khách đến chơi. - Ăn thức ăn thích hợp và đúng giờ. - Các loại thực phẩm cần cho gia đình và ích lợi của chúng. - Học cách giữ gìn quần áo sạch đẹp.
Yêu cầu
- Biết công dụng chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình.
- Biết cần giữ gìn và sử dụng hợp lý các đồ dùng của gia đình.
- Kĩ năng phân loại và so sánh đồ dùng theo từng chất liệu.
- Biết cách giữ gìn và sử dụng đồ dùng theo từng gia đình.
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
Hoạt động Nội dung
Đón trẻ, trò chuyện
- Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình, đồ dùng trong các phòng.
- Nói chuyện về nhu cầu ăn mặc trong gia đình.
- Một số cách sử dụng an toàn.
- Trò chuyện về sinh hoạt hằng ngày trong các ngày nghỉ của gia đình.
- Trò chuyện về cách đón tiếp khách trong gia đình.
Thể dục
- Hô hấp : Máy bay ù…ù.
- Tay : Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay.
- Chân : Đứng đưa một chân ra trước, lên cao.
- Bụng : Đứng đang tay sau lưng gập người về trước.
- Bật : Bật tiến về trước. Hoạt động có chủ đích Thứ hai Khám phá khoa học
Các loại đồ dùng trong gia đình, công dụng và chất liệu của đồ dùng
Vận động
Bật liên tục nhẹ nhàng vào vòng. Thứ
ba
Âm nhạc
Âm nhạc: “ Ông cháu” + Trò chơi: Ai đoán giỏi + Nghe hát: Ru em Thứ
tư Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết số 7.Làm quen với toán Thứ
năm
Văn học
Thơ : “ Hạt gạo làng ta”
LQCCTập tô chữ u,ư Tập tô chữ u,ư Thứ sáu Tạo hình Cắt dán đồ dùng trong gia đình. Hoạt động góc
* Góc phân vai: Chơi “ Gia đình”
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Bé làm đầu bếp.
- Chơi nấu ăn: cách bày các món ăn trong gia đình.
* Góc Âm nhạc: Cho trẻ múa hát các bài về gia đình.
- Cho nhóm trẻ tự biểu diễn với nhau ,cử một bạn là người MC lên giới thiệu chủ đề cho bạn hát.
* Góc xây dựng: Xây khu nhà bé ở, có hàng rào, cây xanh...
- Xây thêm các công trình phụ có ao cá, cây cảnh, khuôn viên vườn hoa xung quanh nhà.
* Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ những người thân trong gia đình. - Làm khung ảnh trang trí thêm các chi tiết, hoa, lá…
- Làm album về gia đình của mình.
* Góc khoa học thiên nhiên: Cho trẻ chăm sóc cây xanh. - Hoà màu, chơi với cát nước.
Hoạt động ngoài trời
Thứ hai
- Dạo quanh sân trường, cho trẻ nói về thời tiết. - Cùng trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình. - Chơi vận động: “ Ném bóng vào chậu”.
Cách chơi: Đặt 2 cái chậu thành hàng ngang cách vạch chuẩn 1,5-2,0m, cái nọ cách cái kia 1m, chia trẻ thành 2 nhóm xếp hàng dọc dưới vạch chuẩn, lần lượt cho từng trẻ đứng vào vạch chuẩn, mỗi trẻ ném 3 lần theo hiệu lệnh của cô.
Thứ ba - Cho trẻ tham quan các khu vực trong trường.- Cho trẻ đứng thành vòng tròn hát và vận động: “ Ông cháu”.
Thứ tư
- Phân công, chia nhóm trẻ nhặt rác trong sân trường. - Trò chơi dân gian: “ Rồng rắn lên mây”.
Cách chơi : Số trẻ chơi khoảng 10-12 trẻ. Một trẻ làm thầy thuốc đứng một chổ. Các trẻ khác túm đuôi áo thành “ Rồng rắn”. Rồng rắn đi lượn 1 vòng, vừa đi vừa hát, đến trước mặt thầy thuốc thì đối thoại nhau. Sau khi đối thoại xong thì thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn. Thầy thuốc tìm mọi cách để đuổi bắt khúc đuôi, nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi tìh rồng rắn thua.
Thứ năm - Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình trẻ. - Chơi vận động:“ Ném bóng vào chậu” Thứ sáu
- Tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời. - Chơi đồ chơi.
- Trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”.
Trả trẻ Dặn trẻ đi học đều. Trao đổi với phụ huynh tình hình học tập của trẻ.
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009 I/ Hoạt động trong ngày:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ:
- Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình, đồ dùng trong các phòng.
- Nói chuyện về nhu cầu ăn mặc trong gia đình.
- Một số cách sử dụng an toàn.
- Trò chuyện về sinh hoạt hằng ngày trong các ngày nghỉ của gia đình.
- Trò chuyện về cách đón tiếp khách trong gia đình. 2. Thể dục buổi sáng:
- Hô hấp : Máy bay ù…ù.
- Tay : Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay.
- Chân : Đứng đưa một chân ra trước, lên cao.
- Bụng : Đứng đang tay sau lưng gập người về trước.
- Bật : Bật tiến về trước. 3. Hoạt động ngoài trời:
- Cùng trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình. - Chơi vận động: “ Ném bóng vào chậu”.