PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN.

Một phần của tài liệu GD9_Tham khảo (Trang 39 - 40)

CỦA CÔNG DÂN.

I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: 1.Kiến thức:

ThẾ nào là vi phạm pháp luật, các khái niệm trách nhiệm pháp lí.

Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ( nhân- quả).

2.Tư tưởng:

Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật.

Tích cực ngăn ngừa đấu tranh với các biểu hiện, các hành vi vi phạm pháp luật. Hình thành, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân.

3. Kĩ năng:

Phân biệt hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật. Nhận biết một số loại vi phạm pháp luật.

Biết xử sự phù hợp với qui định của pháp luật.

Thấy rõ trách nhiệm của công dân trong việc thục hiên các qui định của pháp luật.

II/ Kiến thức trọng tâm:

Khái niệm vi phạm pháp luật. Các loại vi phạm pháp luật

III/ Tài liệu phương tiện:

SGK, SGV GDCD 9.

Các điều luật 71, 72, 73, 74, 76, 77, 78, 79, 80,trong Hiến pháp năm 1992. Một số điều luật trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự…

IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.KTBC:

Cho biết những qui định củaNhà nước về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

Khi ký kết hợp đồng lao độngthì hai bên cần thực hiện như thế nào cho đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động và ngươì sử dung lao động? 10 đ.

2.GTBM:

G: Anh Hai oán giận chị Hai nên có ý định trả thù chị và anh đã đem ý định dọa chị. Theo em hành vi của anh Hai có vi phạm pháp luật hay không?

H: Tự liên hệ.

G: ghi ý kiến của hs lên bảng. Để biết xem ý kiến nào đúng ý kiến nào sai chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung bài: vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.

3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

HĐ1:Tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật:

G: Nêu lên các tình huống và đưa ra câu hỏi để hs suy nghĩ trả lời.

Tình huống 1: Vì giận ông H thường xuyên vứt rác sang nhà mìn, bà Tư luôn nuôi ý định phải nện cho ông H một trận thật đau để trả thù.

Có ý kiến cho rằng:

a. Bà Tư đã vi phạm pháp luật. b. Bà Tư không vi phạm pháp luật.

Em suy nghĩ như thế nào?( Điều 103 khoản 1 Bộ luật hình sự)

Tình huống 2: Trên đường về ông B gặp một vụ tai nạn giao thông. Mọi người đề nghị ông chở người bị thương đến bệnh viện nhưng ông từ chối. Kết quả là người ấy đã chết vì không được đưa đến bệnh viện kịp thời.

Ông B vi phạm pháp luật.

Ông B không vi phạm pháp luật.

Em có suy nghĩ như thế nào? ( Điều 102 Bộ luật Hình sự).

Tình huống 3: Một thanh niên phóng nhanh vượt đèn đỏ đâm vào người đi đường.

Hãy nêu những lỗi của người thanh niên đó.

Tình huống 4:

a.Một người mắc bệnh tâm thần đập phá tài sản của người khác b.Một thanh niên uống rượu lái xe gây tai nạn.

Cả hai trường hợp trên đều vi phạm pháp luật. Cả hai trường hợp trên không vi phạm.

Chỉ có trường hợp a là vi phạm pháp luật, trường hợp b không vi phạm pháp luật.

Chỉ có trường hợp b vi phạm, trường hợp a không vi phạm. Em suy nghĩ như thế nào?

Một phần của tài liệu GD9_Tham khảo (Trang 39 - 40)