1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM - NHỮNG TRẬN THỦY CHIẾN VANG DỘI CÓ Ý NGHĨA ĐẾN VẬN MỆNH DÂN TỘC.

65 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Các nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định, ngay từ thời Vua Hùng, người Việt đã giỏi thủy chiến. Dù không được ghi lại trong sử sách, nhưng dấu tích của những trận thủy chiến đầu tiên của dân tộc Việt vẫn được lưu truyền trong dân gian, tiêu biểu là một truyền thuyết được ghi nhận ở Hải Phòng.Theo đó, vào thời Hùng Vương thứ 6, hàng năm, người dân sống dọc miền ven biển của nước Văn Lang thường bị nạn giặc từ đảo Quỳnh Châu đưa thuyền vào cướp phá. Trước lời kêu cứu của dân, Vua Hùng đã đưa quân về, đóng ở một cái hang mà ngày nay là hang Vua ở Hải Phòng.Dưới sự lãnh đạo tài tình của Vua Hùng, quân và dân Văn Lang đã đánh tan nhiều cuộc tấn công của giặc Quỳnh Châu. Sau đó, Vua Hùng đã quyết định cho đóng thuyền chiến, đưa quân vượt biển tới đảo Quỳnh Châu, phá tan sào huyệt địch rồi rút về. Kể từ đó, giặc biển Quỳnh Châu không còn dám vào quấy phá nước ta nữa.Điều đó đã chứng tỏ rằng, hoạt động thủy chiến của người Việt thời Vua Hùng đã vượt ra khỏi đất liền, trở nên “thiện chiến” cả ở các vùng biển xa.Nguyên cớ dẫn đến trận đánh nổi tiếng trên sông này là vào năm 937, hào trưởng đất Phong Châu Kiều Công Tiễn đã sát hại Dương Đình Nghệ, là bố vợ của Ngô Quyền để chiếm quyền, nhưng Kiều Công Tiễn không có chỗ dựa vững chắc nên đã cầu viện nhà Nam Hán để bảo vệ quyền lực của mình.Nghe tin, Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn, rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy.Nắm được quy luật thủy triều khá đặc biệt của sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã lợi dụng điều này, sai người đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp, còn khi triều xuống bắt đầu lộ ra. Cuộc chiến diễn ra khi thủy triều lên, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ nhử quân Nam Hán với các chiến thuyền to tiến sâu vào khu vực cắm cọc và đợi lúc triều rút xuống, thuyền quân Nam Hán mắc cạn các chiến thuyền mới được tung ra giao chiến. Kết quả, quân Nam Hán thảm bại, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sỹ, còn nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lược.Đầu năm 981, nhà Tống cho quân sang đánh Đại Cồ Việt. Chiến sự ác liệt đã diễn ra cả trên bộ và trên sông giữa hai bên trong nhiều tháng. Đến giữa tháng 4981, thủy quân Tống do Hầu Nhân Bảo thống lĩnh bị thất bại trong việc chọc thủng phòng tuyến đối phương đã phải quay về sông Bạch Đằng và rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.Lê Đại Hành đã chuẩn bị cho một trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng. Ông chọn một khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn. Ngày 284981, Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo rồi vờ “thua chạy”. Quân Tống đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục và bị hủy diệt gần như toàn bộ.Sau thất bại của đạo quân thủy, quân bộ của nước Tống hoảng sợ bỏ chạy về nước, bị truy kích và tiêu diệt quá nửa. Sau cuộc chiến, nhà Tống buộc phải thừa nhận Lê Hoàn là người cai trị Đại Cồ Việt…v..v…. là một trong những kì tích của dân tộc. Trân trọng giới thiệu cùng quý vị bạn đọc tài liệu: “CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG TRẬN THỦY CHIẾN VANG DỘI CÓ Ý NGHĨA ĐẾN VẬN MỆNH DÂN TỘC Chân trọng cảm ơn

Trang 1

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN.

- -CHUYÊN ĐỀ

LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG TRẬN THỦY CHIẾN VANG DỘI CÓ Ý NGHĨA ĐẾN

HẢI DƯƠNG – NĂM 2014

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Các nhà nghiên cứu lịch sử đã khẳng định, ngay từ thời Vua Hùng, người Việt đã giỏi thủy chiến Dù không được ghi lại trong sử sách, nhưng dấu tích của những trận thủy chiến đầu tiên của dân tộc Việt vẫn được lưu truyền trong dân gian, tiêu biểu là một truyền thuyết được ghi nhận ở Hải Phòng.

Theo đó, vào thời Hùng Vương thứ 6, hàng năm, người dân sống dọc miền ven biển của nước Văn Lang thường bị nạn giặc từ đảo Quỳnh Châu đưa thuyền vào cướp phá Trước lời kêu cứu của dân, Vua Hùng đã đưa quân về, đóng ở một cái hang mà ngày nay là hang Vua ở Hải Phòng.

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Vua Hùng, quân và dân Văn Lang đã đánh tan nhiều cuộc tấn công của giặc Quỳnh Châu Sau đó, Vua Hùng đã quyết định cho đóng thuyền chiến, đưa quân vượt biển tới đảo Quỳnh Châu, phá tan sào huyệt địch rồi rút về Kể từ đó, giặc biển Quỳnh Châu không còn dám vào quấy phá nước ta nữa.

Điều đó đã chứng tỏ rằng, hoạt động thủy chiến của người Việt thời Vua Hùng đã vượt ra khỏi đất liền, trở nên “thiện chiến” cả ở các vùng biển xa.

Nguyên cớ dẫn đến trận đánh nổi tiếng trên sông này là vào năm 937, hào trưởng đất Phong Châu Kiều Công Tiễn đã sát hại Dương Đình Nghệ, là bố vợ của Ngô Quyền để chiếm quyền, nhưng Kiều Công Tiễn không có chỗ dựa vững chắc nên đã cầu viện nhà Nam Hán để bảo vệ quyền lực của mình.

Nghe tin, Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn, rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy.

Nắm được quy luật thủy triều khá đặc biệt của sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã lợi dụng điều này, sai người đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp, còn khi triều xuống bắt đầu lộ ra Cuộc chiến diễn ra khi thủy triều lên, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ nhử quân Nam Hán với các chiến thuyền to tiến sâu vào khu vực cắm cọc và đợi lúc triều rút xuống, thuyền quân Nam Hán mắc cạn các chiến thuyền mới được tung ra giao chiến Kết quả, quân Nam Hán thảm bại, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sỹ, còn nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lược.

Trang 3

Đầu năm 981, nhà Tống cho quân sang đánh Đại Cồ Việt Chiến sự ác liệt đã diễn ra cả trên bộ và trên sông giữa hai bên trong nhiều tháng Đến giữa tháng 4/981, thủy quân Tống do Hầu Nhân Bảo thống lĩnh bị thất bại trong việc chọc thủng phòng tuyến đối phương đã phải quay về sông Bạch Đằng và rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Lê Đại Hành đã chuẩn bị cho một trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng Ông chọn một khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn Ngày 28/4/981, Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo rồi vờ “thua chạy” Quân Tống đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục và bị hủy diệt gần như toàn bộ.

Sau thất bại của đạo quân thủy, quân bộ của nước Tống hoảng sợ bỏ chạy về nước, bị truy kích và tiêu diệt quá nửa Sau cuộc chiến, nhà Tống buộc phải thừa nhận Lê Hoàn là người cai trị Đại Cồ Việt… v v… là một trong những kì tích của dân tộc.

Trân trọng giới thiệu cùng quý vị bạn đọc tài liệu: “CHUYÊN ĐỀ:

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG TRẬN THỦY CHIẾN VANG DỘI CÓ Ý NGHĨA ĐẾN VẬN MỆNH DÂN TỘC

Chân trọng cảm ơn!

Trang 4

TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:

Phần 1: Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Phần 2: Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Phần 3: Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Phần 4:Những trận thủy chiến nổi tiếng

trong lịch sử Việt Nam: Trận Cửa Eo -

Chúa Nguyễn xung trận

Phần 5: Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Trận Rạch Gầm - Xoài Mút

Phần 6: Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (kỳ cuối): Trận Nhật Tảo - đốt cháy “Hy vọng” của quân Pháp

Trang 5

Phần 1: Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch

sử Việt Nam.

Đất nước ta sông ngòi chằng chịt lại nằm bên biển Đông, nên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc có nhiều trận thủy chiến đã chiến thắng oanh liệt, tô đậm truyền thống anh

hùng và tài mưu lược của cha ông ta.

Kỳ 1: Trận Bạch Đằng năm 938

Bối cảnh lịch sử

Trong đêm dài 1000 năm Bắc thuộc, Khúc Hạo nổi lêngiành được quyền tự chủ Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 -917), Dương Đình Nghệ là một trong những bộ tướng của họKhúc Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nốinghiệp cha Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng choKhúc Thừa Mỹ (917 - 930)

Trang 6

Dương Đình Nghệ vốn là một hào trưởng ở Thanh Hóa Năm

930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đãxua quân sang bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo),đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giànhlại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng làTiết độ sứ

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễngiết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ Con rể và là một tướng kháccủa Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng rađánh Công Tiễn để trị tội phản chủ

Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán VuaNam Hán là Lưu Cung nhân cơ hội đó bèn quyết định đánhTĩnh Hải quân lần thứ hai Lưu Cung cho rằng Dương ĐìnhNghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bènphong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo thống lĩnh thủyquân sang xâm lược nước ta

Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng vềphía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánhKiều Công Tiễn Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, đànhtrông chờ viện binh của Nam Hán

Trang 7

Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm

Lưu Cung cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh Hảiquân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạnquân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn Lưu Cung hỏi kế

ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích Ích nói: “Nay mưa dầm đã mấytuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại làngười kiệt hiệt, không thể khinh suất được Đại quân phải nênthận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mớinên tiến”

Vua Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại TĩnhHải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai HoằngTháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào Lưu

Trang 8

Cung cũng tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanhviện.

Trong khi vua Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến rathành Đại La Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chốnglại nên thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết Lúc

đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới

Đóng cọc nhọn ngăn giặc

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với cáctướng rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xađến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết,không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi Quân ta lấysức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được Nhưng bọnchúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thếđược thua chưa biết ra sao Nếu sai người đem cọc lớn vạtnhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọnchúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễbề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát

Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòngsông Bạch Đằng Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ NgôQuyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triềulên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mớigiao chiến

Trang 9

Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùngcửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháochỉ huy rầm rộ vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.

Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ,quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào.Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu Đợi đếnkhi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh.Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọcđâm thủng gần hết Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấncông dữ dội Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo

bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới màkhông kịp trở tay đối phó Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Cungkinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rútlui" (Đại Việt sử ký toàn thư) Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳnmộng xâm lược Tĩnh Hải quân

Sau chiến thắng lẫy lừng này, năm sau, năm 939, Ngô Quyềnlên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ởCổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay)

Tinh hoa của nghệ thuật quân sự

Sau trận Bạch Đằng năm 938, Lê Hoàn và Trần Quốc Tuấncũng dùng lại trận pháp này và lại giành thắng lợi vẻ vang,

Trang 10

điều đó cho thấy chiến thuật quân sự của Ngô Quyền rất độcđáo và đúng như nhận định của Sử gia Lê Văn Hưu: "Mưugiỏi mà đánh cũng giỏi" hoặc "mưu tài đánh giỏi" như trongĐại Việt Sử ký Toàn thư Tuy nhiên, theo các nhà quân sự,việc áp dụng chiến thuật lấy cọc nhọn đâm thuyền địch muốnthành công cần có sự kết hợp chặt chẽ với một số mưu mẹokhác.

Thứ nhất, phải dụ địch đến đúng bãi cọc đã đóng giăng bẫykhi thuỷ triều còn cao, bãi cọc chưa bị phát lộ

Thứ hai, phải nắm rất vững quy luật thủy triều theo từng giờvà tính toán thời điểm để khi thuyền quân địch tới bãi cọc rồi,thuỷ triều mới rút, có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và

bị cọc đâm

Chỉ khi có đủ hai điều kiện trên, mưu kế mới phát huy tácdụng Nếu nước triều rút quá sớm so với dự định, bãi cọc sớmphát lộ, thuyền địch sẽ biết và tránh xa cảnh giác, như vậymưu sự hỏng Không những thế, rất có thể chính các thuyềnphía quân mình sẽ bị vướng cọc, thành "gậy ông đập lưngông"

Nếu nước triều rút quá muộn so với dự định, thuyền chiến củađịch cứ thế vượt qua, không có trở ngại gì, coi như bãi cọcđóng xuống vô tác dụng Đây chính là trường hợp mà các nhà

Trang 11

quân sự Việt Nam đã ghi lại của trận Bạch Đằng, 981, quânTống đã vượt qua bãi cọc để vào được đất liền mà không bịtrở ngại (tuy nhiên sau đó vẫn bị mắc mưu Lê Hoàn và đạibại).

Vì vậy, để mưu sự thành công, ngoài việc chuẩn bị cọc nhọnmột cách bí mật và hoàn thành sớm, việc dụ địch đi theo đúng

lộ trình mình muốn và đến vào thời điểm mình muốn mang ýnghĩa quyết định Mưu sự thành công có thể quyết định toàn

bộ cuộc chiến chỉ trong một buổi và Ngô Quyền đã thành côngbởi mưu kế độc đáo và tính toán, vận dụng chính xác quy luậtcủa tự nhiên

Trận chung kết toàn thắng của dân tộc

Sử gia Ngô Sĩ Liên ghi: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quânmới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân củaLưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho ngườiphương Bắc không dám lại sang nữa Có thể nói là một lần nổigiận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy Tuychỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chínhthống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được”

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quantrọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc

Trang 12

thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tựchủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắngcủa dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắcthuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù củadân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phươngĐông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triểncao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường Tiếp tục công cuộcbành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phụcmiền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phíaBắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nướcHạ Lang, Điền ở Tây Nam Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bànhtrướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu(Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc , nhà Đường

mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao lanhư Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phụcđược hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi

xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư)

Trang 13

Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57triệu người Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ mộttriệu Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hánkhông phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia,bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnhviễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc Chínhsách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bànhtrướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnhtới nhà Đường Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đâylà một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thửthách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trênsông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo,vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toànthư Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" củadân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêulên trong Việt Nam quốc sử khảo

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xâydựng đất nước trên quy mô lớn Đó là kỷ nguyên của văn minhĐại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bìnhNguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý,Trần, Lê

Trang 14

Phần 2: Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch

sử Việt Nam.

Trang 15

Năm Tân Tỵ, 981 quân Tống rầm rộ kéo quân theo hai đường thủy bộ xâm lược nước ta.

Lê Hoàn tự làm tướng mang quân đi chặn giặc, làm nên một chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai

trong lịch sử Việt Nam.

Hiện nay, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, con số 981 trùng với chiến công lẫy lừng của cha ông ta và một trận đại bại của quân Tống xâm lược.

Kỳ 2: Lê Đại Hành và trận Bạch Đằng năm 981

Lợi dụng nước ta rối ren để xâm lược

Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ámsát Tháng 5 năm 980, sứ nhà Tống ở Đại Cồ Việt là Lư Tậpvề nước báo cáo; triều đình nhà Tống biết được tình hình rốiren ở Đại Cồ Việt Nắm được tình hình Đại Cồ Việt rồi, TốngThái Tông phong Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lộ thủy lục kế

độ chuyển vận sứ, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, LưuTrừng, Giả Thực giữ chức Binh mã đô bộ thự lập tức chuẩn bịchiến tranh với Đại Cồ Việt Đồng thời ban chiếu chinh phạt

Trang 16

Đại Cồ Việt rất ngạo ngược rằng: “Thanh giáo và oai linh củanước nhà vang khắp cả mọi nơi, gần đây đất Diên-Chỉ, chưasáp nhập vào địa đồ Trung Quốc, chúng ở một phương, gầnnơi Ngũ Lĩnh Từ cuối đời Đường rối loạn, chia sẻ đất đai, rồichúng làm ra một nước tiếm ngụy, ở xa thanh giáo thành raphong tục như đứa mù đứa điếc Kịp khi Phiên-Ngung đã bìnhđịnh, mới ban cho Chính-Sóc mà tuân hành, tuy đã phục tùngchịu làm phiên thuộc, nhưng cứ tu luyện binh lính, có ý quậtcường Lễ thờ phụng nước trên, lẽ nào như thế? Vậy ta bất đắc

dĩ phải trị tội gian nguỵ để cứu dân, phải cử binh qua đánh đểkhai hoá xứ mọi rợ; nay cho bọn Tôn Toàn Hưng xuất quânqua đánh”

Trang 17

Tượng thờ Lê Hoàn ở Hoa Lư, Ninh Bình

Mùa thu năm 980, quan trấn thủ châu Lạng (Lạng Sơn) báo tincho triều đình việc quân Tống chuẩn bị đánh xuống Đại CồViệt Thập đạo tướng quân Lê Hoàn liền lên ngôi vua và gấprút chuẩn bị kháng chiến

Trang 18

Mùa Đông năm 980, vua Tống gửi thư tuyên chiến Lê ĐạiHành một mặt chuẩn bị kháng chiến, một mặt vẫn sai sứ mangthư sang triều đình Đại Tống báo cáo việc đã lập Đinh Toànnối ngôi Đinh Tiên Hoàng Nhà Tống không đồng ý TốngThái Tông sai Lư Đa Tốn viết thư trả lời Lê Hoàn dọa dẫm:

“Nay chín châu bốn biển đã yên, chỉ còn Giao Châu của ngươi

ở xa cuối trời Ngươi định về theo ta, hay muốn chuộc lấytội Ta đang chuẩn bị xe ngựa, binh lính, cờ lệnh, chiêngtrống nếu ngươi quy hàng ta tha, nếu trái mệnh thì ta đánh.Theo hay không, lành hay dữ, ngươi tự nghĩ lấy”

Triều đình nhà Tống cho lập Giao Chỉ hành doanh là bộ chỉhuy lực lượng viễn chinh Giao Chỉ Trong bộ chỉ huy này,Hầu Nhân Bảo là tổng tư lệnh, được phong làm Giao Chỉ lộThủy lục kế độ Chuyển vận sứ; có nghĩa chỉ huy cả thủy lụcquân và sau khi chinh phạt được Đại Cồ Việt (nhà Tống chỉgọi là Giao Chỉ) thì sẽ biến xứ này thành một lộ của Đại Tốngvà giao cho Hầu Nhân Bảo làm Chuyển vận sứ Các tướnglĩnh cao cấp khác gồm có: Tôn Toàn Hưng, Lưu Trừng, GiảThực, Vương Soạn và Trần Khâm Tộ, Tôn Toàn Hưng đượcgiao chức Phó Tổng tư lệnh, được phong làm Ung Châu lục lộbinh mã Đô bộ thư Hứa Trọng Tuyên là Phó Tổng tư lệnhđóng tại hậu cứ ở bên đất Tống Lưu Trừng là chỉ huy lực

Trang 19

lượng thủy quân Hứa Sương Duệ chỉ huy lực lượng thông tinliên lạc Ngoài ra còn nhiều sĩ quan hàng tùy tướng, lại thuộc,v.v Theo Tống sử, nhà Tống chia quân làm 2 đạo Đạo quân

bộ do Tôn Toàn Hưng, Trương Tuyền và Thôi Lượng chỉ huy

từ Ung Châu tiến vào Đạo quân thủy Lưu Trừng, Giả Thực vàVương Soạn chỉ huy, từ Quảng Châu tiến vào

Quân Tống huy động chủ yếu là lực lượng tại các địa phươngphía Nam dưới quyền của Hầu Nhân Bảo và Hứa TrọngTuyên Ngoài ra, còn có từ 1-2 vạn quân được huy động từKinh Hồ (vùng Trung Nguyên) đặt dưới quyền của Lưu Trừngvà Trần Khâm Tộ Trong lực lượng chinh phạt này, thànhphần cấm quân là thành phần chủ yếu Cấm quân là lực lượngchủ lực và cơ động của quân đội Tống

Toàn bộ quân số khoảng 3-4 vạn người

Chủ động nghênh chiến

Về phía Đại Cồ Việt, giúp việc cho Lê Đại Hành trong việcchỉ huy quân và dân cả nước đánh trả là Phạm Cự Lạng giữchức Thái úy, Hồng Hiến giữ chức Thái sư Thiền Uyển tậpanh cho biết "Thời Lê Đại Hành chống Tống, vua thường mời

sư Pháp Thuận và đại sư Ngô Chân Lưu cùng dự bàn mưu kế.Đến khi thái bình, vua ban khen, các sư đều không nhậnthưởng"

Trang 20

Lê Đại Hành thân chinh dẫn đại quân từ kinh thành Hoa Lưtheo đường thủy, ngược sông Đáy, sông Nhuệ mà vào sôngHồng, rồi từ đó tiến lên miền địa đầu Đông Bắc đất nước.Tổng số quân Đại Cồ Việt vào khoảng 10 vạn người.

Ngày 24 tháng 1 năm 981 cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảochỉ huy ồ ạt tiến vào cửa sông Bạch Đằng Trong trận BạchĐằng đầu tiên này, quân Đại Cồ Việt đã thất bại, không nhữngkhông ngăn được quân Tống mà còn bị thương vong nhiều.Quân Tống lấy được 200 thuyền, tiêu diệt hơn 1.000 quân línhĐại Cồ Việt Lê Đại Hành phải rút về vùng Xạ Sơn (huyệnKinh Môn), An Lạc (huyện Chí Linh, Hải Dương) củng cố lạithế trận, đồng thời gửi thư trá hàng

Hầu Nhân Bảo chiếm được sông Bạch Đằng và các làng mạcxung quanh, đặt Giao Châu hành doanh tại đó để phối hợpquân thủy bộ, bước tiến sâu vào nội địa Đại Cồ Việt Tuynhiên, hai đạo thủy lục quân của Tống không thể liên lạcđược Tôn Toàn Hưng viện cớ chờ Lưu Trừng đưa viện binh(thủy quân) sang cùng tiến quân một thể Đến tháng 3 năm

981, sau hơn 2 tháng chiếm Bạch Đằng, cả 2 cánh quân Tốngvẫn dậm chân tại chỗ Quân Tống liên tục bị quân chủ lực vàdân binh các làng xã tập kích quấy rối, làm cho lực lượng bịtiêu hao, tinh thần binh lính suy giảm

Trang 21

Sau khi phát hiện quân Đại Cồ Việt có chiến lũy Bình Lỗ kiêncố, quân Tống chủ trương đánh chiếm Đại La để làm bàn đạptiến đánh Hoa Lư Ngày Tất niên năm Canh Thìn (tức7 tháng

2 năm 981), Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy thủylục quân tiến theo sông Kinh Thầy vào sông Lục Đầu PhíaĐại Cồ Việt trinh sát được sự di chuyển của quân Tống, liềnkéo một bộ phận lớn về giữ sông Lục Đầu dưới sự chỉ huy củađích thân Lê Đại Hành cùng các tướng Trần Công Tích, TrầnBảo Trung, Trần Minh Khiết Quân Đại Cồ Việt bố trí dọctuyến sông từ Đại La tới sông Lục Đầu để ngăn cản đốiphương vào Đại La Tại sông Lục Đầu, quân Đại Cồ Việt cómột căn cứ là Phù Lan Trên sông có nhiều bãi cọc để ngănthuyền bè của Tống

Thủy quân Tống dàn quân chiếm sông Lục Đầu Lục quânđược vận chuyển bằng thuyền rồi đổ bộ lên bờ lập trại Haibên Tống - Việt giao chiến ác liệt Quân Tống nhiều lần tìmcách chọc thủng phòng tuyến của quân Đại Cồ Việt để tiến vềĐại La nhưng đều thất bại Quân Tống bị thua to ở sông LụcĐầu, quân số hao hụt; vũ khí, chiến thuyền hư hỏng, mất mátnhiều, lương thực khó khăn thêm Cuối cùng, quân Tống đànhphải rút về vùng xung quanh sông Bạch Đằng Sông Lục Đầu

Trang 22

vì thế còn được gọi là sông Đồ Lỗ "Đồ" nghĩa là giết, "Lỗ"chỉ quân Tống.

Sau thất bại ở phòng tuyến Bình Lỗ, trở lại sông Bạch Đằng,đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo rơi vào tình thế tiến thoái lưỡngnan Trong khi đó, Lê Đại Hành bí mật tăng cường lực lượngchuẩn bị một trận quyết chiến giáng đòn quyết định Ông chọnmột khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn

Ngày 28 tháng 4 năm 981, trận quyết chiến Bạch Đằng diễnra

Có nghiên cứu cho rằng Lê Đại Hành đã cho một cánh quân rakhiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo Chiến sự đang diễn raquyết liệt thì quân Đại Cồ Việt "thua chạy", quân Tống "thừathắng" đuổi theo Khi chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vàotrận địa mai phục, Lê Đại Hành tung quân ra đánh ráo riết cácchiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ cácnẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyếtliệt Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong đám loạn quân LưuTrừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển

Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, TônToàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ chạy, đạo quân Trần Khâm

Tộ ở Tây Kết lo sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu

Trang 23

diệt quá nửa Tướng Tống là Triệu Phụng Huân bị bắt sống tạitrận

Các sử liệu của Trung Quốc chép về các chiến thắng của quânTống giai đoạn đầu khá rõ ràng, nhưng khi chép và các thấtbại rất sơ lược “Tục tư trị thông giám trường biên” của LýĐào chép việc các tướng lĩnh chinh phạt Đại Cồ Việt thất bại

bị trị tội, theo đó Lưu Trừng cùng Giả Thực đều bị giết bêuđầu ở chợ Ung Châu Tôn Toàn Hưng bị hạ ngục rồi bị tộichết Trần Khâm Tộ, Hác Thủ Tuấn, Thôi Lượng đều bị tráchphạt, giáng chức Các tướng lĩnh Tống cao cấp bị chết hay bịbắt tại trận gồm tổng tư lệnh Hầu Nhân Bảo, Chu Vị, QuáchQuân Biện, Triệu Phụng Huân

Đại Việt sử ký toàn thư của ta chép: “ Giang Nam chuyển vận

sứ của nhà Tống là Hứa Trọng Tuyên đem việc Nhân Bảo thuachết tâu lên Vua Tống xuống chiếu rút quân về, sai sứ quởtrách bọn Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn Trừng ốm chết,Soạn bị giết ở Ung Châu, Tôn Toàn Hưng cũng bị bêu ở chợ”

Nhà Tống phải chấp nhận giao hảo

Sau cuộc chiến này, Đại Tống chấp nhận xuống nước, thừanhận Lê Hoàn là người cai trị Đại Cồ Việt Hai bên giao hảo,

cứ 2 năm một lần Đại Cồ Việt triều cống Đại Tống còn ĐạiTống ban sắc phong cho Lê Hoàn Sau này, vào năm 995,

Trang 24

quân Đại Cồ Việt đã có hành động tiến quân sang đất Tống,như ở trấn Như Hồng thuộc địa phận châu Khâm Nhà Tốnggửi thư trách, nhưng Lê Hoàn đã trả lời khá kiêu hùng rằng:

“Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở cõi ngoài,hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không?Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào PhiênNhung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồngmà thôi?”

Sau này, Phan Huy Chú viết: Lê Đại Hành là một vị vua mà

"Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hếtchuyện làm phản Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh.Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chútrọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy địnhpháp lệnh Tuyển lựa quân ngũ có thể nói là hết sức siêngnăng, hết lòng lo lắng" Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn,khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớnchèn ép Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Namcũng làm được

Trang 25

Phần 3: Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử

Việt Nam.

Bạch Đằng năm 1288 là một trận đánh quan trọng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII Đây

là trận thủy chiến vẻ vang bậc nhất trong lịch sử

chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Kỳ 3: Trận Bạch Đằng đánh tan giặc Nguyên - Mông

Xâm lược Đại Việt lần thứ ba

Trang 26

Năm 1258, quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứnhất Vua Trần Thái Tông và quân dân Đại Việt đã cản pháquân giặc tại bến Đông Bộ Đầu Giặc tan vỡ.

Năm 1285, quân Nguyên Mông lại sang xâm lược nước ta lầnthứ hai Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông và vua TrầnThánh Tông lãnh đạo quân dân ta kháng chiến, làm nên cácchiến thắng Tây Kết, Hàm Tử Quan, Chương Dương Độ, VạnKiếp khiến cho Nguyên soái Toa Đô bị chém đầu, Thái tửThoát Hoan phải chui ống đồng tháo chạy về nước, Ô Mã Nhimột thuyền vượt biển trốn thoát Quân Nguyên Mông đại bạilần thứ hai trước hào khí Đông A của vua tôi Đại Việt

Vó ngựa Nguyên – Mông tưởng chừng bách chiến bách thắng,sau hai lần thất bại vẫn chưa hết dã tâm xâm lược nước ta.Vào năm 1287, nhà Nguyên lại khởi binh xâm lược Đại Việt.Trước sự hung hãn của giặc, nhà Trần thực hiện chính sách

“vườn không nhà trống” Giặc chiếm được kinh thành ThăngLong nhưng không một bóng người, không có lương thảo,chúng đốt phá kinh thành Quân ta tổ chức đánh địch kiểu dukích Thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ VươngTrần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lươngcủa Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn Sau mấy tháng bất

Trang 27

lợi, quân Nguyên tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiềuhướng.

Ngày 7 tháng 3 năm Mậu Tý (8 tháng 4 năm 1288), cánh quânNguyên Mông rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đâyhọ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là LưKhuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được

20 thuyền chiến

Ngày 8 tháng 3 (9 tháng 4 năm 1288), Ô Mã Nhi không choquân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vìtính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thìphòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằngnối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi choviệc rút lui

Mai phục chờ địch

Năm 1288, sau khi rút lui khỏi kinh đô Thăng Long, Quốccông Tiết chế Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân Đại Việtchuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng Cácloại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sôngvà được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biểnnhư sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãichông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước Ghềnh Cốc là mộtdải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía

Trang 28

dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi maiphục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chặnthuyền địch khi nước rút xuống thấp Thủy quân Đại Việt bímật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc,sông Khoai, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộbinh bố trí ở Quảng Yên, dọc theo bờ bên trái sông BạchÐằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi ÐáVôi , ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyênkéo vào Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (KinhMôn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiếntrường quyết liệt sắp xảy ra.

Trang 29

Tượng đài Trần Hưng Đạo tại Kinh Môn, Hải Dương

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhânlúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giảthua chạy vào sâu bên trong Ô Mã Nhi trúng kế khích tướngnên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính,Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng Khi thuyền quân Nguyên đãvào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫncác quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiếnsâu vào khúc sông đã đóng cọc Khi thuyền giặc đã vào sâutrận địa mai phục, quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới

Trang 30

quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch Bình chương

Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộcchiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà, từ các phía ĐiềnCông, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến rasông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân línhcác lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dảithuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông Trong lúc thủychiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vuaTrần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờsông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làmnhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấncông từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổnthất rất nặng Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Quân Nguyênchết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả"

Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên

bị cháy rụi, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờsông bên trái của Yên Hưng để tìm đường chạy trốn thoát,nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần,

bị chặn đánh kịch liệt

Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng vớibinh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công

Trang 31

của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứuviện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt TheoNguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra

từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tốimới kết thúc Nguyên sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp:

"Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn.Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn Thuyềngiặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa Tiếp hết sức đánh từ giờmão đến giờ dậu Tiếp bị thương, rớt xuống nước Giặc móclên bắt, dùng thuốc độc giết"

Bia Lý Thiên Hựu cũng chép: "Tháng ba, đến cảng BạchĐằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cựquân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quântan vỡ…" Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên cũng thamgia trận Bạch Đằng

Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền,tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ vàNguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn… dâng lênThượng hoàng Trần Thánh Tông Thượng hoàng đã vui vẻ hậuđãi những viên bại tướng này

Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏivòng chiến Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị

Trang 32

bệnh chết (không giống như Nguyên sử chép) trong khi mộtbại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn chotrảm quyết Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bịtiêu diệt.

Trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc

Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sôngBạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt vàthủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc ViệtNam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quânĐại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lượcNguyên-Mông, dẫn đến chấm dứt thắng lợi cho Đại Việt trongcuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba

Đại thắng của quân dân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằngkhông chỉ hoàn tất mục đích đập vỡ đoàn binh thuyền của ÔMã Nhi, mà còn hoàn toàn phá vỡ âm mưu xâm lược Đại Việt,và qua đó Đế quốc Mông Cổ không thể nào làm chủ cả ĐôngNam Á

Có ý kiến cho rằng, ngay từ khi nhận chức Tiết chế ở BìnhThan, Trần Quốc Tuấn đã theo kế của Ngô Quyền, muốn ngănquân địch tiến vào bằng cọc nhọn ở Bạch Đằng Số cọc nhọnlàm năm 1288 chỉ là số bổ sung thêm

Ngày đăng: 16/08/2014, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w