Sáng kiến kinh nghiệm dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2016 2017

32 612 0
Sáng  kiến kinh nghiệm dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2016 2017

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Bên cạnh sự phát triển giáo dục của cả nước, trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên nói chung luôn quan tâm chỉ đạo sát sao việc dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, năm học 20162017 UBND tỉnh Thái Nguyên cũng xây dựng kế họach cụ thể để thực hiện Quyết định số 1008QĐTTg, ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2805QĐBGDĐT ngày 1582016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 2020, định hướng đến 2025” nên chất lượng giáo dục cũng từng bước đạt được cải thiện. Tuy nhiên trong thời gian qua giáo dục tỉnh Thái Nguyên nói chung, giáo dục ở thị xã Phổ Yên nói riêng đối với các vùng dân tộc thiểu số chưa đạt được kết quả như mong muốn, sự chênh lệch về chất lượng giữa học sinh vùng dân tộc thiểu số với học sinh người kinh quá xa. Nguyên nhân cho thấy trước khi đến trường, một phần học sinh người dân tộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt, thậm chí còn có em vào lớp 1 chưa qua mẫu giáo, vì vậy các em rất hạn chế về tiếng Việt. Học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Mặc dù có những em cũng đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với các em trường Tiểu học vẫn là môi trường mới, tiếng Việt là ngôn ngữ chưa thật sự gần gũi các em. Sự tồn tại tình trạng này là do điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, do thói quen sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ còn mang tính phổ biến, tự nhiên, những buổi sinh hoạt cộng đồng, những cuộc hội họp người địa phương hầu như chỉ giao tiếp với nhau bàng ngôn ngữ mẹ đẻ, ngại sử dụng tiếng Việt, có thể vì bản năng ngôn ngữ mẹ đẻ luôn thường trực trong họ, thói quen này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trường, thậm chí cả rời lớp. Học sinh thường có những khó khăn tâm lý trong quá trình tiếp nhận kiến thức, kĩ năng tiếng Việt. Giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc còn một số hạn chế đặc biệt là không biết hoặc không thành thạo tiếng dân tộc. Trong quá trình giảng dạy chưa biết vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nên vốn tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Từ những vấn đề trên dẫn đến hiện trạng “ ngồi nhầm lớp” của học sinh phổ thông trên cả nước nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng hiện nay vẫn rải rác tồn tại cũng là vấn đề bức xúc của ngành giáo dục, được các cấp lãnh đạo, những người làm giáo dục của địa phương và dư luận xã hội quan tâm. Là một người làm công tác giảng dạy và quản lý ở xã Phúc Thuận, vùng có học sinh dân tộc thiểu số gần 30 năm và trực tiếp quản lý ở trường tiểu học Phúc Thuận III có gần 100% học sinh là dân tộc thiểu số đến nay là 4 năm, tôi thấy được những khó khăn khi trình độ nhận thức của học sinh còn hạn chế, vốn tiếng Việt của các em chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến chất lượng dạy và học ở đây còn rất thấp. Tôi cùng với đồng nghiệp luôn trăn trở và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc như tuyên truyền làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi thu hút các nhà tài trợ để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, tích cực đổi mới phương pháp dạy học... đặc biệt là tìm ra các giải pháp để tăng cường tiếng Việt giúp các em có vốn tiếng Việt đủ để chủ động tiếp thu kiến thức và có khả năng giao tiếp trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh giảm bớt đi những khó khăn, rào cản về ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và duy trì phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ II mà xã Phúc Thuận đã đạt được. Mặt khác dạy tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại năm học 2015 – 2016 được thị xã Phổ Yên tiếp nhận đưa vào giảng dạy. Do năm đầu tiên thực hiện chương trình mới tôi đã trăn trở tìm ra một số biện pháp chỉ đạo trong dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 tại trường đạt kết quả nhất định song chưa như mong muốn, năm học 20162017 là năm học thứ 2 nhà trường tiếp tục thực hiện dạy tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục với mong muốn đạt kết quả cao hơn năm học 20152016, với nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc trường tiểu học Phúc Thuận III nói riêng nên tôi tiếp tục quan tâm trăn trở tìm ra một số biện pháp chỉ đạo trong dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Sau nghiên cứu và áp dụng chỉ đạo thực hiện một số giải pháp cụ thể chất lượng giáo dục đã được nâng lên, tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp cùng tham khảo.

... biện pháp đạo dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp trường đạt kết định song chưa mong muốn, năm học 2016-2017 năm học thứ nhà trường tiếp tục thực dạy tiếng Việt lớp theo chương trình cơng nghệ giáo... công tác trường sau: Năm HS hộ nghèo cận nghèo 2013 44 2014 46 2015 36 2016 29 2017 17 Năm học 2016-2017: Nhà trường có lớp học với 205 em dân tộc Sán Dìu tổng số 218 em chiếm 94% Trình độ dân... 62,5 2014-2015 41 39 16 39 17 41,4 10 24,4 22 53,7 2015 - 2016 46 43 13 10 21,7 28 8,7 6,5 Ghi 2016-2017 52 46 11,5 7,7 7,7 15,4 K.tật 9.2 Đánh giá lợi ích thu Qua kết khảo sát cho thấy biện

Ngày đăng: 08/04/2018, 08:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan