Đánh giá chung về công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk

Một phần của tài liệu Quản trị sản xuất Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tai công ty sản xuất sữa thanh trùng Vinamilk (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH

3.1. Đánh giá chung về công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Vinamilk

3.1.1. Ưu điểm

− Công tác xây dựng lịch trình sản xuất phù hợp, xác định được chính xác thời gian sản xuất các bộ phận, sắp xếp công việc theo thứ tự tối ưu nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng.

− Trong việc thiết kế cấu trúc sản phẩm: Vinamilk đã xác định sản phẩm sữa tiệt trùng vinamilk được sản xuất bởi các nguyên vật liệu như sữa bò, bao bì…, chi tiết hoặc bộ phận cấu thành tạo nên cấu trúc sản phẩm theo thiết kế. Việc phân tích cấu trúc sản phẩm này đã giúp cho Vinamilk xác định chính xác từ các chi tiết cấu thành từng bộ phận đến các bộ phận chính để tạo nên sản phẩm của mình.

− Trong việc hoạch định nhà cung cấp nguyên vật liệu:

− Nguồn sữa tươi của công ty chủ yếu được lấy từ các trang trại bò sữa của mình và thu mua từ những người nông dân, nông trại và được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng sữa trước khi đưa vào sản xuất. Điều này giúp Vinamilk có thể chủ động về nguồn nguyên vật liệu cũng như kiểm soát tốt hơn về chất lượng nguyên vật liệu, đồng thời giảm chi phí thu mua.

− Vinamilk chủ động tìm kiếm nhà cung cấp bao bì uy tín, có thương hiệu là công ty Tetra Pak của Thụy Điển và Combibloc của Đức để cung cấp những bao bì chất lượng hàng đầu. Hai loại bao bì này cùng dung tích và đạt chuẩn quốc tế giúp giữ trọn sự tươi ngon của sữa trong suốt 6 tháng mà hoàn toàn không dùng bất kỳ chất bảo quản nào.

− Trong công tác thu mua nguyên vật liệu, phòng cung ứng vật tư của công ty có trách nhiệm quản lý chặt chẽ ngay từ khâu giá, số lượng, kiểm tra chất lượng, vật liệu trước khi lập phiếu nhập kho.

− Về dự trữ vật liệu: Công ty đưa ra các chính sách dự trữ thường xuyên và dự trữ bảo hiểm cho tất cả các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nguyên liệu, công cụ lao động, nhằm tránh các rủi ro trong quá trình sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Ngoài ra, hệ thống kho chứa của công ty được xây dựng khá tốt, phù hợp với quy mô sản xuất, giúp cho quá trình bảo quản được tốt hơn.

− Về công tác bảo quản nguyên vật liệu: nguyên vật liệu được bảo quản cẩn thận trong suốt quá trình từ sản xuất đến bao gói, công ty luôn tuân thủ và đảm bảo các nguyên tắc về chất lượng trong sản xuất.

− Về cách phân loại nguyên vật liệu, công ty đã dựa vào vai trò, công dụng vật liệu để phân loại nguyên vật liệu một cách hợp lý.

− Phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: công ty sử dụng mô hình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP và có những điều chỉnh để mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. MRP giúp tính số lượng chi tiết cho từng bộ phận thấp là ống hút, hộp giấy đến bộ phận chi tiết sữa và bao bì, bộ phận trong từng giai đoạn cho từng loại sản phẩm dự trữ hiện có. Và xác định chính xác thời điểm cần phát đơn hàng hoặc lệnh sản xuất đối với từng loại chi tiết, bộ phận đó. Giúp cho việc xác định chính xác về số lượng nguyên vật liệu và thời gian chính xác để cung cấp nguyên vật liệu, tránh cho việc nguyên vật liệu không đủ cũng như việc lưu trữ nguyên vật liệu trong kho quá lâu; giúp tối thiểu hóa chi phí bảo quản, lưu kho.

− MRP tìm cách xác định mối liên hệ giữa lịch trình sản xuất từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu sản xuất thành thành phẩm, đơn đặt hàng, lượng tiếp nhận và nhu cầu sản phẩm. Điều đó giúp hoàn thành tốt nhất các đơn đặt hàng, tạo sự tin tưởng và hài lòng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị sản xuất Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tai công ty sản xuất sữa thanh trùng Vinamilk (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w