Triển khai Graph nội dung thành bài giảng trên lớp (Graph hoạt động)

Một phần của tài liệu Sử dụng graph trong dạy học VHS ở THPT (Trang 30 - 34)

III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam → Những giá trị cơ bản

b.Triển khai Graph nội dung thành bài giảng trên lớp (Graph hoạt động)

* Graph hoạt động là Graph mô tả trình tự các hoạt động sư phạm của người giáo viên theo logic hoạt động nhận thức nhằm tối ưu hóa bài học [Nguyễn Phúc Chỉnh – Phương pháp Graph trong dạy học Sinh học – tài liệu chuyên khảo – tr 80].

Như vậy, Graph hoạt động là mặt phương pháp, nó được xây dưng trên cơ sở của Graph nội dung kết hợp với các thao tác sư phạm của giáo viên và hoạt động học của học sinh ở trên lớp; bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp, biện pháp và các phương tiện dạy học. Thực chất Graph hoạt động dạy học là mô hình hóa và trực quan của giáo án bằng các hoạt động thực tiễn trên lớp.

Những hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh ở trên lớp mang tính hệ thống. Hệ thống các hoạt động sư phạm nếu được tổ chức hợp lí sẽ giúp cho hoạt động học tập của học sinh thuận lợi và hiệu quả hơn và ngược lại, nếu hệ thống các hoạt động sư phạm của người giáo viên tổ chức không được tốt thì hoạt động học tập của học sinh sẽ không đạt được kết quả cao.

Dựa trên kết quả phân tích cấu trúc nội dung bài học và logíc tâm lí nhận thức của học sinh, giáo viên có thể xác định được logíc của các hoạt động dạy học một cách khoa học. Trong khâu chuẩn bị bài học, giáo viên phải phân tích hệ thống các hoạt động sư phạm thành các yếu tố cấu trúc của bài học, đó là các hoạt động và tổng hợp các hoạt động đó trong một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất. Mối liên hệ giữa các hoạt động của bài học có thể được biểu diễn bằng Graph hoạt động dạy học.

Mỗi bài học VHS được cấu trúc bởi một số đơn vị kiến thức, đó có thể là các nhận định, khái niệm hay các dẫn chứng cụ thể… Để hình thành mỗi đơn vị kiến thức cần có một hoạt động tương ứng. Trong mỗi hoạt động lại gồm nhiều thao tác.

Sơ đồ 2.7

Trong mỗi bài học, các hoạt động tương ứng với các đơn vị kiến thức, mang tính hệ thống nên nó được phân bố theo một tuyến tính, tức là thứ tự của các hoạt động đòi hỏi phải có logíc khoa học. Các thao tác trong mỗi hoạt động cũng được phân bố theo một trình tự tuyến tính, chặt chẽ.

Ví dụ: Hoạt động H có các thao tác T1, T2, T3,…Tn, thì bắt buộc chúng ta phải thực hiện xong thao tác 1 mới thực hiện thao tác 2, xong thao tác 2 mới thực hiện thao tác 3, cứ như vậy cho đến khi kết thúc bài học.

* Quy trình triển khai Graph nội dung thành bài giảng trên lớp

Qui trình triển khai Graph nội dung thành bài giảng trên lớp cần phải tiến hành qua hai giai đoạn chính đó là : Xây dựng giáo án lên lớp và triển khai giáo án thành bài giảng trên lớp.

Cụ thể theo sơ đồ 2.8: Nội dung 1 Nội dung 2 Hoạt động 2 Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 1 Hoạt động 2 Thao tác 2 Hoạt động 1 Thao tác 1 Thao tác 2 Thao tác 1 Thao tác 2 Thao tác 1 Thao tác 2 Thao tác 1 Nội dung 3 Thao tác 2 Thao tác 1 Thao tác 2 Thao tác 1

Sơ đồ 2.8

- Xây dựng giáo án lên lớp:

Giáo viên dựa vào Graph nội dung bài học, kết hợp với các phương pháp khác để soạn ra một cấu trúc chi tiết của bài lên lớp. Khi xây dựng giáo án cần chú ý đến việc lựa chọn các phương án trình bày khác nhau đối với các Graph . Có thể trình bày theo lối quy nạp (giảng giải rồi mới đi tới nội dung của Graph) hay diễn dịch (đưa ra các Graph rồi mới giảng giải).

Qui trình cụ thể có thể tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Dựa vào Graph nội dung để dự kiến các hình thức, phương pháp và các phương tiện hỗ trợ sao cho phù hợp.

Bước 2: Tìm cách đặt vấn đề cho từng nội dung kiến thức trong từng đỉnh của Graph. Cần chú ý đến sự phát triển lôgíc của từng nội dung bài học (tức là phải chú ý tới các mối liên hệ bên trong giữa các đỉnh của Graph đã được biểu thị bằng các cung trong Graph nội dung).

Các ví dụ cụ thể chúng tôi trình bày cụ thể trong phần: Thiết kế giáo án mẫu

- Triển khai giáo án thành bài giảng trên lớp

Thực chất của giai đoạn này là việc thông qua các hoạt động, các thao tác và những biện pháp cụ thể để triển khai giáo án có sử dụng Graph trong dạy học văn học sử. Đây là khâu quyết định của quá trình dạy học nói chung và dạy VHS có sử dụng Graph nói riêng.Vì vậy, khi giảng bài, giáo viên theo phương pháp Graph, giáo viên cần dựa vào Graph giáo án, Graph nội dung kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để truyền đạt, cung cấp kiến thức cho học sinh, còn học sinh tích cực lĩnh hội tri thức và tự hoàn thiện.

Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang và TS. Phạm Văn Tư thì việc triển khai bài giảng trên lớp theo phương pháp Graph có thể thực hiện bằng 6 hình thức khác nhau như sau:

+ Hình thức thứ nhất: Giảng và triển khai Graph nội dung cho toàn bài

Triển khai graph nội dung thành bài giảng trên lớp

Xây dựng giáo án lên lớp

Triển khai giáo án thành bài giảng

Giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu từng đỉnh của Graph khi trình bày nội dung ở từng đỉnh, giáo viên nên sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học khác nhau (như diễn giảng, phân tích, gợi mở, nêu vấn đề, hay thảo luận nhóm…) và những ví dụ minh họa để làm cho bài giảng thêm sinh động nhằm tạo hứng thú nhận thức, kích thích tư duy tích cực của học sinh. Song song với quá trình giảng, giáo viên cho xuất hiện trên màn hình từng đỉnh và từng cung cứ thế cho đến khi kết thúc bài học, giáo viên cho xuất hiện Graph nội dung trọn vẹn và hướng dẫn học sinh củng cố bài học.

+ Hình thức thứ hai: Dùng Graph theo từng thành phần cấu trúc của bài giảng

Tùy thuộc vào nội dung cấu trúc của từng bài VHS, giáo viên chọn những phần bài giảng có nội dung thích hợp để Graph hóa rồi đưa ra cho học sinh. Sử dụng Graph trong dạy học VHS còn mới đối với học sinh, cho nên ở hình thức thứ nhất khó có thể áp dụng ở những bài học đầu tiên. Giáo viên nên cho học sinh tiếp cận từ từ thông qua hình thức thứ hai này là tốt nhất.

+ Hình thức thứ ba: Giáo viên đưa ra một Graph khuyết (Graph chưa đầy đủ), yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận và hoàn thiện Graph nội dung cho bài học. Với hình thức này, học sinh được giáo viên tập cho quen dần với việc tự lập Graph nội dung cho bài học.

+ Hình thức thứ tư: Giáo viên cho trước một Graph câm (các đỉnh đều rỗng), tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu, trao đổi thảo luận và tự điền nội dung vào các đỉnh của Graph cho hoàn chỉnh.

+ Hình thức thứ năm: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự nghiên cứu bài học trước, rồi tự lập Graph nội dung cho bài học theo những yêu cầu của giáo viên và những yêu cầu của sách giáo khoa, đến giờ học trên lớp giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện trên bảng. Giáo viên kết hợp vừa giảng vừa sửa chữa bổ sung và hoàn thiện cho học sinh.

+ Hình thức thứ sáu: Giáo viên tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tài liệu SGK ở tại lớp (giống như một giờ làm bài tập) rồi tự lập Graph nội dung cho bài học, sau một thời gian nhất định, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng lập Graph nội dung cho bài học, giáo viên sửa chữa và đưa ra mẫu chung.

Tóm lại, khi triển khai bài giảng trên lớp, phương pháp tốt nhất của giáo viên là giảng đến đâu cho phép hiện ngay Graph nội dung đến đấy, trên màn hình qua đèn chiếu dần dần cho xuất hiện các vùng kiến thức chốt và các mối liện hệ giữa chúng theo trình tự nội dung của bài học. Khi trình bày nội dung ở từng đỉnh, giáo viên nên sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học khác nhau (như diễn giảng, phân tích, gợi mở, nêu vấn đề, hay thảo luận nhóm…) và những ví dụ minh họa để làm cho bài giảng thêm sinh động nhằm tạo hứng thú nhận thức, kích thích tư duy tích cực của học sinh. Đối với những vấn đề không quá khó và phức tạp, giáo viên có thể sử dụng

Graph khuyết hay Graph câm rồi gợi ý cho học sinh tự hoàn thiện tri thức. Còn đối với các vấn đề khó, vấn đề phức tạp thì giáo viên nên dùng các Graph chi tiết để minh họa, giải thích nhằm giúp học sinh lĩnh hội tri thức được tốt hơn. Cuối tiết giảng (kết thúc mỗi bài học) giáo viên nên dùng Graph tổng hợp để kết luận bài học, chốt lại những kiến thức trọng tâm, kiến thức cơ bản nhất của bài học để học sinh có một cái nhìn tổng quát nhất về nội dung bài học.

2.4. Thiết kế giáo án mẫu

Ngày soạn: 22/10/2011 Ngày dạy: 24/10/2011

Bài: NHẬT KÍ TRONG TÙ của Hồ Chí Minh I/ Mục tiêu bài học

- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của tập Nhật kí trong tù, từ đó hiểu rõ thêm về quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.

- Nắm được nội dung tư tưởng cơ bản, đặc điểm về bút pháp và phong cách nghệ thuật của tập thơ.

- Bồi dưỡng niềm tự hào và sự yêu mến của các em đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.

II/ Chuẩn bị

Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn, SGK, tài liệu tham khảo.

Thiết kế giáo án lên lớp, máy tính, máy chiếu…

Một phần của tài liệu Sử dụng graph trong dạy học VHS ở THPT (Trang 30 - 34)