LỜI NÓI ĐẦU Theo chỉ đạo của các cấp ngành Giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là nhiệm vụ của các trường phổ thông. Để có chất lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao chất lượng đại trà là vô cùng quan trọng. Đối với học sinh lớp 4, lớp 5 cấp tiểu học, chất lượng dạy học trọng tâm là 4 môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sửĐịa lí. Chính vì thế ngay từ đầu năm học, Tổ chuyên môn 4+5 kết hợp với Ban Giám hiệu các nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh trọng tâm là 4 môn học nói trên. Để nâng cao chất lượng dạy học 4 môn văn hóa trên giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường thiết bị dạy học trực quan và cung cấp các tài liệu tham khảo cụ thể cần thiết cho những bài học khó, đặc biệt là môn Lịch sử. Môn Lịch sử rất khó dạy và học sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu bài và tìm hiểu..v..v... Để có tài liệu thiết thực giúp học sinh tiếp thu nhanh hơn môn Lịch sử lớp 5, góp phần năng chất lượng toàn diện và giúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc, dựa vào chương trình học lớp 5 cấp tiểu học, là Tổ trưởng chuyên môn, tôi đã tập hợp tài liệu tham khảo và sắp xếp kiến thức theo hệ thống và đã được Ban giám hiệu duyệt đưa vào thực hiện nhiều năm có kết quả tốt. Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo và phát triển. Chân thành cảm ơn
Trang 1TÀI LIỆU LỊCH SỬ VIỆT NAM.
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Theo chỉ đạo của các cấp ngành Giáo dục, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là nhiệm vụ của cáctrường phổ thông Để có chất lượng giáo dục toàn diện thìviệc nâng cao chất lượng đại trà là vô cùng quan trọng Đốivới học sinh lớp 4, lớp 5 cấp tiểu học, chất lượng dạy họctrọng tâm là 4 môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử&Địa
lí
Chính vì thế ngay từ đầu năm học, Tổ chuyên môn 4+5kết hợp với Ban Giám hiệu các nhà trường lập kế hoạch bồidưỡng học sinh trọng tâm là 4 môn học nói trên Để nâng caochất lượng dạy học 4 môn văn hóa trên giáo viên cần đổi mớiphương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động của học sinh,tăng cường thiết bị dạy học trực quan và cung cấp các tài liệutham khảo cụ thể cần thiết cho những bài học khó, đặc biệt làmôn Lịch sử Môn Lịch sử rất khó dạy và học sinh cũng gặprất nhiều khó khăn khi tiếp thu bài và tìm hiểu v v
Để có tài liệu thiết thực giúp học sinh tiếp thu nhanh hơnmôn Lịch sử lớp 5, góp phần năng chất lượng toàn diện vàgiúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc, dựavào chương trình học lớp 5 cấp tiểu học, là Tổ trưởng chuyênmôn, tôi đã tập hợp tài liệu tham khảo và sắp xếp kiến thứctheo hệ thống và đã được Ban giám hiệu duyệt đưa vào thựchiện nhiều năm có kết quả tốt
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý
vị bạn đọc tham khảo và phát triển
Chân thành cảm ơn!
Trang 3Bài 1- Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định
Chân dung Trương Định
Trương Định ( 1820 - 1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp
giai đoạn 1859-1864, thời vua Tự Đức.
Trang 4Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân; và sau nữa, ông kết hôn với
bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay)
Năm 1854, nhờ sự trợ giúp của bên vợ, Trương Định xuất tiền
ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn phong chức Phó quản cơ.
Bản tiểu sử Trương Định hiện treo tại đền thờ ông ở Gò Công ghi (trích):
Thời Tự Đức, Trương Định chiêu mộ dân nghèo, khai hoang, lập đồn điền ở Tân Hòa, được bổ làm Quản cơ Tướng mạo ông khôi ngô, giỏi võ nghệ, thông binh thư,
Trang 5thi đậu cử nhân võ Ông từng giữ chức Chánh quản cơ chỉ huy 6 liên đội, phòng giữ Đại đồn Chí Hòa chống Pháp
Sự nghiệp
Bên trong Đền thờ Trương Định
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều chống trả và đã từng thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè
Quốc sử triều Nguyễn chép:
Trương Định mộ binh dõng đông lắm, thường cự đánh binh Pháp Việc ấy tâu lên, Ngài [vua Tự Đức] cho thăng Quản cơ, rồi lại cho lãnh Phó lãnh binh [1]
Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân đồn điền của mình phối hợp với binh của
tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa
Trang 6Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.
Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn,
Đầu năm 1862 Pháp chiếm Biên Hòa, Trương Định đứng lên
mộ nghĩa, người hưởng ứng theo hơn vạn người[2]
Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký kết hòa ước với Pháp Cũng theo sử nhà Nguyễn thì:
Tháng 7 năm 1862 từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài [Tự Đức] truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra
Phú Yên Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa những người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản
hiểu dụ" Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm.
Trang 7Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, được nhân dân tôn là
Bình Tây Đại Nguyên Soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây
dựng các căn cứ địa kháng chiến
Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn côngcác vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động Tháng 2 năm 1863, nhờ
có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây
Gò Công Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa
Tháng 9 năm 1863, tướng Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định
Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp Bản doanh " Đám lá tối trời[3]thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống)[4] và ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò
Công), để bảo toàn khí tiết vào sáng ngày 20 tháng 8 năm
1864, tức ngày 18 tháng 7 năm Giáp Tý
Trang 8Hay tin Trương Định tuẫn tiết, vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung
Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỉ
Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Quả ấn Bình Tây đất vội chôn
Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.
Trang 9chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta.
Tuyên bố của Trương Định gửi các quan ở Vĩnh Long, để tỏ ý
ly khai với Nam triều (vì sau hòa ước Nhâm Tuất, vua Tự Đức
ra lệnh ông phải bãi binh) vào tháng 2 năm 1863:
“ Muốn trở lại y như xưa, dân chúng ba tỉnh yêu cầu
chúng tôi đứng đầu khởi nghĩa, chúng tôi không thể
làm gì được khác Chúng tôi chuẩn bị chiến đấu vào
hướng Đông cũng như hướng Tây, chúng tôi chống đối
và chiến đấu Chúng tôi sẽ đánh ngã bọn giặc cướp ”
“ Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng, khi ta thiếu tất cả sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ
Hịch của Trương Định (tháng 8 năm 1864):
“ Lòng dân đã muốn ta lên làm nguyên nhung ba tỉnh, ta trông vào lòng dân yêu thương không phai lạt của mọi người đối với ta Thế là xong bất dung tha giặc cướp. ”
Mấy đoạn trích trên, được ghi trang trọng tại đền thờ Trương Định, ở ngay trung tâm Gò Công
Nhận xét
Trang 10 Trung úy Léopold Pallu (1828-1891), sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của Phó đề đốc Charner, và là người chỉ huy đội thủy quân lục chiến đánh vào Đại đồn Chí Hòa, thành Định Tường (Mỹ Tho), viết:
Lúc bấy giờ (tháng 6 năm 1961) có một người An Nam
rất cương quyết và hào hùng tên là Trương Dinh[5]cho biết sẽ dấy loạn khởi nghĩa trong toàn xứ Là một trong
số những người nhiều nghị lực nhất, anh ta đánh lừa là
đã chết trong trận Gò Công, nhưng sau đó lại xuất hiện
và chiến đấu trong hết mùa mưa Mãi về sau này, khi ta
đã chiếm Biên Hòa, tên Trương Dinh tung hoành tàn phá hết hai vùng tứ giác của ta [6]
Trong sách Sài Gòn xưa-Ấn tương 300 năm của Sơn Nam
có đoạn:
Yêu nước đậm đà, khảng khái trước nghĩa lớn, đứng
hàng đầu trong phong trào kháng Pháp ở Nam Kỳ vẫn là Trương Định Mang ơn vua, giữ đất cho vua ( Gò Công là nơi phát tích của Phạm Đăng Hưng và con gái là bà Từ
Dũ ), nhưng chống lệnh khi cắt đất cho Pháp Trương Định và dân đồn điền lợi dụng địa hình rừng ngập mặn
Gò Công để khởi nghĩa, đắp đập, xây lũy Giặc phải vất
Trang 11vả, tổ chức nội ứng mới giết được ông, qua nhiều cuộc hành quân cấp tướng, bố trí súng lớn trên thuyền nhỏ, để
di chuyển nơi nước cạn Địch phải đem xác ông phơi trước chợ để làm chứng cớ và chôn ông giữa chợ, nếu chôn nơi hẻo lánh, e nghĩa quân lập đàn tế cờ, phục thù cho chủ tướng Cụ Đồ Chiểu đã đem tất cả tâm huyết viết bài văn tế ông và 10 bài liên hoàn[7].
Gia quyến
Người vợ chính
Lê Thị Thưởng (?-?) là con gái một hào phú ở huyện Tân
Hòa (Gò Công) Bà và Trương Định kết hôn năm nào không
rõ, nhưng theo sử sách thì vào năm 1854 , nhờ sự trợ giúp của gia đình bên vợ, Trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận (Gò Công.)
Sau khi chồng và con mất vì việc nước, Đại Nam chính biên
liệt truyện chép chuyện của bà như sau:
(Trương Định) sau vì thất lợi mà mất, con ông là
(Trương) Tuệ cũng chết vì việc quân, vợ (Trương) Định
là Lê Thị Thưởng vì không nơi nương tựa nên về quê quán ( Quảng Ngãi , quê chồng) làm ăn.
Trang 12Năm (Tự Đức) thứ 27 (1874), quan tỉnh Quảng Ngãi tâu rằng, (Trương) Định là người có nghĩa khí rất đáng khen
mà nay vợ của (Trương) Định lại là người nghèo khổ, rất đáng thương Vậy, xin cấp dưỡng suốt đời cho (vợ
Trương Định) mỗi tháng 20 quan và 2 phương gạo
Năm (Tự Đức) thứ 34 (tức năm 1881), lại cấp thêm cho người vợ (của Trương Định) mỗi tháng 10 quan, đồng thời, sai xã ấy phải thỉnh thoảng đến thăm Khi bà mất, (vua ban) cho 100 quan tiền (để mai táng).[9]
Người vợ thứ
Trần Thị Sanh (? - ?) là em con cô của thái hậu Từ Dụ[10] Trước khi về làm vợ thứ Trương Định, bà từng có một đời chồng là ông Dương Tấn Bổn và một cô con gái tên Dương Thị Hương[11] Ông Bổn mất sớm[12], tình nghĩa vợ chồng đứt đoạn, bà Sanh quyết chí lo chuyện làm ăn và trở thành một trong những người giàu có ở xứ Gò Công
Giàu có, bà Sanh dùng tiền mua lúa gạo, nhờ Trương Định đem cứu tế dân, và còn đưa tiền cho ông Định quy tụ dân đi khai khẩn đất đai Sau khi chồng chết được 2 năm, bà về làm hầu thiếp cho Trương Định[12], nên dân gian mới gọi là bà Hầu
Gò Công có bốn tổng giàu,
Trang 13Mà riêng có một bà Hầu giàu to.[13]
Khi Trương Định phất cờ đánh Pháp, bà Sanh (khi này đã trở thành vợ thứ Trương Định) lo việc rèn vũ khí, tích trữ lương thực cho nghĩa quân Khi chồng mất, bà đem xác ông về chôn tại Gò Công
Lăng mộ
Mộ và Đền thờ Trương Định
Mộ Trương định ban đầu (năm 1864) được làm bằng hồ ô
dước và trên bia đá có khắc mấy chữ: Đại Nam - An Hà lãnh
binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân Trương công húy định chi
mộ Nhà cầm quyền Pháp bắt đục bỏ hàng chữ Bình Tây Đại tướng quân và phạt bà Sanh 10.000 quan tiền vì tội lập bia trái
phép
Năm 1874, bà Sanh làm đơn xin tu sửa mộ cho chồng Lần này mộ Trương Định được xây bằng đá hoa cương, có 3 bức
Trang 14hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của ông Một lần nữa, các hoành phi và trụ đá bị Pháp ra lệnh đục bỏ
Trang 15Tôn Thất Thuyết
Tôn Thất Thuyết ( 1839 – 1913) là Phụ chính đại thần của
Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào
Trang 16Mục lục
1 Xuất thân
2 Sự nghiệp
o Thời vua Tự Đức2.1
Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12
cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng,
phường Kim Long, thành phố Huế Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của chúa Hiền vương Nguyễn Phúc Tần
Trang 17Sự nghiệp Thời vua Tự Đức
Năm 30 tuổi (1869), Tôn Thất Thuyết giữ chức Án sát tỉnh
hộ rồi sau đó (tháng 11) chuyển sang chức Tán tương giúp Tổng thống quân vụ đại thần Hoàng Tá Viêm "dẹp loạn" ở cáctỉnh phía Bắc Sau chiến dịch này, Tôn Thất thuyết được
phong chức "Quang lộc tự khanh" và làm Tán lý quân thứ
tiếng dần qua các cuộc giao tranh với những cánh quân chống lại triều đình Huế
Tháng 12 năm 1870, ông chỉ huy đánh dẹp nhóm Đặng Chí Hùng ở Thái Nguyên
Tháng 3 năm 1872 ông cùng Trương Văn Để đánh tan quân Tàu Ô ở Hải Dương, giết chết Hoàng Tề
Tháng 8 năm 1872, ông đánh thắng toán giặc Khách ở Quảng
Tháng 12 năm 1873, ông cùng Hoàng Tá Viêm phục binh tại
Pháp đánh miền Bắc lần thứ nhất là đại úy Francis Garnier
Trang 18Tháng 7 năm 1874, ông cùng Hoàng Tá Viêm đàn áp 2 cuộc nổi dậy của hai sĩ phu Trần Tấn và Đặng Như Mai.
Tháng 3 năm 1875, ông dập tắt được khởi nghĩa ở Cổ Loa,
Với hàng loạt công lao như vậy nên Tôn Thất thuyết được vua
Tự Đức cho thăng tiến nhanh Tháng 3 năm 1872, ông được
bổ làm Bố chính tỉnh Hải Dương Năm 1873 làm Tham tán Đại thần hàm Thị lang Bộ binh, rồi lên thự Tham tri Bộ binh Tháng 3 năm 1874 vẫn là Tham tán Đại thần nhưng Tôn Thất Thuyết được phong là Hữu tham tri Bộ binh, tước Vệ Chính Nam Tháng 4 năm 1874, ông giữ chức Tuần Vũ tỉnh Sơn Tây
kiêm Tham tán Đại thần Tháng 3 năm 1875 ông là thự Tổng đốc Ninh-Thái kiêm Tổng đốc các việc quân Ninh-Thái-Lạng-Bằng Đến tháng 10 năm 1875 lại được bổ làm Hiệp đốc quân
vụ Đại thần, chức tước gần ngang với Tổng thống quân vụ Đạithần Hoàng Kế Viêm Với thắng lợi vào năm 1881, Tôn Thất Thuyết được phong chức Thượng thư Bộ binh và sang tháng 2
Trang 19năm 1882 ông kiêm thêm chức Hải phòng sứ Kinh thành Huế Năm 1883, Tôn Thất Thuyết chính lãnh chức Thượng thư Bộ binh và sau đó được cử vào Cơ Mật Viện vào tháng 6 năm 1883.
Vào tháng 10 năm 1875, khi ông đang làm Tổng đốc Thái, phái viên Pháp ở Hà Nội đã đề nghị triều đình Huế phải thay người, vua Tự Đức đã bổ ông đi chỗ khác
Ninh-Từ năm 1876, Tôn Thất Thuyết thường lâm bệnh, muốn thôi đảm đương việc quân và dâng sớ lên vua Tự Đức bày tỏ ý muốn đi tu[2]
Ngày 19 tháng 7 năm 1883, Tự Đức đã triệu tập một số đại để chứng kiến việc ký di chúc truyền ngôi cho Hoàng tử Ưng Chân, đồng thời phong cho Tôn Thất Thuyết làm Đệ tam Phụ chính đại thần sau Trần Tiễn Thành và Nguyễn Văn Tường để giúp cho Ưng Chân kế vị ngôi vua vào tháng 7 năm 1883
Thời vua Dục Đức, vua Hiệp Hoà
Với chức vụ Phụ chính đại thần, cùng Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đã nhiều lần làm việc phế lập Đầu tiên là việc phế bỏ Dục Đức, đưa Hiệp Hòa lên ngôi
Trang 20Tàu chiến Pháp tấn công cửa Thuận An 1883
Tháng 8 năm 1883, Tôn Thất Thuyết được thăng chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước Vệ Chính Bá Nhưng do ông đã phản đối Hiệp ước Harmand ký ngày 25
thư Bộ Lễ rồi Thượng thư Bộ Lại Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng Pháp nên ông đã tổ chức đảo chính vào cuối tháng 11 năm 1883, phế bỏ Hiệp Hòa đưa Kiến Phúc lên ngôi
và về giữ lại chức Thượng thư Bộ Binh Trong triều đình Huế tất cả những quan từng có quan hệ mật thiết với Pháp đều bị ông tìm cách trừ khử Ông thâu tóm quyền lực trong tay để chuẩn bị cho công cuộc chống Pháp sắp tới Việc đưa Hàm Nghi lên ngôi vào đầu tháng 8 năm 1884, sau cái chết của vua Kiến Phúc, cũng xuất phát từ ý đồ của Tôn Thất Thuyết nhằm hướng triều đình theo chủ trương chống Pháp
Trang 21Từ lúc về Huế tham dự triều chính, đặc biệt là sau ngày vua
Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết đã làm hết sức mình để biến triều đình Huế thành trung tâm đầu não của cuộc kháng Pháp Song lực yếu thế cô, Tôn Thất Thuyết phải chịu cảnh đắng cay
phải chấp nhận xuôi tay khi Kiến Phúc ký Hòa ước Giáp Thân
triều đình đã mất gần hết quyền lực và ông cố hết sức để đưa
nó thoát khỏi những ràng buộc mà người Pháp đang thiết lập
Người Pháp cũng đã công nhận "triều đình An Nam đã biểu
dương một thái độ không hèn" và "thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra"[3] và Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh toán hàng đầu của người Pháp
Thời vua Hàm Nghi
Dưới thời vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết thực sự trở thành cái gai mà người Pháp muốn nhổ ngay lập tức Đầu tháng 1
năm 1884, Tôn Thất Thuyết lập đội quân Phấn Nghĩa và giao
có sự cố Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, ông đã ra tay trước để giành thế chủ động bằng cuộc tấn công
Trang 22Pháp tại Huế vào đêm 4 tháng 7 năm 1885, khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và của Tòa Khâm sứ Pháp, nhưng đã thất bại Sau
đó ông đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là
phong trào Cần Vương Người Pháp treo giải 2000 lạng bạc cho ai nộp đầu Tôn Thất Thuyết và ai bắt được vua Hàm Nghi thì được thưởng 500 lạng bạc
Phong trào Cần Vương
Bài chi tiết: Trận Kinh thành Huế 1885
Mặc cho ba bà Thái hậu và nhiều quan lại kêu gọi quay về
triều đình, Tôn Thất Thuyết vẫn tuyên bố: "Về Huế là tự mình
đưa chân vào cho ngục thất, mà người cầm chìa khoá là quân Pháp Thừa nhận Hiệp ước 1884 là dâng nước Nam cho kẻ địch Đành rằng hoà bình là quý, nhưng không lo khôi phục sẽ mang tiếng là đã bỏ giang sơn của tiền triều dày công gây dựng và còn có tội với hậu thế"[4]
Sau khi giúp vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ lãnh đạo phong trào kháng Pháp, nhận thấy tương quan lực lượng khá chênh lệch, vào tháng 2 năm 1886, Tôn Thất Thuyết đã để cho hai
Trang 23con trai của mình là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm tiếp tụcduy trì "triều đình Hàm Nghi" chống Pháp, còn mình cùng với
Hoá Ông dừng chân tại Cẩm Thuỷ một thời gian và cùng Trần Xuân Soạn và em ruột Tôn Thất Hàm thảo luận về kế hoạch khởi nghĩa rồi phân Soạn ở lại lo phát triển phong trào Sau đó ông đến tổng Trịnh Vạn thuộc châu Thường Xuân hội kiến Cầm Bá Thước và ở lại đó cho đến ngày 22 tháng 4 năm
1886 Từ đấy ông qua thượng lưu sông Mã, đến châu Quan Hóa để gặp tù trưởng người Mường là Hà Văn Mao Điểm dừng chân lâu nhất của ông là vào tháng 6 năm 1886 tại nhà tùtrưởng người Thái là Đèo Văn Trị, bởi lẽ lúc này ông mắc bệnh rất nặng, không thể tiếp tục đi được Ông tiếp tục lên đường đi Vân Nam và đến Quảng Đông vào tháng 2 năm
1887 Ông chủ trương cầu viện nhà Thanh giúp Việt Nam đánh thực dân Pháp Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt vì thuộc hạ Trương Quang Ngọc phản bội, Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đều chết trong lần đó Nhưng cuộc cầu viện bấtthành, ông đành tìm các bạn lưu vong như Nguyễn Thiện
Trang 24Hoạt động tại Trung Quốc
Lúc này tại Thanh Hóa, cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị dập tắt, căn cứ của Trần Xuân Soạn bị mất, nên ông Soạn đã vượt biênsang Trung Quốc gặp ông Thuyết tại Quảng Đông Việc cầu viện của Tôn Thất Thuyết bất thành nhưng ông đã dựa vào tình cảm cá nhân của một số quan lại Mãn Thanh chống Pháp nên Tôn Thất Thuyết đã cùng các đồng sự của ông tổ chức liên lạc với các cuộc chống Pháp bên trong nước, mua sắm vũ khí, đạn dược về cho nghĩa quân Trâu bò, lúa gạo từ Việt Nam được chuyển sang Trung Quốc và đổi lấy vũ khí đưa về Việc tiếp tế này duy trì mãi đến năm 1894 thì kết thúc do biên giới Việt - Trung bị khoá Tống Duy Tân sau khi thất bại ở Thanh Hóa đã sang Quảng Đông gặp ông, nhưng năm 1888
ông lại cử Tống Duy Tân về xây dựng căn cứ chống Pháp ở Hùng Lĩnh
Năm 1889, Tôn Thất Thuyết cử người về Hà Tĩnh và phong
các tướng lĩnh vùng Đông Bắc và Bắc Kỳ đều có sự liên lạc với Tôn Thất Thuyết Ông đã tổ chức nhiều hoạt động chống Pháp ở vùng Đông Triều liên tục trong những năm 1891 -
1892 Những năm 1892 - 1895, do bị mất liên lạc trong nước,
Trang 25ông đã xây dựng nhiều toán quân có vũ trang mà chủ yếu là
đạo cho Lương Phúc đưa quân xâm nhập tổng Hoành Mô
thuộc Móng Cái, phát tuyên ngôn dưới danh nghĩa Hàm Nghi
để đánh Pháp Đầu năm 1893, ông đã chỉ đạo cho Vũ Thái Hà tiến vào Bình Hồ cũng thuộc Móng Cái để tấn công Pháp cũngdưới danh nghĩa Cần Vương
Tháng 3 năm 1895, ông cho một đạo quân tiến đánh Cao
Bằng, chiếm vùng Lục Khu nhưng bị Pháp đẩy lui Từ năm
1895, chiến tranh Trung - Nhật nổ ra, biên giới Việt - Trung bịkiểm soát chặt chẽ, người Pháp yêu cầu nhà Mãn Thanh quản thúc Tôn Thất Thuyết, theo dõi Lưu Vĩnh Phúc nên các hoạt động của ông chấm dứt Ông bị cấm túc, không được ra khỏi nơi cư trú Trong những năm cuối đời, ông thường có cơn điêndại và thường múa gươm chém vào những tảng đá trong vườn
Có lẽ do lòng khát khao cứu nước và đánh thực dân Pháp vẫn còn trong ông cho đến phút lực tàn sức kiệt Nhân dân vùng Long Châu, Quảng Đông, Trung Quốc rất trân trọng vị thân vương nước Nam và gọi ông là "Đả thạch lão" hay "Ông già chém đá" Ông mất tại Trung Quốc vào ngày 22 tháng 9 năm
1913
Trang 26Những mất mát trong gia đình
Gia sản bị tịch biên, gia đình ly tán, còn Tôn Thất
Thuyết bị làm phần thưởng nếu ai bắt sống được sẽ
thưởng 1.000 lượng bạc, nếu chém chết thì cũng được
Vợ ông là Lê Thị Thanh cũng theo chồng phò vua, bất chấp khó khăn gian khổ và đã chết tại núi rừng Hà Tĩnh vào ngày 26 tháng 9 năm 1885
Em ruột là Tham biện Sơn phòng Tôn Thất Lệ đã cầm đầu cánh quân tấn công tòa Khâm sứ đêm 5 tháng 7, sau
đó hộ giá vua Hàm Nghi và đã hy sinh trong trận đánh ở
Mai Lĩnh, Quảng Trị để bảo vệ cho vua chạy thoát
Người em Tôn Thất Hàm, tri huyện Nông Cống cũng đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương và đã tuyệt thực chết khi bị bắt đưa vào Đà Nẵng
Trang 27 Người con Tôn Thất Tiệp, cùng tuổi với vua Hàm Nghi
đã hy sinh thân mình để bảo vệ vua tại núi rừng Tuyên Hóa (theo gia phả của nhà cụ Tôn Thất Thuyết thì con trai Tôn Thất Tiệp chứ không phải là Thiệp, và Tôn ThấtĐàm chứ không phải là Đạm)
Con trai trưởng Tôn Thất Đàm, trụ cột của "triều đình Hàm Nghi" kháng chiến, đã thắt cổ tự tử khi biết tin vua
bị bắt sau khi gửi một bài biểu cho vua Hàm Nghi tạ tội
đã không bảo vệ được ngài
Con trai Tôn Thất Hoàng bị bắt ở Cam Lộ, Quảng Trị và
bị đày lên Lao Bảo, ở đó cho đến chết
Con trai thứ chín Tôn Thất Trọng lúc mới 8 tuổi đã bị Pháp bắt cùng với thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương
Quảng Bình là Nguyễn Phạm Tuân (tháng 4 năm 1887)
và về sau lại hưởng ứng phong trào Đông Du và mất tích
ở nước ngoài
Cha vợ của Tôn Thất Thuyết là Tán tương Nguyễn
cùng và khi thất thế đã chạy sang Trung Quốc cùng ông hoạt động
Con rể là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền cũng tham gia cách mạng Ông cưới con gái của Tôn Thất Thuyết
Trang 28khi còn chưa đến 20 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 1892, rồi được bổ nhiệm làm việc trong Quốc sử quán Sau đó ôngđược cử làm đốc học ở Ninh Bình, rồi Nam Định Năm
1907, khi Pháp phế truất vua Thành Thái, ông từ quan rồi trốn sang Nhật theo Phan Bội Châu và hoàng thân
Gia đình Tôn Thất Thuyết đã được người đời xưng tặng là
"Toàn gia yêu nước"[cần dẫn nguồn]
Courcy ở Toà Khâm sứ của Tôn Thất Thuyết là nhát
gan[6] và cuộc tấn công Huế sáng ngày 7 tháng 5 năm
1885 ở Kinh thành Huế là "làm loạn"
Phan Trần Chúc thì xem Tôn Thất Thuyết như người độc đoán hiếu sát tàn bạo gần như mất nhân tính[7]
Trang 29 Ch Gosselin (Pháp) thì xếp ông vào loại thù địch, kém thức thời và xem việc ông đi Trung Hoa tìm cầu viện là một hành động đào ngũ[8].
Còn đối với những nhà nghiên cứu lịch sử sau năm 1954
thì đánh giá cao nhân cách Tôn Thất Thuyết, trân trọng tấm lòng yêu nước nhiệt thành của ông; song vẫn chê trách ông không biết dựa vào dân trong cuộc tấn công quân Pháp ở Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885 , chỉ trích sai lầm của ông về ảo tưởng cầu viện nhà Thanh chống
Pháp và xem hoạt động đàn áp khởi nghĩa nông dân của ông trong khoảng 10 năm trước khi về Huế là lỗi lầm khá nghiêm trọng [9]
Trang 30Bài 3: Vua Hàm Nghi
Trang 31Triều đại Nhà Nguyễn
Hoàng gia ca Đăng đàn
Hoàng đế Hàm Nghi (chữ Hán: 咸宜; 3 tháng 8 năm 1871 –
Trang 32vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp
Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào
Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie) Ông
Mục lục
Trang 33năm 1872) Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.
Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất
ngôi vua khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren[2] Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến
Trang 34trong triều đình Huế.[3] Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chốngPháp nên đã chọn Ưng Lịch Đây là một người có đủ tư cách
về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng
Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên Sáng ngày 12 tháng
dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi
Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh [3]
Trang 35Thời gian tại kinh thành Huế
Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến đúng như
đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt Triều đình phải xin
phép Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xinphép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt làmbằng chữ Nho Hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu
và sau đó đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi Công việc đầu tiên mà vua Hàm Nghi phải thủ vai,dưới sự hướng dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ Tòa khâm sứ ở bờ Nam sông Hương sang điện
phe chủ chiến của triều đình Huế đã đạt được trong việc bảo
vệ ngai vàng của Hàm Nghi; còn đối với người Pháp thì sau những yêu sách, đòi hỏi bất thành, họ đành phải nhân nhượng
để tránh thêm những rắc rối mới bằng cách chấp nhận một sự việc đã rồi
Lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gồm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Thuyền trưởng
Wallarrmé cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành Huế Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp
Trang 36tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa, là lối chỉ dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt Cuối cùng chỉ có 3
sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác thì đi cổng hai bên Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng buổi lễ thọ phong cuối cùng cũng kết thúc êm thấm Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ
Môn lại nên đoàn Pháp phải theo hai lối cửa bên để về Nhìn nhận về sự kiện này, Marcel Gaultier đã viết:
“ "Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối
với thần dân mình Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một
việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quan tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không
hèn Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra Hội đồng
ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái
độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh
lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời "[4] ”
Năm sau 1885, Thống tướng de Courcy được chính phủ Pháp
cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ Tướng
de Courcy muốn vào yết kiến vua Hàm Nghi nhưng lại muốn
Trang 37là toàn thể binh lính của mình, 500 người, đi vào cửa chánh là cửa dành riêng cho đại khách Triều đình Huế xin để quân lính
đi cửa hai bên, chỉ có các bậc tướng lĩnh là đi cửa chánh cho đứng với nghi thức triều đình, nhưng de Courcy nhất định không chịu
Bài 3: Phong trào Cần Vương
Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết (1839 – 1913)
Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế Tôn Thất Thuyết vào cung báo lại việc
Trang 38giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm Nghi đã thảng thốt nói:
"Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy" [5]
Vua Hàm Nghi ngồi trong kiệu bị chao đảo liên tục, đầu bị va đập nhiều lần vào thành kiệu rất đau, sau cùng nhà vua phải xuống nằm trên võng cho lính cáng Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi tới thành Quảng Trị để lánh nạn Chiều ngày 6 tháng 7 thì cả đoàn mới tới Quảng Trị Nhưng sau đó ông lại ra trình diện với quân Pháp Tướng de Courcy hẹn cho Nguyễn Văn Tường hai tháng phải tìm cách để rước vua về Nguyễn Văn Tường viết sớ ra Quảng Trị xin rước vua
về nhưng ông Tôn Thất Thuyết cản thư không cho vua biết Hết hạn hai tháng, cả gia đình Nguyễn Văn Tường bị de
Courcy đày ra Côn Đảo, sau đó đưa tới đảo Tahiti ở Thái Bình
được đưa về Việt Nam Ngày 9 tháng 7, dưới áp lực của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi đành từ biệt Tam cung, lên đường
đi Tân Sở
Hàm Nghi ở Tân Sở rồi về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình
Vua Hàm Nghi đã phải chịu nhiều khổ ải vì phải luồn lách
Trang 39giữa núi rừng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, giữa muôn vàn thiếu thốn, bệnh tật, đói khát và sự hiểm nguy về tính mạng luôn đe dọa[6] Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần
độc lập Sự ủng hộ, che chở giúp đỡ và tham gia nhiệt tình củađồng bào các địa phương từ Quảng Trị qua tới đất Lào cũng như trong vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho Hàm Nghi thấy được vai trò của bản thân mình nên nhà vua đã không còn cảm
thấy bị cưỡng ép như trước "Nhà vua bị những gian lao mà
luyện thành người nhẫn nại và đón cuộc phong trần bằng thái
độ rất thản nhiên"[7] Dân chúng nổi dậy rất đông, nhưng vì rải rác các nơi nên lực lượng không mạnh Nhà vua đã hai lần xuống dụ Cần vương trong đó có một lần gửi thư cầu viện choTổng đốc Vân-Quý của triều Mãn Thanh và rất nhiều chỉ dụ
khác tới các quan lại, lãnh tụ của phong trào chống Pháp Tên
của ông ta đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia
Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông vua xuất hạnh[8]
Trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, vua anh
về nhưng ông khẳng khái từ chối Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Paul Bert cũng đã định lập Hàm Nghi làm vua 4 tỉnh
Trang 40Thanh Nghệ Tĩnh Bình nhưng cũng không thành Nhà vua
thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà
ở trong vòng cương tỏa của người[7] Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết
cử con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ, cùng đề đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng
Pháp tại đồn Đồng Cá Nguyễn Đình Tình lại dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú Sau đó Nguyễn Đình Tình và TrươngQuang Ngọc tình nguyện với Pháp đem quân đi vây bắt vua Hàm Nghi Đêm khuya 26 tháng 9 1888[9], vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ, Tôn Thất Thiệp bị đâm chết Khi đó, ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm Nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:
"Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây".
Từ đêm hôm đó ở bờ khe Tá Bào, huyện Tuyên Hóa (nay là huyện Minh Hóa) tỉnh Quảng Bình, Trương Quang Ngọc
mang vua Hàm Nghi về các đồn Thanh Lạng, Đồng Ca rồi sang Quảng Khê và đến đồn Thuận Bài vào chiều ngày 14