1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG tổ CHUYÊN môn TRONG TRƯỜNG mầm NON THẠCH BÌNH

23 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 6,66 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁPHÒNG GD& ĐT THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG MẦM NON THẠCH BÌNH” Người thực hi

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD& ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG MẦM NON

THẠCH BÌNH”

Người thực hiện: Phạm Thị Hoa Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Thạch Bình SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THẠCH THÀNH, NĂM 2019

Trang 2

2.3.3 Tổ chức tốt các tiết dự giờ, thao giảng – Tích cực

bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên

8

2.3.4 Rèn luyện phong cách lên lớp cho giáo viên 102.3.5 Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 112.3.6 Giải quyết một số vấn đề thảo luận thường gặp

phải trong sinh hoạt tổ chuyên môn

13

2.3.7 Tổ trưởng chuyên môn luôn tự bồi dưỡng năng lực tổ

chức, điều hành các buổi sinh hoạt chuyên môn 152.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục

Tài liệu tham khảo

Danh mục sàng kiến kinh nghiệm được các cấp xếp loại

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài:

Nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay là vấn đề quan tâm hàng đầu củangành giáo dục và toàn xã hội Chất lượng giáo dục mầm non phụ thuộc vàonhiều yếu tố, năng lực chuyên môn của giáo viên là một trong những yếu tố ảnhhưởng lớn nhất đến chất lượng chăm sóc giáo giáo dục trẻ Chất lượng hoạtđộng của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục

Tổ chuyên môn là một hệ thống tổ chức nhà trường được ghi trong điều lệtrường mầm non, tổ chuyên môn có chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môncủa nhà trường Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt độngchung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo

kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình độ tuổi và kế hoạch năm hoc của nhàtrường Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ Điềuhành hoạt động của tổ, quản lý kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn củagiáo viên [1]

Trong trường học các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhaudưới sự chỉ đạo của tổ chức Đảng, Ban giám hiệu nhà trường nhằm thực hiện cóhiệu quả mục tiêu giáo dục trẻ trong năm học của nhà trường

Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếutrong hoạt động của nhà trường đây là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn,góp phần nâng cao chất lượng dạy học Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽxuất hiện nhiều ý tưởmg sáng tạo trong thực hiện công tác chuyên môn Chấtlượng, hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn tốt thì năng lực chuyên môn của giáoviên được nâng lên Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyênmôn?

Thực tế trong nhà trường cho thấy có tổ chuyên môn hoạt động rất mạnhnhưng vẫn còn có tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ỷ lại với nhiềutồn tại như: hoạt động trên giấy tờ sổ sách, ít bàn về chuyên môn, hoặc hoạtđộng qua loa đại khái cho đủ thủ tục hành chính Bên cạnh đó, tổ trưởng chưaphát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lý coi mình cũng như giáo viênbình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa chủ động xây dựng vàthực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng caochất lượng sinh hoạt chuyên môn Đó là còn chưa kể đến nhiều tổ trưởng chuyênmôn có trình độ và nghiệp vụ non kém, ngại va chạm hoặc có thái độ quân bìnhchủ nghĩa khi dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá tiết dạy của các tổ viên Nộidung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó,chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡnhững khó khăn cho giáo viên trong tổ Trong các buổi sinh hoạt, không khíthường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít đượcmang ra bàn bạc, thảo luận

Xuất phát từ những hiện trạng và tính cấp thiết của vấn đề trên, xây dựng

tổ chuyên môn hoạt động có nền nếp, chất lượng chính là sự đầu tư có hiệu quả

về chất lượng giảng dạy trong nhà trường Với nhiệm vụ là Phó Hiệu trưởng phụ

trách chuyên môn tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non” để nghiên cứu và tìm ra những biện

Trang 4

pháp hiệu quả nhất, áp dụng thực hiện tại trường mầm non Thạch Bình.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu tình hình, đội ngũ giáo viên của trường mầm non Thạch Bình

về số lượng, trình độ thực tiễn và hiệu quả tổ chức các hoạt động của các tổchuyên môn trong nhà trường

Chỉ ra được thực trạng và yêu cầu cần thiết phải nâng cao chất lượng tổchuyên môn Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong tổ chức các buổi sinh hoạttổ

Phân tích, nhận xét thực trạng và đề xuất được những giải pháp, biệnpháp xây dựng tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả trong trường mầm non

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng của đề tài nghiên cứu này là tổng kết các hoạt động của tổchuyên môn trong trường mầm non Thạch Bình Chủ yếu là giáo viên và tổ

truởng chuyên môn

Cơ sở của tổng kết kinh nghiệm là thông qua hoạt động thực tế của các tổchuyên môn Trường mầm non Thạch Bình

1.4 Phương pháp nghiên cứu :

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Phương pháp thống kê sử lý số liệu

2 Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là một hệ thống tổ chức nhà trường được ghi trong điều lệtrường mầm non, tổ chuyên môn có chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môncủa nhà trường Tại điều 14 chương II văn bản hợp nhất số 04/2015-VBHN-BGDĐT đã ghi rõ nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm: Xây dựng kế hoạch hoạtđộng chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kếhoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; Thựchiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quảcông tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồdùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch củanhà trường, nhà trẻ; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghềnghiệp giáo viên mầm non; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên [1]

Tổ trưởng chuyên môn là ngườu chịu trách nhiệm chính trong việc nângcao chất lượng tổ chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn phải có khả năng tiếpnhận và tổ chức thực hiện các thông tin quản lý vì đây là công việc hết sức quantrọng đối với người quản lý chuyên môn Vì khả năng tiếp nhận xử lý và tổ chứctốt các thông tin sẽ đem lại lại hiệu quả tối ưu

Tổ chuyên môn gồm các giáo viên đứng lớp, trực tiếp tổ chức chăm sóc

và dục trẻ, cho nên bất kỳ giáo viên nào cũng phải biết mình có một vai trò quantrọng ảnh hưởng rộng rãi đến chất lượng giáo dục của một tập thể giáo viêntrong nhà trường và ngược lại trẻ nào đến trường cũng được tiếp nhận sự giáodục của tập thể giáo viên Cho nên chất lượng giáo dục của nhà trường đạt hiệuquả cao hay thấp không chỉ phụ thuộc ở một giáo viên mà đòi hỏi phải có sựphối hợp đồng bộ của toàn thể giáo viên trong tổ Chính vì thế tổ chuyên môn

Trang 5

phải đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công tác, luôn tạo ra bầu không khíthoải mái, lành mạnh trong tổ Mọi thành viên trong tổ luôn có ý thức phấn đấuvươn lên về mọi mặt, học hỏi nhau cùng tiến bộ Nắm vững và tổ chức thực hiệntốt đường lối và quan điểm giáo dục của Đảng;

Thực tiễn cho thấy, trường nào công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu càng

cụ thể rõ ràng, khoa học thì việc sinh hoạt của tổ chuyên môn càng có chấtlượng, có nề nếp Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn càng bám sát mục tiêu,yêu cầu của chương trình và nhiệm vụ năm học thì càng tháo gỡ kịp thời nhữngkhó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên Ngược lại,trường nào công tác chỉ đạo chuyên môn thiếu khoa học, buông lỏng thì việcsinh hoạt tổ chuyên môn sẽ không đảm bảo thời gian và kém chất lượng Chính

vì vậy công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồntại và phát triển của nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơithực thi nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, động lực quan trọng để giúp nhàtrường phát triển chính là hoạt động có hiệu quả của tổ chuyên môn

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động ”Mỗi thầy, cô giáo

là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo” do các cấp phát động

Tổ trưởng chuyên môn là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, gương mẫu, có

uy tín, năng lực chuyên môn vững

Giáo viên trong tổ có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác

2.2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên trường mầm non Thạch Bình gặp không ít

những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thể hiện:

* Về năng lực chuyên môn của giáo viên:

Đội ngũ giáo viên trường đào tạo từ nhiều hệ khác nhau, trình độ chuyênmôn chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác làm ảnhhưởng đến hiệu quả giáo dục Một bộ phận giáo viên tiếp thu và vận dụng cácchuyên đề vào giảng dạy ở mức đạt yêu cầu; giáo viên lớn tuổi chưa tiếp cậnđược với công nghệ thông tin

Nhà trường có 2 điểm trường nên khó khăn cho việc chỉ đạo bồi dưỡngchuyên môn

Một số giáo viên trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử còn nhiều hạn chế, thiếu

tự tin và chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến trong các cuộc họp chuyên môn

* Về nghiệp vụ quản lý tổ chuyên môn:

Nhìn chung, các tổ chuyên môn mới chỉ tổ chức sinh hoạt chuyên môntheo quy định, nội dung sinh hoạt còn rập khuôn ở kiểm tra hồ sơ sổ sách chưatrú trọng đến thay đổi nội dung, do vậy chưa phát huy hết sức mạnh của tổ

Trang 6

chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật sự đi vào chiều sâu nội dung, phươngpháp, hiệu quả tiết dạy Đa số chỉ dừng lại yêu cầu chung cơ bản, thiếu tính nângcao hoặc xoáy sâu vào trọng tâm của tiết dạy

Việc tự học, tự nghiên cứu để bồi dưỡng thêm về kiến thức và năng lựclãnh đạo tổ chuyên môn còn hạn chế, thường thì làm theo kế hoạch đã định sẵncủa Hiệu trưởng, ít tìm tòi, nghiên cứu xây dựng, hoặc đề xuất ý kiến có tínhsáng tạo đối với Ban giám hiệu

2.2.3 Thực trạng năng lực chuyên môn

* Về số lượng – cơ cấu:

Về số lượng:

- Tổ chuyên môn: 02 tổ là tổ nhà trẻ và tổ mẫu giáo

- Giáo viên đứng lớp: 23 giáo viên tỷ lệ 1,2 giáo viên/lớp Tổ nhà trẻ 06giáo viên; tổ mẫu giáo 17 giáo viên

Về cơ cấu:

Tỉ lệ nữ 100%

Tuổi đời cao nhất: 54 tuổi; thấp nhất: 25 tuổi

Thâm niên công tác: Cao nhất 30 năm; Thấp nhất: 01 năm

Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn: 23/23 GV tỷ lệ 100%;

Chínhquy

Tạichức

1 Đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ 2 0 1 1 0

6 Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVMN 23 9 12 2 0

Từ kết quả đánh giá chất lượng các hoạt động của tổ chuyên môn ở trêntôi nhận thấy chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn của trường mầm non ThạchBình trong năm học 2017 – 2018 chưa cao thể hiện qua bảng số liệu khảo sátđánh giá cuôi năm Chất lượng sinh hoạt tổ chưa cao dẫn đến chất lượng giảngdạy, tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp còn rất thấp Qua các đợt thao giảng, dự giờ,kiểm tra chuyên môn số giáo viên đạt loại tốt đang ở mức khiêm tốn

Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao thể hiện ở nội dung sinh

Trang 7

hoạt chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn

đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáoviên trong tổ, kế hoạch xây dựng không sát với tình hình thực tế chuyên môncủa tổ Trong các buổi sinh hoạt không khí thường trầm lắng, những vấn đề mới

và khó chưa được mang ra bàn bạc, thảo luận Mặt khác tổ trưởng chưa phát huyhết vai trò của mình trong tổ chức các buổi sinh hoạt tổ, chưa chủ động trongxây dựng kế hoạch hoạt động của tổ còn thụ động với kế hoạch của Ban giámhiệu, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinhhoạt tổ chuyên môn

Khi tổ sinh hoạt thì chỉ có thư ký ghi chép một cách qua loa để có biênbản đảm bảo hồ sơ tổ Các thành viên trong tổ không trao đổi, không có ý kiến,nếu tổ trưởng có triển khai hướng dẫn chỉ đạo một số vấn đề trong kế hoạch nhàtrường thì không ghi chép nên sau đó không nhớ để thực hiện

Chính vì thế nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là một vấn đềcần thiết của trường mầm non Thạch Bình Là Hiệu phó nhà trường, tôi đãnghiên cứu tài liệu, hoc hỏi những đơn vị bạn làm tốt công tác chuyên môn đểtìm ra những biện pháp mới phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường vớimột mong muốn nâng cao chất lượng chuyên môn trường mầm non Thạch Bìnhđáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong năm học 2018– 2019

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non

2.3.1 Tăng cường sự quản lý của BGH đối với tổ chuyên môn.

* Thực hiện tốt công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu:

Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu là một khâu quan trọng trong nângcao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Tôi tham mưu và cùng với Hiệu trưởngxây dựng kế hoạch chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với tổ chuyên môn cụ thể nhưsau:

Bước 1: Thành lập tổ chuyên môn, bổ nhiệm tỏ trưởng, tổ phó chuyên

môn và phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo từng tổ Đây là bước quan trọngtrong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Nếu Hiệu trưởng bổnhiệm hoặc phân công giáo viên đứng lớp không phù hợp với năng lực chuyênmôn, phù hợp với hoàn cảnh của từng giáo viên thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng nhà trường Là hiệu phó phụ trách chuyên môn tôi hiẻu rất rõ hoàncảnh, năng lực sở trường, trình độ chuyên môn của từng giáo viên trong nhàtrường nên tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng trong việc phân công giáo viên ởtrong các tổ chuyên môn và đề cử tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để Hiệu trưởng

ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn và bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyênmôn

Ví dụ: Khi bổ nhiệm tổ trưởng tôi tham mưu cho hiệu trưởng nên bổ

nhiệm giáo viên có thời gian công tác từ 5 năm trở lên có trình độ đại học, làgiáo viên dạy giỏi cấp huyện nhiều năm và quan trọng là phải có uy tín đối vớigiáo viên trong tổ

Bước 2: Công khai kế hoạch nhà trường thực hiện trong năm học về quy

mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả và dự kiến các hoạt động sẽ tiến hành trong

Trang 8

năm học như: Khai giảng, đăng ký chỉ tiêu năm học, kế hoạch thao giảng, thigiáo viên giỏi, bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động dạyhọc Công tác này sẽ giúp các tổ chuyên môn có định hướng có kế hoạch cụthể cho hoạt động chuyên môn của tổ mình.

Ví dụ: Nhà trường công khai kế hoạch chỉ tiêu năm học phấn đấu huy

động trẻ ra lớp đạt 25% đối với trẻ nhà trẻ và 95% đối với trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi,trẻ 5 tuổi huy động ra lớp 100% để các tổ chuyên môn biết từ đó xây dựng kếhoạch chỉ đạo giáo viên trong tổ tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ ra lớpđảm bảo kế hoạch

Bước 3: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch năm học:

Đây là bước giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để xâydựng phát triển tổ chuyên môn mình phụ trách, phân công trách nhiệm liênđới giữa các thành viên trong tổ Công tác này sẽ tạo cho bộ máy hoạt độngthông suốt, trôi chảy đạt hiệu quả cao

Ví dụ: Chuẩn bị tốt công tác khai giảng năm học Ban giám hiệu chỉ đạo

tổ chuyên môn khối mẫu giáo phân công các lớp tập văn nghệ để biểu diễn trongngày khai giảng Ban giám hiệu đưa ra số lượng tiết mục yêu cầu về chất lượngcác tiết mục khi biểu diễn có đánh giá sau khai giảng Tổ trưởng, tổ phó phải cótrách nhiệm phân công tiết mục cho các nhóm, lớp và đôn đốc để đạt chất lượngtheo yêu cầu của Ban giám hiệu

Bước 4: Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học: Ban giám

hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung cả tổ, hướng dẫn giáoviên xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

( bằng việc thực hiện đầy đủ đúng tiến độ thời gian, soạn bài, lên lớp, quá trnh

tổ chức các hoạt động dạy trẻ) Tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá dạy học

và thực hiện kế hoạch dạy học trong năm học: xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổchức lực lượng kiểm tra đánh giá, hoàn thiện hoạt động dạy học, hoàn thiệnquản lý hoạt động dạy học

Ví du: Trong chỉ tiêu kế hoạch năm học của nhà trường phấn đấu 100%

nhóm lớp đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động giáodục Căn cứ trên kế hoạch của nhà trường tổ chuyên môn xây dựng kế hoạchmỗi giáo viên một tuần phải có 2 tiết sử dụng CNTT vào dạy trẻ, tổ trưởngthông qua kế hoạch của tổ đến toàn thẻ giáo viên trong tổ từ đó giáo viên tựnghiên cứu thực hiện theo đúng kế hoạch tổ và nhà trường xây dựng Tổ trưởng

và Ban giám hiệu sẽ kiểm tra để đánh giá hiệu quả thực hiện của giáo viên

*Thực hiện tốt vai trò của Ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn

Ban giám hiệu phải thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổchuyên môn, kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, cácvướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời Nắm bắtđược vấn đề này trong các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn tôi luôn có mặt để

dự họp cùng với tổ Tôi yêu cầu các tổ chuyên môn chủ động đưa các vấn đề cầntháo gỡ trong tháng ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể

tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phươngpháp giảng dạy phù hợp Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của

Trang 9

mình Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết Mỗi giáo viênđều đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khácnhau, từ đó lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất Khi tham gia sinhhoạt tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lý đến giám sát.

Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, tôi không

áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiếncủa mọi thành viên với thái độ trân trọng, tôi cũng nhận một phần việc như cácthành viên khác trong tổ là trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nộidung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểuđóng góp ý kiến không vội vã kết luận vấn đề một cách chủ quan mà phân tíchtổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có sức thuyết phục

Ví du : Trong buổi sinh hoạt chuyên môn tổ mẫu giáo cuối tháng 9/2018.

Thực hiện kế hoạch của tổ là mỗi giáo viên phải có 02 tiết ứng dụng CNTT vào

tổ chức các hoạt động day trẻ trong một tuần Trong tháng 9 khi đi kiểm trachuyên môn tôi thấy có 01 số giáo viên chưa thực hiện được Tôi yêu cầu tổtrưởng chuyên môn đưa vấn đề đó ra bàn bạc tại cuộc họp tổ để tìm cách thào gỡ

và cho giáo viên thảo luận: Khi thảo luận có 02 nhóm ý kiến đưa ra :

Nhóm1 : Một số giáo viên có ý kiến sử dụng CNTT chưa thành thạo nên

xây dựng 02 giáo án điện tử rất khó

Nhóm 2 : Một số giáo viên lại có ý kiến thời gian trên lớp từ 10 – 11h,

thời gian về nhà lại phải công việc gia đình nên không còn thời gian để xâydựng giáo án điện tử

Khi mọi người đã đưa ra các ý kiến tôi cũng xin phép được có ý kiến Tôiđưa các giả thuyết để mọi người cùng bàn bạc:

Với ý kiến nhóm 1: Qua kiểm tra tôi thây Đ/c Yến sử dụng rất thành

thạo CNTT đ/c đã biết cách lấy thông tin, hình ảnh từ trên mạng chỉnh sửa theoyêu cầu của bài dạy và nhu cầu thực tế của nhóm lớp mình Không mất nhiềuthời gian mà hiệu quả lại cao đ/c Yến lại là tổ trưởng tổ mẫu giáo rất thuận lợi

để các đồng chí nhờ đ/c Yến hướng dẫn

Với ý kiến nhóm 2 : Đặc thù của giáo viên mầm non ở cả ngày trên lớp

và thời gian ngủ trưa của trẻ mẫu giáo là 150 phút Với 02 GV/lớp nên giáo viên

có thể phân công trực để xáy dựng sườn giáo án và đao loát các hình ảnh, thôngtin trên mạng, tối về nhà chình sửa và hoàn chỉnh giáo án sẽ bớt đi rất nhiều thờigian Mọi người sẽ quyết định thực hiện khi thấy ý kiến đó hợp lý

Với những ý kiến tôi đưa ra hợp tình, hợp lý nên được giáo viên hưởngứng và thống nhất thực hiện theo cả hai phương án Vào các buổi sinh hoạtchuyên môn tổ trưởng chuyên môn sẽ dành một lượng thời gian để hướng dẫngiáo viên xây dựng giáo án điện tử, tuỳ theo giáo viên chưa biết ở phần nào thìhướng dẫn ở phần đó Đa số giáo viên chưa biết cách thiết kế bài giảng Papoi,cách lấy các hình ảnh trên mạng, đ/c Yến sẽ hướng dẫn giáo viên cách tạoSlides, cách lấy các hình ảnh trên mạng lưu về máy và cách tạo hiệu ứng hìnhảnh động, tạo âm thanh để đưa các hình ảnh vào trong bài giảng phù hợp vớitừng đề tài Sau một thời gian hướng dẫn giáo viên đã thành thạo trong xây dựnggiáo án điện tử, kế hoạch mỗi giáo viên có 02 tiết ứng dụng CNTT vào tổ chứccác hoạt động day trẻ trong một tuần đã được giáo viên thực hiện có hiệu quả

Trang 10

( Hình ảnh hướng dẫn gáo viên xây dựng giáo án Papoi)

Như vậy, vai trò của Ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo sinh hoạtchuyên môn của tổ chuyên môn là rất quan trọng, nó giúp cho Ban giám hiệunắm bắt kịp thời những ý kiến của giáo viên đưa ra trong sinh hoạt tổ, từ đó đưa

ra định hướng cụ thế trong công tác chỉ đạo giúp tổ chuyên môn sinh hoạt cóchất lượng, hiệu quả hơn

2.3.2 Triển khai có chất lượng và hiệu quả các chuyên đề trong tổ chuyên môn

Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết trong năm học đểnâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Các chuyên đề cần tập trung vàonhững đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng ứngdụng CNTT trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học,đổi mới kiểm tra đánh giá, nghiên cứu và triển khai cách thức thực hiện Thông

tư, Chỉ thị, Nhiệm vụ năm học mới Tránh những chuyên đề nặng về lý luận

mà việc triển khai trong thực tế còn khó khăn

Việc triển khai các chuyên đề cần được thực hiện có kế hoạch, được tổchức, kiểm tra, đánh giá và triển khai áp dụng vào thực tiễn thì mới có chấtlượng và hiệu quả tốt Trong một năm học cần cơ cấu hợp lý các mảng chuyên

đề, mỗi giáo viên chỉ nên đảm trách một chuyên đề, phân bổ thời gian phù hợpvới điều kiện cụ thể của nhà trường Tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kếhoạch thực hiện các chuyên đề trọng tâm trong năm học như chuyên đề: Đổimới phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”;chuyên đề phát triển vận động; chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học ….sau khi xác định được các chuyên đề trọng tâm cần thực hiện để triển khai cóchất lượng các chuyên đề trong buổi họp chuyên môn tôi chỉ đạo tổ trưởng nênthực hiện theo các bước sau:

+ Phân công cá nhân chuẩn bị chuyên đề

+ Tổ trưởng duyệt bản thảo

+ Báo cáo chuyên đề ở tổ, các tổ viên góp ý, phản biện

+ Cá nhân phụ trách hoàn thiện chuyên đề phần lý thuyết và thực hành

Trang 11

Khi trao đổi, thảo luận ở tổ cần làm rõ những vấn đề mấu chốt Chẳnghạn, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục “ Lấytrẻ làm trung tâm” cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về phương pháp dạy học tíchcực Cũng vậy, chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học cần quan tâm đếnchất lượng và hiệu quả: Sử dụng CNTT đến mức độ nào trong bài giảng cụ thểnày? Kết hợp giữa lời nói và trình chiếu trên màn hình như thế nào để đạt hiệuquả? Điều quan trọng là, trong mỗi tiết dạy, giáo viên biết lựa chọn phươngpháp thích hợp, biết kết hợp các phương pháp hiện đại với các phương pháptruyền thống tùy thuộc vào từng bài dạy, không nên lạm dụng phương pháp nào.Giáo viên phải coi trọng các thủ pháp dẫn dắt trẻ tiếp nhận kiến thức một cách tựnhiên, lôgíc.

Ví dụ: Trước khi đưa chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo quan

điểm giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm" cho trẻ mẫu giáo vào thực hiện trong cáclớp Tổ trưởng phân công cho 01 giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên

đề đưa cho tổ trưởng duyệt để thống nhất nội dung Tổ trưởng tổ chức buổi họpchuyên môn cho giáo viên được phân công triển khai phần lý thuyết trong cuộchọp, mọi thành viên trong tổ đóng góp ý kiến để hoàn thiện phần lý thuyếtchuyên đề Căn cứ vào phần lý thuyết để xây dựng giáo án thực hành Giáo viênđược phân công sẽ thực hiện 01 tiết thực hành trên lớp để tất cả giáo viên trong

tổ được dự sau đó hoàn thiện phần thực hành và thống nhất phương pháp đưavào thực hiện ở các nhóm, lớp

Với các chuyên đề khác tôi cũng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn trước khiđưa vào thực hiện phải được triển khai trong các cuộc họp chuyên môn để cácthành viên trong tổ thảo luận đóng góp ý kiến cùng thống nhất phương phápthực hiện

2.3.3.Tổ chức tốt các tiết dự giờ, thao giảng – Tích cực bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên

Nâng cao chất lượng giờ dạy là nguyện vọng của các giáo viên, tổchuyên môn và nhà trường Điều này được thực hiện qua nhiều biện pháp khácnhau Kỹ năng sư phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ dạy

Ở các buổi sinh hoạt tổ giáo viên có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữanhững tồi tại, nhược điểm như phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt hoạtđộng này nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm của giáo viên trong các giờ dạy

Dự giờ là hoạt động quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng chuyên môn của mỗi giáo viên Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên được dự giờ chủ động, tíchcực hơn trong bài dạy của mình Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dựgiờ, các giáo viên đều chuẩn bị bài kỹ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạytrước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên.Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của trẻcũng tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo củabản thân trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy trẻ Việc dự giờ còn giúp chocác giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp,thông qua việc xử lý tình huống của đồng nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục đượcnhững thiếu sót trong quá trình giảng dạy Bởi vậy, ngoài mục đích đánh giánăng lực của giáo viên thì điều quan trọng là các tổ cần tổ chức tốt việc góp ý,

Ngày đăng: 18/11/2019, 13:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w