Hoạt động có chủ đích: Tiết 1 Môn: THMTXQ

Một phần của tài liệu Chủ đề Gia đinh Lá (Trang 44 - 46)

Tiết 1 Môn: THMTXQ

Bài: Các đồ dùng trong gia đình- Phân loại đồ dùng theo công dụng, chất liệu. I/ Yêu cầu:

- Trẻ biết phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu. Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các loại đồ dùng đó.

- Luyện kỷ năng quan sát, so sánh.

- Phát triển câu từ cho trẻ. Dùng lời nói mạch lạc, rỏ ràng, nói tròn câu.

- Trẻ có ý thức bảo quản đồ dùng trong gia đình..

II/ Chuẩn bị: Đồ dùng : Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để mặc. Tích hợp: Môn: Văn học; Chữ cái; Âm nhạc .

III/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. IV/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Mở đầu hoạt động

- Cùng trẻ trò chuyện về đồ dùng trong gia đình mình gồm có những đồ dùng để ăn,uống,mặc. Những đồ dùng đó làm bằng gì...

- Cô giáo dục cháu phải biết giữ gìn đồ dùng.

Hoạt động trọng tâm

Trẻ đọc bài thơ: “Cái bát xinh xinh” - Các con vừa đọc bài thơ gì nào ?

- Trong bài thơ nói đến cái gì? - Cái bát do ai làm ra?

- Cái bát là đồ dùng ở đâu? Dùng để làm gì?

- Vậy giờ học hôm nay cô cùng các con hãy phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu ở trong gia đình của chúng ta nhé!

a. Phân loại đồ dùng theo công dụng:

- Cô cho trẻ chơi “chiếc túi kì lạ” - Các con nhìn xem cô có cái gì đây?

- Bạn nào giỏi hãy lên tìm trong chiếc túi kì dịu đồ dùng để uống cho cô nào?

- Con đã chọn được đồ dùng gì rồi? - Trong túi còn đồ dùng gì nữa không?

- Vậy bạn nào giỏi hãy lên tìm đồ dùng để ăn cho cô nào? - Con đã chọn được đồ dùng gì rồi?

- Có bao nhiêu đồ dùng để uống? - Có bao nhiêu đồ dùng để ăn? - Có bao nhiêu nhóm?

- Nhóm để ăn có những gì?

- Khi ăn cơm ta cần những đồ dùng gì? - Làm bằng chất liệu gì?

- Khi uống nước ta cần những đồ dùng gì? - Cái li làm bằng chất liệu gì?

- Những đồ dùng dụng cụ cô vừa cho các con quan sát và

- Cả lớp đọc thơ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

phân nhóm. Vậy bạn nào giỏi hãy lên phân nhóm cho cô nào?

b. Phân loại theo chất liệu:

- Cô mời một bạn lên phân loại. - Bạn phân loại đã đúng chưa?

- Cô cho 2 trẻ tiếp tục lên phân loại (cô quan sát và hướng dẫn trẻ phân loại)

c. So sánh đồ dùng để ăn đồ dùng để uống.

- Hai nhóm này có gì giống nhau? - Hai nhóm này có gì khác nhau?

- Cô cho trẻ kể thêm những đồ dùng mà trẻ biết.

*Trò chơi: Đồ dùng gì biến mất.

- Cô hướng dẫn cách chơi.

d. Trò chơi: “Thi xem ai chọn đúng”

- Cách chơi: Khi cô nói đồ dùng để ăn các con phải tìm được như cái bát, cái muỗng, đôi đũa…và khi cô nói đồ dùng để uống thì các con phải tìm được như: cái li, cái ca, cái âm…giơ nhanh lên nhé.

- Khi sử dụng xong các con phải rửa sạch sẽ và để nhẹ tay vào nơi qui định, không được ném bừa bãi nhé!

* Trẻ vẽ.

- Cô cho trẻ vẽ những đồ dùng trong gia đình mà trẻ thích.

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ tự kể - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ vẽ Tiết 2 Môn: Thể dục kỷ năng

Bài: Bật liên tục nhẹ nhàng vào vòng I/ Yêu cầu:

- Trẻ biết chụm chân và bật liên tục nhẹ nhàng vào vòng, khi bật không dẫm vào cạnh vòng.

- Luyện kỷ năng bật. Phát triển tố chất và rèn sự khéo léo của đôi chân

- Giáo dục trẻ có ý thức tập luyện tốt.

II/ Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ. Đồ dùng: 5 vòng thể dục; Một số quả bằng nhựa, bóng, rổ. -Tích hợp: Môn : Âm nhạc; THMTXQ; toán.

III/ Phương pháp: Làm mẫu , thực hành. IV/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động cô Hoạt động trẻ

Mở đầu hoạt động

- Cô cùng trẻ trò chuyện về một số loại cây lương thực mà trẻ biết.Cho trẻ biết lương thực rất cần cho con người. Ngoài ăn uống ra để cơ thể khỏe mạnh hơn chúng ta cần phải siêng năng tập thể dục hàng ngày nữa.

Hoạt động trọng tâm

1.Khởi động: Cho trẻ đi thường, đi nhanh, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân,chạy chậm. Sau đó về xếp thành 3 hàng ngang. 2.Trọng động:

a.Bài tập phát triển chung: - Tay: Tay đưa ngang lên vai - Chân: Ngồi khuỵu gối.

- Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên. - Bật: Bật tiến về phía trước.

Trẻ đi ,chạy .

Tập các động tác thể dục.

b.Vận động cơ bản: Bật liên tục nhẹ nhàng vào vòng - Cô làm mẫu 1 lần.

- Lần 2 kết hợp giải thích: Khi bật 2 chân chụm lại, tay chống hông, bật liên tục nhẹ nhàng qua các vòng, không chạm cạnh vòng.

- Trẻ thực hiện: Cô theo dõi động viên, sữa sai kịp thời. Mỗi lần cô cho 3 trẻ tập.

-Thi đua bật theo 2 nhóm dưới hình thức chơi hái quả.

+ Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ đầu tiên của mỗi nhóm bật liên tục qua 5 vòng. Sau đó chạy lên hái quả bỏ vào giỏ của đội mình rồi chạy về cuối hàng. Cứ tiếp tục như thế cho đến hết số người trong đội, đội nào hái nhiều quả thì thắng.

c.Trò chơi: Ném bóng vào rổ.

Cô hướng dẫn trẻ chơi sau đó Cho trẻ chơi vài lần.

3.Hồi tĩnh: Trẻ vừa đi vừa hát bài “ Lá xanh”

Trẻ quan sát cô tập mẫu. Trẻ thực hiện. Trẻ chơi Trẻ hát. Hoạt động góc

* Góc phân vai: Chơi “ Gia đình”

* Góc Âm nhạc: Cho trẻ múa hát các bài về gia đình. * Góc xây dựng:Xây khu nhà bé ở, có hàng rào, cây xanh...

* Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ những người thân trong gia đình. Làm khung ảnh. * Góc khoa học thiên nhiên: Cho trẻ chăm sóc cây xanh.

Nhận xét đánh giá – Bình cờ Lớp học ngoan, một số cháu tiêu biếu trong giờ

Vệ sinh trả trẻ:

Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009 I/ Hoạt động trong ngày:

1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:

- Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình, đồ dùng trong các phòng.

- Nói chuyện về nhu cầu ăn mặc trong gia đình.

- Một số cách sử dụng an toàn.

- Trò chuyện về sinh hoạt hằng ngày trong các ngày nghỉ của gia đình.

- Trò chuyện về cách đón tiếp khách trong gia đình. 2. Thể dục buổi sáng:

- Hô hấp : Máy bay ù…ù.

- Tay : Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay.

- Chân : Đứng đưa một chân ra trước, lên cao.

- Bụng : Đứng đang tay sau lưng gập người về trước.

- Bật : Bật tiến về trước. 3. Hoạt động ngoài trời:

- Cho trẻ tham quan các khu vực trong trường.

- Cho trẻ đứng thành vòng tròn hát và vận động: “ Ông cháu”.

Một phần của tài liệu Chủ đề Gia đinh Lá (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w