1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn:Dạy long ghep tieng viet cho hoc sinh dan toc

9 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Với điều kiện kinh tế khó khăn và mặt bằng dân trí thấp, nhận thức của các bậc phụ huynh học sinh chưa caoDo vậy, để đẩy mạnh phong trào học tập trong nhà trường và ở địa phương thì ngườ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐỒNG XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN QUANG I

**@@@**

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :

DẠY LỒNG GHÉP

TIẾNG VIỆT

CHO HỌC SINH DÂN TỘC

NĂM HỌC: 2009 - 2010

NGƯỜI THỰC HIỆN : HUỲNH TẤN HỒNG

PH

Ầ N MỞ ĐẦU

Trang 2

I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

âng cao chất lượng giáo dục là việc làm cấp thiết trong các nhà trường hiện nay Đối với trườngchúng ta, địa bàn có hai đối tượng học sinh: học sinh kinh và học sinh dân tộc thiểu số Với điều kiện kinh tế khó khăn và mặt bằng dân trí thấp, nhận thức của các bậc phụ huynh học sinh chưa caoDo vậy, để đẩy mạnh phong trào học tập trong nhà trường và ở địa phương thì người thầy giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp, họ là những người trực tiếp cung cấp tri thức, góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh, đồng thời cũng là người giúp các em nhận thức sâu sắc về học tập, rèn luyện đạo đức, góp phần quan trọng trong việc dạy TV cho học sinh DTTS.

N

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, nhất thiết người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có một định hướng và những phương pháp rõ ràng, Việc sử dụng các biện pháp đó ra sao? Và đem lại kết quả như mong muốn hay chưa? Với vai trò là người giáo viên chủ nhiệm ở trường có nhiều học sinh dân tộc ít người, tôi nhận thấy giúp học sinh có ý thức, vui thích trong việc đến trường đến lớp là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng tốt các cuộc vận động, các phong trào được ngành phát động Tôi xin trình bày lại với

hy vọng được cùng các bạn đồng nghiệp trao đổi và rút ra những biện pháp thích hợp trong công tác

II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nêu ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức liên tục, vững chắc để tiếp tục học tiếp các lớp trên,trên cơ sở nắm vững tiếng Việt

III – ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu: Dạy lồng ghépTV cho học sinh dân tộc

thiểu số của lớp chủ nhiệm.

2 Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và những vấn đề có liên quan đến dạy lồng ghép

TV cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.

IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 3

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về

lồng ghép dạy tiếng Việt cho HSDT, xây dựng cơ sở lí luận cho các biện pháp nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thể nghiệm các biện pháp

đã nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê toán học:

- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như

điều tra, phỏng vấn, quan sát, …

V – PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Thực hiện đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp lồng ghép dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp chủ nhiệm lớp 5E-phân trường Suối cối 2-Trường TH Xuân Quang I nơi tôi đang công tác.

NỘI DUNG

A*CƠ SỞ LÍ LUẬN

.

I MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ 1) Đặc điểm về nhận thức

Nhìn chung, các nét tâm lí như ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì, tính kỉ luật, của học sinh dân tộc chưa được chuẩn

bị chu đáo Bên cạnh đó, nhận thức cảm tính phát triển khá tốt: cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo Ttuy nhiên nó chưa được hoàn thiện: cảm tính, mơ hồ không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng.

Khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát phát triển chậm, khả năng tư duy (thao tác tư duy) nói chung và khả năng tiến hành các thao tác trí óc nói riêng hình thành khó khăn Quá trình tư duy của các em chỉ đạt mức trung bình Từ những đặc điểm tâm lí nói trên, có thể thấy: khả năng tư duy kinh nghiệm đạt mức cao so với trình độ chung lứa tuổi; song khả năng tư duy lí luận còn thấp so với yêu cầu (thiếu toàn diện, hệ thống) Tri thức thói quen được hình thành bằng con đường kinh nghiệm ảnh hưởng đến quá trình tiến hành các thao tác trí tuệ của các em: khả năng ghi nhớ có ý thức, có chủ định còn yếu Đặc biệt, về ngôn ngữ dùng quen tiếng mẹ đẻ, trong khi đó quá trình nhận

Trang 4

thức, tiếp thu tri thức ở trường lại diễn ra bằng ngôn ngữ tiếng Việt Như vậy, xét về mặt giao tiếp các em gặp khó khăn.

Học sinh dân tộc có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quí thầy trò, tình bạn, trung thực, dũng cảm, bên cạnh những học sinh rụt rè, nhút nhát, tự ty, tự ái, nhiều học sinh có lòng vị tha, ham hiểu biết, đặc biệt là ý chí phấn đấu Trong lối sống các em không bị gò bó, có những thói quen không tốt (như tác phong chậm chạp, thiếu ngăn nắp, thiếu vệ sinh, ) ảnh hưởng đến công tác giáo dục khi các em theo học ở trường.

Cần trang bị cho học sinh ngôn ngữ phổ thông để mở rộng phạm

vi nhu cầu giao tiếp, hiện thực hoá những nhu cầu đặc trưng lứa tuổi và những nét riêng trong nhu cầu của học sinh dân tộc hiện nay.

2) Tính tự ty, tự ái là những đặc điểm cơ bản của học sinh dân tộc

ít người

Tính tự ty cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế, nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần quá thấp so với học sinh kinh, tạo cho các em tâm lí khó hoà đồng.

Đồng thời học sinh dân tộc có tính tự ái cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận, bạn bè chê cười … các em dễ xa lánh thầy giáo và bạn bè hoặc bỏ học Nếu giáo viên không hiểu rõ sẽ thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyết những vướng mắc của các em.

Ngoài ra, trong học sinh dân tộc ít người, thường các em ít nói, e dè, dễ xấu hổ, thiếu những hoài bão, ước mơ cần thiết Cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làm cho những em này bỏ học, lấy chồng sớm

Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, cá tính, năng lực, hoàn cảnh gia đình … của từng học sinh lớp chủ nhiệm Quan tâm nhiều hơn đến học sinh là người đồng bào

Giáo dục và cảm hoá được học sinh tích cực tham gia vào việc học tập và các sinh hoạt tập thể.

CƠ SỞ THỰC TẾ

I TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TRƯỜNG

Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học ngày càng được trang bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo

Trang 5

viên và học sinh Trường có hai đối tượng học sinh học chung: học sinh kinh và học sinh đồng bào dân tộc thiểu số Tỷ lệ học sinh đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 50%.riêng phân trường Suối Cối gần 100%

Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn 100%, hầu hết các thầy cô giáo đều yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình giảng dạy Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên không hiểu nhiều ngôn ngữ của dân tộc Chăm nên có khó khăn trong việc dạy tiếng Việt cho HS DT

Qua những năm học gần đây, nhà trường đã thực hiện dạy lồng ghép TV cho HSDT và đã đạt kết quả nhất định.

II VỀ PHÍA PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

1 Đối với phụ huynh

Do trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế kém phát triển, đời sống văn hoá tinh thần chỉ bó hẹp, cục bộ trong thôn làng, ít được giao lưu tiếp xúc với văn hóa bên ngoài Còn nặng về phong tục tập quán, sống cuộc sống tự do

2Đối với HS

Một số ít HS đọc chậm và sai nên việc tiếp thu bài giảng trên lớp còn hạn chế, lại không dám hỏi thầy cô, hỏi bạn bè vì sợ bị la mắng, chê mình dốt, dần dần tạo ra một lỗ hổng kiến thức rất lớn

Bản thân các em chưa nhận thức được ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân, gia đình và xã hội

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN

TỘC THIỂU SỐ NẮM VỮNG TIẾNG VIỆT

I ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

+ Củng cố và xây dựng nề nếp lớp

+ từng bước tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí, năng khiếu, sở thích, cá tính để có hướng động viên, giúp đỡ các em ngay từ đầu năm học.

Trang 6

+Tiến hành chia tổ sao cho số học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu được chia đều và sắp xếp chỗ ngồi hợp lí để các em có điều kiện kiểm tra và giúp đỡ lẫn nhau.trong việc rèn nói, đọc, hiểu tiếng Việt

+ Chú trọng công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, động viên giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống, rút ngắn khoảng cách giữa hai đối tượng học sinh đồng bào và học sinh kinh về nhận thức trong học tập cũng như quan hệ tình cảm bạn bè Không có hiện tượng phân biệt học sinh kinh và học sinh đồng bào trong lớp

+ Xây dựng tinh thần tự quản Giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu, lựa chọn những học sinh học khá giỏi, có năng lực quản lí lớp tốt bầu vào ban cán sự lớp trong Đại hội chi đội đầu năm, giáo viên chủ nhiệm giành nhiều thời gian hướng dẫn cho ban cán sự lớp về kĩ năng cơ bản, cần thiết trong công tác quản lí lớp.

* Xây dựng phong trào học tập và rèn luyện đạo đức bằng hình thức chấm điểm thi đua trong tuần giữa các cá nhân trong tổ và giữa các tổ.

+: Giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho học sinh thấy rõ ý nghĩa, lợi ích của việc học

+Gần gũi, thân thiện với với học sinh:

-Hầu hết các em đều có ý thức học tập, hiện tượng không thuộc bài, không làm bài ở nhà giảm dần

- Hưởng ứng đợt thi đua đăng kí “Giờ học tốt”, dành nhiều “Hoa điểm 10” do nhà trường phát động nhân các ngày lễ lớn 15/10, 20/10, 20/11,

Về học tập: Ý thức học tập ngày càng được nâng cao: việc học bài, làm bài ở nhà được các em chú ý và thực hiện tương đối tốt, ý thức học tập trên lớp được nâng cao Hưởng ứng tốt các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn như ngày 20/10, 20/11, 22/12

Tóm lại, qua việc thực hiện các biện pháp nêu trên tình hình học tập ,khả năng nói, viết ,giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số có sự chuyển biến rõ rệt góp phần vào việc giảm tỉ lệ học sinh yếu của học sinh người dân tộc thiểu số trong nhà trường.

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trang 7

Từ thực tế làm công tác chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy ở trườngmiền núi, nơi có gần 50% học sinh đồng bào dân tộc thiểu số cùng học Bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm hữu ích cho bản thân và chia sẽ với đồng nghiệp trong việc lồng ghép dạy tiếng Việt cho HSDT:

1 Đối với giáo viên phải có sự đam mê nghề nghiệp, chỉ có lòng đam mê mới giúp chúng ta làm việc hết khả năng tinh thần trách nhiệm, có như vậy chúng ta mới cảm thấy bức xúc, trăn trở, lo lắng trước tình trạng học sinh hiểu chậm tiếng Việt trong học tập và giao tiếp.

2 Muốn vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp cụ thể, rõ ràng ,việc thuyết phục cho đối tượng thay đổi nhận thức cũng như làm cho các tổ chức cá nhân đồng tình với quan điểm của mình không phải là dễ.

KẾT LUẬN

Qua công tácchủ nhiệm, tôi đã xác định đượcđặc điểm chung của lớp và áp dụng những biện pháp như trên:

+ Đối với bản thân: đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích, thiết thực trong công tác chủ nhiệm lớp nói chung và việc lồng ghép dạy tiếng Việt cho học sinh đông bào dân tộc nói riêng Các biện pháp giáo dục linh hoạt, khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và hoàn cảnh gia đình học sinh sẽ là động lực thúc đẩy tinh thần học tiếng Việt của các em.

+ Đối với học sinh: các em sẽ nhận thức được ý nghĩa thiết thực của việc nắm vững tiếng Việtđối với bản thân

Đây chỉ mới là những kinh nghiệm bước đầu mà bản thân tôi đúc rút được trong quá trình làm công tác chủ nhiệm Bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và bổ sung những phương pháp giáo dục thích hợp nhất, nhằm đem lại hiệu quả cao trong những năm học tiếp theo Từng bước rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục ở những vùng khó khăn về kinh tế, văn hoá so với vùng đồng bằng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương trong giai đoạn mới.

Trang 8

Chắc chắn rằng, bài viết này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong BGH & các thầy cô góp ý xây dựng để đề tài có sức thuyết phục hơn, sâu sắc hơn Tôi xin chân thành cám ơn !

Xuân Quang I,Ngày 01 tháng 04 Năm 2010

Người viết

HUỲNH TẤN HOÀNG

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w