1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề chống đọc - chép

3 310 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Chống “đọc - chép” - Cần phải được hiểu đúng (GD&TĐ) - Khi triển khai nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới, ở mục 3.6 “Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục”, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo: “Vận động trong ngành giáo dục, trong vòng 2 năm bắt đầu từ năm học 2009-2010, chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc chép ở THCS, THPT”. Chủ trương đưa ra hoàn toàn không đột ngột, vì từ cách đây 3 năm, khi triển khai cuộc vận động “Hai không”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra hiện tượng đọc - chép như tồn đọng về phương pháp dạy học cần phải được khắc phục. Càng không thể coi là “quá muộn” như một bài báo đã nêu vì Bộ có quy định cụ thể thời điểm chấm dứt “đọc-chép” trong vòng 2 năm. Thêm nữa, đã gọi là giải pháp đổi mới phương pháp dạy học thì bất cứ lúc nào cũng có thể vận dụng. Việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho học sinh trong một tiết lên lớp là sự kết hợp của nhiều biện pháp, thao tác dạy học Một chi tiết nữa rất đáng chú ý nhưng nhiều người đã bỏ qua, đó là Bộ Giáo dục chủ trương chống việc dạy học “chủ yếu qua đọc chép”; nghĩa là chống việc chỉ đọc chép trong cả một tiết lên lớp. Từ đây, có thể thấy cách đặt vấn đề “Dạy ra sao nếu không đọc-chép?” ở một tờ báo là nóng vội, một chiều. Để phân tích điều này, phải đi từ xuất phát điểm của vấn đề. Chủ trương đổi mới phương pháp trong dạy và học luôn được quán triệt đến cơ sở trong nhiều năm qua và nhất là từ khi ra đời Nghị quyết 40 của Quốc hội ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức dạy học ở các đơn vị giáo dục, do sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó, nổi cộm là khâu quản lý chuyên môn chưa đồng bộ, đội ngũ giáo viên không đồng đều về năng lực nên còn không ít những bất cập chưa thể khắc phục, trong đó có tình trạng dạy học chủ yếu là đọc chép. Việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho học sinh trong một tiết lên lớp là sự kết hợp của nhiều biện pháp, thao tác dạy học, như phát vấn, diễn giảng, đàm thoại, minh hoạ bằng giáo cụ trực quan, nhằm đưa đến một hiệu quả cao nhất là một giờ học sinh động, phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh. Tiếc thay, không phải giáo viên nào cũng làm được điều này. Không ít giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, ít chịu khó đầu tư nghiên cứu bài giảng trước khi lên lớp nên thụ động hoàn toàn vào tài liệu giáo viên, sách giáo khoa, kết quả là “đọc-chép” trong suốt một tiết học, “đọc-chép” từ năm này đến năm khác trên những tập giáo án dùng nhiều năm. Hậu quả học sinh phải gánh chịu là học vẹt, học tủ, học quá tải, dẫn đến thiếu hứng thú học tập. Như thế, chủ trương chống đọc chép mà Bộ giáo dục yêu cầu các trường THCS, THPT phải khắc phục trong vòng 2 năm đến là đúng hướng, trên một tinh thần khoa học trong tổ chức dạy- học và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận. Vai trò tuyên truyền của báo chí để nhà trường nhận thức đúng về việc chống dạy học chủ yếu là “đọc-chép” rất quan trọng. Kể cả những vùng khó khăn, thiếu thốn CSVC, trang thiết bị dạy học, khi giáo viên chấm dứt đọc -chép trong cả tiết học, vẫn có thể vận dụng phối hợp nhiều thao tác khác như đặt câu hỏi khơi gợi cho học sinh trao đổi, thảo luận; vẽ tranh, ảnh, biểu đồ minh hoạ, tập cho HS các thao tác nghe, nhìn, tư duy, bộc lộ, kết hợp với ghi chép cùng một lúc. Khi cần thiết, vẫn có thể đan xen thao tác đọc - chép ở chỗ này hay chỗ khác. Từ sự chấm dứt dạy học chủ yếu “đọc-chép”, các trường sẽ phải năng động hơn trong việc tu bổ CSVC, đầu tư trang thiết bị dạy học, đội ngũ để hỗ trợ giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong những giờ lên lớp. Nhiều ý kiến cho rằng, trong những năm học tiếp đến, chủ trương chống “đọc- chép cũng cần được áp dụng đối với các trường đại học và cao đẳng, vì “đọc-chép” cũng đang bị lạm dụng ở đại học, cao đẳng từ nhiều năm qua. Những cách chống đọc - chép trong dạy và học Thứ Ba, 29 Tháng mười hai 2009, 15:12 GMT+7 Vừa qua, có dịp tham quan mô hình dạy học hiện đại ở một số nước tiên tiến, tôi nhận thấy phương tiện dạy học của họ cũng không hơn của chúng ta là mấy. Điểm khác biệt mang lại hiệu quả dạy, học đó chính là phương pháp dạy và học. Ở các nước có nền giáo dục phát triển thì việc học tập được tiến hành hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện. Giáo viên (GV) không cần phải nhắc nhở gì thêm về phương pháp, cách thức hay các yêu cầu cần thực hiện trong tiết học đó đối với học sinh (HS) của mình. Thực tế cho thấy ở nước ta để thực hiện phương châm “thầy chủ đạo, trò chủ động” không phải là điều đơn giản. Khó khăn trước mắt là điều kiện kinh tế, xã hội thêm vào đó là năng lực của đội ngũ giáo viên, ý thức trách nhiệm không cao của một bộ phận đội ngũ giáo viên, trong đó có cả người học. Chính vì thế việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một việc làm cấp bách. Ngành giáo dục đang kêu gọi chống đọc - chép vì phương pháp thầy đọc - trò chép là một phương pháp truyền thụ kiến thức đã quá lạc hậu. Ở các nước như Singapore, Hàn Quốc, Pháp… ngay từ bậc tiểu học, HS đã được xây dựng một thói quen đọc sách giáo khoa (SGK) và tài liệu tham khảo một cách tự giác. Vào đầu năm học, GV làm công việc giới thiệu những tài liệu liên quan. Riêng sách tham khảo thì học sinh tự mua hoặc tự tìm đọc ở thư viện của trường. Trước khi lên lớp HS đều có sự chuẩn bị bài ở nhà nhưng không hề thực hiện theo kiểu chiếu lệ. HS phải đọc kỹ, suy nghĩ và tìm cách lý giải những vấn đề nêu ở SGK. Khi lên lớp, GV giảng bài sâu hơn, từ đó HS dễ dàng tiếp thu và phát hiện những kiến thức mới. Trong tiết học GV chỉ khơi gợi, hướng dẫn và tổng kết. HS tự ghi chép những điều cần lưu ý, những gì có ở SGK thì không cần ghi lại (ghi lại những gì SGK đã có là điều tối kỵ vừa mất thời gian vừa tập cho HS thói quen xấu là lười đọc sách). Những cách thức tạo thói quen cho HS làm việc, GV chỉ yêu cầu học sinh đọc, tìm hiểu bài, soạn bài mới thông qua hình thức trả lời câu hỏi ở SGK, đánh dấu các ý chưa rõ, chưa hiểu… Từ đó, GV hướng dẫn học sinh khám phá kiến thức của bài mới bằng hệ thống câu hỏi, hình ảnh, các thí nghiệm và thảo luận nhóm. Thầy và trò cùng làm việc, GV ghi các đề mục chính lên bảng. Học sinh theo dõi SGK để xây dựng bài, chọn lọc các ý để ghi chép. Điều dễ nhận thấy là việc ghi chép của HS dễ dẫn đến tình trạng HS cùng một lớp nhưng khả năng làm việc và tiếp thu bài của các em không giống nhau. HS ghi đúng, có hệ thống nhưng cũng có không ít HS viết không kịp, viết lan man, thậm chí khi đọc lại, các em cũng không hiểu mình đã viết gì và nên hiểu như thế nào? Bằng kinh nghiệm của mình, GV sẽ chỉ ra chỗ sai, hướng dẫn các em cách ghi chép, cách học và hệ thống bài từ SGK để tìm hiểu kiến thức mở rộng ở sách tham khảo. Thật đáng buồn khi ở Việt Nam vẫn còn một bộ phận nhỏ GV nghĩ rằng các em quen học những gì của GV cho chứ không quen học trên sách và tài liệu. Những giờ thực hành có GV hướng dẫn sẽ lôi cuốn học sinh và tạo thói quen chủ động trong học tập Sau khi dạy xong bài, GV tự xây dựng một bảng tóm tắt bài học (kiến thức trọng tâm) thay vì phải viết trên bảng hay đọc cho HS chép. Photo và phát cho mỗi em một bảng để tự học tập. Điều kiện thuận lợi để áp dụng phương pháp này là hầu như hiện nay, trường nào cũng đã được trang bị máy vi tính, máy photocopy. Tận dụng các thiết bị này để phục vụ việc dạy và học đã tiết kiệm được nhiều thời gian và tài chính. . trương chống đọc- chép cũng cần được áp dụng đối với các trường đại học và cao đẳng, vì đọc- chép cũng đang bị lạm dụng ở đại học, cao đẳng từ nhiều năm qua. Những cách chống đọc - chép trong. dục chủ trương chống việc dạy học “chủ yếu qua đọc chép ; nghĩa là chống việc chỉ đọc chép trong cả một tiết lên lớp. Từ đây, có thể thấy cách đặt vấn đề “Dạy ra sao nếu không đọc- chép? ” ở một. duy, bộc lộ, kết hợp với ghi chép cùng một lúc. Khi cần thiết, vẫn có thể đan xen thao tác đọc - chép ở chỗ này hay chỗ khác. Từ sự chấm dứt dạy học chủ yếu đọc- chép , các trường sẽ phải năng

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w