Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
295 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI SKKN: RÈN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: Với xu thế phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của khoa học nói riêng, con người cần phải có một tri thức, một tư duy nhạy bén để nắm bắt và sử dụng những tri thức đó trong cuộc sống hàng ngày. Muốn có những tri thức đó con người cần phải học, nhà trường là một trong những nơi cung cấp những hành trang đó . Bộ môn toán trong trường trung học cơ sở, nhất là bộ môn đại số 8, 9 là một bộ môn rèn luyện tính tư duy nhạy bén của học sinh, nó đòi hỏi người học phải nhìn nhận vấn đề dưới mọi góc độ phải liên hệ giữa bài toán đã giải,những kiến thức đã biết để giải quyết.vì vậy người thầy phải cho học sinh nắm được các dạng toán cơ bản và các hướng mở rộng của bài toán đó. Muốn đạt được điều đó phải đòi hỏi tính tích cực, tính tư duy của người học nhưng phương pháp của người thầy cũng rất quan trọng,làm cho học sinh học một nhưng có thể làm được hai ba. Từ bài toán đơn giản mở rộng lên bài khó . ở lớp 8, lớp 9, các đề toán trong chương trình đại số về phương trình không đơn giản, mà có hẳn một loại bài toán có lời. Các em căn cứ vào lời bài toán đã cho phải tự mình thành lập lấy phương trình và giải phương trình. Kết quả tìm được không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng giải phương trình mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thành lập phương trình. Việc giải bài toán bằng cách lập phương trình ở bậc THCS là một việc làm mới mẻ, đề bài toán là một đoạn văn trong đó mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng mà có một đại lượng chưa biết, cần tìm. yêu cầu học sinh phải có kiến thức phân tích, khái quát, tổng hợp, liên kết các đại lượng với nhau, chuyển đổi các mối quan hệ toán học. Từ đề bài toán cho học sinh phải tự mình thành lập lấy phương trình để giải. Những bài toán dạng này nội dung của nó hầu hết gắn liền 1 với các hoạt động thực tiễn của con người, của tự nhiên, xã hội. Nên trong quá trình giải học sinh phải quan tâm đến ý nghĩa thực tế của nó. Khó khăn của học sinh khi giải bài toán này là kỹ năng của các em còn hạn chế, khả năng phân tích khái quát hoá, tổng hợp của các em rất chậm, các em không quan tâm đến ý nghĩa thực tế của bài toán. Trong quá trình giảng dạy toán tại trường THCS tôi thấy dạng toán giải bài toán bằng cách lập phương trình luôn luôn là một trong những dạng toán cơ bản. Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp khi giảng dạy đều thấy rằng học sinh gặp rất nhiều khó khăn và thường mắc phải nhiều sai lầm trong giải toán, cụ thể như: - Thiếu điều kiện hoặc đặt điều kiện không chính xác. - Không biết dựa vào mối liên hệ giữa cac đại lượng để thiết lập phương trình. - Lời giải thiếu chặt chẽ. - Giải phương trình chưa đúng. - Quên đối chiếu điều kiện . - Thiếu đơn vị Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng giải các loại bài tập này tránh những sai lầm của học sinh hay mắc phải. Do đó, khi hướng dẫn học sinh giải loại toán này phải dựa trên quy tắc chung là: Yêu cầu về giải bài toán, quy tắc giải bài toán bằng cách lập phương trình, phân loại các bài toán dựa vào quá trình tham gia của các đại lượng làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các đại lượng, từ đó học sinh tìm ra lời giải cho bài toán đó. Bằng những kinh nghiệm rút ra sau nhiều năm giảng dạy ở trường tôi đã mạnh dạn viết đề tài ''Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình'' cho học sinh lớp 8, lớp 9. II. Cơ sở lý luận: 2 Rèn kĩ năng là rèn và luyện trong công việc để trở thành khéo léo, chính xác khi thực hiện công việc ấy. Rèn kĩ năng giải toán là rèn và luyện việc giải các bài toán để trở thành khéo léo, chính xác khi tìm ra kết quả bài toán. Giải toán bằng cách lập phương trình là phiên dịch bài toán từ ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ đại số rồi dùng các phép biến đổi đại số để tìm ra đại lượng chưa biết thoả mãn điều kiện bài cho, sau đó trả lời bài toán theo ngôn ngữ thông thường. * Các phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình như sau: Bước 1: Lập phương trình. Trong bước này gồm 3 bước nhỏ sau: - Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn - Biểu thị các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết - Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng trong Bước 2: Giải phương trình. Bước 3:Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thích hợp với bài toán và kết luận Kết luận: Giải toán giúp cho học sinh củng cố và nắm vững thi thức, phát triển tư duy và hình thành kỹ năng, kỹ xảo ứng dụng toán học vào trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy tổ chức có hiệu quả việc dạy giải bài toán góp phần thực hiện tốt các mục đích dạy học toán trong nhà trường, đồng thời quyết định đối với chất lượng dạy học. III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS Hướng Hiệp. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến giải bài toán bằng cách lập phương trình: SGK, SBT, SGV toán 8, 9, một số sách tham khảo 3 - Phương pháp điều tra phỏng vấn giáo viên, học sinh trường THCS Hướng Hiệp. - Phương pháp giảng dạy. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng-sự cần thiết của vấn đề: - Học sinh đã biết cách giải dạng bài toán có lời văn ở tiểu học, các bài toán số học ở lớp 6, lớp 7, biết cách giải các dạng phương trình đơn giản như tìm x, điền vào ô trống và phương trình bậc nhất 1 ẩn, phương trình bậc hai một ẩn. - Thực trạng kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình của học sinh trường THCS Hướng Hiệp là rất yếu. Trong quá trình giảng dạy rất nhiều giáo viên luôn trăn trở là làm thế nào để học sinh phân biệt được từng dạng và cách giải từng dạng đó, cần rút những kinh nghiệm gì để khi làm bài ít mắc phải sai lầm, ít gặp khó khăn trong việc giải toán. II. Tính thuyết phục của đề tài: 4 Trong quá trình giảng dạy, tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh, phân loaiị học sinh theo đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Qua điều tra khảo sát ý kiến của các học sinh về việc học dạng toán giải bằng cách lập phương trình, đa số các em đều cho rằng đây là một dạng toán khó. Khó trong cách phân biệt các dạng toán cần giải, khó trong việc lựa chọn ẩn số, khó trong cách tìm giả thiết phù hợp để lập phương trình…Do đó trên cơ sở giảng dạy là giúp học sinh giải quyết các khó khăn đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình. III. Giải pháp: 1. Các yêu cầu về giải một bài toán: Thứ nhất: Lời giải không phạm sai lầm và không có sai sót mặc dù nhỏ. Muốn cho học sinh không mắc sai phạm này giáo viên phải làm cho học sinh hiểu đề toán và trong quá trình giải không có sai sót về kiến thức, phương pháp suy luận, kỹ năng tính toán, ký hiệu, điều kiện của ẩn phải rèn cho học sinh có thói quen đặt điều kiện của ẩn và xem xét đối chiếu kết quả với điều kiện của ẩn xem đã hợp lý chưa. Thứ hai: Lời giải bài toán lập luận phải có căn cứ chính xác. Đó là trong quá trình thực hiện từng bước có lôgíc chặt chẽ với nhau, có cơ sở lý luận chặt chẽ. Xác định ẩn khéo léo, mối quan hệ giữa ẩn. Nhờ mối tương quan giữa các đại lượng trong bài toán thiết lập được phương trình từ đó tìm được giá trị của ẩn. Muốn vậy giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được đâu là ẩn, đâu là dữ kiện ? đâu là điều kiện ? có thể thoả mãn được điều kiện hay không? điều kiện có đủ để xác định được ẩn không? từ đó mà xác định hướng đi , xây dựng được cách giải. Thứ ba: Lời giải phải đầy đủ và mang tính toàn diện.không được bỏ sót chi tiết nào. Không được thừa nhưng cũng không được thiếu, rèn cho học sinh cách 5 kiểm tra lại lời giải xem đã đầy đủ chưa? Kết quả của bài toán đã là đại diện phù hợp chưa? Thứ tư: Lời giải bài toán phải đơn giản. Bài giải phải đảm bảo được 3 yêu cầu trên không sai sót . Có lập luận, mang tính toàn diện và phù hợp kiến thức, trình độ của học sinh, đại đa số học sinh hiểu và làm được Thứ năm: Lời giải phải trình bày khoa học. Đó là lưu ý đến mối liên hệ giữa các bước giải trong bài toán phải lôgíc, chặt chẽ với nhau. Các bước sau được suy ra từ các bước trước nó đã được kiểm nghiệm, chứng minh là đúng hoặc những điều đã biết từ trước. Thứ sáu: Lời giải bài toán phải rõ ràng , đầy đủ, có thể lên kiểm tra lại. Lưu ý đến việc giải các bước lập luận, tiến hành không chồng chéo nhau, phủ định lẫn nhau, kết quả phải đúng. Muốn vậy cần rèn cho học sinh có thói quen sau khi giải xong cần thử lại kết quả và tìm hết các nghiệm của bài toán 2. Phân loại dạng toán giải bài toán bằng cách lập phương trình và các giai đoạn giải một bài toán: *Phân loại dạng bài toán giải bằng cách lập phương trình: Trong số các bài tập về giải bài toán bằng cách lập phương trình ta có thể phân loại thành các dạng như sau: 1/ Dạng toán về quan hệ giữa các số. 2/ Dạng bài toán về chuyển động. 3/ Dạng toán về năng suất lao động. 4/ Dạng toán về công việc làm chung, làm riêng. 5/ Dạng toán có nội dung hình học. 6/ Dạng toán có liên quan đến vật lí, hoá học. 7/ Dạng toán có chứa tham số. Các giai đoạn giải một bài toán * Giai đoạn 1: ghi giả thiết, kết luận của bài toán 6 * Giai đoạn 2: Nêu rõ các vấn đề liên quan để lập phương trình. Tức là chọn ẩn như thế nào cho phù hợp, điều kiện của ẩn thế nào cho thoả mãn. * Giai đoạn 3: Lập phương trình. * Giai đoạn 4: Giải phương trình. Vận dụng các kỹ năng giải phương trình đã biết để tìm nghiệm của phương trình. * Giai đoạn 5: Nghiên cứu nghiệm của phương trình để xác định lời giải của bài toán. Tức là xét nghiệm của phương trình với điều kiện đặt ra của bài toán, với thực tiễn xem có phù hợp không. Sau đó trả lời bài toán. * Giai đoạn 6: biện luận cách giải. Phần này thường để mở rộng cho học sinh tương đối khá, giỏi sau khi đã giải xong có thể gợi ý học sinh biến đổi bài toán đã cho thành bài toán khác bằng cách: - Giữ nguyên ẩn số thay đổi các yếu tố khác. - Giữ nguyên các dữ kiện thay đổi các yếu tố khác. - Giải bài toán bằng cách khác, tìm cách giải hay nhất. Ví dụ: (Bài tập 40-trang 31-SGK đại số 8-tập 2): Năm nay tuổi mẹ gấp ba lần tuổi Phương. Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp hai lần tuổi Phương thôi. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi. Hướng dẫn giải * Giai đoạn 1: Giả thiết Năm nay: tuổi mẹ=3.tuổi Phương. 13 năm nữa: tuổi mẹ=2.tuổi Phương Kết luận Năm nay Phương bao nhiêu tuổi * Giai đoạn 2: Thường là điều chưa biết gọi là ẩn. Do đó: Gọi tuổi Phương năm nay là x (tuổi). Điều kiện x >0 * Giai đoạn 3: Tuổi me năm nay là 3x (tuổi). 7 Tuổi Phương 13 năm nữa là x + 13 (tuổi). Tuổi mẹ 13 năm nữa là 3x+ 13 (tuổi). Theo bài ra ta có phương trình: 3x+ 13 = 2.( x + 13 ) * Giai đoạn 4: Giải phương trình bậc nhất trên được x = 13 (tuổi). * Giai đoạn 5: x = 13 > 0 nên thoả mãn điều kiện của ẩn Từ đó kết luận: Năm nay Phương 13 tuổi * Giai đoạn 6: Cho học sinh nhiều cách giải khác nhau do việc chọn ẩn khác nhau dẫn đến lập các phương trình khác nhau từ đó tìm cách giải hay nhất, ngắn nhất như đã trình bày ở trên Có thể từ bài toán này xây dựng thành các bài toán tương tự như sau: - Thay lời văn và tình tiết bài toán giữ nguyên số liệu ta dược bài toán sau: “Số cây lớp 9A trồng trong buổi lao động gấp 3 lần số cây lớp 6A trồng được. Nếu mỗi lớp trồng thêm 13 cây nữa thì số cây lớp 9A trồng chỉ còn gấp đôI số cây lớp 6A trồng. Hỏi số cây mỗi lớp trồng ban đầu là bao nhiêu?” - Thay số liệu giữ nguyên lời văn…Bằng cách đó có thể xây dựng cho học sinh có thói quen tập hợp các dạng bài toán tương tự và cách giải tương tự đến khi gặp bài toán học sinh sẽ nhanh chóng tìm ra cách giải. 3.Hướng dẫn học sinh giải các dạng toán Dạng toán về quan hệ giữa các số: * Bài toán: (SGK đại số 8) Một số tự nhiên có hai chữ số, tổng các chữ số bằng . Nếu thêm chữ số 0 vào giữa hai chữ số thì được số lớn hơn số đã cho là 180. Tìm số đã cho. * Hướng dẫn giải: - Để tìm số đã cho tức là ta phải tìm được những thành phần nào (chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị ). Số đó có dạng như thế nào? 8 - Nếu biết được chữ số hàng chục thì có tìm được chữ số hàng đơn vị không? Dựa trên cơ sở nào? - Sau khi viết chữ số 0 vào giữa hai số ta được một số tự nhiên như thế nào ? lớn hơn số cũ là bao nhiêu? * Lời giải Gọi chữ số hàng chục của chữ số đã cho là x , điều kiện 0 < x ≤ 7 và x ∈ N. Thì chữ số hàng đơn vị của số đã cho là: 7 - x Số đã cho có dạng: .(7 )x x− = 10x + 7 - x = 9x + 7 Viết thêm chữ số 0 vào giữa hai chữ số hàng chục và hàng đơn vị ta được số mới có dạng : 0(7 )x x− = 100x + 7 - x = 99x + 7 Theo bài ra ta có phương trình: ( 99x + 7 ) - ( 9x + 7 ) = 180 ⇔ 90x = 180 ⇔ x = 2 Thoả mãn điều kiện. Vậy: chữ số hàng chục là 2 chữ số hàng đơn vị là 7 - 2 = 5 số phải tìm là 25 * Chú ý: - Với dạng toán liên quan đến số học cần cho học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các đại lượng đặc biệt hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm Biểu diễn dưới dạng chính tắc của nó: ab = 10a + b. abc = 100a + 10b + c. Dạng toán chuyển động: * Bài toán: (Bài 47-trang 59-SGK đại số 9-Tập 2) 9 Bác Hiệp và cô Liên đi xe đạp từ làng lên tỉnh trên quảng đường dài 30 km, khởi hành cùng một lúc. Vận tốc xe của bác Hiệp lớn hơn vận tốc xe của cô Liên là 3 km/h nên bác Hiệp đã đến tỉnh trước cô Liên nữa giờ. Tính vận tốc xe của mỗi người. * Hướng dẫn giải: - Trong bài này cần hướng dẫn học sinh xác định được vận tốc của mỗi xe. Từ đó xác định thời gian đi hết quãng đường của mỗi xe. - Thời gian đi hết quãng đường của mỗi xe bằng quãng đường từ làng lên tỉnh chia cho vận tốc của mỗi xe tương ứng. - Vận tốc xe của bác Hiệp lớn hơn vận tốc xe của cô Liên nên thời gian đi của cô Liên trừ đi thời gian đi của bác Hiệp bằng khoảng chênh lệch thời gian mà bác Hiệp và cô Liên đến tỉnh. * Lời giải: Gọi vân tốc xe của bác Hiệp là x (km/h, x > 3 ). Thì vận tốc của xe cô Liên là x - 3 (km/h ). Thời gian đi hết quãng đường của xe bác Hiệp là 30 x (giờ). Thời gian đi hết quảng đường của xe cô Liên là 30 3x − ( giờ ). Vì bác Hiệp đến tỉnh trước cô Liên nữa giờ nên ta có phương trình: 30 30 1 3 2x x − = − 2 2.30. 2.30.( 3) .( 3) 3 180 0 x x x x x x ⇔ − − = − ⇔ − − = Giải phương trình ta được x 1 =15, x 2 =-12 (loại) Vậy, vận tốc của xe bác Hiệp là 15 km/h. Vận tốc của xe cô Liên là 12 km/h. * Chú ý: 10 [...]... 2005 4 5 6 Phan Đức Chính Phan Đức Chính Tụn Thõn V Hu Bỡnh 2004 2005 2008 7 V Hu Bỡnh Quang Thiu 2006 TấN TI LIU NH XUT BN 500 bài toán chọn lọc 8 NXB Đại học s phạm Phơng pháp giải các dạng toán 8 (tập 2) Tài liệu BDTX chu kỳ III SGK, SGV,SBT toán 8 SGK, SGV, SBT toán 9 Cõc dng toỏn v phng phỏp gii toỏn 9 tp 2 Toỏn bi dng hc sinh lp 9.i s NXB giáo dục NXB giáo dục NXB Giáo dục NXB Giáo dục NXB giáo . đoạn 3: Lập phương trình. * Giai đoạn 4: Giải phương trình. Vận dụng các kỹ năng giải phương trình đã biết để tìm nghiệm của phương trình. * Giai đoạn 5: Nghiên cứu nghiệm của phương trình để. cách giải các dạng phương trình đơn giản như tìm x, điền vào ô trống và phương trình bậc nhất 1 ẩn, phương trình bậc hai một ẩn. - Thực trạng kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình. thuộc vào kỹ năng giải phương trình mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc thành lập phương trình. Việc giải bài toán bằng cách lập phương trình ở bậc THCS là một việc làm mới mẻ, đề bài toán là một