1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông trần phú

16 648 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Hiện nay tình hình hoạt động của các tổ chuyên môn ở một số trường phổ thông bộc lộ nhiều hạn chế: Thời gian dành cho sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa thỏa đáng; nội dung sinh hoạt tổ m

Trang 1

PHẦN I MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Hiện nay tình hình hoạt động của các tổ chuyên môn ở một số

trường phổ thông bộc lộ nhiều hạn chế: Thời gian dành cho sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa thỏa đáng; nội dung sinh hoạt tổ mang tính hành chính sự vụ, chưa đi sâu vào hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; một bộ phận giáo viên còn thờ ơ với việc đổi mới phương pháp dạy học; giáo viên trong tổ chưa có điều kiện chia sẻ, hỗ trợ nhau về chuyên môn và nghiệp

vụ sư phạm…Những hạn chế đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường và đồng thời chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu giáo dục hiện nay

2 Năm học 2009-2010 được xác định là: “Năm học đổi mới quản lý

và nâng cao chất lượng giáo dục” Thực tế cho thấy rằng vai trò người thầy giáo rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục; chỉ có thể tạo

ra được những “sản phẩm” hoàn hảo khi người thầy có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức mẫu mực và trình độ chuyên môn giỏi Chính tổ chuyên môn là nơi hun đúc cho người giáo viên có những tố chất quý giá

đó Tổ chuyên môn là nơi giúp các thành viên trong tổ hành động theo mục tiêu thống nhất, phát huy năng lực của mỗi cá nhân, kết hợp thành sức mạnh trí tuệ của tập thể Thông qua tổ chuyên môn, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng nắm bắt được chất lượng giờ dạy trên lớp và việc thực hiện nề nếp, kỷ cương của từng giáo viên cũng như hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ Từ đó, lãnh đạo đề ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp, kịp thời khắc phục những tồn tại, đưa guồng máy nhà trường đi vào hoạt động một cách hợp lý nhất, tiết kiệm nhất và đem lại hiệu quả cao nhất

Bản thân tôi được phân công phụ trách chuyên môn ở THPT chuyên

Lê Quý Đôn - tỉnh Ninh Thuận Năm học 2009-2010, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, tôi đã áp dụng một số biện pháp

cụ thể để cải tiến chất lượng, khắc phục dần những hạn chế trong hoạt động

tổ chuyên môn nhằm điều chỉnh các hoạt động của tổ chuyên môn hướng tới mục tiêu đào tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học Vì thế, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề này với nội dung là:

Trang 2

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông ”.

II GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường, thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Trong đề tài này, tôi chỉ trình bày một số giải pháp trong phạm vi nhiệm vụ được giao là công tác chuyên môn

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn.

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn được quy định tại Điều 16 (Điều lệ

trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày

02/4/2007) và Điều 2 (Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT

chuyên ban hành theo quyết định số 82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008) của Bộ Giáo dục và Đào tạo

2 Các hoạt động chính của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông

* Xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ và quản lý việc thực hiện

chương trình của giáo viên

* Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

* Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

* Tham gia kiểm tra, đánh giá trình độ tay nghề và nghiệp vụ của

giáo viên

* Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

sinh

* Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng, phụ đạo cho học

sinh

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Dưới đây là kết quả khảo sát được từ một số tổ trưởng chuyên môn, các phó hiệu trưởng chuyên môn ở các trường: THPT Tháp chàm, THPT

Lê Duẩn, THPT Nguyễn Huệ

Trang 3

1 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch ở tổ chuyên môn

1

Kế hoạch chuyên môn của tổ có mục

tiêu, nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, biện pháp

thực hiện và chương trình hành động

phù hợp, đáp ứng mục tiêu của nhà

trường

30, 7

46, 2

23, 1

2 Kế hoạch chuyên môn tổ được đưa ra tổthảo luận và thống nhất trước khi trở

thành kế hoạch chính thức của tổ

7,7 61,5 30,8

3 Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáoviên xây dựng kế hoạch dạy học cá

nhân

15,

4 30,8 53,8 4

Kế hoạch cá nhân của giáo viên có mục

tiêu, phương hướng, biện pháp thực

hiện hoạt động dạy học cụ thể, rõ ràng

và khả thi

30, 8

15, 4

53, 8

5 Tổ trưởng chuyên môn phê duyệt kếhoạch dạy học của giáo viên theo quy

định

7,6 46,2 46,2

Nhận xét:

Các nội dung (1), (2) tuy đạt yêu cầu nhưng tỉ lệ tốt còn thấp; các nội dung (3), (4) chưa đạt yêu cầu; tổ trưởng chuyên môn chưa làm tốt nội dung (5)

2 Thực trạng hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn

STT Nội dung hoạt động chuyên môn

Mức độ (%) Tốt Khá TB Yế u

thực hiện đúng, đủ theo phân phối 15,4 46,2 38,4

Trang 4

chương trình

2 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng

46, 2

69, 2

4 Tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ taynghề và nghiệp vụ sư phạm của giáo

viên

15,

5 Tổ chức kiểm tra đánh giá các hoạtđộng học tập của học sinh theo yêu cầu

của BGD-ĐT

30,

53, 8

Nhận xét:

Nội dung (1) đạt yêu cầu nhưng hiệu quả chưa cao; nội dung (5) được thực hiện khá tốt; nội dung (4) tương đối tốt

Các nội dung (2), (3) và (6) tỉ lệ ý kiến đánh giá yếu khá lớn

Qua trao đổi tìm hiểu nguyên nhân, được biết phần lớn giáo viên thường ngại trao đổi những khó khăn trong dạy học, tổ trưởng chuyên môn chưa thực sự quan tâm tổ chức những buổi sinh hoạt tổ chuyên môn có nội dung chuyên môn thiết thực

3 Thực trạng công tác chỉ đạo của phó hiệu trưởng chuyên môn

STT Nội dung công tác chỉ đạo Tốt Khá TB Yếu Mức độ (%)

1 Triển khai nội dung chỉ đạo của cấp trênvề việc thực hiện chương trình trong

năm học

23,

38, 5

2 Xây dựng và phổ biến các quy định,quy chế và yêu cầu về chuyên môn. 30,8 38,4 30,8

3 Phân công, giao nhiệm vụ cho tổchuyên môn cụ thể, rõ ràng và hợp lý. 7,7 30,8 46,2 15,3

Trang 5

phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT,

5 Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức phụ đạobồi dưỡng, hoạt động ngoại khóa. 7,7 38,5 53,8

6 Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo

viên

15,

7 Kiểm tra việc thực hiện quy định quychế chuyên môn của tổ chuyên môn. 15,4 30,8 53,8

8 Sơ kết, tổng kết các hoạt động chuyênmôn của tổ chuyên môn theo định kỳ. 7,7 30,8 61,5

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung (1), (2), (7) và (8) được các phó hiệu truởng chuyên môn chỉ đạo thực hiện tương đối nghiêm túc Tuy nhiên với các mức độ trên 30% ý kiến đánh giá mức trung bình cho thấy hiệu quả công tác quản lý về các nội dung này chưa cao Nội dung (3) được thực hiện tương đối đạt yêu cầu Kết quả các nội dung (4), (5), (6) thể hiện

sự ít quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo trưởng

III GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH

1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

•Văn bản 1009/HD-SGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2009 của Sở Giáo

dục và Đào tạo Ninh Thuận về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010

• Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT

được ban hành kèm theo quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 5 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chí

5: Tổ chuyên môn)

• Văn bản số 1352/SGDĐT-GDTrH ngày 02/10/2009 của Sở Giáo

dục và Đào tạo Ninh Thuận về việc hướng dẫn thực hiện “Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới

kiểm tra đánh giá”

• Công văn 370/SGDĐT- GDTrH ngày 08/11/2004 của Sở Giáo dục

và Đào tạo Ninh Thuận về việc hướng dẫn “Thanh tra toàn diện giáo viên”

Trang 6

2 CÁC GIẢI PHÁP

2.1 Triển khai phổ biến và ban hành các văn bản pháp quy

- Triển khai, phổ biến đầy đủ, kịp thời các quy định về nhiệm vụ năm học của

tổ chuyên môn, các chủ trương đường lối, nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, của Ngành, những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá…

- Ban hành các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ trưởng

chuyên môn; các quy định về chế độ, nội dung hoạt động tổ chuyên môn trong từng thời gian cụ thể

- Cụ thể hóa các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng cá nhân, tập

thể hằng năm, trong đó nêu cụ thể nội dung thực hiện, mức độ cần đạt và thang điểm đánh giá xếp loại

- Đề ra các yêu cầu, đề nghị và hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của giáo viên bộ môn trong việc thực hiện chương trình; quy định nề nếp sinh hoạt chuyên môn, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

2.2 Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn và quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học cá nhân

- Cung cấp các biểu mẫu về nội dung kế hoạch và định hướng giúp

các tổ lập kế hoạch chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên

- Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn thể hiện đầy đủ các cột, mục

về mục tiêu, nội dung, biện pháp, chỉ tiêu, phân công, mức độ thực hiện, điều chỉnh Tổ trưởng chuyên môn thông qua các thành viên trong tổ để thảo luận biện pháp đi đến thống nhất kế hoạch

- Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên bộ môn lập kế hoạch dạy học cá nhân dựa trên phân công của tổ

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên ở các nhóm bộ môn kiểm tra chéo sổ đầu bài, lịch báo giảng của giáo viên Trên cơ sở đó

có biện pháp thích hợp giúp giáo viên thực hiện đủ, đúng chương trình dạy học

- Mỗi học kỳ tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch thăm lớp, dự giờ để kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học kể cả các tiết hoạt động ngoài

Trang 7

giờ lên lớp, thí nghiệm thực hành Mỗi học kỳ, tổ trưởng dự ít nhất 2 tiết dạy/01 giáo viên

- Cuối mỗi tháng, tổ trưởng chuyên môn phải duy trì chế độ báo cáo với phó hiệu trưởng chuyên môn tình hình thực hiện chương trình dạy học của tổ và những đề xuất (nếu có)

2.3 Tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

2.3.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ:

- Vận động giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ ôn tập, đăng ký thi Cao học; tạo điều kiện về mặt thời gian và đề nghị lãnh đạo xây dựng chế

độ hỗ trợ cho giáo viên đi học Cao học

- Bồi dưỡng cho giáo viên về Tin học, về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học

2.3.2 Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ trong tổ để nâng cao tay nghề cho giáo viên

- Quy định cụ thể thời gian và nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ

ở hai lần trong tháng Hiệu trưởng bố trí phân công phó hiệu trưởng chuyên môn cùng tham dự

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề nghiêm túc từ khâu phân công chuẩn bị nội dung, tổ chức thảo luận đến khâu đánh giá hiệu quả của từng chuyên đề Chú trọng việc tạo điều kiện cho giáo viên thường xuyên trao đổi với nhau những vấn đề mới và khó trong chương trình, những vấn đề trọng tâm của bài dạy

- Mặt khác, chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn hàng năm luân chuyển giáo viên dạy các khối lớp để mỗi giáo viên nắm được toàn bộ chương trình cấp học, xác định được yêu cầu về trình độ kiến thức của từng khối lớp

- Tổ trưởng chuyên môn động viên giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm Phân công giáo viên trong tổ đọc sáng kiến kinh nghiệm và đưa ra

tổ để thảo luận, đánh giá chất lượng Những sáng kiến kinh nghiệm được

Sở Giáo dục và Đào tạo xếp loại từ đạt yêu cầu trở lên được phổ biến và ứng dụng trong nhà trường

- Tổ trưởng lập kế hoạch tổ chức cho giáo viên dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy trên lớp.Tổ trưởng cần bồi dưỡng cho tổ viên về nghiệp vụ đánh giá, phân tích tiết dạy

Trang 8

- Động viên tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh Trên thực tế, một số giáo viên có quá trình công tác lâu năm thì có kinh nghiệm

sư phạm, nhiệt tình công tác nhưng hạn chế về phương pháp mới trong dạy học, ngược lại lực lượng giáo viên trẻ thì được đào tạo hoàn chỉnh, có kiến thức phong phú nhưng thiếu kinh nghiệm sư phạm, về kỹ thuật lên lớp Vì thế, thông qua hội thi, những góp ý của đồng nghiệp giúp cho từng giáo viên ngày càng được hoàn thiện hơn về nghiệp vụ

2.4 Tăng cường quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Trong đợt bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ đầu năm học, phó hiệu trưởng tuyên truyền, tập huấn cho toàn thể giáo viên về chủ trương định hướng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, yêu cầu và ý nghĩa của đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải là những người gương mẫu, tiên phong về đổi mới phương pháp giảng dạy,

về kiểm tra đánh giá

- Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của học sinh về phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo với tinh thần xây dựng

- Xây dựng chuẩn giáo án, chuẩn đánh giá giờ dạy để định hướng giáo viên trong quá trình thiết kế bài giảng, đặc biệt là giáo án có sử dụng công nghệ thông tin

- Đổi mới hình thức sinh hoạt nhóm chuyên môn: trao đổi giáo án, tìm hiểu những vấn đề khó, thảo luận đổi mới cách thiết kế bài giảng trao đổi các tình huống dạy học theo hướng đổi mới, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,

kỹ năng hoạt động nhóm của học sinh

- Về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện các công việc sau:

+ Thảo luận, xây dựng ma trận đề kiểm tra nhằm đảm bảo yêu cầu

về chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông theo 3 cấp độ: Biết, Thông hiểu và Vận dụng sáng tạo

+ Đối với các môn học xã hội và nhân văn, trong giảng dạy cần đổi mới kiểm

tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, hạn chế cho đề dạng học thuộc lòng

Trang 9

+ Thực hiện tốt các khâu trả bài và sửa bài kiểm tra của học sinh, niêm yết công khai đáp án để kiểm tra

- Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm theo đề chung và chấm chung nhằm thực hiện chính xác việc phân loại học sinh nhằm có căn cứ xác đáng

để đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh cuối năm, qua đó đánh giá được hiệu quả lao động của từng giáo viên

- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ của tổ chuyên môn Từng bước ứng dụng yêu cầu tiêu chí và quy trình ra đề kiểm tra để thực hiện việc ra đề kiểm tra của môn học phù hợp với thực tế dạy và học của tổ, hướng tới yêu cầu chuẩn mực và thống nhất

2.5 Tăng cường quản lý hoạt động ngoại khóa của tổ chuyên môn

ngoại khóa phù hợp, đưa vào kế hoạch năm học của tổ và phân công giáo viên phụ trách Giáo viên được phân công chịu trách nhiệm lên kế hoạch,

dự trù kinh phí, trình hiệu trưởng duyệt Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa phải đảm bảo các bước cơ bản: Xác định rõ mục đích yêu cầu, xây dựng nội dung hoạt động, huy động các giáo viên tham gia, phát động và tổ chức cho học sinh tham gia, tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng Các hình thức hoạt động ngoại khóa thường là: bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tổ chức các câu lạc bộ môn học, tổ chức đi thực tế, sưu tầm tài liệu…

2.6 Đẩy mạnh hệ thống thông tin trong quản lý tổ chuyên môn

- Xây dựng và ban hành quy chế về công tác thông tin, báo cáo của tổ chuyên môn, trong đó quy định rõ: mục đích - yêu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức, trách nhiệm và thời gian hoàn thành

- Tổ trưởng chuyên môn phổ biến chính xác, kịp thời các thông báo, chỉ thị của trường, của cấp trên đến từng thành viên trong tổ

2.7 Sử dụng các giải pháp kích thích, động viên, tạo môi trường thuận lợi

-Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, bố trí nơi sinh hoạt cho tổ chuyên

môn

-Tổ chức trang trọng các hình thức tôn vinh khích lệ; đề nghị cấp trên khen thưởng, xét tặng danh hiệu thi đua; xét kết nạp Đảng…

- Khen thưởng phải công khai và có ý nghĩa giáo dục trong tập thể

Trang 10

2.8 Tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chuyên mơn chính xác, khoa học, cơng khai, cơng bằng

- Lập kế hoạch kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp, cĩ thể kiểm tra tồn

diện hoặc kiểm tra một vài chuyên đề của tổ chuyên mơn 2 lần /năm Qua

đĩ, tổng kết đánh giá hoạt động tổ và đề xuất các yêu cầu đối với tổ chuyên mơn

- Đầu năm học, xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động tổ chuyên mơn và

thống nhất với tổ chuyên mơn các nội dung của chuẩn

- Chỉ đạo tổ chuyên mơn hướng dẫn giáo viên căn cứ chuẩn để tự

đánh giá, sau đĩ tổ tiến hành bình xét, xếp loại giáo viên hàng tháng

Mỗi học kỳ, trên cơ sở tự đánh giá của tổ chuyên mơn, hội đồng thi đua-khen thưởng đánh giá và xếp loại tổ chuyên mơn

2.9 Xây dựng bầu không khí tập thể lành mạnh

- Tổ trưởng chuyên mơn thường xuyên cải tiến sinh hoạt tổ, luơn tạo

ra những xúc cảm tích cực, giúp các cá nhân trong tổ cĩ sự gắn bĩ với nhau hơn

- Tổ trưởng chuyên mơn phân cơng, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, hợp lý cho từng thành viên trong tổ; xây dựng các mối quan hệ chỉ huy-chấp hành, phối hợp chặt chẽ khoa học

- Lãnh đạo trường xác định năng lực, thế mạnh, điểm yếu của tổ chuyên mơn; hiểu rõ hồn cảnh, điều kiện sống và làm việc của giáo viên, mối quan hệ bên trong của tổ chuyên mơn và mối quan hệ giữa các tổ chuyên mơn với nhau Từ đĩ lựa chọn biện pháp quản lý phù hợp, xây dựng quan hệ tốt đẹp trong và ngồi tổ nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của tổ chuyên mơn

- Thực hiện dân chủ hĩa các hoạt động tổ chuyên mơn, thu hút mọi thành viên

tham gia gĩp ý kiến xây dựng cho nhà trường, tạo cho mọi giáo viên cĩ cảm giác được tơn trọng, từ đĩ nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tích cực của họ

IV ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

Tiến hành những giải pháp trên ở trường THPT chuyên Lê Quý Đơn -nơi tơi đang cơng tác, so với năm học 2008-2009, Trường đã cĩ những kết quả sau:

Ngày đăng: 03/03/2015, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w