vai trò Hoạt động tổ chuyên môn trong việc chống đọc chép

3 411 1
vai trò Hoạt động tổ chuyên môn  trong việc chống đọc chép

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chấm dứt dạy học chủ yếu qua đọc – chép ở phổ thông: Cần phát huy vai trò của tổ bộ môn Thứ ba, 16 Tháng 2 2010 20:07 (GD&TĐ) - Đọc – chép vốn là một trong nhiều phương pháp để giáo viên lựa chọn khi tiến hành các hoạt động lên lớp. Thế nhưng, trong bối cảnh Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì việc dạy học chủ yếu qua đọc – chép để triệt tiêu tính chủ động của học sinh. Hiện tại, các cơ sở giáo dục để bắt đầu có những động thái chống việc lạm dụng đọc – chép của giáo viên. Học sinh phải sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa Việc làm đầu tiên của Trường THPT Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) trong những ngày đầu năm học 2009 – 2010 này là thống kê số HS đang thiếu sách giáo khoa (SGK). Thông qua tủ sách dùng chung và phong trào tặng sách cũ của trường, BGH Trường THPT Ngũ Hành Sơn quyết tâm không để một HS nào thiếu SGK, cho dù chỉ là một đầu sách. “Có đầy đủ SGK thì GV và HS mới có thể khai thác hết câu lệnh của từng bài. Một khi HS được hướng dẫn sử dụng SGK một cách có hiệu quả, như phần tự học, ghi nhớ, kết luận… sẽ giảm được việc đọc - chép. Việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới của HS, nhờ vậy, cũng sẽ chu đáo và hiệu quả hơn” – Thầy Phan Văn Tánh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối quan hệ thầy - trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn ở nghĩa nguyên thuỷ và đã bắt đầu dịch chuyển sang HS. Thầy giáo không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của trò. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi HS có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn. Trên quan điểm như vậy, khoảng 3 năm trở lại đây, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) khuyến khích mọi HS phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu. BGH nhà trường chủ trương cho phép GV có thể linh hoạt thay bước dò bài cũ đầu mỗi tiết học bằng việc kiểm tra khâu chuẩn bị bài mới hoặc mức độ nắm bài ngay tại lớp của HS để lấy điểm. Thầy Nguyễn Quang Long – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú phân tích: “Điều này sẽ giúp GV hiểu được những gì cần phải xoáy sâu hoặc các kiến thức cần hệ thống lại để triển khai trong một tiết dạy. GV, nhờ thế sẽ nương theo sự hiểu biết của HS để điều chỉnh chuẩn kiến thức chứ không phải áp đặt quan điểm của mình cho HS”. Cũng cùng quan điểm này, thầy Phan Văn Tánh cho biết thêm, GV phải có sự gợi mở, dẫn dắt, tạo tò mò… để việc chuẩn bị bài mới trở thành một nhu cầu đối với HS. Chỉ cần đọc qua bài mới, dù chỉ là một lần, HS cũng đã có sự chuẩn bị về mặt tâm thế để tiếp thu những kiến thức mới. Không để giáo viên “tự bơi” Thầy Trương Công Sơn – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi (Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng) cho rằng, để chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua đọc – chép, giải pháp căn cơ nhất vẫn là xuất phát từ GV. Nếu GV không khát khao đổi mới thì không có cách nào thay đổi được. Thực tế hiện nay, một bộ phận GV đã bắt đầu có “sức ì”, do đó, muốn hay không muốn, BGH phải tạo áp lực đổi mới thông qua góp ý của đồng nghiệp. Trường THPT Ngũ Hành Sơn, từ vài năm nay, đã bắt đầu có sự điều chỉnh trong việc dự giờ, thăm lớp. Hàng tháng, ngoài sổ dự giờ như mỗi GV, mỗi tổ trưởng tổ chuyên môn và BGH đều được phát ít nhất 4 phiếu dự giờ, trong đó không có mục xếp loại, nhưng phải đánh giá được phương pháp giảng dạy, từ sử dụng các phương tiện dạy học, các hoạt động của thầy và trò, hiệu quả của giờ học, những điều cần rút kinh nghiệm hoặc điều chỉnh… Phiếu dự giờ này phải có chữ ký xác nhận của cả GV được dự giờ và tổ trưởng. Theo thầy Phan Văn Tánh, tuy việc dự giờ, thăm lớp không phải là điều mới mẻ, nhưng từ nội dung của những phiếu dự giờ này, BGH và tổ trưởng sẽ có những điều chỉnh, hỗ trợ cần thiết cho GV trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Riêng Trường THPT Trần Phú lại có cách làm khác, đó là tăng cường kiểm tra hồ sơ, giáo án của GV. Thầy Nguyễn Quang Long giải thích: “Tuy mục đích, yêu cầu của mỗi bài học là giống nhau, nhưng thông qua việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi để nêu vấn đề cho HS thảo luận, nội dung viết bảng trong giáo án… có thể phác thảo được các thao tác lên lớp của mỗi GV”. Sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một kênh quan trọng hỗ trợ cho GV trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động của HS trong việc tham gia các hoạt động giảng dạy của GV. “Từ những góp ý về tiết dạy của mình hoặc của đồng nghiệp, mỗi GV sẽ tự tạo áp lực đổi mới cho chính bản thân mình” – thầy Long nhấn mạnh. Hầu hết các CBQLGD đều thừa nhận rằng BGH nhà trường có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ GV đổi mới phương pháp dạy học. Thầy Trương Công Sơn nhấn mạnh: “Muốn chấm dứt được tình trạng dạy học chủ yếu bằng đọc – chép, thì nhất định GV phải tăng cường các tiết thí nghiệm thực hành, thí nghiệm chứng minh, sinh hoạt ngoại khoá Muốn như vậy, không có cách nào khác ngoài việc đầu tư trang thiết bị dạy học, nhất là CNTT”. Không thể yêu cầu GV đổi mới phương pháp dạy học khi chính GV phải tự xoay xở các phương tiện hỗ trợ tối thiểu. Ông Nguyễn Quang Long - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú cho rằng để có “học sinh tích cực” thì thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy tích cực. Cần phải thừa nhận một thực tế là trong một lớp học, số “học sinh tích cực” thường rơi vào những em có học lực và hạnh kiểm khá - giỏi. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, vì thế, phải hướng tới mục tiêu lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh. Khoảng 2 năm nay, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy được các giáo viên Trường THPT Trần Phú tích cực hưởng ứng để tăng thêm hiệu quả, tính sinh động cho giờ học. Nhà trường đã dành hẳn hội trường cho các tiết học có sử dụng máy hình, đèn chiếu. BGH Trường THPT Ngũ Hành Sơn lại có một chiến lược khác trong đầu tư: tạo điều kiện để mỗi môn học hoặc nhóm bộ môn có được một phòng bộ môn. Thầy Phan Văn Tánh lý giải: “Mỗi môn học sẽ thích hợp với một không gian nhất định. Rõ ràng, trong một phòng học có treo chân dung của các nhà hóa học tên tuổi, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hình ảnh minh họa một số thí nghiệm… sẽ hiệu quả hơn rất nhiều ở một phòng học chỉ có bàn ghế, bảng đen. Giờ học Văn cũng sẽ khác hơn trong một không gian có tranh ảnh, cỏ cây…”. Việc tuyên dương, khen thưởng kịp thời những GV có nhiều sáng kiến trong nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một biện pháp tạo sự lan toả trong mỗi hội đồng sư phạm. Tuy nhiên, đã bắt đầu có hiện tượng chuyển từ đọc - chép sang nhìn – chép hoặc GV “thao thao bất tuyệt” suốt cả giờ học, bỏ mặc cho HS tự ghi chép theo khả năng. Quá trình học của HS là sự tổng hợp của các thao tác nghe – nhìn – viết. Chỉ cần thiếu hoặc xem nhẹ một trong các yếu tố ấy thì HS rất khó để khắc sâu kiến thức. Có GV đã chuyển từ việc dạy học chủ yếu từ đọc - chép sang việc chép trên bảng cho HS chép. Thậm chí, nhiều GV “vin” vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đã lạm dụng máy chiếu vào trình chiếu các hình ảnh vô tình đã chuyển dạy học thành nhìn – chép. Thậm chí, trong trường hợp này, nhiều khi HS cũng chẳng chép được gì do mãi nhìn hoặc hình ảnh và chữ lướt quá nhanh. Đọc – chép chỉ là một trong những phương pháp mà GV có thể “pha” cùng với các phương pháp khác trong quá trình chuyển tải kiến thức cho HS. Vấn đề là ở chỗ, người thầy phải sử dụng với một “liều lượng” hợp lý để cuối cùng, HS có thể tự rút ra được kết luận cho mình thông qua sự hướng dẫn của GV. Hà Ánh Ngọc . Chấm dứt dạy học chủ yếu qua đọc – chép ở phổ thông: Cần phát huy vai trò của tổ bộ môn Thứ ba, 16 Tháng 2 2010 20:07 (GD&TĐ) - Đọc – chép vốn là một trong nhiều phương pháp để giáo. hành các hoạt động lên lớp. Thế nhưng, trong bối cảnh Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì việc dạy học chủ yếu qua đọc – chép để triệt tiêu tính chủ động. bắt đầu có những động thái chống việc lạm dụng đọc – chép của giáo viên. Học sinh phải sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa Việc làm đầu tiên của Trường THPT Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) trong những ngày

Ngày đăng: 06/07/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chấm dứt dạy học chủ yếu qua đọc – chép ở phổ thông: Cần phát huy vai trò của tổ bộ môn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan