giáo án địa phương

5 486 0
giáo án địa phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CHỦ TỊCH TÔ ĐỨC THẮNG (1888 – 1980) ************* 1/. Thời niên thiếu và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Bác Tôn (Tôn Đức Thắng) sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại làng An Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉ An Giang). Song thân Bác Tôn là ông Tôn Văn Để và bà Nguyễn Thị Dị. Thời thơ ấu, Bác Tôn sống với ông bà ngoại ở cầu Cái Sơn (Long Xuyên). Năm lên 8 tuổi học chữ Nho với thầy Nguyễn Thượng Khách. Năm 1900, Bác Tôn học tại trường TH Long Xuyên. Sau khi tốt nghiệp, Bác Tôn lên Sài Gòn học tại trường Bá Nghệ. Năm 1910, Bác Tôn làm việc tại xưởng Ba Son. Bác Tôn từng lãnh đạo Hs trường Bá Nghệ và công nhân Ba Son đấu tranh đòi quyền lợi. Năm 1916, Bác Tôn bị điều sang Pháp làm lính thợ phục vụ trong hải quân Pháp đóng tại Tu-lông, ít lâu sau được điều động làm thợ máy trên chiến hạm Phơ-răng-xơ (France). Năm 1917, CM XHCN tháng 10 Nga thành công, chính quyền Xô Viết thành lập, 14 nước đế quốc, trong đó có Pháp cấu kết nhau can thiệp vũ trang nhằm bóp chết nước Nga Xô Viết. Hải quân Pháp tiến vào Hắc Hải . Trên chiến hạm Phơ-răng-xơ (France), Bác Tôn và anh em binh lính Pháp đứng lên phản chiến ngăn tàu tấn công nước Nga. Sáng ngày 20/4/1919, UBCM trên tàu giao cho Bác Tôn kéo lá cờ đỏ. Vài ngày sau các tàu Pháp đêugf nổ ra binh biến nổi dậy, buộc lái tàu về Địa Trung Hải. Sau vụ phản chiến, Bác Tôn bị trục xuất về nước. Năm 1920, người thành lập Công hội bí mật Sài Gòn. Đây là tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân VN. Năm 1925, Bác Tôn lãnh đạo công nhân Ba Son bãi công giam chân chiến hạm Mi-sơ-lê chuẩn bị sang Trung Quốc đàn áp CM Trung Quốc. Năm 1927, Bác Tôn tham gia hội VNCM thanh niên. Tháng 7/1929, Bác Tôn bị TDP bắt giam tại khám lớn Sài Gòn. Chúng kết án 20 khổ sai và đài Bác Tôn đi Côn Đảo vào tháng 7/ 1930. Trong 15 năm bị giam cầm ở Côn Đảo, Bác Tôn luôn giữ khí tiết CM, giáo dục và giúp đỡ anh em trao dồi ĐĐCM xây dựng chi bộ ở nhà tù. Hãy nêu các sự kiện chính hoạt động của Bác Tôn và ý nghĩa của sự kiện đó 2/. Thời kì tham gia kháng chiến (1945 – 1975) và xây dựng đất nước. Trang 1 Năm 1945, CMT8 thành công, Bác Tôn và các đ/c CM ở Côn Đảo, được chính quyền CM trong đất liền đem tàu ra đón. Đúng vào lúc đó, đồng bào Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống TDP trở lại xâm lược. Bác Tôn được cử vào xứ ủy Nam Bộ và đắc cử QH khoa 1 năm 1946 tại SG Chợ Lớn. Đầu năm 1946, Bác Tôn được mời ra Hà NỘi công tác bên cạnh CT HCM và TW đẩng. Tháng 5/1946, Hội liên hiệp Quốc Dân VN ra đờ, Bác Tôn được cử làm phó hội trưởng và đảm trách vai trò hội trưởng sau khi cụ Huỳnh Thúc Kháng mất (4/1947). Tháng 11/1946, Bác Tôn được bầu làm phó trưởng ban thường trực QH. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (1946), Bác Tôn cùng TW đảng, chính phủ rút lên chiến Khu Việt Bắc, thực hiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Tháng 1/1948, Bác Tôn được bầu bổ sung vâò BCH TW và được BH cử làm trưởng Ban vận động thi đua ái quốc TW. Cũng trong năm đó, khi cụ Bùi Bằng Đoàn bệnh nặng phải nghỉ để điều trị, Bác Tôn phải đảm trách quyền trưởng ban thường trực Quốc Hội. Ngày 3/3/1951, tại Việt Bắc, ĐH toàn quốc của Mặt trận liên Việt đã bầu Bác Tôn làm chủ tịch mặt trận. Sau hiệp định Giơ –ne – vơ 1954, mặt trận liên việt đổi tên thành MTTQVN, Bác Tôn được bầu làm chủ tịch mặt trận và là trưởng ban thường trực QH. Người còn vinh dự được bầu làm chủ tịch danh dự UB bảo vệ hòa bình thế giới của VN. Tháng 7/1960, Bác Tôn làm phó chủ tịch nước VNDCCH. Từ năm 1969 , Bác Tôn được bầu làm CT nước VNDCCH, lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất TQ. Ngày 30/3/1980 Bác Tôn từ trần và thọ 92 tuổi. Những cống hiến của Bác Tôn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam 3/. Tấm gương mẫu mực sáng ngời. Cuộc đời của Bác Tôn là biểu tượng cho những tinh hoa của phẩm chất CM và phong cách của giai cấp CNVN,dân tộc VN và người CSVN. Bác Tôn là lớp CN đầu tiên giác ngộ CNCS.Người kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.Cống hiến của Bác Tôn cho phong trào CN và phong trào yêu nước của CMVN là rất lớn.Dù bị Thực Dân giam cầm,khủng bố dã man,nhưng lòng trung thành đối với CM,đối với nhân dân luôn được giữ vững một cách kiên cường. Bác Tôn ở cương vị lãnh đạo cùng Bác Hồ,TƯ Đảng,QH và MT đã phấn đấu lèo lái con thuyền CM của ND ta,đưa 2 cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Trong cuộc đời của mình, Bác Tôn luôn chăm lo xây đắp khối đoàn kết, thực hiện xuất sắc tư tưởng đại đoàn kết của HCM;gắn bó đ/c đồng bào cả nước chiến đấu vì độc lập, tự do thống nhất TQ và đi lên CNXH. Bác Tôn Trang 2 còn là chiến sĩ lỗi lạc, góp phần củng cố tình đoàn kết giữa nhân dân VN với Liên Xô và các nước XHCN. Với đức tính khiêm tốn, giản dị,chân thành trong sáng, Bác Tôn thể hiện nếp sống nhân ái,thủy chung nghĩa tình,phẩm chất của giai cấp công nhân QT với tư tưởng chiến đấu cao đẹp của người chiến sĩ CS,cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp CM.Tấm gương đạo đức của Bác Tôn để lại cho nhiều thế hệ CM và thanh niên nước ta noi theo.Bác Hồ nói về Bác Tôn :”Đ/c Tôn Đức Thắng là tấm gương mẫu mực về đạo đức CM.Suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng,hết sức phục vụ CM,phục vụ nhân dân’. Hãy kể vài mẫu chuyện về đạo đức cách mạng của Bác Tôn ? Câu hỏi : 1/. Lập bảng niên biểu về những hoạt động chính trị của Bác Tôn từ năm 1888 – 1980 ? 2/. Những cống hiến của Bác Tôn đối với sự nghiệp CMVN ? 3/. Sưu tầm tranh ảnh hoặc mẫu chuyện về Bác Tôn > Trang 3 Trang 4 Trang 5 . Bác Tôn tham gia hội VNCM thanh niên. Tháng 7/1929, Bác Tôn bị TDP bắt giam tại khám lớn Sài Gòn. Chúng kết án 20 khổ sai và đài Bác Tôn đi Côn Đảo vào tháng 7/ 1930. Trong 15 năm bị giam cầm. HCM và TW đẩng. Tháng 5/1946, Hội liên hiệp Quốc Dân VN ra đờ, Bác Tôn được cử làm phó hội trưởng và đảm trách vai trò hội trưởng sau khi cụ Huỳnh Thúc Kháng mất (4/1947). Tháng 11/1946, Bác. thường trực QH. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (1946), Bác Tôn cùng TW đảng, chính phủ rút lên chiến Khu Việt Bắc, thực hiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Tháng 1/1948, Bác Tôn được

Ngày đăng: 04/07/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan