Khảo sát mônvăn – khối 12 ĐỀ THI KHẢO SÁT – TRẮC NGHIỆM MÔN : VĂN KHỐI : 12 1. Tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc được đăng trên báo Nhân đạo ngày : A. 19/02/1922 B. 19/02/1923 C. 12/09/1923 D. 12/09/1922 2. Truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có chung nội dung nào sau đây? A. Cùng lên án tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai bán nước. B. Cùng khẳng định quyền độc lập dân tộc ta là bất khả xâm phạm. C. Cùng lên án tội ác của thực dân Pháp đã đầu độc dân tộc ta bằng rượu cồn và thuốc phiện. D. Cùng lên án tội ác của thực dân Pháp ở cả chính quốc và thuộc địa. 3. Bức tranh phong cảnh trong hai câu thơ đầu bài Chiều tối của Hồ Chí Minh có hình ảnh nào sau đây : A. Mây B. Núi C. Sông D. Trăng 4. Bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu là bài thơ : A. Mở đầu tập thơ Việt Bắc. B. Mở đầu tập thơ Từ ấy. C. Mở đầu phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy. D. Mở đầu phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. 5. Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng trình tự thời gian sáng tác của tác giả từ 1937 -> 1977 : A. Việt Bắc, Từ ấy, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. B. Từ ấy, Gió lộng, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa. C. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. D. Gió lộng, Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Máu và hoa. 6. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu càng về sau đã trở thành : A. Cái tôi cá nhân. B. Cái tôi chiến sĩ. C. Cái tôi công dân. D. Cái tôi nhân danh cộng đồng, dân tộc, cách mạng. 7. Dòng nào sau đây thể hiện ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao? A. Là cơ quan thị giác để nhìn sự vật. B. Là khả năng cảm nhận của trí tuệ, tâm hồn con người. C. Là cách nhìn, cách cảm, cách nhận xét, đánh giá những điều đã nhìn thấy ở đời. D. Là cách nhìn đời, nhìn người, cách nghĩ, cách sống, là quan điểm và cũng là lập trường của nhà văn cách mạng. 8. Vì sao văn sĩ Hoàng (nhân vật chính trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao) không sáng tác được? A. Vì thiếu hiểu biết về thời cuộc. B. Vì không muốn viết. C. Vì thiếu một tấm lòng gắn bó với nhân dân và đất nước. D. Vì mải lo cho cuộc sống cá nhân với những lạc thú nơi sơ tán. 9. Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có những câu thơ sau : Áo bào thay chiếu anh về đất Trang :1 Khảo sát mônvăn – khối 12 Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Hai câu thơ trên mang màu sắc cảm hứng nghệ thuật nào sau đậy : A. Hùng tráng. B. Lãng mạn. C. Bi tráng. D. Bi thương. 10. Nhận định nào sau đây không đúng với bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm? A. Bài thơ thể hiện niềm tự hào về một vùng kinh Bắc cổ kính. B. Bài thơ bộc lộ nỗi buồn đau, bế tắc trước cảnh quê hương bị giặc tàn phá. C. Bài thơ thể hiện niềm mơ ước và tin tưởng về một ngày mai quê hương thanh bình trở lại. D. Bài thơ thể hiện niềm tự hào về quê hương quật khởi. 11. Nét riêng làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm? A. Những câu thơ dài ngắn đan xen phù hợp nội dung và cảm xúc. B. Được sáng tác trong một đêm, khi Hoàng Cầm đang công tác ở chiến khu Việt Bắc. C. Thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với quê hương. D. Làm sống dậy một thế giới Kinh Bắc đậm đà hồn dân tộc. 12. Nội dung bao trùm bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là : A. Hoài niệm về mùa thu xưa và niềm vui trước mùa thu nay. B. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. C. Ngợi ca vẻ đẹp thơ mộng của đất nước, ngợi ca đất nước đau thương mà anh dũng. D. Cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 13. Câu 14,15 “… Chúng nó thật độc ác … Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết. Chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì phải chết thế!”. Đoạn văn trên đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? A. Bút pháp lãng mạn. B. Bút pháp hiện thực. C. Bút pháp trào phúng. D. Kết hợp giữa lãng mạn và hiện thực. 14. Nhân vật trong đoạn trích đã nhận thức được điều gì? A. Nỗi đau khổ của bản thân. B. Nỗi khổ cực của người đồng cảnh. C. Tình trạng phi lí, bất công. D. Số phận bi thảm của người nô lệ. 15. Trong đọan miêu tả cảnh tết, có một âm thanh được nhắc lại 6 lần và có tác động đặc biệt tới Mị đó là : A. Tiếng khèn B. Tiếng hát C. Tiếng sáo D. Tiếng chiêng 16. Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về nhân vật Mị : A. Mị là con dâu là thống lí. B. Mị thổi sáo và có giọng hát hay. C. Có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. D. Mị là con gái của thống lí. 17. Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, chi tiết nào sau đây có sức gợi nhất về nỗi khổ đau của người phụ nữ miền núi : A. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Trang :2 Khảo sát mônvăn – khối 12 B. Người chị dâu ấy chưa già nhưng cái lưng quanh năm phải đeo thồ nặng quá, đã còng rạp xuống. C. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. D. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. 18. Kim Lân giới thiệu nhân vật Tràng là người có tật : A. Vừa đi vừa nói. B. Vừa đi vừa chửi. C. Vừa đi vừa hát. D. Vừa đi vừa tủm tỉm cười. 19. “Với những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ văn học, ông xứng đáng là nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy; ông là một cái định nghĩa về nghệ sĩ”. Nhận định này phù hợp với tác giả nào sau đây? A. Nguyễn Minh Châu. B. Nguyễn Khải. C. Nguyễn Trung Thành. D. Nguyễn Tuân. 20. Khát vọng sống mãnh liệt của những con người nghèo khổ được Kim Lân thể hiện sâu sắc nhất qua nhân vật nào trong Vợ nhặt : A. Trẻ con xóm ngụ cư. B. Nhân vật Tràng. C. Nhân vật bà cụ Tứ. D. Nhân vật người vợ nhặt. 21. Câu văn nào trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện rõ nhất niềm hạnh phúc của nhân vật Tràng khi “nhặt được vợ”? A. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có một bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng. B. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. C. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. D. Trong một lúc, Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hằng ngày… 22. Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, nhân vật người vợ nhặt không có tên tuổi vì : A. Đó là nhân vật phụ. B. Chủ đích nghệ thuật của nhà văn, nhằm tô đậm nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ : đến cả cái tên, họ cũng không có. C. Chủ đích nghệ thuật của nhà văn, nhằm khẳng định : thân phận của nhân vật người vợ nhặt cũng là thân phận chung của những con người bé nhỏ dưới ách thống trị của thực dân và phát xít. D. Đó là người phụ nữ nghèo khổ, đói rách. 23. “Sung sướng được đưa tay ra nâng một người khác lên ngang tầm với mình”, đó là quan niệm sống của nhân vật : A. Độ (Đôi mắt – Nam Cao) B. Hộ (Đời thừa – Nam Cao) C. Huân (Mùa lạc – Nguyễn Khải) D. Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân) 24. Ông còn là một diễn viên kịch nói có tài và là diễn viên điện ảnh đầu tiên ở nước ta. Đó là tài của nhà văn, nhà thơ nào sau đây : A. Nguyễn Tuân B. Nguyễn Minh Châu C. Kim Lân D. Tố Hữu 25. Đặc điểm nào sau đây đúng với cả hai bài thơ Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) và Các vị La Hán chùa Tây Phương (Huy Cận)? Trang :3 Khảo sát mônvăn – khối 12 A. Được sáng tác năm 1960, trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Diễn tả niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân. C. Giàu chất suy tưởng, triết lí. D. Cả A và C. 26. Câu thơ nào trong số những câu sau đây trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên thể hiện rõ nhất quan điểm nghệ thuật của tác giả về mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc sống : A. Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia. B. Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn. C. Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. D. Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân. 27. Bối cảnh của truyện Mùa lạc và phần lớn tác phẩm có trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Khải là : A. Cuộc sống ở nông thôn miền Bắc thời kì xây dựng CNXH B. Cuộc sống của nhân dân Tây Bắc sau kháng chiến C. Cuộc sống của người dân ở Việt Bắc D. Cuộc sống ở nông trường Điện Biên 28. Cảm hứng hồi sinh trong Mùa lạc của Nguyễn Khải thể hiện ở : A. Nhan đề. B. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống. C. Sự biến đổi trong số phận nhân vật Đào. D. Tất cả các ý trên. 29. Những nét nghệ thuật sau đây, nét nào là nét chung giữa ba tác phẩm : Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Mùa lạc? A. Tinh tế trong miêu tả tâm lí nhân vật. B. Xây dựng tình huống độc đáo. C. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình. D. Miêu tả thiên nhiên đặc sắc. 30. Đặc điểm nào không thuộc văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 1945 đến 1975? A. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. B. Nền văn học mang tính dân tộc. C. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. D. Nền văn học bước đầu được hiện đại hóa. 31. Nhận định sau đây đúng với giai đoạn văn học nào? “Lí tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là đặc điểm nổi bật của văn học trong giai đoạn này”? A. 1930 - 1945 B. 1965 - 1975 C. 1945 - 1954 D. 1945 - 1975 32. Đề tài chủ yếu của nhà văn Nam Cao trước CMT8 là : A. Chủ nghĩa xê dịch B. Vẻ đẹp vang bóng một thời C. Người nông dân nghèo và người trí thức nghèo D. Người cách mạng 33. Nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu tượng trưng cho … A. Già làng B. Truyền thống và lịch sử của làng XôMan C. Điểm tựa của làng XôMan Trang :4 Khảo sát mônvăn – khối 12 D. Sức mạnh không gì đè bẹp nổi 34. Câu văn “Hai chân Dít xếp về một bên, ngồi sụp xuống trước mặt anh, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân” mắc lỗi gì? A. Lỗi tu từ. B. Lỗi chính tả. C. Lỗi lôgic. D. Lỗi ngữ pháp. 35. Nét nào sau đây nói lên số phận chịu nhiều đau thương, mất mát của Tnú: A. Mồ côi B. Vợ con đều chết. C. Nhiều vết thương trên thân thể. D. Cả ba điểm trên. 36. Câu thơ “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy” trong chương thơ Đất Nước của trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ : A. Một câu ca dao Việt Nam. B. Bài thơ Tre Việt Nam. C. Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt. D. Một câu tục ngữ Việt Nam. 37. Chọn tên một trong số những tác giả sau đây để điền vào chỗ trống: “Thơ …. giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân”. A. Chế Lan Viên. B. Huy Cận. C. Nguyễn Khoa Điềm. D. Quang Dũng. 38. Cảm hứng chủ yếu của Mảnh trăng cuối rừng là : A. Sử thi B. Bi hùng C. Lãng mạn D. Lãng mạn và sử thi 39. Tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng được sáng tác : A. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì đầu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ ở miền Bắc C. Năm 1965 khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam. D. Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 40. Nét nổi bật ở vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt được Nguyễn Minh Châu ca ngợi trong Mảnh trăng cuối rừng là : A. Yêu thiên nhiên. B. Dễ xúc động. C Yêu thương mọi người. D. Tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Trang :5 . Khảo sát môn văn – khối 12 ĐỀ THI KHẢO SÁT – TRẮC NGHIỆM MÔN : VĂN KHỐI : 12 1. Tác phẩm Vi hành của Nguyễn. thuộc văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 1945 đến 1975? A. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. B. Nền văn học mang tính dân tộc. C. Nền văn