GD9_Tham khảo

62 302 0
GD9_Tham khảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com Giáo án này không phải do tôi tự soạn mà của bạn tôi, tôi up lên để quý thầy cô nào download về có thể tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp với mình! Tuần:1 Ngày dạy: Tiết:1 Lớp dạy:9 Bài:1 CHÍ CÔNG VÔ TƯ I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư. 2.Tư tưởng: Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư. Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. 3. Kĩ năng: Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày. Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư. II/ Kiến thức trọng tâm: Thế nào là chí công vô tư. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày Cách rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư. III/ Tài liệu phương tiện: SGK, SGV GDCD 9. Những tấm gương, ví dụ thực tế thể hiện chí công vô tư. IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.KTBC: Hãy cho biết một số quy địnhcụ thể về giao thông đường bộ? Có mấy loại dèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa từng màu đèn? 10đ 2.GTBM: Gv đặt vấn đề: Các em hãy thử hình dung xem, nếu trong một xã hội, trong một tập thể ai cũng nghĩ đến các quyền lợi của bàn thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, của người khác thì tình hình sẽ ra sao? Xã hội có phát triển được hay không? Quyền lợi của mỗi người khi ấy được đảm bảo hay không? Nội dung bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về vấn đề đó. Giải thích cụm từ chí công vô tư: Hoàn toàn vì lợi íchchung, không vì lợi ích riêng. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1:Phân tích truyện về Tô Hiến Thành: G: Cho học sinh diễn tiểu phẩm dựa vào truyện đọc “ Tô Hiến Thành- Một tấm gươngvề chí công vô tư “ H: Diễn tiểu phẩm, cả lớp quan sát theo dõi nội dung. G: Cho cả lớp thảo luận trả lời câu hỏi gợi ý a trong SGK(2 phút). H: Thảo luận trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến. G:Nhận xét, chốt lại: Trong việc dùng người Tô Hiến Thành căn cứ vào khả năng của người đó, không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp.Điều đó chứng tỏ ông là người thực sự công bằng, không thiên vị trong giải quyết công việc hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, không vì lợi ích riêng của bản thân. Ông là một tấm gương sáng về phẩm chất chí công vô tư. HĐ2:Tìm biểu hiện của chí công vô tư và ý nghĩa của nó: G: Yêu cầu cá nhân học sinh đọc truyện “ Điều mong muốn của Bác Hồ” H: Đọc truyện. G: Chia lớp thàmh 6 nhóm thảo luận câu hỏi: I. Đặt vấn đề: 1. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là tấm gương sáng của một người đã dành trọn đời mình cho đất 1 Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com 1.Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác? 2.Hãy tìm những biểu hiện về chí công vô tư và những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống? 3.En hiểu như thế nào là chí công vô tư và tác dụng của nó với cuộc sống cộng đồng? H: Thảo luận nhóm 3 phút. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung. G: Chốt lại. HĐ3: Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư: G: Có ý kiến cho rằng: chỉ với những người lớn, nhất là những người có chức, có quyền mới thể hiện được phẩm chất chí công vô tư. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chát này, em có tán thành hay không? Vì sao? H: Suy nghĩ và phát biểu. G: Nhận xét và chốt lại. HĐ4:Nghiên cứu nội dung bài học: G: Yêu cấu học sinh đọc nội dung bài trong SGK H: Đọc SGK. Trình bày thắc mắc của mình. G:Giải đáp thắc và chốt lại nội dung bài học. nước, cho nhân dân. Nhân dân ta vô cùng kính yêu và tự hào về Bác 2.Biểu hiện: tôn trọng sự thật, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, xử sự công bằng, tích cực đóng góp cho công việc chung. Trái: ích kỷ, tham lam, chỉ lo cá nhân, đối xử thiên lệch xuất phát từ tham lợi… 3.SGK Học sinh rèn luyện phẩm chấtt chí công vô tư trong những việc làm cụ thể hằng ngày: tích cực tham gia hoạt đông tập thể, Không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhân xét đánh giá người khác. II.Nội dung bài học: SGK/4,5 4.Củng cố: G: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1SHGK/5 H: làm bài tập G:Chốt lại ý đúng, giáo dục học sinh. 5. Dặn dò: Học bài , làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài mới: Đọc bài Trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu nội dung bài học Làm bài tập SGK. Tuần:2 Ngày dạy: Tiết 2 Lớp dạy:9 Bài:2 TỰ CHỦ I/ Mục tiêu bài học: 2 Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com 1.Kiến thức: Nêu đươc thế nào là tư chủ và thế nào là người có tính tự chủ. Kể được một số biểu hiện của tính tự chủ trong cuộc sống Giải thích được tại sao con người cần có tính tự chủ. 2.Tư tưởng: Tôn trọng những người biết sống tự chủ . Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với bản thân và mọi người. 3. Kĩ năng: Phân biệt được những biểu của tính tự chủ vả những biểu hiện của thiếu tự chủ . Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về tính tự chủ Biết rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống hàng ngày. II/ Kiến thức trọng tâm: Tự chủ là gì? Thế nào là người có tính tự chủ? Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống. III/ Tài liệu phương tiện: SGK, SGV GDCD 9. Những ví dụ về tính tự chủ. IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.KTBC: Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu một ví dụ về một việc làm thể hiện tính chí công vô tư? 10 đ 2.GTBM: G: Giới thiệu tấm gương về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là người tật nguyền nhưng đã vượt qua số phận, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, xác định được vị trí, vai trò của mình trong xã hội, liên hệ bài mới: Tự chủ 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1:Phân tích phần ĐVĐ: G: lần lượt gọi 2 học sinh đọc 2 mẫu chuyện ở phần ĐVĐ H:Đọc SGK G:Cho hs thảo luận cả lớp theo các câu hỏi: 1.Bà Tâm có thái độ như thế nào và đã làm gì khi biết con mình bị nhiễm HIV/ AIDS? 2.N. từ một học sinh ngoan di đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao lại như vậy? 3.Cách ứng xử của bà Tâm và N khác nhau ở điểm nào? 4.Theo em thế nào là một người có tính tự chủ? 5.Vì sao con người cần phải biết tự chủ? H: Thảo luận cả lớp trong 2 phút. Đại diện trình bày G: Nhận xét và chốt lại Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung bài học a, b H: Phát biểu G: Hướng dẫn hs tóm tắt ý ghi lên bảng. HĐ2: Tìm biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tính tự chủ trong cuộc sống: G:Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 3 phút câu hỏi: Em hãy tìm những biểu hiện của tính tự chủ và không tự chủ trong cuộc sống hàng ngày? H:Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. G: Nhận xét, chốt lại ý đúng. I. Đặt vấn đề: -Qua nghiên cứu 2 mẫu chuyện chúng ta đã thấy được hai cách ứng xử khác nhau trong,những trường hợp khi con người gặp khó khăn, thử thách: bà Tâm là người đã làm chủ được thái độ, tình cảm, hành vi của mìh và làm được nhiều việc có ích; còn N do không làm chủ được tình cảm hành vi của mình, đã bị lôi kéo đi đến chỗ sa ngã, hư hỏng. Trong cuộc sống con người luơng gặp những khó khăn, trắc trở, nhũng thử thách, cám dỗ, cạm bẫy… đòi hỏi phải luôn tỉnh táo…Muốn hành động đúng phải làm chủ bản thâ, nếu không sẽ bị lôi kéo sa ngã. Tự chủ: bình tĩnh, không nóng nảy, không vội vàng, tự tin, thái độ ôn tồn, mềm mỏng lịch sự khi giao tiếp, biết tự kiềm chế, không thô lỗ, biết điều chỉnh thái độ… Thiếu tự chủ: suy nghĩ và hành động thiếu cân nhắc, chín chắn, nổi nóng, to tiếng cãi vã, gây gỗ, hoang mang sợ hãy, chán nản 3 Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com HĐ3:Tìm hiểu nội dung bài học: G: Cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học SGK H: Đọc SGK, nêu lên thắc mắc. G:Giải đáp thắc mắc, chốt lại nội dung bài học. Bản thân em đã làm được những việc làm gì thể hiện tính tự chủ. Những biểu hiện nào thiếu tự chủ? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét, chốt lại và giáo dục hs. không vững vàng trước cám dỗ, cu xử thô tục… II. Nội dung bài học: SGK/7 4.Củng cố: G: Cho hs làm bài tấp SGK H: Làm bài tập G: Nhận xét Đọc ca dao tục, ngữ nói về tính tự chủ. H: Tự liên hệ. G: Nhận xét, chót lại toàn bài. 5.Dặn dò: Học bài, làm bài tập còn lại trong SGK. Chuẩn bị bài mới: Bài 3. Đọc bài. Tìm hiểu nội dung bài học. Làm bài tập SGK. Sưu tầm mẩu chuyện, ca dao, tuc ngữ. Tuần:3 Ngày dạy: Tiết:3 Lớp dạy:9 Bài:3 DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hs hiểu thế nào là dân chủ và kỉ luật, những biểu hiện của dân chủ, kỉ luậttrong nhà trường và trong xã hội. Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ, kỉ luật là cỏ hội, điều kiện để mọi người phát tri6ẻ nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng dân chủ và vă minh 2.Tư tưởng: Có ý thức tự giác rèn luyệntính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt đông xã hội và khi lao động ở nhà, ở trườngcũng như tập thể và cộng đồng xã hội. 4 Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com Ủng hộ những việc làm tốt, những người thực tốt dân chủ và kỉ luật, biết góp ý, biết phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ như: Gia trưởng, độc đoán, quân phiệt, tự do vô kỉ luật. 3. Kĩ năng: Biết gia tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thưc hiên tốt dân chủ và kỉ luật như biểu hiện đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý, với bạn bè và mọi người xung quanh. Biết phân tích đánh giá các tình huống trong cuôc sông xã hội thể hiện tốt (hoặc chưa tốt) tính dân chủ và kỉ luật. Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật. II/ Kiến thức trọng tâm: Thế nào là dân chủ và kỉ luật. Ý nghĩa của dân chủ, kỉ luật. III/ Tài liệu phương tiện: SGK, SGV GDCD 9 Các tình huống thể hiện tính dân chủ kỉ luật và ngược lại. IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.KTBC: Tự chủ là gì? Tìm những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ trong cuộc sống hàng ngày?10đ 2.GTBM: G: Nếu trong một lớp học ai cũng muốn làm gì thì làm, ai cũng muốn nói gì thì nói thì lớp học đó sẽ như thế nào? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét, giới thiệu bài 3: Dân chủ và kỉ luật. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1:Khai thác phần đặt vấn đề: G: Cho hs đọc 2 tình huống SGK H: Đọc SGK G: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ thảo luận câu hỏi a, b phần gợi ý trong SGK/10. H: Thảo luận nhóm trong 3 phút, đại diện nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung ý kiến. G: Nhận xét và chốt lại. HĐ2:Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật: G: Sự kết hợp của dân chủ và kỉ luật ở lớp 9A thể hiện như thế nào? H: Làm việc độc lập. G: Ghi ý kiến hs lên bảng phụ Biện pháp dân chủ Biện pháp kỉ luật -Mọi người cùng tham gia bàn bạc. -Ý thức tự giác. - Biện pháp tổ chức thực hiện. -Các bạn tuân thủ qui định của tập thể -Cùng thống nhất hành động. -Nhắc nhở đôn đốc thực hiện kỉ luật. G: Việc làm của ông giám đốc cho ta thấy ông là người như thế nào? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét bổ sung. Từ việc làm của ông giám đốc và lớp 9A em rút ra được bài học gi? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét và chốt lại. Em hãy tìm nhũng biểu hiện tính dân chủ và kỉ luật?( nhà trường , gia đình và xã hội) và không dân chủ và kỉ luật? H: Thảo luận cặp đôi 2 phút. Trình bày cá nhân G: Nhận xét và chốt lại. HĐ3: Tìm hiểu nội dung bài học: I. Đặt vấn đề: 5 Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com Thế nào là dân chủ? Dân chủ và kỉ luật thể như thế nào ? Có mối quan hệ ra sao? Vì sao cần có dân chủ và kỉ luật? Chúng ta sẽ rèn luyện như thế nàođể trở thành người dân chủ và kỉ luật? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét, giải thích chốt lại nội dung bài học. HĐ4: Luyện tập: G: Cho hs làm bài tập 1 SGK. H: Làm việc cá nhân. G: Nhận xét, Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính dân chủ, kỉ luật H: Tự liên hệ G: Nhậ xét, chốt lại, giáo dục học sinh về tính dân chủ, kỉ luật. 4.Củng cố: G: Thế nào là dân chủ? Cho ví dụ? Thế nào là kỉ luật? Cho ví dụ? H: Tự liên hệ. G: Cho hs chơi trò chơi “ dân chủ và kỉ luật” H: Tham gia. G: Nhận xét, gdhs. 5.Dặn dò: Học bài, làm bài tập. Xem bài mới: Bài 4 Đọc SGK Trả lời câu hỏi phần gợi ý. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về hậu quảcủa các cuộc chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. Tìm hiểu nội dung bài học. Làm các bài tập trong SGK. Tuần4 Ngày dạy: Tiết:4 Lớp dạy:9a Bài:4 BẢO VỆ HÒA BÌNH I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: học sinh hiểu được các giá trị của hòa bình và hậu quả, tác hại của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệmbảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại. 2.Tư tưởng:học sinh yêu hòa bình ghét chiến tranh 3. Kĩ năng: Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do trường lớp, địa phương tổ chức. Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiện. II/ Kiến thức trọng tâm: Các khái niệm: chiến trnh, hòa bình, bảo vệ hòa bình. Giá trị của hòa bình, hậu quả của chiến tranh. Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình. III/ Tài liệu phương tiện: SGK, SGV GDCD 9 Tranh ảnh, bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hòa bình… IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.KTBC:kiểm tra 15 phút 2.GTBM: G: Đưa thông tin về hậu quả của 2 cuộc chiến tranh: chiến tranh thế giới lần thứ nhất và chiến tranh thế giới lần thứ hai. 6 Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com Em có suy nghĩ gì về hậu quả của hai cuộc chiến tranh trên? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét và giới thiệu bài mới: Bảo vệ hòa bình. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1:Khai thác phần ĐVĐ: G: Cho hs đọc phần thông tin trong SGK. H: Đọc thông tin trong SGK. G: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trong 3 phút các câu hỏi: Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh? Chúng ta cần phải làm gì khi quan sát các bức tranh trong SGK? H: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. G: Nhận xét, kết luận. HĐ2: Biểu hiện của lòng yêu hòa bình: G: Cho hs làm bài tập 1 trong SGK H: Làm việc cá nhân. G:Nhận xét kết luận ý đúng. Giáo dục học sinh. HĐ3: Tìm hiểu hoạt đông bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. G: Giới thiệu một hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong lớp trong trường của nhân dân ta hoặc của nhân dân thế giới đang tiến hành? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét và giới thiệ thêm vài hoạt động tiêu biểu. HĐ4: Tìm hiểu nội dung bài học: G: Cho biết thế nào là hòa bình? Bảo vệhòa bình là gì? Tại sao ngày nay chúng ta cần ngăn chặng chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Tại sao nhân dân Việt Nam lại tích cựcđấu tranh bảo vệ hòa bình trong nước và trên thế giới? Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm tốt những việc gì? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét, giải thích thêm, chốt lại nội dung bài học, giáo dục học sinh về lòng yêu hòa bình. I. Đặt vấn đề: -Chiến tranh là thảm họa cho loài người, hòa bình là hạnh phúc, khát vọng của nhân loại. - Ngày nay các thế lực phản động, chống phá cách mạng, CNXH vẫn còn hoạt động mãnh mẽ. Vì vậy ngăn chặn chiến tranh là nhiệm vụ của mọi người. -Để bảo vệ hòa bình cần xây dựng quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa người với người, xây dựng quan hệ hiều biết, bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới. II. Nội dung bài học: SGK/ 15 4.Củng cố: G: Cho hs làm bài tập 2 ở SGK/ 16. H: Làm bài tập G: Nhận xét, chót lại ý đúng. Hãy liên hệ bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ hòa bình? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét, gáo dục học sinh. 5. Dặn dò: 7 Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com Học bài, làm bài tập. Xem bài mới: Bài 5 Đọc SGK Trả lời câu hỏi phần gợi ý. Sưu tầm các hoạt động về tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Tìm hiểu nội dung bài học Làm các bài tập trong SGK. Tuần5 Ngày dạy: Tiết:5 Lớp dạy:9a Bài:5 TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Học sinh hiểu được: thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc? Nêu được tình hữu nghị giữa các dân tộc. 2.Tư tưởng: Ủng hộ chính sách hòa bình hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta. 3. Kĩ năng: Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hằng ngày. II/ Kiến thức trọng tâm: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc. Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc. Chính sách hòa bình hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta. III/ Tài liệu phương tiện: Tranh ảnh, băng hình, bài báo, câu chuyện… về tình đoàn kết, hữu nghị của dân tộc Việt Nam và thế giới. IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.KTBC: Vì sao cần phải bả vệ hòa bình? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình thế giới? 10đ 2.GTBM: G:Một trong những điều kiện để duy trì hòa bình là cần xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hiểu biết lẫn nhau.Vậy tình hữu nghị là gì? Ý nghĩa của tình hữu nghị như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1:Phân tích tư liệuSGK: G: Cho từng nhóm hs trình bày các tư liệu đã sưu tầm ở nhà H: Trình bày kết quả đã sưu tầm. I. Đặt vấn đề: -Tình hữu nghị giữa các dân tộc là quan hệ bạn bè, thân 8 Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com G: Giới thiệu thêm các thông tin trong SGK hoặc thêm một số thông tin khác. Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận trong 3 phút các câu hỏi: 1.Thế nào là tình hữu nghị? Qua các thông tin sự kiện trên, em có suy nghĩ như thế nào về tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới? 2.Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và toàn nhân loại? Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và trong cuộc sống hằng ngày? H: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. G: Nhận xét và kết luận, chốt lại nội dung bài học. HĐ2: Xây dựng kế hoạch hoạt đông thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước trê thế giới. G: Cho hs lập kế hoạch hoạt động bày tỏ tình hữu nghị với các trường khác, địa phương khác, nước khác( gợi ý cho hs). +Tên hoạt động. + Nội dung hoạt động. + Thời gian hoạt động, địa điểm hoạt động. + Người phụ trách, người tham gia. H: Tự lên kế hoạch trong thời gian 5 phút. Trình bày ý kiến cá nhân. Cả lớp trao đổi, nhận xét, rút kinh nghiệm. G: Nhận xét tính khả thi của kế hoạch  giáo dục học sinh. thiện giữa nước này với nước khác. - Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc tạo cơ hội và điều kiệnđể các nước, các dân tộc hợp tác phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, văn hóa, khoa học, kĩ thuật…; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn. Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. - Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhân dân ta luôn nhận được sự ủng hộ to lớn và quý báo của nhân dân tiến bộ trên thế giới. II. Nội dung bài học: SGK/ 18 4.Củng cố: G: Chia lớp thành hai nhóm thi đua với nhau hát học đọc thơ ca ngợi tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới trong thời gian qui định là 5 phút. H: Thi đua với nhau. G: Nhận xét, kết luận nhóm tháng cuộc  giáo dục học sinh. 5. Dặn dò: Học bài từ bài ATGT đến bài 5 tiết sau kiểm tra 1 tiết. 9 Giáo viên: QUANG HUY_huyenanh911@gmail.com Tuần:6 Ngày dạy: Tiết:6 Lớp dạy:9 Bài:6 HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hiểu đu7ợc thế nào là hợp tác,các nguyên tắc của hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác. Trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện tinh thần về hợp tác. 2.Tư tưởng: Ủng hộ chính sách hợp tác hòa bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta. 3. Kĩ năng: Có tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động chung. II/ Kiến thức trọng tâm: Thế nào là hợp tác? Các nguyên tắc của hợp tác? Chính sách của Đảng và Nhà nước ta. III/ Tài liệu phương tiện: SGK, SGV GDCD 9. Tranh ảnh, băng hình, bài báo, câu chuyện… về sự hợp tác quốc tế. IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.KTBC: 2.GTBM: G: Cho hs chơi trò chơi “Con thỏ, mũi tên và bức tường” H: Chơi trò chơi. G: Để giành thắng lợi trong trò chơi này chúng ta cần yếu tố gì? H: Tự liên hệ. G: Nhận xét. Giới thiệu bài mới: Hợp tác cùng phát triển. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1:Phân tích thông tin trong SGK: G: Yêu cầu hs báo cáo về kết quả hợp tác của nước ta với các nước khác trong thời gian từ sau năm 1975. H: Tự liên hệ. G: Nhận xét, bổ sung. Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin trong SGK. H: Đọc SGK. G: Treo lược đồ giới thiệu về sự hợp tác của Việt Nam với các nước trên thế giới từ năm 1954 đến nay. H: Theo dõi lược đồ. G: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận các câu hỏi ở phần gợi ý trong SGK tong vòng 3 phút. I. Đặt vấn đề: 10 [...]... đình và xã hội? H: Cử nhóm trưởng, thu ký Tiến hành thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày Cả lớp nhận xét, bổ sung G: Nhận xét,chốt lại nội dung bài học HĐ 2: Trao đổi phần khảo sát thực tế: G: Hãy trình bày của nhóm mình đã khảo sát thực tế và đưa ra biện pháp để khác phục những vấn đề vi phạm về hôn nhân H: Trình bày , tranh luận với nhau G: Nhận xét, tuyên dương nhóm có sưu tàm tốt và đưa ra biện... nhau G: nhận xét, công nhận nhóm thắng cuộc Giáo dục hs 5 Dặn dò: Học bài, làm bài tập còn lại Chuẩn bị bài 12( TT ) Tìm hiểu nội dung bài học còn lại Làm các bài tập còn lại Chuẩn bị tiết mục sắm vai Khảo sát về tình hình hôn nhân thực tế ở địa phương em hiện nay 30 2/ Những qui định của nước ta về hôn nhân: a Những nguyên tắc cơ bản: b Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân: SGK/41 Giáo viên: . chung. Trái: ích kỷ, tham lam, chỉ lo cá nhân, đối xử thiên lệch xuất phát từ tham lợi… 3.SGK Học sinh rèn luyện phẩm chấtt chí công vô tư trong những việc làm cụ thể hằng ngày: tích cực tham gia. này không phải do tôi tự soạn mà của bạn tôi, tôi up lên để quý thầy cô nào download về có thể tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp với mình! Tuần:1 Ngày dạy: Tiết:1 Lớp dạy:9 Bài:1 CHÍ CÔNG VÔ TƯ I/. việc độc lập. G: Ghi ý kiến hs lên bảng phụ Biện pháp dân chủ Biện pháp kỉ luật -Mọi người cùng tham gia bàn bạc. -Ý thức tự giác. - Biện pháp tổ chức thực hiện. -Các bạn tuân thủ qui định của

Ngày đăng: 05/07/2014, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan