Thiết kế dạy học

Một phần của tài liệu Sử dụng graph trong dạy học VHS ở THPT (Trang 34 - 39)

Hoạt động 1:

Ổn định lớp: Điểm danh nắm bắt sĩ số và tình hình lớp

Hoạt động 2

Kiểm tra bài cũ

Thao tác 1.Giáo viên đặt câu hỏi:

Câu hỏi 1. Hãy nêu các bước phân tích đề và lập dàn ý cho bài nghị luận văn học?

Câu hỏi 2. Đọc và cho biết chủ đề của một bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” mà em thích nhất?

Học sinh trả lời:

Thao tác 2: Giáo viên nhận xét cho điểm

Hoạt động 3

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của người không chỉ đa dạng và phong phú về thể loại, đề tài mà còn có giá trị rất lớn về mặt nội dung và nghệ thuật. Một trong số các sáng tác có giá trị lớn, được đánh giá cao đó chính là tập “Nhật kí trong tù”. Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác và giá trị nội, giá trị nghệ thuật của tập thơ, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu.

Hoạt động 4

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc bài học

Thao tác 1. Yêu cầu học sinh quan sát các đề mục lớn trong SGK ( từ trang đến hết trang ) và hãy vẽ Graph khái quát về cấu trúc của bài học?

Thao tác 2. Giáo viên nhận xét bổ sung và hoàn thiện Graph cấu trúc bài học qua đèn chiếu:

Sơ đồ 2.14 Hoạt động 5

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I: Hoàn cảnh ra đời của tập Nhật kí trong tù.

Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục I trong SGK và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Tập thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh cụ thể nào? ( thời gian, địa điểm, điều kiện sống của tác giả?)

Câu hỏi 2: Hãy kể một câu chuyện về Bác trong thời gian Bác bị cầm tù ở TQ mà em được biết?

Thao tác 2: Giáo viên vừa nhận xét vừa thuyết giảng

Hoàn cảnh sáng tác ND và ngh/t của tác phẩm Một số điểm lưu ý về tập thơ Nhật kí trong tù

Sơ đồ 2.15 Hoạt động 6

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần II: Một số điểm lưu ý về tập thơ.

Thao tác 1. Yêu cầu học sinh đọc phần II trong SGK, giáo viên nêu một số câu hỏi? Câu 1. Tập thơ có những điểm gì cần lưu ý?

Câu 2. Tập thơ được Bác sáng tác theo thể loại nào? Tập chung ở mấy đề tài chính? Là những đề tài nào?

Thao tác 2. Giáo viên nhận xét và cho xuất hiện từng đỉnh của Graph thành phần, kết hợp giảng giải, minh họa bằng dẫn chứng,

Hoàn cảnh sáng tác

Bác bị giam cầm trong nhà lao của chế độ Tưởng Giới Thạch, từ 27/8/1942 đến 10/9/1943

Cảnh tù đày khắc khổ: - 13 tháng bị giải tới 18 nhà tù của 13 huyện của tỉnh Quảng Tây

TQ. - Cổ đeo gông, tay bị xiềng,giải đi từ sáng sớm cho tới khi mặt

trời lặn. T/g không có ý định làm thơ để lập nghiệp mà chỉ làm thơ để giải trí và thể hiện ý chí kiên cường của người cộng sản, nhưng

NKTT vẫn là một t/p vh vô

Sơ đồ 2.16 Hoạt động 7

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần III: Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .

Thao tác 1. Giáo viên cho học sinh đọc mục III trong SGK và chia nhóm (3 nhóm) cho lớp thảo luận theo các yêu cầu sau:

Câu 1: Trong phần nội dung của tập thơ, bức tranh hiện thực nhà tù và một phần XH của Trung Hoa được Bác thể hiện ở những khía cạnh nào? Việc ghi lại những bức tranh hiện thực ấy nhằm mục đích gì? Hãy lấy một số bài thơ cụ thể để minh họa? (Nhóm 1).

Câu 2. Ngoài bức tranh hiện thực về chế độ nhà tù và một phần XH Trung Hoa thu nhỏ, tập thơ còn thể hiện những nội dung gì? Lấy dẫn chứng minh họa cụ thể? Qua đó, giúp chúng ta hiểu biết thêm được những gì về Bác? (Nhóm 2).

Câu 3. Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tập thơ? Cho dẫn chứng minh họa? (Nhóm 3).

Thao tác 2. Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên dựng một Graph câm trên bảng.

Thao tác 3. Cho học sinh đại diện của từng nhóm lên trình bày, mỗi nhóm cử hai đại diện (một học sinh trình bày, còn một học sinh khác điền bổ sung vào Graph câm (thành phần) đã cho trên bảng.

Thao tác 4. Sau khi đại diện học sinh của các nhóm trình bày xong, giáo viên nhận xét, bổ sung và dần cho xuất hiện từng đỉnh của Graph, học sinh hoàn thiện.

Một số điểm lưu ý về tập thơ

134 chữ Hán Hán 4 tháng đầu s/t 103 bài 9 tháng còn lại s/t 31 bài. Chủ yếu được viết bằng thể thơ tứ tuyệt, với bốn đề tài chính. 1958 Viện VH dịch. 1960 được in và giới thiệu ở VN, TQ và nhiều nước trên TG.

Sơ đồ 2.17 Hoạt động 8

Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học

Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào Graph phần nội dung và nghệ thuật của tập “Nhật kí trong tù” hãy tìm những dẫn chứng cụ thể để minh họa.

Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xây dựng một Graph chung cho cả bài học.

Hoạt động 9

Hướng dẫn học sinh luyện tập và tự học

Giáo viên đưa ra một số yêu cầu

1. Tự xây dựng và hoàn thiện Graph nội dung bài học. 2. Đọc thuộc một số bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù”

Nội dung dung và nghệ thuật của tác phẩm ND - Bức tranh hiện thực của nhà tù và một phần xh Trung Hoa - Bức chân dung tinh thần tự họa của HCM NT: NKTT vừa phong phú, đa dạng, độc đáo từ nội dung đến hình thức.

Bắt và giam người một cách vô lí (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương,Đi Nam Ninh…)

Quan lại thối nát, xh bất công (Đánh bạc, Đi Nam Ninh).

Một nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại (Tự khuyên mình, Đi Nam Ninh, Giải đi sớm,…)

Tinh thần yêu nước, khát khao t/d, chiến đấu (Ốm nặng, Không ngủ được,…)

Một tình yêu thiên nhiên tha thiết (Ngắm trăng, Trên đường, Cảnh chiều hôm,..)

Tấm lòng yêu thương con người (Phu làm đường, Người bạn tù thổi sáo,…)

Sự tàn bạo của nhà tù đối với tù nhân (Bốn tháng rồi,Cơm tù, Lính gác khiêng lợn cùng đi…).

Cổ điển mà lại chứa đựng tinh thần hiện đại

Rất đa dạng và linh hoạt Thể thơ tứ tuyệt hết sức hàm súc

3. Soạn trước bài thơ “Chiều tối”, (Trích trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh.

Tiểu kết

Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn được nghiên cứu, sau khi đã xác định về mục đích yêu cầu, phạm vi sử dụng, một số nguyên tắc và những vấn đề cần lưu ý về việc sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành xây dựng các biện pháp sử dụng Graph trong dạy học văn học sử ở THPT. Trong quá trình xây dựng các biện pháp chúng tôi đã chỉ rõ các bước để tiến hành xây dựng Graph nội dung cho bài học, cũng như các hoạt động và thao tác cụ thể để triển khai Graph nội dung thành bài giảng trên lớp. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành xây dựng một số giáo án mẫu cho một số kiểu bài VHS cụ thể (mục 6, chương 2). Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy thực tế, tùy thuộc vào nội dung kết cấu của từng bài học, từng đối tượng học sinh cụ thể mà chúng ta có thể sử dụng Graph vào dạy các kiểu bài VHS sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Vì thời gian và phạm vi của đề tài có hạn, cho nên chúng tôi chưa thể trình bày và thiết kế giáo án mẫu cho tất cả các kiểu bài văn học sử trong toàn bộ chương trình Ngữ văn ở THPT. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và thiết kế giáo án mẫu đầy đủ cho các kiểu bài VHS trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Sử dụng graph trong dạy học VHS ở THPT (Trang 34 - 39)