Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
99,5 KB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Bài tập nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi sinh viên năm thứ tư hệ sư phạm chính quy. Trong đợt thực tập sư phạm II. Mỗi bài tập đã hoàn thành là kết quả của quá trình khảo sát thực tế, thu nhập và xử lý nguồn thông tin. Trong quá trình làm đề tài này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Đòa lý trường ĐH Quy Nhơn. Đặc biệt là cô Nguyễn Thò Huyền đã hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường THPT Nguyễn Trãi nói chung và tập thể lớp 10 và 11 nói riêng, tôi xin cảm ơn các giáo viên đã giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Quy Nhơn, ngày 12 tháng 04 năm 2007 Sinh viên thực hiện đề tài Phạm Thò Thu A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Môi trường hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại, khi mà con người ngày càng phải đối mặt mặt trực tiếp với sự can thiệp tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường diễn ra trên khắp đòa cầu như: nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ môi trường sinh thái, sự suy giảm nhanh của chất lượng tiết, tài nguyên sinh vật biển ngày càng suy giảm, tài nguyên khoáng sản, nước … đang bò sử dụng không hợp lý, việc ô nhiễm môi trường đất, nước … đang bò sử dụng không hợp lý, việc ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí đã xuất hiện. Sản xuất xã hội không ngừng tăng trưởng nhanh trong khi phải chú ý đến việc giữ gìn hành tinh này để giáo dục cho các thế hệ mai sau, đảm bảo lợi ích cần thiết và sự phát triển lâu dài Chính vì vậy, giáo dục môi trường là một trong những con đường tiếp cận sự phát triển bền vững, có những hiểu biết nhất đònh về môi trường. Tuy nhiên thực tế hiện nayhầu hết các trường phổ thông vẫn chưa được GDMT vào giảng dạy hoặc có đòa bàn giảng dạy nhưng chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy đã gây nên những cản trở nhất đònh trong quá trình giảng dạy và giáo dục ở các trường phổ thông. Với mong muốn tìm ra những giải pháp tối ưu co giáo viên giảng dạy GDMT qua môn đòa lý ở các trường phổ thông, đặc biệt là trường THPT Nguyễn Trãi. Chính vì những lý do trên, nên tôi quyết đònh chọn đề tài này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Xác đònh một số phương pháp dạy học tích cực và thực tiển trong việc dạy GDMT qua môn đòa lý ở trường THPT Nguyễn Trãi. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiển về việc áp dụng GDMT qua môn đòa lý. - Tìm hiểu một số phương pháp dạy học GDMT qua môn đòa lý trong chương trình lớp 10, 11. - Tìm hiểu một số phương pháp cũng như việc đưa GDMT qua môn đòa lý ở khối 10, 11 trường THPT Nguyễn Trãi. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy và đưa giáo dục môi trường vào các bài học qua môn đòa lý. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình đòa lí lớp 10, 11. - Phương pháp giáo dục môi trường qua môn đòa lí tại trường THPT Nguyễn Trãi. B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: I. Nguyên cứu cơ sở lý luận: 1. Làm rõ một số khái niệm: Hiện nay môi trường được hiểu theo nhiều khía cạnh, có nhiều đònh nghóa môi trường khác nhau. Hiểu theo một cách khái quát thì môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Như vậy, khái niệm môi trường rất rộng bao gồm cả hệ thống tự nhiên lẫn nhân tạo. Theo UNESCO (1981) đã coi môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con người sinh sống bằng lao động đã khai thác những tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo để thoả mãn những nhu cầu của con người. Giáo dục môi trường? Công tác giáo dục môi trường đã được quan tâm, triển khai trên nhiều lónh vực và nhiều khía cạnh khác nhau nhưng vẫn chưa có một đònh nghóa thống nhất về giáo dục môi trường. Đònh nghóa giáo dục môi trường được sử dụng và được nhiều người chấp nhận. Đó là “giáo dục môi trường chưa hẳn là một môn khoa học, nó là một chương trình hành động, là quá trình tổ chức các hoạt động nhằm tạo dựng cho thế hệ trẻ một nhận thức và mối quan tâm thực sự đến môi trường và những vấn đề liên quan”. Nhà nước Việt Nam coi giáo dục môi trường là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là sự lập nghiệp của toàn dân nói chung. Giáo dục môi trường được thể hiện qua các khía cạnh. • Giáo dục “về môi trường”: cung cấp những kiến thức thực tế về môi trường và kiến thức về ảnh hưởng của con người đến môi trường. • Giáo dục “về môi trường”: thể hiện sự quan tâm thực sự đến chất lượng MTS và thừa nhận trách nhiệm con người phải chăm sóc nuôi dưỡng môi trường. • Giáo dục: “trong môi trường” sử dụng môi trường như một nguồn lực cho dạy học, cung cấp những kiến thức và kỹ năng thực tế về bảo vệ và giữ gìn môi trường. 2. Việc tích hợp giáo dục môi trường qua đòa lý: Nội dung giáo dục môi trường bao gồm việc truyền bá những tri thức về môi trường, những biện pháp bảo vệ môi trường cũng như giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi công dân. Thông qua nhiều hình thức khác nhau như giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí …), qua hoạt động của các tổ chức quần chúng, qua giảng dạy ở các trường phổ thông. Trong các hình thức giáo dục nói trên thì giáo dục môi trường ở trường phổ thông chiếm vò trí đặc biệt. Bởi vì nhà trường phổ thông là nơi đào tạo thế hệ trẻ những người chủ tương lai của đất nước, thực hiện các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ là việc làm có tác dụng lớn nhất, đặc biệt là qua các bài giảng của môn đòa lý. Vì vậy việc tích hợp giáo dục môi trường qua môn đòa lý là rất cần thiết và quan trọng. 3. Nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường: - Giáo dục môi trường là một chương trình hành động, triển khai tất cả mọi lónh vực, mọi nghề nghiệp, mọi lứa tuổi giới tính, dân tộc, trình độ văn hóa … đặc biệt giáo dục môi trường còn là một quá trình nâng cao nhận thức, phương pháp, kỹ năng, tình cảm, đạo đức cho học sinh về vấn đề môi trường. Do đó mà nó có nhiệm vụ: + Làm cho học sinh hiểu biết hơn về thiên niên, nhận thức được mối quan hệ qua lại khăng khít và sự tác động tương hổ giữa sinh vật với các yếu tố môi trường, cũng như thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, hiểu thêm về môi trường và hiện trạng của chúng nói chung và môi trường Việt Nam nói riêng. + Trên cơ sở các hiểu biết đó, giáo dục cho học sinh những ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần hình thành ý thức, việc tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, từ đó muốn bảo vệ môi trường sống dần trở thành phong cách, nếp sống của họ. + Trang bò cho học sinh một số phương pháp và kỹ năng bảo vệ môi trường. Vậy để thực hiện được các nhiệm vụ trên, thì phương hướng chủ yếu của giáo dục môi trường ở nhà trường trung học phổ thông là: + Giáo dục môi trường phải thông qua các môn học và phải trang bò cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường. Và nó sẽ được triển khai qua các môn học: Đòa, Sinh và GDC D … theo nguyên tắt phù hợp với đặc thù của bộ môn. + Nội dung giáo dục môi trường phải thông qua toàn bộ toàn bộ hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy, bắt đầu từ lớp mẫu giáo cho đến các trường THPT, các trường Cao đẳng, Đại học. + Nội dung giáo dục môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường ở đòa phương và có những hình thức, biện pháp ngăn ngừa các vấn đề có hại cho môi trường của đất nước, của đòa phương. + Cuối cùng nội dung và phương pháp giáo dục môi trường phải phù hợp với mục tiêu của nhà trường phổ thông của từng bậc học và đực biệt là tâm lý của học sinh theo các lứa tuổi khác nhau. 4. Sơ lược lòch sử phát triển giáo dục môi trường trên thế giới và ở Việt Nam: 4.1 Sơ lược lòch sử phát triển giáo dục môi trường trên thế giới: Môi trường hiện nay đang là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới. Trong mấy chục năm trở lại đây, do sự phát triển kinh tế ồ ạt, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự gia tăng dân số nhanh đã làm cho môi trường bò biến đổi nhanh chóng, nhiều tài nguyên bò vắt kiệt, hệ sinh thái bò tàn phá → mất cân bằng tự nhiên. Từ đó môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, thực sự trở thành nguy cơ đối với cuộc sống hiện tại cũng như sự tồn tại trong tương lai. Chính vì vậy, để bảo vệ môi trường, con người phải thực hiện hàng loạt các vấn đề, trong đó có việc giáo dục môi trường là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất giúp cho con người có nhận thức đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Cách đây khoản 20 năm, tại Hội nghò (LHQ) họp tại Stockhôm (Th Điển) năm 1972 đã nhận đònh: giáo dục các vấn đề môi trường cho thế hệ trẻ cũng như lớn tuổi, quan tâm một cách thích đáng tới môi trường là hết sức cần thiết và cho rằng việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại. Cũng vì thế mà ngày 5/6 hàng năm trở thành “ngày môi trường thế giới”. Hội nghò cũng tuyên bố: giáo dục môi trường là rất cần thiết, để làm cơ sở cho nhận thức và hành vi trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Điều 96 của Hội nghò yêu cầu sự phát triển của giáo dục môi trường như một yếu tố quyết đònh nhất để tấn công vào cuộc khủng hoảng môi trường trên thế giới. Sau Hội nghò Stockholm, ở nhiều nước giáo dục môi trường đã được đưa vào các trường học. Đến năm 1973 người ta thấy có 1000 chương trình được giảng dạy trong 750 trường và viện thuộc 70 nước khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, mục đích, nội dung giáo dục môi trường chưa được rõ ràng. Đến năm 1975 chương trình giáo dục môi trường quốc tế (IEEP) được tổ chức tại Belyrade, đã đưa ra bản tuyên bố đầu tiên về giáo dục môi trường được gọi là “Hiện tượng Belyrade - một hệ thống nguyên tắc toàn cầu cho giáo dục môi trường “ cụ thể là: + Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tương tác về kinh tế, xã hội, chính trò, sinh thái. + Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức, giá trò, quan niệm, trách nhiệm và kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ môi trường. + Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các cá nhân, các tổ chức cũng như toàn xã hội. Tiếp theo đó nhiều hội thảo khu vực với giáo dục môi trường đã được tổ chức. Hội thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được tổ chức vào tháng 10/1976 tại BăngCốc (Thái Lan). Tổng kết Hội nghò người ta đã đề ra 15 kiến nghò thuộc 4 vấn đề về chương trình giáo dục môi trường, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, vấn đề soạn thảo các tài liệu, xây dựng các phương tiện phục vụ giáo dục môi trường. Ngay sau đó, Hội nghò liên chính phủ về giáo dục môi trường đã được tổ chức tại Tibilisi (Liên Xô cũ) vào năm 1987, gồm 66 quốc gia thành viên UNESCO tham dự. Hội nghò đưa ra những ý kiến đóng góp cho việc áp dụng rộng rãi hơn nữa giáo dục môi trường trong các chương trình giáo dục chính thức và không chính thức. Hội nghò này là đỉnh cao của giai đoạn đầu chương trình giáo dục, đặc cơ sở cho sự phát triển của giáo dục môi trường trên bình diện quốc tế. Tiếp theo Hội nghò này, có các hội thảo khu vực. Hội thảo khu vực châu Á – Thái Bình Dương về giáo dục môi trường họp tại Băng Cốc (Thái Lan) vào năm 1980, có 17 nước tham dự. Mục đích là nhằm trao đổi kinh nghiệm trong việc giáo dục môi trường môi trường ở từng nước. Đến năm 1987 (UNESCO và HNEP (Chương trình môi trường môi trường LHQ)) lại phối hợp tổ chức Hội nghò quốc tế về giáo dục môi trường tại Matxcơva với đại diện của 100 nước và nhiều tổ chức tham gia Hội nghò đã xây dựng chiến lược quốc tế về chương trình hành động giáo dục môi trường cho thập kỷ 90, Hội nghò Matxcova còn quyết đònh đặt tên cho thập kỷ 90 là “Thập kỷ toàn thế giới cho giáo dục môi trường” . Đến năm 1990, tại Pari đã mở Hội nghò quốc tế do UNESCO và UNEP tổ chức, với sự tham gia của nhiểu tổ chức quốc tế thuộc LHQ. Hội nghò trao đổi về sự tăng cường trách nhiệm của từng tổ chức quốc tế trong giáo dục môi trường, tại Hội nghò 1 lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dục môi trường cho tất cả mọi người. Đặc biệt cho thế hệ trẻ và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức về môi trường cho giáo viên các cấp. 4. Sự phát triển giáo dục môi trường ở Việt Nam: Ở Việt Nam, vấn đề môi trường đã được nhận thức từ những năm 60 của thế kỷ XX. Hồ Chí Minh là người có công đi đầu trong lónh vực này. “Vì lợi ích mười năm trồng cây”. Bác đã phát động trong nhân dân phong trào trồng cây, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Đến 1991, Bộ giáo dục và đào tạo đã có chương trình trồng cây hổ trợ phát triển giáo dục đào tạo và bảo vệ môi trường. Từ năm 1986 trở đi cùng với các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường cũng đã xuất hiện. Thông qua việc thay đổi sách giáo khoa (cải cách giáo dục) (1986 - 1992), các tài liệu chuyên ban và thí điểm, các tác giả đã chú trọng đến việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào sách giáo khoa đặc biệt là ở các bộ môn: Đòa, Sinh, GDCD … Trong “Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000” giáo dục môi trường được ghi nhận như một bộ phận cấu thành. Từ năm 1995, dự án giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam của bộ Giáo dục và đào tạo do UNDI tài trợ đã nhằm vào các mục tiêu cơ bản: + Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách chiến lược thực hiện quốc gia về giáo dục môi trường vào các chương trình đào tạo giáo viên. + Xây dựng các hoạt động cụ thể ở các cấp học. II. Thực trạng giáo dục môi trường ở bộ môn đòa lí ở trường THPT Nguyễn Trãi: 1. Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường ở trường THPT Nguyễn Trãi: Ở các trường THPT trên cả nước nói chung và đối với trường THPT Nguyễn Trãi nói riêng thì việc đưa giáo dục môi trường vào chương trình của các môn học, đều được thực hiện qua quá trình cải cách giáo dục, hầu hết tập trung vào các môn học tự nhiên và xã hội. Đối với môn Đòa lí trường THPT Nguyễn Trãi, thì ở khối 10 có nhiều cơ hội để tiến hành giáo dục môi trường, bởi khối 10 năm nay đã tiến hành cải cách giáo dục, mặt khác chương trình Đòa lý lớp 10 – Đòa lý kinh tế xã hội đại cương, tập trung giới thiệu cho học sinh một số kiến thức chung nhất, những khái niệm, quy luật về kinh tế xã hội. Với những đặc thù như trên thì việc đưa giáo dục môi trường vào môn học thuận lợi hơn, với hình thức tích hợp và lồng ghép (tích hợp là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức đòa lí với kiến thức giáo dục môi trường làm cho chúng trở thành môt thể thống nhất). Lồng ghép là sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học, một đoạn, một mục, một số câu có nội dung giáo dục môi trường. Còn đối với lớp 11 học về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của các nước. Trên cơ sở đó giúp các em tìm hiểu và biết rõ hơn về đặc điểm của từng quốc gia. Vì thế có thể dễ dàng tích hợp, lồng ghép vấn đề môi trường vào từng quốc gia, từ đó học sinh sẽ nhận thức và thấy được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ riêng nước ta mà cả nước khác trên thế giới. Hiểu được điều đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. 2. Sơ lược vài nét về trường THPT Nguyễn Trãi và về môn Đòa lí của trường: 2.1 Sơ lược vài nét về trường THPT Nguyễn Trãi: Trường THPT Nguyễn Trãi thuộc đòa bàn thò xã An Khê tỉnh Gia Lai. Trường quy đònh tới 80% học sinh từ huyện ĐăcPơ, còn 20% là học sinh thuộc thò xã An Khê. Trường mới được thành lập cách đây 3 năm, vì thế cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn: trường bao gồm hai khu vực: + Khu vực I: Nằm trên đường Lê Thò Hồng Gấm thuộc đòa bàn thò xã An Khê. + Khu vực II: Cách KV I khoản chừng 12 km , thuộc đòa bàn của huyện ĐăcPơ (có 4 lớp 11 học học ở đó). Thực chất KV II là của trường THCS do khu vực I thiếu phòng học cho lớp 11 nên trường mượn một số phòng học của trường THCS → vì vậy, khó khăn trong việc đi lại và giảng dạy của giáo viên. Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn tri thức trẻ, có tri thức vững vàng và tư cách đạo đức chuẩn mực, tạo nguồn nhân lực trong tương lai cho đòa phướng. Đội ngũ cán bộ giáo viên khá đông đảo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đầy nhiệt huyết, yêu nghề. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trường của Đảng và Nhà nước cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo thò xã, trường đã từng bước kiện toàn và đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhà trường đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả cuả quá trình đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với những kiến thức mới, gắn lý thuyết với thực tiển. Hệ thống thư viện, phòng nghiệp vụ cũng như một số phương tiện phục vụ cho giảng dạy ngày càng hoàn thiện, bổ sung, đáp ứng được yêu cầu dạy và của giáo viên và học sinh. Từ khi thành lập trường đã có nhiều đoàn dự thi học sinh giỏi và đạt kết quả khá cao. Là động lực để toàn trường phấn đấuvươn lên và ngày càng khẳng đònh mình trên con đường sự nghiệp giáo dục.