1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình Địa phương học potx

117 806 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Giáo trình Địa phương học 1 Mục Lục 2 MỞ ĐẦU KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN * Địa phương Địa phương là một đơn vị lãnh thổ xác định về mặt không gian, một bộ phận của một quốc gia thống nhất. Khái niệm địa phương hay vùng, theo quan điểm cổ điển, vùng là một trạng thái tổ chức chặt chẽ được thể hiện ở cảnh quan, thể hiện quan hệ ổn định giữa các sự kiện nhân văn và môi trường tự nhiên. Theo quan điểm chức năng, vùng là một cấu trúc, có một trung tâm chỉ huy điều tiết với tư cách là một yếu tố cơ bản của vùng. Như vậy, địa phương hay vùng có một mạng quan hệ: con người, hàng hóa, năng lượng, thông tin, Theo cách hiểu thông thường, địa phương hay vùng là một đơn vị lãnh thổ phụ thuộc vào một cấp lãnh thổ cao hơn, đồng thời lại là một vùng lãnh thổ có các đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn. Việc phân chia cấp lãnh thổ cao hơn thành các địa phương tùy thuộc vào mục đích hướng tới. Việc chọn các chỉ tiêu để phân chia phụ thuộc vào quy mô không gian của lãnh thổ được phân chia và vào tỉ lệ nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu địa phương phải sử dụng phương pháp phân tích vùng, nghiên cứu các chỉ tiêu phân vùng, các tập hợp vùng, phân tích các mối quan hệ trong vùng. Địa phương trong khuôn khổ giáo trình này là Vùng Bắc Trung Bộ, trong đó, chủ yếu là Khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh. * Địa phương học + Quan niệm về địa phương học Địa phương học là tập hợp các bộ môn có nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng đều tập trung vào nhiệm vụ nhận thức toàn diện một địa phương nhằm mục đích xây dựng địa phương đó (A. O. Berrkov 1961). Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu tổng hợp các vùng, các đơn vị nghiên cứu trong vùng đó (Petter Hagg). Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu tất cả các thành phần của điều kiện tự nhiên, từ vị trí địa lý đến tài nguyên thiên nhiên; các đặc điểm nhân văn, từ dân cư, dân tộc, các khía cạnh cơ bản của dân số (số dân, kết cấu, động lực, ) đến lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; các vấn đề về văn hóa; các hoạt động kinh tế của con người trên lãnh thổ; nghiên cứu cấu trúc kinh tế, các đặc điểm cũng như sự phân bố trong không gian, sự biến đổi theo thời gian, các mối quan hệ kinh tế ngành, đa ngành ở trong và ngoài vùng; nghiên cứu vai trò của con người với tự nhiên, những tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường tự nhiên bao quanh, Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu các đặc tính, sự phân bố và mối quan hệ giữa các thành phần riêng biệt của địa phương với nhau và giữa các thành phần với môi trường. Nghiên cứu địa phương nhất thiết phải vận dụng quan điểm nghiên cứu hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm sinh thái, quan điểm lịch sử, quan điểm dự báo. 3 Nghiên cứu địa phương là tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. Các công trình nghiên cứu về địa phương chủ yếu gắn với việc tìm hiểu tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người của địa phương đó. Ở Liên Xô (trước đây) và các nước Đông Âu đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận (phương pháp luận) và thực tiễn (tài liệu về các vùng lãnh thổ cụ thể). Theo K. F. Stroev (1974) các tài liệu về địa phương là cơ sở tốt nhất để hình thành biểu tượng và là môi trường tốt nhất để người học vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động ở địa phương người học. Ở Pháp, kiến thức về địa phương được đưa vào chương trình địa lý phổ thông, bắt đầu từ việc tìm hiểu quê hương cho tới việc công bố các công trình nghiên cứu và hướng dẫn giảng dạy địa lý địa phương (M. Beautier và C. Daudel 1981). Ở Việt Nam, với Dư địa chí của Nguyễn Trãi được xem là người đầu tiên đặt nền móng cho địa phương học. (Dư địa chí còn gọi "An Nam vũ cống"), tác phẩm địa chí về nước Đại Việt, khoảng đầu thế kỉ 15. Sách viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn năm 1435, dâng lên vua Lê Thái Tông. Sách còn có lời tập chú của Nguyễn Thiên Túng, cẩn án của Nguyễn Thiên Tích và thông luận của Lý Tử Tấn là những tác gia đương thời. Văn bản còn lại hiện nay ở trong bộ "Ức Trai di tập" khắc in 1868, thời Tự Đức. Sách gồm 54 mục, trình bày về vị trí địa lí, hình thế núi sông, lịch sử, thổ nhưỡng, đặc sản, một số nghề thủ công truyền thống và tập quán của cư dân các đạo. Một số mục kèm theo số lượng và tên gọi của các đơn vị hành chính như phủ, huyện, xã, thôn thuộc các đạo đó. Tiếp theo là các công trình Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Gần đây, hàng loạt "địa chí" các tỉnh, các huyện, kể cả các xã, thậm chí trong các hương ước của các làng cũng đề cập đến các vấn đề địa lý, lịch sử, văn hóa, của địa phương, với mục đích bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và giáo dục cho các thế hệ tình yêu, qua đó thể hiện thái độ, hành vi của mình đối với quê hương. Việc dạy - học Địa phương học ở Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là thiếu tài liệu. Các thông tin về địa phương thường mang một nội dung cụ thể trong khi địa phương học lại yêu cầu tính tổng hợp cao. + Mục đích nghiên cứu và dạy - học địa phương học Mục đích nghiên cứu, giảng dạy và học tập địa phương học là góp phần nâng cao lòng yêu quê hương Việt Nam nói chung, yêu địa phương có mái trường nơi sinh viên gắn bó trong trong quãng thời gian đẹp nhất, nơi nghiên cứu, học tập, rèn luyện và trưởng thành của bản thân. Địa phương học cũng góp phần bồi dưỡng cho sinh viên khả năng tìm hiểu và năng lực tư duy tổng hợp đối với các vấn đề của một địa phương cụ thể. - Nghiên cứu địa phương ở quy mô tổng hợp là điều tra cơ bản tổng hợp một lãnh thổ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử, văn hóa, với mục đích đánh giá từng thành phần của thể tổng hợp lãnh thổ nghiên cứu; đánh giá mối quan hệ giữa các hợp phần trong lãnh thổ, với các lãnh thổ kế cận và với cả nước. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý, các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn trong hoạch định chiến lược, tổ chức, điều hành các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4 - Kết quả nghiên cứu địa phương có thể phục vụ trực tiếp cho các mục đích cụ thể như: quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển một ngành công nghiệp cụ thể, quy hoạch trồng và tu bổ rừng; triển khai đề án di dân, khai hoang, định canh định cư. - Nghiên cứu nghiên cứu địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục, giúp người học có khả năng nhận biết, phân tích một số hiện tượng ngay tại địa phương; hiểu biết môi trường và thực trạng môi trường địa phương; mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; người học có thể viết lịch sử, văn hóa, truyền thống địa phương; xây dựng các biểu đồ, bản đồ về thực trạng tài nguyên, môi trường của địa phương để theo dõi, phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng về các kiến thức, thực trạng đó. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC Đối tượng nghiên cứu của địa phương học là nghiên cứu vùng - nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hóa của lãnh thổ vùng. Địa phương nghiên cứu là một lãnh thổ thống nhất, trong đó bao gồm các hệ thống tự nhiên và các hệ thống nhân văn. Các hệ thống đó lại bao gồm các phân hệ và các hợp phần của mình. Các hệ thống, các phân hệ, các hợp phần có mối quan hệ tương tác với nhau và có mối quan hệ với môi trường. Trong quá trình nghiên cứu, các đối tượng luôn được đặt trong môi trường của địa phương; trình bày được nguồn gốc phát sinh, các đặc điểm chính, sự tác động qua lại giữa các phân hệ, các hợp phần tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với nhân văn, tự nhiên với con người, Nghiên cứu các đối tượng trong địa phương học không những phải thấy được sự phân bố của các đối tượng ở địa phương mà còn phải nêu được quy luật đã hình thành sự phân bố đó, ảnh hưởng của sự phân bố đó đến các họat động của con người và ngược lại. Từ yêu cầu đó, nghiên cứu của địa phương học được xác định gồm các nội dung: Lịch sử, Địa lý, Văn hóa và Kinh tế của địa phương mà cụ thể là của Vùng Bắc Trung Bộ, chủ yếu là Khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh. - Đối tượng và nội dung nghiên cứu lịch sử vùng Bắc Trung Bộ Nghiên cứu lịch sử của địa phương là nghiên cứu quá trình hình thành về mặt lịch sử và sự phát triển qua các thời kỳ của lãnh thổ/địa phương đó. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Bắc Trung Bộ là các thời kỳ lịch sử của Bắc Trung Bộ. Theo quan điểm hệ thống và quan điểm lịch sử, các thời kỳ này được phân chia về mặt thời gian, tương ứng với các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nội dung nghiên cứu là các vấn đề chung về lịch sử Bắc Trung Bộ, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử của Bắc Trung Bộ, trong đó, chú ý nhiều hơn là khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh. Các thời kỳ lịch sử được phân chia thành các mốc quan trọng sau: Thời tiền sử và sơ sử; Thời Bắc thuộc; Thời kỳ độc lập tự chủ (từ năm 905 đến năm 1858); Thời kỳ 1858 đến 1945; Thời kỳ từ năm 1945 đến nay. Bắc Trung Bộ là một bộ phận của quốc gia Việt Nam thống nhất. Lịch sử hình thành và phát triển của Bắc Trung Bộ gắn liền với lịch sử của Việt Nam từ thời tiền sử đến thời điểm hiện tại. Đó là một quá trình dựng nước và giữ nước oanh liệt của tổ tiên, cha anh và các thế hệ ngày nay. Vị trí trọng yếu của Bắc 5 Trung Bộ gắn với trách nhiệm nặng nề, sứ mệnh lớn lao của Bắc Trung Bộ đối với dân tộc. Các thế hệ của Bắc Trung Bộ luôn hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh của mình, luôn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ khắp cả nước noi theo. Lịch sử Bắc Trung Bộ gắn với thiên anh hùng ca của dân tộc Việt Nam bất khuất, có cả đau thương, mất mát và vinh quang. Nghiên cứu lịch sử địa phương góp phần giáo dục các thế hệ sau tình yêu đối với dân tộc, lòng kính trọng đối với tổ tiên và các thế hệ trước. Người học tự hào với lịch sử quê hương nhưng qua đó cũng thấy được trách nhiệm của mình với địa phương, với dân tộc, với tổ tiên và với các thế hệ mai sau. - Đối tượng và nội dung nghiên cứu địa lý vùng Bắc Trung Bộ Nghiên cứu điều kiện địa lý tự nhiên luôn gắn với nhiệm vụ tìm hiểu để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Xuất phát từ quan điểm hệ thống và quan điểm lãnh thổ, nghiên cứu địa lý Bắc Trung Bộ được quan niệm là nghiên cứu vùng. Theo lý thuyết nghiên cứu địa lý vùng, đối tượng nghiên cứu ở đây là tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Bắc Trung Bộ là một địa hệ (địa tổng thể, thể tổng hợp địa lý), trong đó bao gồm các địa hệ tự nhiên và các địa hệ kinh tế - xã hội. Các địa hệ có mối quan hệ tương tác với nhau và với môi trường tao nên một thể lãnh thổ hoàn chỉnh. Trong quá trình nghiên cứu vùng, các đối tượng luôn được đặt trong môi trường của địa phương. Nghiên cứu đối tượng, cần chỉ ra được nguồn gốc phát sinh, các đặc điểm chủ yếu và sự tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên, giữa tự nhiên và kinh tế, giữa tự nhiên với con người; sự phân bố và quy luật hình thành nên sự phân bố đó; ảnh hưởng của các hợp phần trong địa hệ đến các hoạt động kinh tế - xã hội của con người và ngược lại. Như vậy, xuất phát từ quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ và theo lý thuyết nghiên cứu địa lý vùng, nội dung nghiên cứu địa lý vùng Bắc Trung Bộ gồm: Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên; Dân cư và Kinh tế. Tuy nhiên, ba nội dung này không nghiên cứu riêng rẽ, tách rời nhau và được chú ý trong mối tác động và ảnh hưởng qua lại giữa chúng. 3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC - Quan điểm nghiên cứu địa phương học Nghiên cứu vùng là nghiên cứu tổng hợp các điều kiện, đặc điểm Địa lý, Lịch sử, Văn hóa, Kinh tế, của địa phương; phải nghiên cứu các yếu tố, phân tích các mối quan hệ tương tác giữa các hợp phần với nhau. Do đó cần vận dụng các quan điểm nghiên cứu sau: + Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống vận dụng vào nghiên cứu địa phương học là coi địa phương được nghiên cứu như một hệ thống (mọi sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, được gọi là hệ thống,). Nghĩa là, địa phương đó là một hệ thống gồm nhiều hợp phần; đồng thời địa phương đó lại là một hợp phần của một hệ thống cấp cao hơn. Nghiên cứu địa phương theo quan điểm hệ thống là nghiên cứu đồng thời tất cả các hợp phần cấu tạo nên hệ thống, không nghiên cứu riêng rẽ một số hợp phần trong hệ thống. 6 Theo quan điểm hệ thống, Bắc Trung Bộ là một hợp phần của hệ thống cấp cao hơn là lãnh thổ Việt Nam; đồng thời Bắc Trung Bộ lại là một hệ thống, bao gồm nhiều hợp phần cấp thấp hơn: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đó là cấu trúc ngang của hệ thống Bắc Trung Bộ. Cấu trúc thẳng đứng của Bắc Trung Bộ bao gồm các hợp phần tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, ), kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, ), văn hóa (phong tục, kinh nghiệm sản xuất, ), lịch sử (sự kiện, nhân vật, ). Cấu trúc chức năng của hệ thống Bắc Trung Bộ là các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần để hệ thống tồn tại và phát triển. + Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ được vận dụng cùng với quan điểm hệ thống vào nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ Bắc Trung Bộ về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử, đồng thời cũng có mối quan hệ gắn bó với nhau theo chừng mực nhất định. Theo lý thuyết nghiên cứu vùng và theo quan điểm nghiên cứu lãnh thổ, nghiên cứu những khác biệt trên ở Bắc Trung Bộ còn nhằm phát hiện các mối quan hệ hữu cơ trong một tổng thể đã hoặc đang phân hóa. Ngoài ra, nghiên cứu sự khác biệt lãnh thổ còn nhằm phát hiện những đặc trưng quan trọng nhất để chuẩn bị cho việc quy hoạch, thiết kế không gian sản xuất và cư trú trong lãnh thổ hợp lý nhất. + Quan điểm sinh thái Quan điểm sinh thái có ý nghĩa quan trọng và đặc thù trong nghiên cứu vùng và được ứng dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và con người, giữa con người với việc khai thác, sử dụng, phá hủy và tái tạo hệ thống tự nhiên. Con người là chủ thể trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng, tác động đến các hệ sinh thái môi trường khác nhau nhằm đạt hiệu quả nhất định. Các hệ địa sinh thái của địa phương vốn rất khác nhau, tùy thuộc vào các dạng địa hình (miền núi, trung du, đồng bằng, biển). Sự khác biệt không chỉ về tự nhiên mà cả về con người và các thuộc tính của con người. Sự khác biệt đó tạo nên các chu trình khác biệt trong sản xuất ở từng bộ phận lãnh thổ của địa phương (chu trình vật chất, chu trình năng lượng, chu trình thông tin). + Quan điểm động lực - hình thái và Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mỗi hệ thống tự nhiên, dân cư, kinh tế ở một lãnh thổ đều có nguồn gốc phát sinh, hiện tại đang phát triển và trong tương lai sẽ phát triển trong những điều kiện, thời gian và xu hướng phát triển nhất định; từ quá khứ, hiện tại để đi đến tương lai theo những quy luật của tự nhiên và của xã hội. Quan điểm động lực - hình thái vận dụng vào nghiên cứu vùng với mục đích nghiên cứu những động lực trong quá khứ dựa trên những hình thái hiện tại của hệ thống và dự báo sự phát triển trong tương lai của hệ thống. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh vận dụng vào nghiên cứu vùng dựa trên cơ sở: các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và diễn biến trong tương lai đều có mối quan hệ nhân quả, diễn ra trong những chu kỳ khép kín. Một hiện tượng, sự kiện hiện đang tồn tại, vốn đã xẩy ra trong quá khứ, sẽ còn tiếp tục phát triển, và con người có thể dự báo sự phát triển tiếp tục trong tương lai dựa trên các nguyên tắc, quy luật phát triển của hiện tượng, sự kiện đó. - Phương pháp nghiên cứu địa phương học 7 Nghiên cứu địa phương học, có thể vận/áp dụng và phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau (tùy thuộc vào yêu cầu, nguồn tư liệu, thời gian, kinh phí, ). Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: + Phương pháp nghiên cứu thực địa Phương pháp này thông thường là phương pháp mở đầu và kết thúc trong nghiên cứu địa phương: quan sát, đo vẽ, tìm hiểu, phỏng vấn trực tiếp hay bằng phiếu, nghiên cứu trực tiếp hiện tượng, sự kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử của địa phương; kiểm tra đối chiếu trên thực tế với các tư liệu thu tập được và với kết quả nghiên cứu. Đây được coi là phương pháp chính trong nghiên cứu địa phương, đem lại hiệu quả cao nhất. + Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp các nguồn tài lệu Tài liệu cần thu thập gồm thông tin kênh chữ (văn bản) và kênh hình (bản đồ, biểu đồ, phim, ảnh, ), từ các nguồn: công trình khoa học, dự án, báo cáo, niên giám thống kê, sách báo, Nguồn tài liệu thường thiếu, không đồng bộ, có khi thiếu chính xác, vì vậy cần xử lý từ các tài liệu thô thành các tài liệu tinh chính xác, đồng bộ. Việc xử lý tài liệu phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Lấy từ một nguồn chính, các nguồn khác để tham khảo; - Đưa về cùng một thời gian. - Đối với bản đồ, đưa về tỉ lệ thích hợp. - Đối với số liệu thiếu, cần sử dụng phương pháp ngoại suy. + Phương pháp thống kê toán học Trong quá trình xử lý số liệu cần sử dụng phương pháp xác suất thống kê để có kết quả làm cơ sở phân tích nội dung nghiên cứu liên quan đến số liệu thống kê. Phương pháp thống kê toán học được sử dụng ngày càng nhiều do tính năng của phương pháp này và do yêu cầu nghiên cứu địa phương ngày càng cần đến sự cụ thể, chi tiết và định lượng. + Phương pháp bản đồ Bản đồ là phương tiện thể hiện kết quả nghiên cứu địa phương trực quan nhất tất cả các nội dung về tự nhiên, kinh tế, lịch sử, văn hóa của địa phương nghiên cứu. Phương pháp bản đồ được vận dụng trong suốt quá trình nghiên cứu địa phương: phân tích xử lý số liệu, biên tập thông tin bản đồ, lựa chọn phương pháp thể hiện, phân tích đánh giá các bản đồ để xác định sự phân bố của đối tượng, hiện tượng, sự kiện, Kết quả nghiên cứu của phương pháp này là các bản đồ, sản phẩm được các nhà nghiên cứu (địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, ), các nhà quản lý, các nhà kinh tế, các nhà quy hoạch, dùng làm tài liệu gốc để nghiên cứu thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. 8 CHƯƠNG 1. ĐỊA LÝ VÙNG BẮC TRUNG BỘ 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BẮC TRUNG BỘ 2.1.1. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ 2.1.1.1. Đặc điểm Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của miền trung Việt Nam. Có vị trí địa lý 19 o 18’- 16 o VB; 103 o 50’25’’- 108 o 12’KĐ. Lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, hẹp ngang ở ngay phần giữa của đất nước (nơi hẹp nhất tại Quảng Bình là 50 km, từ biên giới Việt Lào ra tới biển). Phía Bắc là ranh giới của tỉnh Thanh Hóa giáp ranh với các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; ranh giới phía Nam là đường chia nước của khối núi Bạch Mã đâm ra biển; Phía Tây là sườn Đông Trường Sơn, giáp với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới 1.294 km; phía Đông hướng ra biển Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700 km từ Nga Sơn (Thanh Hóa) đến tận phía Nam Lăng Cô ở mũi Chân Mây đèo Hải Vân. Vị trí địa lý của vùng giống như chiếc cầu nối giữa phần phía Bắc với phần phía Nam nước ta, giữa Lào với biển Đông. Diện tích tự nhiên 51552 km 2 (chiếm 15,6% diện tích tự nhiên của cả nước). Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) là một trong 8 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Về ranh giới hành chính, Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. 1.1.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lý Bắc Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng - đó là vị trí trung gian giữa miền Bắc và miền Nam, giữa Việt Nam với CHDCND Lào. Tính chất trung gian thể hiện trong sự phân hoá đa dạng các thành phần khác nhau của tự nhiên, từ thổ nhưỡng, khí hậu đến thực - động vật. Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển Đông, đồng bằng hẹp, cũng có cả trung du và miền núi, ven biển, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế. Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông. Nơi đây có hệ thống đô thị ven biển (như Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, cố đô Huế) gắn liền với các khu cụm công nghiệp, các trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và các cảng biển hoặc trong phạm vi ảnh hưởng của chúng (như các cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Hòn La, Cửa Việt, Cửa Gianh, cửa Thuận An, Chân Mây). Bắc Trung Bộ gần đường hàng hải quốc tế, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các vùng phát triển năng động trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, vùng này có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong cả nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, địa bàn trọng điểm Bắc Bộ, địa bàn trọng điểm miền Trung và nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Điều đó mở ra triển vọng về khả năng hợp tác với bạn trong các lĩnh vực khai thác, chế biến gỗ và lâm sản, 9 sản xuất và trao đổi vật liệu xây dựng, khai thác và sử dụng tiềm năng thuỷ điện, tổ chức vận tải quá cảnh, đặc biệt khi đường 9 được chọn là một trong những tuyến đường xuyên ASEAN. Do vậy, Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế và thương mại. Việc quan hệ về mọi mặt với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thông qua hệ thống đường biển mở ra khả năng to lớn hơn nhiều đối với vùng Bắc Trung Bộ. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Theo kết quả phân vùng Địa lí tự nhiên Việt Nam của Vũ Tự Lâp, Bắc Trung Bộ nằm trong Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với đặc trưng cơ bản của miền là sự suy yếu dần của gió mùa Đông Bắc, tương ứng là sự mạnh dần của tính chất nhiệt đới ẩm và cấu trúc địa chất - địa hình đã phân thành cấu trúc dạng dải của địa máng Tây Bắc và địa máng Trường Sơn. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ được chia thành 5 khu: khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc, khu Hoà Bình - Thanh Hoá, khu Nghệ - Tĩnh, khu Bình - Trị - Thiên. Trong phạm vi giáo trình chỉ tìm hiểu 3 khu: khu Hoà Bình - Thanh Hóa, khu Nghệ - Tĩnh, khu Bình - Trị - Thiên. 2.1.2.1. Địa chất - Bắc Trung Bộ là khu vực có lịch sử địa chất khá lâu đời Khối Trường Sơn Bắc nguyên là một địa máng tồn tại từ đầu Đại Cổ sinh giữa địa khối Kon Tum phía Nam và địa khối Đông Bắc ở phía Bắc; từ đầu vận động uốn nếp Hecxini đã nổi lên và dính liền khối Kon Tum. Từ cuối Trung Sinh trở đi, miền này hầu như nằm trong trạng thái yên tĩnh, hoạt động bóc mòn - xâm thực diễn ra mạnh mẽ tạo nên những dấu hiệu hình thái như ngày nay. Các vận động kiến tạo mới về sau làm cho khối núi nâng lên dạng vòm, tạo cho dãy núi hơi nghiêng về phía tây thành một nếp lồi có sườn không đối xứng, vì vậy sườn tây của Bắc Trường Sơn chạy dài thoai thoải xuống sông Mê Công, còn sườn phía Đông thì ngắn và dốc tạo điều kiện cho sông suối chảy theo sườn này ra biển Đông chia cắt địa hình mạnh hơn nữa. Các vận động tân kiến tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các đồng bằng duyên hải (vai trò bồi đắp của sông không lớn lắm do đa số chúng đều ngắn và có trắc diện gần như nằm ngang khi đổ ra đến đồng bằng). Vận động tân kiến tạo biểu hiện không đồng đều ở các bộ phận: từ Thanh Hoá ra phía Bắc có hiện tượng đất lấn ra biển; từ Nghệ An trở vào, vận động nâng lên của đất liền là cho biển lùi (diện tích không lớn); từ mũi Ba Làng An, nhất là từ mũi Nạy trở xuống, độ sâu thay đổi nhanh chóng chứng tỏ tồn tại một đứt gãy lớn chạy sát bờ biển theo hướng Bắc - Nam và làm cho đồng bằng không phát triển được về chiều rộng. Như vậy, các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ được hình thành vào đầu kỉ Đệ Tứ, vận động nâng lên làm chao đảo dãy Trường Sơn về phía Tây nâng rìa đá gốc lên, đồng thời làm đứt gãy một phần của rìa đó, tạo điều kiện cho phù sa sông và phù sa biển bồi tụ, lấp đầy các vụng biển nông cũ. - Bắc Trung Bộ nằm trong Miền uốn nếp Đông Dương Đây là một trong hai miền uốn nếp của lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam (cùng với Miền uốn nếp Bắc Bộ), chúng ngăn cách nhau bởi đứt gãy sông Mã. Miền uốn nếp Bắc Bộ là phần kéo dài của Calêđôni Hoa Nam, Miền uốn nếp Đông Dương là phần kéo dài của đai Têtit cổ, ổn định vào đầu Paleozoi muộn. 10 [...]... ụng t Ca Hi n Ba n (dóy Hng Lnh) Phớa ụng Nam (Tõy H Tnh) l dóy Ro C nh cao 2.286 m C Pu Lai Leng v Ro C u c cu to bng ỏ Granớt nờn nh tng i nhn, sn dc v b cỏc sụng sui chia ct d di (dãy núi này có tên địa phơng là núi dăng màn) Cui huyn Kỡ Anh - H Tnh l ốo Ngang, mt mch nỳi õm ra bin theo hng Tõy - ụng, cao khong 400 m, nh cao nht lờn n 1.046 m Tip ú l khi Honh Sn cú din tớch khong 1.500 km 2, khụng . Giáo trình Địa phương học 1 Mục Lục 2 MỞ ĐẦU KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN * Địa phương Địa phương là. * Địa phương học + Quan niệm về địa phương học Địa phương học là tập hợp các bộ môn có nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng đều tập trung vào nhiệm vụ nhận thức toàn diện một địa. đích nghiên cứu và dạy - học địa phương học Mục đích nghiên cứu, giảng dạy và học tập địa phương học là góp phần nâng cao lòng yêu quê hương Việt Nam nói chung, yêu địa phương có mái trường nơi

Ngày đăng: 03/07/2014, 06:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Liên đoàn địa chất 4. Địa chất khoáng sản Bắc Trung Bộ. Nội san kỉ niệm 20 năm thành lập. Vinh, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chất khoáng sản Bắc Trung Bộ
4. Lê Huỳnh - Nguyễn Thị Minh Tuệ. Địa lý địa phương. NXBGD 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý địa phương
Nhà XB: NXBGD 2001
5. Đinh Gia Khánh và Bùi Huy Cận. Các vùng văn hóa Việt Nam. NXB Văn học 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vùng văn hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn học1995
6. Vũ Tự Lập. Địa lý tự nhiên Việt Nam - 2 tập. NXBGD.1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý tự nhiên Việt Nam - 2 tập
Nhà XB: NXBGD.1978
7. PGS. TS. Đặng Văn Phan, PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập. NXB Giáo dục. Năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế - xãhội Việt Nam thời kỳ hội nhập
Nhà XB: NXB Giáo dục. Năm 2006
8. GS. Lê Bá Thảo. Thiên nhiên Việt Nam. NXBGD. Năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên nhiên Việt Nam
Nhà XB: NXBGD. Năm
9. GS. Ngô Đức Thịnh. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. NXB Trẻ. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam
Nhà XB: NXBTrẻ. 2004
10. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức. Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. Tập 1. NXB Giáo Dục. 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội ViệtNam
Nhà XB: NXB Giáo Dục. 2002
11. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế -xã hội Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm. 2004
12. Lê Thông (chủ biên), Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú, Phí Công Việt. Địa lý các tỉnh thành phố Việt Nam, tập ba: Các tỉnh vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. NXB Giáo dục. 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý các tỉnh thành phố Việt Nam, tập ba: Các tỉnh vùng Tây Bắc vàvùng Bắc Trung Bộ
Nhà XB: NXB Giáo dục. 2002
14. Hà văn Thư - Trần Hồng Đức. Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam. NXB Văn hóa - Thông tin 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam". NXB Vănhóa - Thông tin
Nhà XB: NXB Vănhóa - Thông tin "2001
15. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2000, 2002, 2004, 2006. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2000, 2002, 2004,2006
Nhà XB: NXB Thống kê
16. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông. Địa lý kinh tế - xã hội đại cương. NXB Đại học Sư phạm. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế -xã hội đại cương
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm. 2005
17. TS. Nguyễn Thị Sơn. Nghiên cứu vấn đề xóa đói nghèo trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Trường ĐHSP Hà Nội. Năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vấn đề xóa đói nghèo trong tiến trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng Bắc Trung Bộ
18. TS. Mai Thị Thanh Xuân. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Bắc Trung Bộ. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn ở Bắc Trung Bộ
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2004
13. Nguyễn Khắc Thuần. Việt sử giai thoại tập 1,2,3,4,5,6,7,8. NXB Văn hóa - Thông tin 2001 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 11 : Hiện trạng sử dụng đất vùng Bắc Trung Bộ năm 2006 - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 11 Hiện trạng sử dụng đất vùng Bắc Trung Bộ năm 2006 (Trang 23)
Bảng 1: Dân số vùng Bắc Trung Bộ phân theo các tỉnh (nghìn người) - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 1 Dân số vùng Bắc Trung Bộ phân theo các tỉnh (nghìn người) (Trang 38)
Bảng 3: Tốc độ tăng dân số vùng Bắc Trung Bộ phân theo tỉnh - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 3 Tốc độ tăng dân số vùng Bắc Trung Bộ phân theo tỉnh (Trang 39)
Bảng 4: Tỉ số giới tính của dân số vùng Bắc Trung Bộ thời kì 2000 - 2006 - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 4 Tỉ số giới tính của dân số vùng Bắc Trung Bộ thời kì 2000 - 2006 (Trang 45)
Bảng 5: Tỉ số giới tính vùng Bắc Trung Bộ phân theo các tỉnh - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 5 Tỉ số giới tính vùng Bắc Trung Bộ phân theo các tỉnh (Trang 45)
Bảng 6: Cơ cấu dân số theo độ tuổi vùng Bắc Trung Bộ phân theo các tỉnh - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 6 Cơ cấu dân số theo độ tuổi vùng Bắc Trung Bộ phân theo các tỉnh (Trang 46)
Bảng 7: Bình quân GDP/người/năm của vùng (giá hiện hành) - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 7 Bình quân GDP/người/năm của vùng (giá hiện hành) (Trang 48)
Bảng 9: Tỉ lệ dân thành thị của vùng Bắc Trung Bộ phân theo tỉnh Đơn vị: % - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 9 Tỉ lệ dân thành thị của vùng Bắc Trung Bộ phân theo tỉnh Đơn vị: % (Trang 51)
Bảng 10: Số đô thị dự kiến phân theo các tỉnh - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 10 Số đô thị dự kiến phân theo các tỉnh (Trang 52)
Bảng 13: Cơ cấu kinh tế theo ngành vùng Bắc Trung Bộ thời kì 1995 -  2006 - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 13 Cơ cấu kinh tế theo ngành vùng Bắc Trung Bộ thời kì 1995 - 2006 (Trang 87)
Bảng 14 : Cơ cấu kinh tế các tỉnh Bắc Trung Bộ (%) - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 14 Cơ cấu kinh tế các tỉnh Bắc Trung Bộ (%) (Trang 88)
Bảng 17 : Sản lượng một số cây trồng của vùng Bắc Trung Bộ - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 17 Sản lượng một số cây trồng của vùng Bắc Trung Bộ (Trang 94)
Bảng 18: Quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày đến năm 2010 của vùng Bắc Trung Bộ - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 18 Quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày đến năm 2010 của vùng Bắc Trung Bộ (Trang 95)
Bảng 19: Số lượng đàn gia súc, gia cầm vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995 -2006 - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 19 Số lượng đàn gia súc, gia cầm vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995 -2006 (Trang 97)
Bảng 21: Giá trị sản xuất lâm nghiệp của vùng phân theo địa phương  (theo giá so sánh) - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 21 Giá trị sản xuất lâm nghiệp của vùng phân theo địa phương (theo giá so sánh) (Trang 98)
Bảng 23: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) vùng Bắc Trung Bộ phân theo tỉnh - Giáo trình Địa phương học potx
Bảng 23 Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) vùng Bắc Trung Bộ phân theo tỉnh (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w