Tiết học Văn bằng giáo án điện tử tại trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: P.L Bắt đầu từ năm học 2009-2010, các trường THCS, THPT trên toàn quốc bắt đầu thựchiện chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc - chép”. Đây là một trong những nội dung nhiệm vụ trọng tâm năm học này do Bộ GD-ĐT ban hành. Tuy nhiên, việc áp dụng giáo án điện tử tại mỗi trường, mỗi bộ môn mỗi kiểu khiến việc thựchiện đôi lúc chỉ là hình thức do trang thiết bị thiếu, trình độ giáo viên không đáp ứng . Trong buổi làm việc với HĐND TP.HCM vào cuối tháng 7 vừa qua, ông Lê Văn Phiệt - Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn giới thiệu mô hình giáo án điện tử của trường và cho biết, đầu tư thì tốn hơn hai tỉ đồng và hiện nay trường đang cứ phải chờ! Trong khi đó, tại các quận, huyện vùng ven như: Củ Chi, Hóc Môn, Tân Phú, Bình Tân . các thiết bị điện tử phục vụ giáo án điện tử vẫn còn là một chuyện xa xỉ. Hầu hết các trường đều phải trung thành với giáo án truyền thống là đọc - chép. Trường Tiểu học Bình Hưng Hòa A có 36 lớp với 1.400 học sinh nhưng chỉ có hai máy vi tính xách tay và một máy chiếu. Mỗi giáo viên chỉ dạy giáo án điện tử một lần trong năm vào dịp thao giảng. Chuyển từ hình thức giảng dạy truyền thống “đọc - chép” sang “chiếu - chép” không những gặp khó khăn trong cơ sở vật chất, trình độ sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên mà còn gặp trở ngại chính từ học sinh. Đó là không chép được bài! Theo ông Đoàn Thế Trị - giáo viên Văn trường THCS Cầu Kiệu - Q.Phú Nhuận, mỗi học kỳ các lớp chỉ có 1 hoặc 2 tiết sử dụng giáo án điện tử. Trường chỉ có 1 phòng chức năng để giảng dạy giáo án điện tử nên lớp nào có nhu cầu thì đăng ký, đến tiết thì lùa học sinh qua phòng chức năng, học xong lại lùa về lớp cũ. Tuy thựchiện từ nhiều năm nay, nhưng càng ngày giáo án điện tử càng bộc lộ nhiều nhược điểm nhất là môn Văn. Tuy giáo án điện tử rất thích hợp với các môn học tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa nhưng hầu như giáo viên cũng phải kết hợp máy tính có phần mềm powerpoint, máy chiếu và phấn trắng, bảng đen. Bạn Như Hồng - học sinh lớp 11 trường THPT Marie Curie, Q.3, cho biết: “Một số môn học đã được các thầy cô thay đổi cách giảng dạy, không đọc – chép mà chỉ giảng bài bằng máy chiếu. Tuy nhiên, tụi em nghe giảng cả buổi mà chẳng biết ý nào chính, ý nào phụ nên lúng túng không ghi được gì. Đến khi kiểm tra thì tệ hại hơn do không chép bài thì sao ôn tập được”. Ông Đoàn Thế Trị tâm tư: “Môn Văn, việc áp dụng CNTT trong giảng dạy đã bộc lộ nhiều nhược điểm nhất. Giáo án điện tử chỉ được sử dụng để chiếu những đoạn văn mẫu, dạy ngữ pháp, cấu trúc tập làm văn chứ để dạy hết tất cả các tiết thì coi như đến kỳ kiểm tra học sinh không có chữ nào trong tập để học bài. Đến 95% học sinh lớ ngớ không biết chép gì mỗi khi có tiết học “điện tử”. Cũng với quan điểm trên, một giáo viên ở Q.3, TP.HCM cho biết: “Đã có nhiều trường hợp giáo viên đối phó với chuyện học và thi cử bằng cách soạn sẵn các bài giảng ở nhà, photo cho học sinh. Khi đến lớp, các trò chỉ tập trung nghe giảng mà không cần ghi chép. Theo cách đó, học sinh cũng sẽ không bị hụt hẫng khi học bài cũng như làm bài tập Theo báo Thanh Niên . Vấp, TP.HCM - Ảnh: P.L Bắt đầu từ năm học 200 9-2 010, các trường THCS, THPT trên toàn quốc bắt đầu thực hiện chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc - chép” giảng. Chuyển từ hình thức giảng dạy truyền thống “đọc - chép” sang “chiếu - chép” không những gặp khó khăn trong cơ sở vật chất, trình độ sử dụng công nghệ