC lên giới thiệu chủ đề cho bạn hát * Góc xây dựng: Xây khu nhà bé ở, có hàng rào, cây xanh - Xây thêm các . lá rụng, nhặt lá vàng rơi làm khung ảnh. + Trò chơi học tập: Gia đình của bé. + Chơi tự do: chơi cát với nước II/ Hoạt động có chủ đích: Tiết 1 Môn: Khám phá khoa học Đề tài: Tìm hiểu về gia. thành viên trong gia đình: Bé tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình vào các ngày kỉ niệm của gia đình, cách đón tiếp khách. - Trẻ biết được những thay đổi trong gia đình.(có người. người thân trong gia đình. Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình. - Trẻ biết cách xưng hô với mọi người trong gia đình, họ hàng. - Địa chỉ của gia đình. - Nhà: Là nơi gia đình cùng chung