1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn

20 6,5K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 275,5 KB

Nội dung

Câu 2: 5 điểm Bằng một văn bản nghị luận dài không quá hai trang giấy thi , có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, hãy nêu cách hiểu của em về ý nghĩa của câu văn sau:

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

THÁI BÌNH Năm học 2009 – 2010 - MÔN THI: Ngữ văn (150 phút) Câu 1: (3,0 điểm)

“Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ… mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)

Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về tình yêu và lòng biết ơn mẹ.

Câu 2: (7,0 điểm)

Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Bài làm của thí sinh:

NguyÔn B¸ Vò – Líp 9A1 – Tr êng THCS thÞ trÊn Phó Hßa – N¨m häc: 2009 - 2010

Trang 2

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2004 – 2005 - MÔN: VĂN - TIẾNG VIỆT Lớp 9 ( VÒNG 1) I TIẾNG VIỆT: (6 điểm) Đoạn văn sau thuộc phong cách văn bản gì ? Chỉ ra các đặc điểm về cách thức diễn đạt ( từ ngữ, câu, biện pháp tu từ ) và phân tích giá trị của các cách thức ấy : " Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa Mà tịnh không một bóng người Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa." (Nguyễn Tuân) II LÀM VĂN: (14 điểm) Chọn phân tích một bài thơ của Hồ Xuân Hương và một bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan để làm rõ nét khác nhau trong phong cách thơ của hai tài nữ này. Bài làm của thí sinh:

NguyÔn B¸ Vò – Líp 9A1 – Tr êng THCS thÞ trÊn Phó Hßa – N¨m häc: 2009 - 2010

Trang 3

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2004 – 2005 - MÔN: VĂN - TIẾNG VIỆT Lớp 9 ( VÒNG 2) I TIẾNG VIỆT: (6 điểm) Cho câu chốt: “Mỗi tác phẩm văn học mở ra cho chúng ta một ô cửa sổ cuộc đời.” Em hãy viết một đoạn quy nạp (không quá mười dòng giấy thi) II LÀM VĂN: (14 điểm) Trình bày những cảm nhận sâu sắc của em khi đọc bài thơ sau: KHOẢNG TRỜI, HỐ BOM (Lâm Thị Mỹ Dạ) Chuyện kể rằng em cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em dã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù Hứng lấy luồng bom

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc lá Tình yêu thường, bồi đắp cao lên

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Đất nước mình nhân hậu Lây nước trời xoa diệu vết thương đau Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói, lung linh Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong Đã hóa thành những làn mây trắng ? Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Đi qua khoảng trờ em - Vầng dương thao thức Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài ? Tên con đường là tên em gửi lại Cái chết em xanh khoảng trời con gái Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em Gương mặt em bạn bè tôi không biết Nên mỗi người có gương mặt em riêng. Trường Sơn 10 – 1972 (Thơ giải thưởng báo văn Nghệ 1972 – 1973) Bài làm của thí sinh:

NguyÔn B¸ Vò – Líp 9A1 – Tr êng THCS thÞ trÊn Phó Hßa – N¨m häc: 2009 - 2010

Trang 4

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2006-2007 - Môn: NGỮ VĂN Câu 1: (3 điểm) Trong số 5 phương châm hội thoại, chọn trình bày 3 phương châm mà em quan tâm nhất (nội dung phương châm, ví dụ tình huống, tác dụng ).

Câu 2: (5 điểm) Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá hai trang giấy thi ), có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, hãy nêu cách hiểu của em về ý nghĩa của câu văn sau: "Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.” (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) Câu 3: (12 điểm) Hãy viết lời cảm ơn một nhân vật văn học về những ấn tượng và bài học mà nhân vật ấy đã để lại trong em. Bài làm của thí sinh:

NguyÔn B¸ Vò – Líp 9A1 – Tr êng THCS thÞ trÊn Phó Hßa – N¨m häc: 2009 - 2010

Trang 5

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2007-2008 - Môn: NGỮ VĂN Câu 1: (3 điểm) a) Khổ thơ sau còn thiếu một câu Hãy làm thêm câu cuối sao cho phù hợp với nội dung, cảm xúc từ ba câu trước, đáp ứng các yêu cầu của thể thơ tám chữ: “ Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ, Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường, Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã, ……….”

b) Viết văn bản (dài không quá một trang giấy thi) nêu cảm nhận của em về toàn bộ khổ thơ (4 câu). Câu 2: (5 điểm) Em hãy viết văn bản ngắn (dài không quá hai trang giấy thi) thuyết minh về một biểu tượng của quê hương em; trong đó có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật phù hợp (gạch chân để xác định). Câu 3: (12 điểm) Theo em, khi khẳng định: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”(Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9 – Tập 2, trang15), Nguyễn Đình Thi muốn nói về điều gì? Em hãy viết về một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở đã tác động khiến em “tự phải bước lên”như thế? Bài làm của thí sinh:

NguyÔn B¸ Vò – Líp 9A1 – Tr êng THCS thÞ trÊn Phó Hßa – N¨m häc: 2009 - 2010

Trang 6

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 NĂM HỌC 2008-2009 - Môn: NGỮ VĂN Câu 1: (3 điểm) Trong truyện ngắn “Cố hương” (Lỗ Tấn), nhân vật “tôi” đã miêu tả nhiều điều thay đổi và không thay đổi ở Nhuận Thổ Đó là những điều gì? Theo em, những điều đó liên quan thế nào đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? Câu 2: (7 điểm) Mở đầu văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan có viết: “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.” (Sách Ngữ Văn 9, tập 2, trang 26) Dựa vào văn bản và vốn sống của mình, em hãy viết bài nghị luận bàn về vấn đề trên. Câu 3: (10 điểm) Sức lay động từ khổ thơ mở đầu bài “ Sang thu ” của Hữu Thỉnh. Bài làm của thí sinh:

NguyÔn B¸ Vò – Líp 9A1 – Tr êng THCS thÞ trÊn Phó Hßa – N¨m häc: 2009 - 2010

Trang 7

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009

MÔN THI: NGỮ VĂN (tại TP.HCM)

Câu 1 (1 điểm): “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái và “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du là những tác phẩm

tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.

Câu 2 (1 điểm): Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào:

a) ông nói gà, bà nói vịt

b) nói như đấm vào tai

NguyÔn B¸ Vò – Líp 9A1 – Tr êng THCS thÞ trÊn Phó Hßa – N¨m häc: 2009 - 2010

Trang 8

Câu 3 (3 điểm): Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.

Câu 4 (5 điểm): Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam

Xương của Nguyễn Dữ.

Bài làm của thí sinh:

Trang 9

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009 MÔN THI: NGỮ VĂN CHUYÊN (tại TP.HCM) (150 phút) Câu 1 (8 điểm): Suy nghĩ của em về vấn đề sau: “Bước vào thế kỉ mới, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới) Câu 2 (12 điểm): Hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9. Bài làm của thí sinh:

Trang 10

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009

MÔN THI: NGỮ VĂN (Hà Nội) (120 phút)

Phần I (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

(…) “Gian khổ nhất là là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng Rét bác ạ Ở đây có cả mưa tuyết đấy Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay ra tắt đi Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vấn thấy là không đủ sáng Xách đèn ra vươn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới Cái lặng im lúc đó mới thật dễ

sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.” (…).

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - sách Ngữ văn 9, tập 1).

Câu 1:

Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?

Câu 2: Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn

thành tốt nhiệm vụ?

Câu 3: Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.

Trang 11

Phần II (6 điểm):

Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau:

“Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy?

Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp,

trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối).

Câu 3: Cũng trong bài thơ trên có câu:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng”

Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”?

Bài làm của thí sinh:

Trang 12

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN Tại TP.HCM - năm học 2007-2008 Câu 1 (2 điểm): Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 3 (4 điểm): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương (Học sinh không viết quá một trang giấy) Câu 4 (12 điểm): Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Bài làm của thí sinh:

Trang 13

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN Tại TP.HCM - năm học 2007-2008

Câu 1 (2 điểm):

Học sinh cần nêu rõ hai tình huống chính thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện Chiếc lược ngà:

- Tình huống thứ nhất: Ông Sáu về thăm nhà, gặp con sau tám năm xa cách, nhớ thương nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không nhận cha Đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết với cha thì ông Sáu lại phải ra đi.

- Tình huống thứ hai: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao món quà ấy cho con thì đã hy sinh.

Câu 2 (2 điểm):

Học sinh cần thể hiện một số yêu cầu sau:

- Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: nao nao, rầu rầu.

- Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trên trong đoạn thơ, cụ thể là:

+ Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người.

+ Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức

tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ

trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao

xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu:

thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ).

+ Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ Các từ láy nao nao,

rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc

tâm trạng con người.

Câu 3 (4 điểm):

Đề bài yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương Các em có thể trình bày dưới hình thức một

bài viết ngắn, một bức thư (không quá một trang) Dù trình bày dưới hình thức nào các em cũng cần trình bày được một số ý cơ bản sau:

- Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn…); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước).

Trang 14

- Những biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất nước.

- Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): con người không thể sống mà không có tình yêu thương Tình yêu thương tạo nên

sự thân ái, đoàn kết trong cộng đồng

- Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân.

Trong bài viết, học sinh có thể so sánh, liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân

đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục.

Câu 4 (12 điểm):

Đây là bốn dạng đề mở Vì vậy, học sinh có thể trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt Học sinh có thể trình bày bài làm của mình dưới nhiều cách, song cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản

sau:

a Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước Thơ Bằng Việt

hấp dẫn người đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sâu triết lý) ; về bài thơ Bếp lửa (chú ý hoàn cảnh sáng tác).

b Suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ:

Tình bà cháu thắm thiết, cảm động được khơi gợi qua hình ảnh bếp lửa.

- Hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm khơi gợi kỷ niệm

thời thơ ấu bên người bà Bếp lửa hiện lên trong kí ức như tình bà ấm áp, như sự đùm bọc của bà.

- Những suy ngẫm về người bà: đó là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo của người bà Bà là

người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình: Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ /Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm / Nhóm bếp lửa ấp ui nồng đượm… Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen / Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

- Đứa cháu dù đi xa, vẫn không thể quên bếp lửa của bà, không quên tấm lòng thương yêu đùm bọc của bà Bếp lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin, nâng bước cháu trên chặng đường dài Kỳ diệu hơn, người cháu nhờ hiểu và yêu bà mà thêm hiểu nhân dân, dân tộc mình Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương xứ xở.

c Đánh giá chung:

- Bài thơ khiến người đọc xúc động bởi tình cảm bà cháu chân thành, thắm thiết Nhà thơ đã khéo sử dụng hình ảnh bếp lửa Đây

là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao: vừa cụ thể, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện chiều sâu triết lý của bài thơ.

- Tình cảm yêu quý, biết ơn của người cháu đối với bà trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, điểm khởi đầu của tình yêu đất nước.

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009 MÔN THI: NGỮ VĂN (tại TP.HCM)

Câu 1 (1 điểm): Giải thích được nhan đề :

- Hoàng Lê nhất thống chí: ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.

- Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu mới (về nỗi đau) đứt ruột.

Câu 2 (1 điểm): Giải thích được ý nghĩa của thành ngữ và nêu được phương châm hội thoại liên quan đến thành ngữ đó Cụ thể

là:

a ông nói gà, bà nói vịt:

- Ý nghĩa: mỗi người nói một đằng, nói không khớp với nhau, không hiểu nhau.

- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ.

b nói như đấm vào tai:

- Ý nghĩa: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu, gây khó chịu cho người khác

- Phương châm hội thoại liên quan: phương châm lịch sự.

Câu 3 (3 điểm):

Đề bài yêu cầu HS viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) với hình thức khá “mở”, tạo điều kiện cho HS có thể trình bày ý kiến, cảm nhận của mình xoay quanh chủ đề quê hương (như vai trò của quê hương đối với đời sống con người, tình yêu, sự gắn bó đối với quê hương ) Tuy vậy, HS cần đáp ứng được hai yêu cầu chính sau đây:

* Về hình thức: Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: văn bản nghị luận có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết luận), và

không quá một trang giấy thi.

* Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:

- Giải thích khái niệm quê hương: có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu

- Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người:

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w