Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 116 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
116
Dung lượng
1,32 MB
Nội dung
http://www.ebook.edu.vn
1
BỘ THỦY SẢN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN
GIÁO TRÌNH SINH VẬTHỌC
(Dùng cho trung học nuôi trồng thuỷ sản)
Biên soạn : Nguyễn Hồng Hải
Băc ninh ngày 12 tháng 2 năm 2007
http://www.ebook.edu.vn
2
LỜI MỞ ĐẦU
Sách “Giáo trìnhsinhvật học” dùng cho trung học nuôi trông thuỷ sản
nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy và tham khảo của họcsinh trong
trường Cao đẳng thuỷ sản. Sách được biên soạn có sự lựa chọn trên những kiến
thức cơ bản hiện đại, có tham khảo, chỉnh lý và bổ xung cho phù hợp với đối
tượng và nhiệm vụ đ
ào tạo của nhà trường và của ngành thuỷ sản trong giai
đoạn hiện nay.
Để phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, sách được trình bày theo hệ thống
bài giảng của trường, có đề cập tới các đặc điểm chung của các cơ thể sống, c¸c
ph−¬ng ph¸p chọn giống và có chú ý tới những kiến thức cơ bản về giải phầu,
sinh lý, sinh thái, đồng thời có giới thiệu h
ệ thống phân loại từ thấp đến cao của
động vật không xương sống ở nước và thực vật bậc thấp.
Trong quá trình biên soạn, tôi có sử dụng một số tài liệu của các tác giả
trong và ngoài nước. Tôi rất mong nhận được sự góp ý trân thành của các bạn
đồng nghiệp và đọc giả.
Người biên soạn
Nguyễn Hồng Hải
http://www.ebook.edu.vn
3
MỤC LỤC
Bài mở đầu Trang 4
Phần I : Sinhhọc đại cương
Chương I : sinhhọc tế bào
1. Thành phần hoá học của tế bào 5
2. Cấu tạo của tế bào 11
3. Phân bào 21
3. Sự trao đổi chất ở tế bào 28
4. Tế bào trong cơ thể đa bào 35
Chương II : Những đặc điểm chung của cơ thể sống 40
1. Hình dạng và kích thước
2. Trao đổi chất
3. Sinh trưởng và phát triển
4. Vận động
5. Sinh sản
6. Cảm ứng
7. Đặc điểm thích nghi
Chuong III : Các phương pháp chọn giống 51
1. Chọn giống truyền thống
2. Chọn giống hiện đại
Ph
ần II: Thực vật bậc thấp
1. Tảo lam Cyanophyta 57
2. Nấm nhày Myxomycota 63
3. Nấm Mycota 64
4. Tảo giáp Pyrrophyta 70
5. Tảo sillic Bacillariophyta 71
6.Tảo vàng Xanthophyta 73
7. Tảo nâu Phaeophyta 75
8. Tảo đỏ Rhodophyta 77
9. Tảo mắt Euglenophyta 80
10. Tảo vòng Charophyta 82
11.Tảo lục Chlorophyta 84
10. Địa y Lichenophyta 86
Phần III : động vật không xương sống
1. Nguyên sinh động vật Protozoa 89
2. Thân lỗ Spongia ( hoặc Porifera) 94
3. Ruột khoang Coelenterata 99
4. Trùng báng xe Rotatoria 102
5. Giun đốt Annelida 104
6. Chân khớp Arthropoda 105
7. Thân mềm Mollusca 111
8. Da gai Echinodermata 113
http://www.ebook.edu.vn
4
BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục đích yêu cầu của sinh vậthọc
Sinh vậthọc dùng cho khối trung học của trường cao đẳng thuỷ sản là
phần được giảng dạy cho học viên ở năm thứ nhất của hệ trung cấp. Nội dung
chủ yếu gồm 3 phần chính:
1. Phần I: Sinhvậthọc đại cương bao gồm các kiến thức cơ bản nhất củ
a
sinh học tế bào, những đặc điểm chung của cơ thể sống và các phương pháp
chọn giống, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của ngành nuôi trồng thuỷ sản.
2. Phần II: Trực vật bậc thấp bao gồm một số kiến thức cơ bản về giải
phẫu, sinh lý, cấu tạo, phân loại của một số ngành thực vật bậc thấp có giá tr
ị
kinh tế đã và đang trở thành đối tượng nuôi trồng thuỷ sản, bên cạnh đó còn đề
cập tới các giống loài có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường nuôi
trồng thuỷ sản.
3. Phần III Động vật không xương sống ở nước: Nhằm giới thiệu một số
kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý, cấu tạo, phân loại của m
ột số ngành động
vật không xương sống sống ở môi trường nước đã và đang trở thành đôi tượng
nuôi hoặc khai thác của ngành nuôi trồng thuỷ sản,
Sinhvậthọc dùng trong trường Cao đẳng thuỷ sản cho khối trung học
nghề nhằm giúp học viên hiểu được những nguyên lý cơ bản và hiện đại về cấu
trúc, chức năng của tế bào, đặc biệt là sự hoạt
động của tế bào trong cơ thể đa
bào và những đặc điểm chung nhất của cơ thể sống, đó là những cơ sở khoa học
của tất cả các biện pháp kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời cuốn sách
này còn giúp học viên nắm chắc các kiến thức giải phẫu, sinh lý, sinh thái, phân
loại của một số đối tượng trong các ngành thực vật bậc thấ
p và động vật không
xương sống ở nước có liên quan tới nghề nuôi trồng thuỷ sản, rồi từ đó làm cơ
sở cho sự tiếp thu các môn khoa học khác trong trường và ứng dụng vào trong
thực tế sản xuất thuỷ sản.
II. Mục đích kinh tế của môn học
Cuộc cách mạng sinhhọc từ nửa thế kỷ XX trở lại đây đã trở thành trung
tâm của cuộ
c cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai của loài người. Hiệu quả
của cuộc cánh mạng này đã cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần cho
con người. Sinhhọc đa nâng cao năng xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm tăng
nhanh nguồn lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân
loại. Cuộc cách mạng xanh thực chất đó là công nghệ sinh h
ọc và ứng dụng các
thành tựu của sinh học, di truyền chọn giống, tạo ra các giống vật nuôi và cây
trồng có năng xuất cao, phẩm chất tốt thích ứng với nhu cầu con người và phù
hợp cho từng địa phương.
Đối với nuôi trồng thuỷ sản, nhìn chung, các giống loài trong các ngành
thực vật bậc thấp, các ngành động vật không xương sống ở nước đã và đang trở
thành đối tượng nuôi và khai thác có giá tr
ị kinh tế và xuất khẩu cao. Bên cạnh
đó chúng còn là những đối tượng làm thức ăn tươi sống cực kỳ quan trọng của
các đổi tượng nuôi như cá, tôm, cua v.v đồng thời chúng còn là những đối
tượng góp phần làm sạch môi trường nước và giữ cân bằng sinh thái. Vì vậy
http://www.ebook.edu.vn
5
thuỷ sinhvật đã trở thành tiêu chuẩn để xác định chất lượng năng xuất sinhhọc
của vùng nước, đó là yếu tố chính ảnh hưởng tới sản lượng của ngành thuỷ sản.
Trong những năm gần đây công nghệ sinhhọc ngày càng đi sâu vào nhiều
lĩnh vực khác nhau trong đó có ngành nuôi trồng thuỷ sản. Công nghệ sinhhọc
đá tạo ra những giống vật nuôi đáp ứ
ng được nhu cầu ngày càng cao của con
người mà các phương pháp chọn giống khác không thể làm được như tạo dòng
đơn tính đực, tạo các cá thể đa bội, cấy gen sinh trưởng vào các đối tượng
nuôi…
III. Ứng dụng sinhhọc trong nuôi trồng thuỷ sản ở giai đoạn hiện nay
Nghề nuôi trồng thuỷ sản có lịch sử phát triển từ lâu đời, cho đến nay
trên thế giới cũng như ở nước ta nó đ
ang là ngành sản xuất chiếm vị trí chiến
lược quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không ngừng được phát triển về
mọi mặt. Vì vậy ứng dụng công nghệ sinhhọc ngày càng được áp dụng rộng rãi
trong nhiều mặt của ngành như công nghệ sinh sản nhân tạo, cấy ghép gen trên
các đối tượng nuôi, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo quản quỹ gen, giữ
giống thuần, Công nghệ chuyển giớ
i tính, chuẩn đoán bệnh thủy sản, cải tạo môi
trường .v.v
Thế kỷ 21 được các nhà khoa học và kinh tế đánh giá đó là thế kỷ của
công nghệ sinh học. Với những thành tựu thu được, công nghệ sinhhọc đã len
lỏi vào nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó phải kể đến 3 ngành then chốt là
nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó việc nắm bắt các kiến thức sinhhọc và ứng dụng
vào thực ti
ễn sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi học viên trong trường Cao
đẳng thủy sản.
Phần I
SINH VẬTHỌC ĐẠI CƯƠNG
Chương I
SINH HỌC TẾ BÀO
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
I. Các nguyên tố hoá học có trong tế bào
Ngay cả ở những cơ thể đơn giản nhất cũng có tới hàng trăm các phản
ứng hoá học xảy ra
để duy trì sự sống. Vì thế trong tế bào của tất cả các cơ thể
sinh vật người ta đã tìm thấy 74 nguyên tố, phần lớn các nguyên tố này ở dạng
tự do trong dịch tế bào và xấp xỉ 30 nguyên tố trong các hợp chất hữu cơ của
chất nguyên sinh dưới các hình thức liên kết khác nhau, trong đó có 20 nguyên
tố xuất hiện một cách ổn định trong tế bào (20 nguyên tố này đều nằm trong 110
nguyên tố đã bi
ết trong tự nhiên và được gọi là các nguyên tố sinh học) trong đó
có 16 nguyên tố được sử dụng để cấu thành nên các hợp chất sống và những hợp
chất này tạo nên các cơ thể sống. Thành phần các nguyên tố hoá học ở mọi tế
http://www.ebook.edu.vn
6
bào của sinhvật người ta nhận thấy là giống nhau, song số lượng và tỉ lệ từng
loại thì khác nhau, nó phụ thuộc vào bản chất di truyền và điều kiên sống của
mỗi sinh vật. Điều này chứng tỏ một sự liên quan thống nhất giữa sinh giới với
thế giới vô sinh. Chính nhờ mối liên quan này mà các tế bào có thể tiến hành các
quá trình trao đổi chất với môi trường bên ngoài để tồn t
ại và phát triển.
Sự phân bố các nguyên tố hoá học trong sinh giới cũng khác xa so với
trong thế giới vô sinh. Ví dụ Cabon chỉ chiếm 0,03% trong vỏ trái đất nhưng nó
lại chiếm tới 20% khối lượng của cơ thể sống, nhiều gấp 300 lần so với môi
trường ngoài. Sắt có mặt trong đất, nước , không khí với hàm lượng nhiều gấp
300 lần so với trong tế bào sinh giới. Ngược lại, sillic thì lại gặp rất ít trong c
ơ
thể sống mặc dù nó chiếm 27,7% ở vỏ trái đất. Căn cứ vào số lượng các nguyên
tố hoá học có trong tế bào, người ta chia chúng thành 2 nhóm sau:
1. Các nguyên tố đa lượng
Các nguyên tố đa lượng trong tế bào chiếm tỉ lệ cao khoảng 99,95%
trọng lượng khô của tế bào, đó là các nguyên tố C,H,O,N,S,P, trong đó C chiến
khoảng 43-48%, H chiếm khoáng 7%, N khoảng 8-12% trọng lương khô của tế
bào. Ngoài ra các nguyên tố khác như K, Na, Mg, Ca, Fe, Cl, Si, Al chiếm
khoảng 0,05-1%. M
ội phần nhỏ các nguyên tố này ở dạng liên kết tĩnh điện hoặc
liên kế hoá trị trong các hợp chất hữu cơ, còn lại ở dạng ion tự do trong dịch tế
bào.
Những nguyên tố đa lượng có vai trò quan trọng trong cấu tạo cũng như
trong các quá trình trao đổi chất và năng lượng của tế bào .
2. Các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng trong tế bào chỉ chiếm khoảng n.10-5 – n.10-3 %
trọng l
ượng khô của tế bào. Các nguyên tố đó là Mo, Cu, Zn, B, Ni, Va, I, Br,
Co và các nguyên tố siêu vi lượng như Cs, Se, Cd, Ag, Hg, Au, Ra chúng
chiếm ít hơn 10
-6
% trọng lượng tế bào. Các nguyên tố này đóng vai trò làm cầu
nối trong các hợp chất hữu cơ, đặc biệt trong Enzym. Vì vậy, mặc dù cơ thể chỉ
cầm một số lượng cực nhỏ các nguyên tố này nhưng nếu thiếu chúng thì mọi
hoạt động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định.
Hàm lượng (% trọng lượng khô) của một s
ố nguyên tố hoá học trong thực vật
(Theo Vinogradov) như sau.
Nguyên tố Hàm lượng Nuyên tố Hàm lượng
C
O
H
Si
N
S
P
K
Mg
Ca
Fe
18
70
10
0,15
0,3
0,05
0,07
0,3
0,07
0,3
0,02
Li
Mo
B
Cu
Zn
Co
Ni
Cr
Se
I
Hg
10
-5
2.10
-5
10
-4
20.10
-5
30.10
-5
2.10
-5
15.10
-5
50.10
-5
10
-6
10
-5
10
-7
http://www.ebook.edu.vn
7
Na
AL
0,02
0,02
Ra 0,5.10
-7
II. Các hợp chất trong tế bào
1. Các loại hợp chất vô cơ có trong tế bào
Các hợp chất vô cơ trong tế bào gồm có nước, các loại muối khoáng và
một số chất đơn giản khác (HCO
3
…)
1.1 Nước : Phần lớn oxy và hydro có trong cơ thể sống ở dạng
nước. Nước chiếm khoảng 75% -85% khối lượng tươi của đa số các tế bào.
Nước tồn tại ở hai dạng, dạng tự do chiếm khoảng 95%, còn lại là nước dưới
dạng liên kết (ở dạng này các tính năng của nước bị thay đổi). Tuy nhiên tỉ lệ
nước còn phụ thuộc vào từng loại tế
bào, tuổi sinh lý và sự có mặt của nguyên
liệu khung. Ví dụ như tế bào xương trong các cơ thể không có mô cứng, tỉ lệ
nước chiếm khoảng 75% còn trong cơ thể người già là khoảng 60%, nhưng
trong tế bào người ở giai đoạn phôi thai nước chiếm khoảng 90-95% trọng
lượng tế bào.
Cũng trong cơ thể sinh vật, tế bào ở các bộ phận khác nhau thì tỉ lệ nước
trong chúng cũng khác nhau. Ví dụ trong chất xám c
ủa não người nước chiếm
85% còn trong xương chỉ có 20%. Có thể nói không một tế bào nào trong cơ thể
sống không có một lượng nước nhất định.
Nước là một hợp chất hoá học độc nhất có rất nhiều tính chất quan trọng
trong hoạt động sống của tế bào. Do phân tử nước có đặc tính phân cực nên nó
có một vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào. Nếu thiếu nước sẽ
xảy ra hiện tượng khô sinh lý và rối loạn trao đổi chất. Thiếu nước kéo dài sẽ
làm chết tế bào.
1.2. Muối khoáng: Muối khoáng lấy từ môi trường bên ngoài vào,
trong tế bào chúng chiếm khoảng 2- 6% trọng lượng khô. Muối khoáng trong tế
bào thường tồn tại ở hai dạng:
* Dạng phân ly thành các ion. Các ion mang điện tích dương thì được gọi
là cation chúng rất cần thiết cho cơ thể sống bao gồm Ca
++
, K
+
, Na
+
, Mg
++
,
Fe
++
Fe
+++
, Cu
++
, Mg
++
. v.v . các ion mang điện tích âm được gọi là anion như
H
2
PO
3
-
, SO
2
2-
, HCO
3
-
, Cl
-
, I
-
, .v.v Các ion này là nguyên liệu xây dựng các
hợp chất và đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác nhau trong tế bào như
tạo áp suất thẩm thấu, tạo hiệu điện thế ở màng nguyên sinh chất của tế bào.
* Dạng liên kết tĩnh điện (Liên kết hoá trị): Nhiều ion vô cơ liên kết với
các hợp chất hữu cơ tạo nên các thành phần cấu trúc hoặc các chất có hoạt tính
sinh học đặ
c hiệu, đáng chú ý nhất là:
+ S trong thành phần của nhiều loại protein.
+ P có trong chất nhiễm sắc và trong nhiều loại prôtein khác.
+ Fe có trong Hemoglobin, trong một số Enzym oxy hoá khử.
+ Mg có trong diệp lục.
+ Ca
3
(PO
4
)
2
là loại hợp chất không tan có trong vỏ cứng của nhuyễn thể
và trong xương của động vật có xương sống .v.v.
Chức năng chủ yếu của các muối khoáng là duy trì áp xuất thẩm thấu và
duy trì sự cân bằng axít – bazơ trong cơ thể. Trong điều kiện sinh lý bình thường
http://www.ebook.edu.vn
8
của các tế bào thì hàm lượng các chất khoáng luôn luôn giữ ổn định. Khi có sự
thay đổi đáng kể về hàm lượng khoáng đều dẫn tới rối loạn trao đổi chất, các
chức năng sinh lý và có thể dẫn tới tử vong. Ví dụ: Giảm Ca
++
trong máu sẽ gây
co giật, khi tỉ lệ K và Na không giữ được bình thường thì co bóp của cơ tim bị
rối loạn.v.v
2. Các loại hợp chất hữu cơ có trong tế bào
Các hợp chất hữu cơ có trong tế bào là protein, gluxít (Saccarit), lipít, axit
nucleic, các hợp chất cao năng…và các hợp chất có hoạt tính sinhhọc cao như
các loại vitamin, hoocmon, enzym v.v. Chúng có chức năng quan trọng trong
hoạt động sống của tế bào. Trong khuôn khổ của giáotrình không xét hết các
hợp chất hữu c
ơ có trong tế bào mà chỉ xét một số chất sau đây:
2.1 Saccarit (Gluxit hay Hidratcacbon) là hợp chất hữu cơ không
chứa nitơ. Trong thành phần hoá học của chúng gồm 3 nguyên tố C, H, O với tỉ
lệ tương ứng 1:2:1, vì vậy Saccarit có công thức tổng quát là Cn(H
2
O)n. Saccarit
là hợp chất cơ bản làm nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác và hô hầp
nội bào, cảm ứng. Trên màng sinh chất của tế bào có các Saccarit trùng hợp có
thể giúp các tế bào cùng một kiểu nhận biết ra nhau. Trong tế bào thường gặp:
2.1.1 Đường đơn (monosaccarit C
6
H
12
O
6
) như glucose, fructose,
galactose .v.v. trong đó glucose là loại chất dinh dưỡng không thể thiếu trong
mọi dạng cơ thể sống. Nó được xem như chất bổ vạn năng cho sinh lý tế bào.
Bên cạnh đó đường 5 cácbon (pentose) có hai dạng ribose (C
5
H
10
O
5
) và
đeroxyribose (C
5
H
10
O
4
) là những dạng đường đơn quan trọng, chúng tham gia
cấu trúc của acit nuclêic. Nhiều phân tử đường đơn bằng phản ứng ngưng tụ
chúng liên kết với nhau tạo thành các polisaccarit dạng mạch thẳng (như
xenlulozơ) hay mạch phân nhánh (như tinh bột, glucogen) đây là các chất dự trữ
năng lượng
2.1.2 Đường đa (polysaccarit) công thức chung là (C
5
H
10
O
5
)n đó là
Tinh bội, Cellulose, Hemixenlulose, Pectin, kitin, loại hợp chất này bền vững,
thường là thành phần cấu trúc của vách tế bào thực vật, nấm men và động vật
bậc thấp, chức năng chủ yếu là bảo vệ và giữ hình dạng ổn định cho tế bào.
Riêng Glucogen dễ tan trong nước, nó thường có mặt trong tế bào động vật và
được dự trữ trong gan, cơ. v.v. còn tinh bột có trong tế bào thực vật và được tích
luỹ trong lụ
c lạp. Trong vi sinhvật chúng được dự trữ dưới dạng thể vùi.
2.2 Lipít Cũng là hợp chất hữu cơ không chứa nitơ, cấu tạo gồm 3
nguyên tố C, H, O nhưng tỉ lệ thấp hơn so với saccarit, chúng không tan trong
nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ không phân cực (ete, clorofooc,
benzene ). Ngoài ra một số loại lipit khác ngoài C, H, O chùng còn có thêm P,
hoặc S, hoặc N và axit béo. Trong tế bào thường gặp các nhóm lipit chính là
Triglyxerit, photpholipit, Steroit và sáp. Trong thực vật chúng được tích luỹ
trong hạt và quả còn ở động vậ
t chúng được tích luỹ dưới dạng mỡ dưới da, cơ
hoặc trong ổ bụng.
Phần lớn lipit là nguyên liệu, khi bị oxy hoá sẽ cho ra năng lượng cao, vì
vậy chúng cũng là nguồn dự trữ năng lượng quan trọng. Tuy nhiên quá trình
phân huỷ 1 phân tử lipit sẽ chậm chạp hơn nhiều so với 1 phân tử gluxit. Trong
cơ thể khi cần thiết lipit cũng có thể được chuyển hoá thành glucose và gluxit
http://www.ebook.edu.vn
9
khác. Lipit là nguyên liệu tham gia cấu trúc lên màng nguyên sinh chất, màng
nhân và màng ti, lạp thể, màng lục lạp, hệ mạng lưới nội chất, bộ máy golgi
của tế bào. Ngoài ra lipit còn tham gia tạo thành vỏ tinh hoàn, vỏ buồng trứng và
cản trở sự thoát hơi nước của cơ thể
2.3 Các hợp chất cao năng Các hợp chất cao năng bao gồm các hợp
chất nucleotit- adenilic (ATP, ADP, AMP), các hợp chất nucleotit-guanilic
(GTP, GDP, GMP), các dạng nucleotit - xitidilic (XTP, XDP, XMP) và các dạng
nucleotit - uridilic (UTP, UDP, UMP). Do đặc tính dễ thuỷ phân giải phóng ra 1
hoặc 2 gốc photphat đồng thời năng lượng được giải phóng ra, năng lượng này
sẽ được cung cấp cho hoạt động sống của tế bào. Vì vậy chúng là phương tiên
để trao đổi, chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
Ví dụ : ATP + H
2
O ADP + H
3
PO
4
+ 31kj/mol.
2.4. Chất vận chuyển hydro: NAD (Nicotinamid adenin
dinucleotid), FAD (Flavin adenin dinucleotid) và NADP (Nicotinamid adenin
dinucleotid photphat) các hợp chất này có khả năng kết hợp với hydro, chúng
hoạt động như các Coenzym cho các enzym tham gia lấy hydro từ các cơ chất
của chúng.
2.5 Vitamin : Để đảm bào nhu cầu dinh dưỡng, cơ thể còn cần một
lượng nhỏ nhất định vitamin. Đối với động vật khác nhau nhu cầu vitamin cũng
khác nhau. Nhu cầu này có thể thay đổi tuỳ theo trạng thái sinh lý của cơ thể.
Mộ
t số loài sinhvật có khả năng tự tổng hợp vitamin cần thiết cho mình, nhưng
cũng có loaì sinhvật không có khả năng tổng hợp mà phải lấy từ ngoài vào dưới
dạng ăn hoặc uống. Đa số các vitamin là thành phần cấu tạo của các Enzyme và
tham gia quá trìnhsinh hoá.
Vitamin có vai trò quan trọng trong trao đổi chất của mọi cơ thể sinh vật.
Như vitamin được dùng làm nguyên liệu xây dựng Coenzym đó là một chất đặc
biệt làm cho m
ột số loại Enzym hoàn thành được chức năng đặc trưng của nó.
Ví dụ vitamin B cần thiết để tạo NAD, NADP.
2.6 Hoocmon là các chất có hoạt tính đặc trưng được tiết ra từ các
cơ quan hoặc tuyến nội tiết, chúng được tiết trực tiếp vào máu hoặc hệ tuần hoàn
khác. Cũng như vitamin, hoocmon hoạt động ở nồng độ rất thấp. Lượng
hoocmon được tiết ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tr
ạng thái sinh lý và nhu cầu
của cơ thể.
Ở động vật hoocmon có vai trò báo động ( tạo Stress), làm thay đổi hoạt
động đặc hiệu của tế bào và một số cơ quan nhất định. Ngoài ra chúng còn có
tác dụng điều hoà quá trìnhsinh hoá trong cơ thể, ảnh hưởng tới tốc độ tổng hợp
các hợp chất cao năng, xúc tác của enzym và thay đổi tính thấm của màng tế
bào.
Ở thực vật phytohoocmon (hoocmon thực vật) có ảnh h
ưởng tới sinh
trưởng, phát triển, biệt hoá, phân chia tế bào và các hoạt động khác. Hoocmon
thực vật có hoạt tính thấp hơn so với hoocmon động vật nhưng phạm vi hoạt
động lại rộng, mỗi hoocmon tham gia trong nhiều quá trìnhsinh lý khác nhau
thường có hoạt động trái ngược nhau hoặc làm tăng tác dụng của hoocmon khác.
Ví dụ hoocmon Giberelin có tác dụng điều hoà và kích thích sinh trưởng mạnh ở
thân, kích thích và phân chia tế bào, kích thích sự ra hoa và tạo quả .v.v ,
http://www.ebook.edu.vn
10
hoocmon Xitokinin có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào, sinh trưởng tế
bào lá, sinh trưởng chồi chính nhưng kìm hãm sinh trưởng chồi phụ.
2.7 Protein chiếm một nửa tổng số chất hữu cơ trong cơ thể sống.
Tất cả protein trong tế bào đều là đa phân tử, đơn phân là là các axit amin.
Thành phần hoá học của chúng gồm C, H, O, N, một số loại còn có thêm S, mặc
dù có chung nhiều nét cơ bản nhưng sự cấu tạo của chúng cực kỳ
linh hoạt vì
vậy các protein có chức năng chuyên hoá khác nhau. Tuỳ theo sự sắp xếp của
mạch polypeptit có thể chia protein thành hai nhóm khác nhau:
2.7.1 Protein sợi: Mạch polypectit duỗi thẳng do đó các phân tử
protein này dài như sợi dây. chúng không tan và bền vững với các biến động của
nhiệt độ và pH. Protein sợi tham gia cấu trúc của da, mô liên kết (collagen,
elastin), tóc, sừng, móng và lông (keratin).
2.7.2 Protein dạng hạt (hay viên) : Mạch polypeptit cuộn lại theo
các dạnh cấu trúc phức tạp tạo nên phân tử protein dạng viên tròn, chúng dễ
dàng hoà tan để
tạo thành dung dịch keo và thường nhạy cảm với sự thay đổi
của nhiệt độ và pH. Protein dạng viên mới là protein hoạt động chính trong quá
trình trao đổi chất, chúng tham gia cấu trúc tế bào, Enzym, Hoocmon, Kháng thể
và chất dự trữ (trong những trường hợp cần thiết protein có thể phân giải cung
cấp năng lượng cho cơ thể sống).
2.8 Axit nucleic là hợp chất đa phân tử, đơn phân của chúng là
nucleotit, ribonucleotit, chúng lớn hơn cả protein, thành phần hoá học c
ủa chúng
gồm có C,H,O,N và P. ở đa số sinhvật Axit deroxiribonucleic (ADN) là vật chất
di truyền ở cấp độ phân tử, làm khuôn mẫu tổng hợp ARN (Axit ribonucleic)
thông tin. Còn ở một số loài vi khuẩn cơ sở vật chất di truyền là ARN.
2.9. Enzym được chia thành 2 nhóm Enzym đơn giản và enzym
phức tạp và tất cả các enzym đều được cấu tạo bởi protein dạnh viên.
2.9.1 Enzym đơn giản được cấu tạo duy nhất một thành phần
protein. Do đ
ó hoạt tính của nó phụ thuộc vào cấu trúc của protein đó.
2.9.2 Enzym phức tạp ngoài thành phần protein cấu trúc của nó còn
có thêm các thành phần sau:
- Vitamin liên kết với enzym bởi các mối liên kết không cộng hóa trị, các
enzym này được gọi là Coenzym. Ví dụ NAD, FAD. Chúng có chức năng vận
chuyển điện tử cho nhiều phản ứng oxy hóa khử.
- Nhóm phụ gia liên kết với enzym bởi các mối liên kết cộng hóa trị,
nhóm phụ gia thường là thành phần cơ bả
n trong cơ chế xúc tác của enzym. Ví
dụ enzym Catalaza
- Các ion kim loại cần để ổn định cấu hình thích hợp của enzym và cơ
chất hoạc có thể tham gia trực tiếp trong phản ứng hóa học được xúc tác.
Một số enzym cả hai thành phần này đều có hoạt tính xúc tác. Tuy nhiên nếu
enzym bị mất thành phần phụ cũng làm mất hoạt tính của enzym.
Enzym là chất xúc tác sinh học. Mỗi một loại enzym chỉ xúc tác cho một hay
một vài phản ứ
ng tương tự (Tính đặc hiệu của enzym về phản ưng, cơ chất)
2.9.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt thính của enzym
[...]... đi vào chu trình Calvin để tổng hợp thành đường Loại thực vật này được gọi là thực vật 4C (chu trình này được gọi là chu trình Hatch – Slack) Những thực vật mọng nước, thực vật xa mạc hoạc thực vật vùng khô nóng, lỗ khí được mở vào ban đêm thu nhân một số lượng lớn CO2 và đóng vào ban ngày để hạn chế mất nước Các loại thực vật này mang tên là thực vật CAM (Crassulac axit metabolism) Thực vật CAM cố... Thực chất quá trình đồng hoá ở cơ thể tự dưỡng là quá trình quang hợp và quá trình hoá tổng hợp 1.1.1 Quá trình quang hợp diễn ra ở những phần có diệp lục của thực vật và một số sinhvật khác (Vi khuẩn, tảo) Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời để một phần tổng hợp ngay ATP và một phần được tích lũy trong đường Gluco Quá trình quang hợp ở thực vật có thể tóm tắt bằng phương trình phản ứng... giống với thực vật 4C nhưng quá trình này thực hiện vào ban đêm, ban ngày CO2 được giải phóng để đi vào chu trình Calvin Trong các quá trình đồng hoá CO2 đã tạo ra nhiều sản phẩm trung gian, các sản phẩm này có thể tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác của cây xanh 1.1.2 Quá trình hoá tổng hợp Hoá tổng hợp thường gặp ở Vi sinhvật Chúng sử dụng năng lượng chứa trong các hợp chất hoá học Tuỳ thuộc... phân sinh cấp I) là những tế bào phân sinh nằm ở ngọn của chồi, rễ chính, rễ phụ, còn mô phân sinh bên (mô phân sinh cấp II) là những tế bào nằm song song ở phía bên của cơ quan mà nó tồn tại (tầng sinh mạch và tầng sinh bần là mô phân sinh bên) Chức năng của chúng làm cho rễ, thân, cành dài ra và to ra 1.2 Mô phân sinh lóng: Đây chính là vùng mô cấp I đang phát triển mạnh, nằm hơi xa mô phân sinh. .. này đặc trưng cho những sinh vật trong chu kỳ sống của chúng pha đơn bội là chủ yếu (tảo, nấm động vật nguyên sinh ) 2 2 Giảm phân giao tử (Giảm phân cuối) Xảy ra trong quá trình hình thành giao tử của động vật đa bào Kết quả của quá trình giảm nhiễm hình thành trứng và tinh trùng 2 3.Giảm phân bào tử (hay giảm nhiễm trung gian) Loại giảm nhiễm này đặc trưng cho đa số thực vật Nó xảy ra trong tế bào... phân sinh : những tế bào còn có khả năng sinh sản - Mô vĩnh viễn: Những tế bào không có khả năng sinh sản * Căn cứ vào chức năng có thể phân chia thành - Mô phân sinh - Mô nâng đỡ - Mô dinh dưỡng (nhu mô) - Mô dẫn - Mô che chở (biểu mô) - Mô tiết 1.Mô phân sinh Mô phân sinh cấu tạo bởi các tế bào còn non, chưa phân hoá, có khả năng sinh sản rất nhanh để tạo ra các loại mô khác Các tế bào ở mô phân sinh. .. giải các phần tử sinhhọc cần thiết cho việc thực hiện các chức năng khác nhau của tế bào Trao đổi chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình: 1.Quá trình đồng hoá Đồng hoá là quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể từ các nguyên liệu khác nhau Thực chất của quá trình biến đổi này là quá trình tổng hợp gluxit, protein, axít nuclêic đặc trưng cho cơ thể Quá trình này cần phải... bào phân sinh thường không có các thể vùi và các lạp thể vẫn còn ở thời kỳ tiền lạp Mạng lưới nội chất của chúng nhỏ và thể tơ bên trong ít phức tạp hơn Kích thước và hình dạng mô phân sinh có sự thay đổi khác nhau, như mô phân sinh ngọn tế bào nhỏ, có đuờng kính gần như nhau Mô phân sinh cấp 2 tế bào dài, dẹp, hình thoi Mô phân sinh được chia thành 3 loại: 1.1 Mô phân sinh ngọn và bên: Mô phân sinh ngọn... mẹ Vai trò của quá trình giảm phân là bảo tồn sự ổn định về số lượng nhiễm sắc thể của loài sinh vậtsinh sản hữu tính, đông thời thông qua sự tổ hợp tự nhiên của nhiễm sắc thể mà tạo nên những giao tử khác biệt về mặt di truyền và từ đó tạo nên sự đa dạng ở thế hệ sau 2 các dạng giảm phân: Trong sinh vật có 3 dạng giảm phân sau: 2.1 Giảm phân hợp tử (hay giảm phân khởi đầu) Quá trình phân bào giảm... Axetin(CH3CO) + CoenzymA Axetin CoenzymA (Axetil-CoA ) + Oxaloaxetic - axit Xitric rồi đi vào chu trình Crebs * Axetil-CoA vào chu trình Crebs : Chu trình axit xitric (hay còn gọi là chu trình Crebs hoặc chu trình axít tricacboxilic) gồm 9 phản ứng nhằm biến đổi mỗi gốc Axetil nhận được từ quá trình đường phân thành hai phân tử cacbonic và giải phón 8H+, 8e- Các chất nhân NAD (nicotinamimadenindinucleitit), . ĐẦU
Sách Giáo trình sinh vật học dùng cho trung học nuôi trông thuỷ sản
nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy và tham khảo của học sinh trong
trường. Mục đích yêu cầu của sinh vật học
Sinh vật học dùng cho khối trung học của trường cao đẳng thuỷ sản là
phần được giảng dạy cho học viên ở năm thứ nhất