1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an dia phương hoc

84 676 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 12,33 MB

Nội dung

TC1: LỊCH SỬ, VĂN HÓA KHU BẮC TRUNG BỘ Chương 1: Lịch sử địa phương Chương 3: Văn hóa địa phương TC 2: ĐỊA LÝ, KINH TẾ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ Chương 2: Địa lý vùng Bắc Trung Bộ Chương 4: Đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

Giới thiệu môn học

- Khái lược văn hoá Bắc Trung Bộ.

- Đặc điểm địa lý tự nhiên, địa lý dân cư và địa lý kinh

tế của khu vực BTB.

- Cơ hội và thách thức của địa phương trong xu thế hội nhập.

Trang 3

Cấu trúc môn học

MỞ ĐẦU: Khái niệm, mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu.

TC1: LỊCH SỬ, VĂN HÓA KHU BẮC TRUNG BỘ

Chương 1: Lịch sử địa phương

Chương 3: Văn hóa địa phương

TC 2: ĐỊA LÝ, KINH TẾ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Chương 2: Địa lý vùng Bắc Trung Bộ

Chương 4: Đặc điểm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ

Trang 4

Tài liệu tham khảo

1 Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ Địa lý địa phương NXB Giáo dục, 2001.

2 Đặng Duy Lợi (chủ biên) Địa lý tự nhiên Việt Nam (tập 2) NXB ĐHSP Hà Nội, 2008.

3 Lê Thông (chủ biên) Địa lý KT – XH Việt Nam NXB Đại học sư phạm, 2004.

4 Lê Thông (chủ biên) Địa lý các tỉnh thành phố Việt Nam (tập 3) NXB Giáo dục, 2004.

5 Đào Khang, Nguyễn Trang Thanh, Trần Thị Tuyến Bài giảng “Địa lý vùng Bắc Trung Bộ” Đại học Vinh, 2008.

Trang 5

Bài mở đầu

1 Khái niệm

1.1 Địa phương

Đơn vị lãnh thổ xác định về mặt không gian, một

bộ phận của quốc gia thống nhất, vùng lãnh thổ…

- Quan điểm cổ điển: là một trạng thái tổ chức chặt chẽ thể hiện ở cảnh quan, quan hệ ổn định giữa các sự kiện nhân văn và môi trường tự nhiên.

- Quan điểm chức năng: là một cấu trúc có một trung tâm chỉ huy điều tiết với tư cách là một yếu

tố cơ bản của vùng.

Trang 6

Về mặt hành chính: là một đơn vị lãnh thổ có

ranh giới nhất định, phụ thuộc vào một lãnh thổ cấp cao hơn, đồng thời lại là vùng lãnh thổ có các đơn vị cấp nhỏ hơn

Việc phân chia cấp lãnh thổ cao hơn thành các địa phương tùy thuộc vào mục đích hướng tới.

Địa phương trong khuôn khổ giáo trình này là Vùng Bắc Trung Bộ, trong đó, chủ yếu là Khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh

Trang 7

1.2 Địa phương học.

Là tập hợp các bộ môn (chuyên ngành) có

nd và pp nghiên cứu khác nhau, nhưng đều tập trung vào nhiệm vụ nhận thức toàn diện một địa phương nhằm mục đích xây dựng và phát triển địa phương đó (A O Berrkov 1961)

Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu tổng hợp các vùng, các đơn vị nghiên cứu trong vùng đó (Petter Hagg)

Trang 8

2 Mục đích nghiên cứu

Về mặt nhận thức:

Nâng cao lòng yêu quê hương đất nước; bồi dưỡng khả năng tìm hiểu và năng lực tư duy tổng hợp đối với các vấn đề của một địa phương; có ý thức khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên,KT–XH và bảo vệ môi trường.

Về mặt ứng dụng:

Kết quả nghiên cứu phục vụ mục đích hoạch định phát triển KT – XH của địa phương

Trang 9

3 Đối tượng và nội dung nghiên cứu

Đối tượng: Tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng (Bắc Trung Bộ là một địa hệ).

Nội dung: Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên; Dân cư và Kinh tế Nghiên cứu trong mối tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau

Trang 10

4 Quan điểm và pp nghiên cứu

+ Quan điểm hệ thống

+ Quan điểm lãnh thổ

+ Quan điểm sinh thái

+ Quan điểm động lực - hình thái

+ Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

+ Phương pháp nghiên cứu thực địa

+ Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp các nguồn tài lệu

+ Phương pháp thống kê toán học

+ Phương pháp bản đồ

Trang 11

CHƯƠNG 1. ĐỊA LÝ VÙNG BẮC TRUNG BỘ

1 1 Đặc điểm tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lí

1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1 2 Địa lí dân cư khu vực Bắc Trung Bộ

1.1.1 Dân số

+ Quy mô dân số

+ Gia tăng dân số

Trang 12

1.1 Đặc điểm tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ

1.1.1 Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ

1.1.1.1 Vị trí địa lí

- Tọa độ địa lý:

16o14’B - 20o40’B - 103o50’25‘’Đ - 108o12’Đ

- Tiếp giáp + Bắc giáp Tây Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ

+ Nam là dãy Bạch Mã + Tây là dãy Trường Sơn Bắc giáp Lào (đường biên giới1294 km)

+ Đông giáp biển Đông (> 640 km)

Trang 13

1.1.1.2 Đặc điểm

- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

- Gồm 6 tỉnh thành với S trên đất liền: 51.534 km2 (chiếm 15,56% tổng S đất liền quốc gia)

Trang 14

 Ở vị trí trung gian chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền

Nam, Việt Nam với CHDCND Lào Thể hiện trong sự phân hoá đa dạng các thành phần của tự nhiên

 Sự suy yếu dần của gió mùa Đông Bắc, mạnh dần của tính chất nhiệt đới ẩm với sự hiện diện của nhiều loài sinh vật phương nam

 T/c ẩm tăng dần theo chiều Đông – Tây dưới tác động của biển và địa hình

 Sự đa dạng của các thành phần tự TN

Chịu ảnh hưởng trực tiếp các loại hình thời tiết cực đoan

Ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lý

Trang 16

1.1.2.1 Địa chất

 Nằm trong miền TB và BTB, kết quả đan cắt giữa xứ Đông Dương và đới rừng gió mùa chí tuyến

 BTB là khu vực có lịch sử địa chất khá lâu đời:

 Đầu cổ sinh (cách đây khoảng 570 triệu năm) ngoài khối nền Sông Mã, BTB vẫn nguyên là một địa máng

 Đầu Hecxini (cuối cổ sinh, cách đây khoảng 410 – 285 triệu năm) đã nâng lên thành khối

 Cuối trung sinh (cách đây 137 triệu năm), miền nằm trong trạng thái yên tĩnh Hoạt động bóc mòn, xâm thực diễn ra mạnh mẽ

Trang 17

 BTB nằm trong Miền uốn nếp Đông Dương (hệ uốn nếp Trường Sơn là duy nhất) Hệ uốn nếp TS gồm 3 đới:

+ Đới phức nếp lồi Pù Hoạt (từ phía Tây Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An)

+ Đới phức nếp lõm sông Cả

Trang 18

1.1.2.2 Khoáng sản

BTB là khu vực giàu TNKS.

Quy mô mỏ không lớn, khó khai thác và chế biến.

Các mỏ có tuổi cổ (chủ yếu ht trong chu kỳ tạo núi Hecxini).

Nguồn gốc hình thành:

Nội sinh, liên quan tới quá trình macma (đứt gãy s.Mã, s.Cả ) Sắt, titan (HT); Crômit (TH);

Thiếc, bô xít, mangan, đá quý (NA)

Ngoại sinh, gắn với quá trình phong hóa, bóc mòn, trầm tích:

Đá vôi, đất sét, cao lanh, đá xây dựng (hầu hết các tỉnh)

Trang 19

Thiếc Quỳ Hợp Sắt Thạch Khê

Trang 20

Cao lanh Bôxite

Trang 21

Những vấn đề cần quan tâm trong việc khai

thác tài nguyên khoáng sản ?

- Khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm MT

- Khai thác không gắn với chế biến làm giảm giá trị của tài nguyên, thất thoát quyền lợi kinh tế (cát thủy tinh )

- Nhiều loại khoáng sản vẫn còn ở dạng tiềm năng (dầu, khí )

- Công tác thăm dò, đánh giá khoáng sản yếu

- Quy hoạch và quản lý khai thác thiếu chặt chẽ

- Sử dụng công nghệ lạc hậu

- Công nghiệp chế biến chưa phát triển

Trang 22

1.1.2.3 Địa hình

Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, hẹp ngang, kéo dài.

Cấu trúc địa hình có tính phân bậc, thấp dần theo chiều đông tây.

Vùng đồi núi phía tây bao gồm Pù Hoạt,

Trường Sơn Bắc, Kẻ Bàng…

Địa hình đồng bằng duyên hải BTB mang tính chất của đồng bằng chân núi - ven biển.

Trang 23

Vùng đồi núi phía tây.

Khối Pù Hoạt: bắc thung lũng s.Cả, dọc biên giới Việt - Lào (vùng Nghệ An độ cao trên dưới 1.500 m, Thanh Hoá chủ yếu đồi dưới 500m, xen ít núi thấp, có nhiều núi đá vôi tiếp tục của dải đá vôi Tây bắc Pu Hoạt có mức độ chia cắt dày, sông suối chằng chịt.

Trường Sơn Bắc từ nam s.Cả đến bắc thung s.Bung (QN),

S 142.500 ha nằm trong miền núi thấp (tb 2000m), gồm nhiều dãy núi chạy // theo hướng TB – ĐN hẹp ngang, sườn dốc (Pu Lai Leng, Rào Cỏ), một số dãy đâm ngang

ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã)

Vùng núi đá vôi Kẻ Bàng (10.000 km2), tập trung chủ yếu

ở Kẻ Bàng & Khe Ngang, cao TB 700-800m Cacxtơ đang diễn ra mạnh mẽ: dòng chảy bề mặt ít, sông suối ngầm phát triển, phổ biến là các dạng địa hình độc đáo: phễu, giếng, hố kacxtơ (động Phong Nha)

Trang 25

“ Phong Nha đệ nhất kỳ quan ” món quả thiên

nhiên ban tặng:

+ Hình thành do dòng sông ngầm (s.Chài) hòa

tan đá vôi cách đây 400 triệu năm, là Karster cổ nhất Châu Á.

+ Tổng chiều dài khoảng 80 km (hiện mới chỉ khai thác được khoảng 20 km: 17km ở kv Phong Nha, 3km ở kv Kẻ Bàng)

+ Động chính gồm 14 buồng, có hành lang dài 1,5

km và nhiều hành lang phụ dài đến vài trăm mét + Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo Karster phức tạp, giữ nhiều kỷ lục.

Trang 26

Đồng bằng châu thổ Thanh Hóa

- Đất đai tương đối màu mở của một đồng bằng

châu thổ.

- Được bồi đắp bởi s.Mã, s Chu

- Rộng ở phía Bắc, hẹp dần về phía Nam

- Bờ biển của đồng bằng bằng phẳng, thềm lục địa tương đối nông và rộng:

- Từ Nga Sơn đến Mũi Ròn, có các bãi biển phẳng dài: Lạch Tường, Sầm Sơn, Khoa Giáp…

Trang 27

Đồng bằng Nghệ - Tĩnh

- Nhỏ hẹp, bờ biển phẳng, kiểu mài mòn bồi tụ với nhiều bãi biển đẹp: Quỳnh Phương, Cửa Hiền, Cửa lò, Xuân Thành, Thiên Cầm, đèo Ngang

- Dọc bờ biển có những ngọn núi nhô ra biển tạo thành mũi: Kê Gà, Rồng, Ròn tạo thành cảnh quan rất đẹp

- Bờ biển có nhiều đầm phá, bàu, cồn cát lớn: phá

Thuận An (phá Tam Giang, đầm Cầu Hai), Bàu Tró

Trang 28

Đồng bằng châu thổ Thanh Hóa

- Đất đai tương đối màu mở của một đồng bằng

châu thổ.

- Được bồi đắp bởi s.Mã, s Chu

- Rộng ở phía Bắc, hẹp dần về phía Nam

- Bờ biển của đồng bằng bằng phẳng, thềm lục địa tương đối nông và rộng:

- Từ Nga Sơn đến Mũi Ròn, có các bãi biển phẳng dài: Lạch Tường, Sầm Sơn, Khoa Giáp…

Trang 29

Đồng bằng Nghệ - Tĩnh

- Nhỏ hẹp, bờ biển phẳng, kiểu mài mòn bồi tụ với nhiều bãi biển đẹp: Quỳnh Phương, Cửa Hiền, Cửa lò, Xuân Thành, Thiên Cầm, đèo Ngang

- Dọc bờ biển có những ngọn núi nhô ra biển tạo thành mũi: Kê Gà, Rồng, Ròn tạo thành cảnh quan rất đẹp

- Bờ biển có nhiều đầm phá, bàu, cồn cát lớn: phá

Thuận An (phá Tam Giang, đầm Cầu Hai), Bàu Tró

Trang 30

1.1.2.4 Khí hậu

của gió mùa Đông Bắc và thời tiết khô nóng do

hiệu ứng Fơn của gió Tây Nam gây nên

Lượng mưa trung bình năm: > 2000 mm

Trang 31

Phân hóa theo thời gian:

+ Mùa đông (tháng 10 – tháng 3): chịu tác động của gió mùa ĐB kết hợp yếu tố địa hình nên BTB thường

có thời tiết lạnh kèm theo mưa.

+ Mùa hạ (T4 – T9): chịu tác động của gió mùa Tây

Nam (đặc biệt là từ Nghệ An đến Quảng Trị)

Phân hóa theo không gian :

- Theo chiều Bắc - Nam, nhiệt độ tăng dần và số

tháng lạnh giảm dần Các khối khí lạnh bị suy yếu dần khi vượt qua các dãy Hoành Sơn, Bạch Mã

- Phân hóa theo chiều Đông Tây

- Phân hóa theo chiều cao địa hình

Ngoài sự phân hoá theo quy luật nói chung, diễn biến của khí hậu trên các vùng khác nhau của BTB cũng rất phức tạp Chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ…)

Trang 32

Đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển.

Đất cát hoặc đất cát pha ven biển, đất bạc màu, sỏi đá

Quỹ đất tự nhiên của vùng hơn 5 triệu ha, trong đó đã

sử dụng 2,8 triệu ha (54,4%), đất chưa sử dụng 2,3 triệu

ha (45,6% diện tích tự nhiên)

Trang 33

1.1.2.6 Sông ngòi

Đặc điểm:

- Khá dày đặc: Chỉ riêng ở Thanh Hoá và Bắc Nghệ An

đã có 54 sông suối dài trên 10 km TB 10 – 20 km có một cửa sông.

- Sông chủ yếu bắt nguồn từ các ngọn núi cao trong vùng Sông ngắn, dốc (mức độ tăng dần vào Nam).

- Chế độ nước thất thường, gắn với chế độ mưa của vùng, mùa lũ chậm dần từ TH vào Huế (T8 – T10)

- Có dòng chảy lớn 1500 – 2000 mm Tính chất sông miền núi được thể hiện rõ qua sự chênh lệch thái quá giữa modul cực tiểu và modul cực đại (9 - 10

l/s/km2 so với 100 - 2.500 l/s/km2)

Trang 34

Các hệ thống sông chính:

Hệ thống sông Mã

Sông Mã.

- Có chiều dài 512 km, S lưu vực 28.400 km 2 (trong đó

80% chiều dài chảy trên lãnh thổ VN với 62% S lưu vực)

- Bắt nguồn từ 2 nơi:

+ Trên dãy Pu Đen Đinh (Tuần Giáo -Lai Châu) xuống + Từ sườn đông của dãy Pu Sam Sao (biên giới Việt - Lào) sang Sông đổ ra biển qua Cửa Hới.

Sông Chu.

- Cùng hợp lưu với s Mã ở ngã ba Doanh Xá (cách Cửa Hới chừng 25,5 km) tạo nên đồng bằng Thanh Hóa.

- Bắt nguồn từ Lào với tên gọi Nậm Sầm

- Tổng chiều dài 325 km, S lưu vực 7580 km 2 (gần 40% S

và 50% chiều dài chảy trên lãnh thổ VN)

Trang 35

Hệ thống sông Cả

+ Có chiều dài 432 km, S lưu vực 9450 km 2 (VN: 81-65)

+ chảy vào VN qua Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Bắt nguồn từ Lào (trên núi Phan Tam Ti ở độ cao

2250m) Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, Vinh đổ ra biển qua Cửa Hội.

+ Toàn hệ thống có 150 phụ lưu, quan trọng: Nậm Nơn, S Hiếu (đoạn cuối có tên S.Con) thuộc tỉnh Nghệ An, Ngàn Sâu (đoạn cuối có tên S.La), S Cấm, S Nghèn thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Vùng còn có rất nhiều sông nhỏ, có vai trò vô cùng

quan trọng đối với các đồng bằng chân núi ven biển.

(s.Danh, s.Nhật Lệ, s.Bến Hải, s.Cam Lộ, s.Hàn,

s.Hương)

Trang 36

1.1.2.7 Sinh vật

Có sự giao thoa giữa các luồng sinh vật.

- TV đặc trưng: họ Dầu, họ Đậu, họ Vang; các loài

lim, lát, trám, dẻ, re, pơmu

- Phía nam ưu thế: Gụ, huỳnh, kiền kiền, vên vên

- Các loài rụng lá điển hình: săng lẻ, chò xanh, gạo

- Động vật: linh trưởng, móng guốc, hổ, báo

Tính đa dạng sinh học vẫn còn khá cao:

- Tỉnh nào cũng có VQG

- Thành phần loài SV rất đa dạng, phong phú.

Có những nét riêng phù hợp với đặc điểm địa hình

và chế độ nhiệt ẩm:

- Có đầy đủ các đai cao.

- Các loài đặc hữu : trĩ sao, hươu sao, vẹc chà vá, sao

la, mang lớn )

Trang 37

1.1.2.8 Biển

- Đường bờ biển dài trên 640 km, TN phong phú, đa dạng

- Thềm lục địa hẹp (rộng 92.000 km 2 , độ sâu từ 51 – 200 m),

mang t/c trung gian chuyển tiếp

- Ven biển có nhiều đầm phá (khoảng 30.000 ha đầm phá, riêng Huế 22.000 ha)

- Độ mặn TB 32 - 33‰

- Chế độ thủy triều: tương đối đa dạng.

+ TH: nhật triều điển hình (ngày 1 lần triều lên xuống, giống

vùng biển Bắc Bộ)

+ NA – QB: nhật triều không đều (số ngày 1 lần triều lên xuống chiếm 50-70%, ngày 2 lần triều lên xuống 30-50%) Số ngày nhật triều giảm dần từ NA vào QB.

+ QT – Huế: bán nhật triều không đều (số ngày bán nhật triều chiếm đa số) Riêng vùng biển Thuận An có chế độ bán nhật triều đều (rất hiếm)

Trang 38

- Hải lưu: thay đổi theo mùa

+ Mùa đông: hải lưu lạnh chảy theo hướng ĐB – TN (ngược chiều kim đồng hồ), tốc độ TB: 2 - 3 hải lý/giờ.

+ Mùa hè: hải lưu nóng chảy theo hướng TN – ĐB

- Khoáng sản chủ yếu: cát thủy tinh, dầu, khí, titan…

- Sinh vật biển phong phú về chủng loại, giàu về trữ lượng: + Có 30 – 40 loài cá, sản lượng đánh bắt: 620.000 tấn/năm

+ 30 loài tôm, sản lượng đánh bắt: 3.300 tấn/năm

+ Hàng chục loài mực, sản lượng đánh bắt: 5.000 tấn/năm

Trang 39

1.2 Địa lí dân cư khu vực Bắc Trung Bộ

1.2.1 Dân số

- Dân cư đặc trưng bởi:

Quy mô, kết cấu dân sốMối quan hệ qua lại về mặt kinh tếTính chất của phân công lao động

Cư trú theo lãnh thổ

Trang 40

1.2.1.1 Quy mô dân số

Trang 41

1.2.1.2 Gia tăng dân số

Tốc độ gia tăng dân số (2002 - 2008)

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Toàn vùng 0,98 1,08 0,90 0,96 0,59 0.49 0.48

Thanh Hóa 0,57 2,44 0,73 0,68 0,25 0.41 0.41 Nghệ An 1,12 0,87 0,87 1,21 0,82 1,2 0,97

Hà Tĩnh 0,96 1,20 0,22 0,98 0,55 0,39 1.07 Quảng Bình 1,49 0,87 1,63 0,85 1,15 0,81 0,57 Quảng Trị 1,39 1,96 1,25 0,89 0,68 0,80 0,85 T.T Huế 0,66 0,93 1,64 1,30 0,80 0,49 0,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008)

Trang 42

1.2.1.3 Kết cấu dân số

Kết cấu dân tộc

Bắc Trung Bộ có 25 dân tộc đang sinh sống

Người Kinh chiếm đến 90,6% dân số toàn vùng, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển và trung

du Tỷ lệ người Kinh phân theo các tỉnh như sau:

Thanh Hoá 84,7%, Nghệ An 90%, Quảng Bình 89%, Quảng Trị 92,4%, Thừa Thiên - Huế 97%.

Các dân tộc ít người : Mường, Thái, Thổ, H ‘ Mông, Bru – Vân Kiều, Chứt, Mã Liềng, Tà Ôi, Ơ Đu, Đan Lai … chiếm 9,4%, chủ yếu sống ở các vùng cao

Trang 44

Kết cấu dân số theo độ tuổi

Kết cấu dân số theo độ tuổi phân theo tỉnh

Trang 45

Kết cấu xã hội

Kết cấu theo lao động

- BTB có 56,2% dân cư trong độ tuổi lao động (khoảng 6,1 triệu người), trong đó có 5,6 triệu người đang làm việc (chiếm 85% lao động).

- Theo ngành: Lao động Nông – Lâm – Ngư: 72%

Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ: 28%

- Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: 18,8% lao động qua đào tạo nghề (khoảng trên 2 triệu người), trong đó:

+ 17,3% có trình độ ĐH và trên ĐH

+ 4,3% có trình độ THCN + Số còn lại là CNKT (có bằng và không )

Ngày đăng: 08/06/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w