giáo trình xuất khẩu việt nam

120 689 3
giáo trình xuất khẩu việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Giáo trình xuất khẩu Việt Nam CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM. I. tổng quan nền kinh tế Việt Nam: Năm 1986 Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, và nền kinh tế từng bước được đổi mới. Đến năm 1993, khi Mỹ bỏ đi chính sách cấm vận cho Việt Nam thì hoạt động ngoại thương lúc này mới bắt đầu phát triển và kéo theo sự phục hồi nền kinh tế Việt Nam. Vị trí xếp hạng trên thế giới: sự xếp hạng theo tốc độ tăng trưởng GDP: Việt Nam đứng hàng 28 trên thế giới, đứng hàng thứ 2 ở châu Á, sau Trung Quốc ( 11 trên thế giới). (Danh sách các nước xếp theo tốc độ tăng trưởng GDP tham khảo phần phụ lục.) GDP: Theo Thời Báo Kinh tế Việt Nam (ngày 7/9/2007), GDP bình quân đầu người năm 2005 là 638,4 USD năm 2006 đạt 725,3 USD, năm 2007 ước đạt 835 USD, năm 2008 phấn đấu đạt 1.000 USD. Như vậy là tốc độ tăng thu nhập bình quẩn đầu người năm tăng cao gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1995-2003 2 (nguồn: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) Dưới đây bổ sung một số số liệu mới : Tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2004 là 7,79%, năm 2005 là 8,43%, năm 2006 là 8,2%. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch - đầu tư, năm 2007, nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 8,4- 8,5% (kế hoạch là 8,2-8,5%) và GDP bình quân đầu người tương đương 835 USD. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng năm 2008 phải đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 9,1-9,2% để đạt GDP bình quân đầu người 1.000 USD và giảm tỉ lệ nghèo xuống còn 11%. Lạm phát ,chỉ số giá tiêu dùng Điều đáng lo ngại ở đây là lạm phát tăng cao trong mấy năm gần đây, thể hiện qua sự tăng cao của chỉ số giá tiêu dung gần xấp xỉ tốc độ tăng trưởng GDP. Mặc dù chính phủ đã có nhiều biện pháp để hạn chế nhưng mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn không thực hiện được nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng lên quá nhanh và cao.(55- 60$/thùng_số liệu năm 2005). Hiện nay giá xăng dầu vẫn đang ở mức cao gần 80$/thùng với mức kỉ lục là 78,5$/thùng kể từ 1983 vào ngày 31/7/2007. Giá dầu tăng lên cùng với dịch cúm gia cầm đã kéo theo sự tăng giá của các ngành kinh tế quan trọng khác như than, xi măng, vận tải, và thực phẩm,… Chỉ số giá tiêu dùng năm 2004 vượt mức tăng trưởng GDP lên đến 9,5%. Năm 20005 Việt Nam thực hiện thả nổi dần các loại giá. Giá viễn thông và xăng dầu được buông dần, chỉ còn duy nhất giá điện là quy định "cứng". Hầu hết các giá 3 hàng hoá đều đã được vận hành theo tín hiệu thị trường. Và kết quả là lạm phát được duy trì ở mức Chỉ trong mấy tháng đầu năm 2007, chỉ số giá tiêu dung (CPI) là 6,19%, đặc biệt là tháng 7 tăng đến 0,94%. Lý do chính được nhận định là do lượng tiền lưu thông quá nhiều. Chỉ tính riêng sáu tháng đầu 2007, NHNN đã "bơm" ra lưu thông 112.000 tỉ đồng để mua vào bảy tỉ USD. Đây là một con số không nhỏ tạo áp lực tăng tiền trong lưu thông. (Nguồn: VNEconomy) Lo ngại này đã được đưa vào mục tiêu Quốc Hội: phải kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo một số bài báo tuổi trẻ gần đây thì do lạm phát tăng quá nhanh nên gởi tiết kiệm vào ngân hang không có lời mà còn lỗ do giảm sút về mặt giá trị. Quan hệ thương mại với các nước Đến hết năm 2005, Việt Nam có quan hệ thương mại với 235 nước trong tổng số 255 nước và khu vực lãnh thổ của thế giới. Để thúc đẩy ngoại thương phát triển Chính phủ Việt Nam đã ký kết trên một trăm hiệp đinh thương mại song phương và đa phương, và một trong số các hiệp đinh quan trong gần đây nhât đó là hiệp định thương mại ASEAN, hiệp định thương mại Việt-Mỹ và hiệp định WTO. Những hiệp định này đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài: Theo sự phân loại của chính phủ thì có 2 nguồn: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên sự tiếp nhận này thiên hẳn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). o Nguồn FDI tích luỹ từ năm 1988 đến năm 2003: Tổng số vốn đăng kí là 40,79 tỷ đô. Các nước và khu vực đầu tư nhiều vào Việt Nam (dựa trên số vốn): (1) Singapore, (2) Đài loan; (3) Nhật Bản; (4) Hàn Quốc; (5) Hồng Kông, (Trong số các nước đầu tư chính, Nhật Bản là nước đầu thứ lớn thứ ba với tổng số vốn đầu tư đạt 4,48 tỷ đô và là nước đứng thứ nhất với số vốn thực hiện đạt 3,95 tỷ đô) Số lượng các dự án đầu tư (các dự án đã được cấp giấy phép) là 4.324 Các ngành hoạt động chính (theo kim ngạch) là: (1) công nghiệp (chiếm 56,9% trổng kim ngạch), công nghiệp nặng (23,3%), công nghiệp nhẹ (15%), (2) nông lâm ngư nghiệp (7,1%), (3) dịch vụ (36%). o Tình hình vốn đầu tư tính đến 2006 o Tính riêng 8 tháng đầu năm 2007 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được trên 8,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ năm trước. 4 Trong số này, hơn 7 tỷ USD là tổng vốn đầu tư của 814 dự án đầu tư mới, phần còn lại là vốn bổ sung của 247 dự án đang triển khai. Vốn FDI trong 8 tháng qua chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và nông-lâm-ngư nghiệp với các địa bàn đầu tư chính vẫn là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu trong số 40 quốc gia và vũng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng qua. 238 dự án, tổng vốn đăng ký trên 1,7 tỷ USD của các nhà đầu tư Hàn Quốc đã nhận giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam. Xếp sau các nhà đầu tư Hàn Quốc, Xinhgapo có 50 dự án, tổng vốn trên 1,3 tỷ USD đã nhận giấy phép. Ngoài ra, Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết hiện còn có 50 dự án với tổng vốn đăng ký dự kiến lên đến 50 tỷ USD đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Nổi bật trong số này là dự án đầu xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 2.640 MW, tổng vốn 3,8 tỷ USD của tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản); dự án lớn khác là dự án xây dựng trung tâm tài chính, khách sạn và khu đô thị tổng hợp có số vốn 2,7 tỷ USD của Tập đoàn Trustee Suisse (Thụy Sỹ) và dự án xây dựng Trung tâm văn hóa-thương mại Giảng Võ cùng Triển lãm Mỹ Đình trị giá 2,5 tỷ USD của Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc). Các nhà quản lý Việt Nam đang tỏ ra hết sức lạc quan về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong năm nay. Ông Phan Hữu Thắng, Cục Trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, nhận định, với tốc độ tăng trưởng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài như hiện nay, mục tiêu thu hút 12 tỷ USD vốn FDI trong năm 2007 của Việt Nam là hoàn toàn hiện thực./. ( Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ) o Dự báo cho năm 2007: Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, năm 2007, Việt Nam sẽ thu hút khoảng 13 tỷ USD vốn FDI, tăng 8,3% so với năm 2006. Dự báo khả quan này dựa trên cơ sở kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ đầu năm đến nay, đặc biệt trong 8 tháng qua, Việt Nam đã thu hút 8,3 tỷ USD vốn FDI, trong khi mục tiêu đặt ra là cả năm 2007 đạt khoảng 12 tỷ USD. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, hiện có nhiều nhà đầu tư lớn đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào Việt Nam với các dự án có tổng số vốn lên đến 50 tỷ USD. Đáng chú ý là Dự án xây dựng một số khu công nghệ chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao của Tập đoàn Foxconn, Đài Loan với tổng số vốn 5 tỷ 5 USD. Tiếp đến là Dự án Nhà máy Nhiệt điện than Vân Phong của Tập đoàn Sumitomo, Nhật Bản với 3,8 tỷ USD. Dự án khai thác và sản xuất thép ở Hà Tĩnh của Tập đoàn TaTa (Ấn Độ) với 3,5 tỷ USD Với số lượng các nhà đầu tư đăng ký nhiều như hiện nay cộng với môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi thì khả năng Việt Nam thu hút khoảng 13 tỷ USD vốn FDI trong năm 2007 sẽ thực hiện được. ( nguồn: Website Chính phủ ) II. Tác động của các hiệp định đến xuất nhập khẩu Việt Nam: Với trên 100 hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký kết, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích tác động của 3 hiệp định thương mại quan trọng dưới đây đã và sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam như thế nào 1) Hiệp định thương mại ASEAN: Nội dung chính của hiệp định: Thực hiện cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT), đưa thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa của các nước ASEAN khác khi đưa vào nước mình xuống còn 0%-5%. Ngoài ra CEPT còn đề cập đến các biện pháp loại bỏ hạn chế số lượng nhập khẩu như: tiến tới xóa bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm thực hiện CEPT. Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xóa bỏ dần dần trong vòng 5 năm kể từ khi sản phẩm được hưởng ưu đãi về thuế. Các hạn chể ngoại hối sẽ được ưu tiên dỡ bỏ đối với sản phẩm thực hiện CEPT. Trong trường hợp đột ngột tăng số lượng nhập khẩu gây hại đến sản xuất trong nước hoặc đe dọa cán cân thanh toán thì các nước ASEAN có quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu. Việt Nam đã thực hiện xong Chương trình CEPT vào 01/01/2006 nên có trên 95% danh mục sản phẩm nhập từ ASEAN vào Việt Nam thuế chỉ còn ở mức 0-5%, theo dó thì cũng đã tiến hành dỡ bỏ nhiều biện pháp phi thuế quan thúc đẩy quan hệ thương mại của ASEAN phát triển. Những tác động thuận lợi và không thuận lợi đến hoạt động thương mại của Việt Nam:  Thuận lợi: o Hàng hóa, nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ rẻ hơn làm nâng cao sức cạnh tranh về giá cho các ngành chủ lực như: dệt, may, giày dép, hàng điện tử…trên cả thị trương nội địa và quốc tế. 6 o Thị trường hàng hóa ở Việt Nam se càng phong phú, đa dạng hơn, giúp người tiêu dung, nhà sản xuất Việt Nam có điều kiện thỏa mãn nhu cầu tốt hơn. o Thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa, quảng bá sản phẩm sang các nước ASEAN. o Thúc đẩy các nhà sản xuất Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh với dòng hàng hóa ASEAN.  Bất lợi: o Nguy cơ không thâm nhập được vào thị trường ASEAN mà còn mất luôn cả thị trường nội địa nếu không đủ sức cạnh tranh với những mặt hàng có lơi thế so sánh tương tự. o Sản phẩm Việt Nam được sản xuất dưới dạng gia công, lắp ráp sử dụng nguyên liệu ngoại nhập hoặc xuất khẩu nông sản dưới dạng thô khi xuất sang thị trường ASEAN thì ít được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT. o Nhiều sản phẩm Việt Nam có nguy cơ bị thay thế bởi hàng hóa của các nước ASEAN nếu không tạo được chỗ đứng vững vàng trong nước và trên thị trường các nước khu vực. 2) Hiệp định thương mại Việt-Mỹ nội dung chính: bao gồm 5 vấn đề mà các nhà kinh doanh thương mại nội địa và xuất nhập khẩu của Việt Nam cần nắm vững.  Về thương mại hàng hóa: yêu cầu Việt Nam phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng như các khu vực kinh tế khác. Ngay lập tức và vô điều kiện, 2 bên Việt Nam và Hoa Kỳ trao cho nhau Quy chế tối huệ quốc. Ngay lập tức Việt Nam được hưởng Chế độ đối xử quốc gia khi kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ tương tự như các bạn hàng khác của Mỹ. Theo lộ trình các nhà thương mại Hoa Kỳ được kinh doanh trên Việt Nam và được hưởng Quy chế đối xử quốc gia của Việt Nam  Quyền sở hữu trí tuệ: Các Bên cam kết sẽ xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ và đông bộ theo chuẩn mực quốc tế để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các Bên Việt Nam và Hoa Kỳ thừa nhận các công ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các Bên thực thi quyền sở hữu tí turj đặt trên Nguyên tắc đối xử quốc gia. Có 8 đối tượng có lien quan đến hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 1.Quyền tác giả và quyền có lien quan. 2.bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa. 3.nhãn hiệu hành hóa. 4.sang chế 5.thiết kế bố trí mạch tích hợp. 7 6.thông tin bí mật( bí mật thương mại). 7.kiểu dáng công nghiệp. 8.các loại giống thực vật Trong vòng 30 tháng kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực (12/2001), lộ trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam thực thi xong.  Thương mại dịch vụ: Ngay lập tức và vô diều kiện, các nhà donah nghiệp Việt Nam có thể tiến hành kinh doanh các loại dịch vụ tại thị trường Hoa Kỳ trên Nguyên tắc tối huệ quốc và Nguyên tắc đối xử quốc gia (trừ một số trường hợp đặc biệt). Còn về phía Hoa Kỳ thị được tiến hành theo lộ trình.  Quan hệ đầu tư: Trong 4 năm kể từ khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, xóa bỏ phân biệt về giá và phí đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ áp dụng cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau 7 năm xóa bỏ quy định phải xuất khẩu 80% sản phẩm đối với các ngành hàng không khuyến khích đầu tư vào Việt Nam.  Minh bạch và công khai: Minh bạch và công khai về môi trường kinh doanh: mọi quy định về thương mại đều công khai. Thuân lợi và thách thức của hiệp định:  Thuận lợi: hiệp định này sẽ tác động toàn diện đến hoạt động thương mại nội địa cũng như quốc tế của Việt Nam. Đây được xem là bước quan trọng đầu tiên tổ chức thực thi nội dung các hiệp định WTO. o Tạo môi trương pháp lý cho việc phát triển hoạt động thị trường ở Việt Nam. o Tạo điều kiên thuận lợi chó việc gia tăng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đồng thời kích thích các nhà thương mại Việt Nam phát triển. o Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, minhc bạch có thể kiểm soát được khuyến khích mọi khu vực kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động thương mại.  Thách thức: o Các ngành dịch vụ sẽ khó khăn khi canh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ trên thị trường Việt Nam do sức cạnh tranh còn yếu. o Sức cạnh tranh của đa số nông sản còn thấp sẽ găp khó khăn khi mở cửa cho hàng hóa của Mỹ thâm nhập vào. o Các nhà bán buôn, bán lẻ của Việt Nam gặp khó khăn ngay trên thị trường nước mình. o Xuất khảu thuận lợi sang thị trường Hoa Kỳ sé có khả năng xuất hiện những thách thức mới: bị kiện bán phá giá hoặc các rào cản kỹ thuật tinh vi khác… 8 o Thực hiện tốt nội dung Hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ sẽ mở ra triển vọng cho hoạt động thương mại của Việt Nam tiếp cận và liên thông với thị trường thế giới. ngoài ra cần phải có các chiến lược phát triển để nắm bắt các cơ hội và hạn chế được các nguy cơ, thách thức. 3) Hiệp định thương mại của tổ chức thương mại thế giới WTO: Việt Nam đã kết thúc đàm phán thương mại với các nước vào tháng 09/2006 và với Mỹ vào … 01/2007 Việt Nam chính thức gia nhập vào WTO mở ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. nội dung chính của hiệp định: dành cho các nước thành viên WTO và được hưởng từ họ Chế độ tối huệ quốc(MFN). o Tiến tới xóa bỏ hangsfrafo phi thuế quan, chuyển sang bảo hộ bằng hàng rào thuế quan., giúp đánh giá giám sát dễ dàng hơn về chính sách bảo hộ. o Giảm thuế quan bình quân xuống đưới 10% dể tọa điều kiện thuận lợi cho hàng nhập khẩu. o Tiến tới xóa bỏ tài trợ trực tiếp. o Thực thi Nguyên tắc Đối xử quốc gia để đảm bảo công bằng trong cạnh tranh. o Xác lập hệ thống luật để thực thi và kiểm soát việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thừa nhận các công ước quốc tế về bảo hộ quyền sỏ hữu trí tuệ đối với hàng hóa. o Giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế thông qua cơ chế trong tài quốc tế của WTO. Cơ hội và thách thức của hiệp định:  Cơ hội: o Có môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, mang chuẩn mực quốc tế. o Các rào cản hành chính, kinh tế, kỹ thuật đối với hoạt động thương mại được giảm thiểu. o Các thành phần kinh tế được cạnh tranh bình đẳng trong môi trường kinh doanh mang tính thị trường. o Hàng hóa phong phú, phương thức cung cấp đa dạng với nhiều thành phần và khu vực kinh tế tham gia. o Xuât khẩu hàng hóa thuận lợi ra thị trường thế giới vì được hưởng Quy chế tối huệ quốc và Nguyên tắc đối xử quốc gia khác của các nước thành viên WTO khác. o Có khả năng linh động ứng phó vì được cung cấp thông tin về chính sách xuất nhâp khẩu rõ ràng, minh bạch. o Các doanh nghiệp thương mại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thuận lợi hơn trên thị trường trong và ngoài nước. 9 o Tóm lại Việt Nam được hưởng rất nhiều quyền lợi từ việc tự do hóa thương mại khi gia nhập WTO, điều quan trọng là phải biết nắm bắt cơ hội này để làm bước đà đẩy kinh tế Việt Nam đi lên.  Thách thức: o 149 thành viên còn lại của WTO được hưởng Quy chế tôi huệ quốc và được xem xét hưởng Chế độ đối xử quốc gia, do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn. o Nhiều donah nghiệp thương mại Việt Nam theo lộ trình sẽ mất độc quyền trong kinh doanh như: thương mại phân bón, xăng dầu, sách báo, bưu chính viễn thông, o Sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam chưa cao, ngay cả nông sản vốn là lợi thế của ta ,nên khả năng thương mại sẽ gặp khó khăn ngay trên thị trường Việt Nam. o Việt Nam sẽ dễ mắc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vì chưa xác lập được thương hiệu, mẫu mã riêng. o Nhiều loại hàn hóa xuất khẩu ra thị trường còn dưới dạng tho, nguyên liệu, bán thành phẩm, … khó được huwongr những ưu đãi thương mại ở nước nhập khẩu. III. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam bảng 1: tổng hợp kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch của xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu qua các năm từ 2001-2006. Đvt: Triệu USD 10 [...]... Đức đã là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam về xuất khẩu hạt tiêu Thời gian gần đây, số lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt nam sang Đức tiếp tục tăng với tốc độ kỷ lục, hứa hẹn một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho mặt hàng tiêu Việt Nam Lượng tiêu mà Ấn Độ nhập từ Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2001-2006 Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 4.228 tấn, trị giá 6,451... nhập khẩu tiêu hàng đầu của Việt Nam với mức tăng trưởng cao Từ năm 2001 lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, với 5.108 tấn, trị giá 8,164 triệu USD Tuy nhiên lượng hạt tiêu nhập khẩu của Hà Lan từ Việt Nam trong giai đoạn này dao động không nhiều (Xem bảng 2.3) Năm 2006 Hà Lan nhập khẩu 8.932 tấn tiêu từ Việt Nam với... các doanh nghiệpViệt Nam chưa nắm bắt hết được, chưa biết tận dụng những cơ hội này, do đó Việt Nam vẫn là một đất nước nhập siêu với tỉ lên nhập có thể không tăng mấy nhưng giá trị nhập siêu thì có xu hướng ngày càng tăng 1) Tình hình xuất khẩu: cơ cấu thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên 23 nước, trong đó có 9 thị trường xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD(2003-2005)... lượng và giá trị xuất khẩu của mặt hàng hạt tiêu Việt Nam Kể từ năm 2002, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới Năm 2004, Việt Nam xuất khẩu 98.494 tấn, trị giá 133.725 ngàn USD, tăng 32% so với 74.605 tấn trị giá 105,213 ngàn USD năm 2003 Năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu 96.179 tấn trị giá 138,143 ngàn USD và tiếp tục dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu trong năm 2006, với 106.000 tấn,... 2001-2006, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đã gặt hái được những thành công to lớn Chỉ trong vòng 5 năm, từ một quốc gia ít được biết đến trên thị trường thế giới trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu, Việt Nam đã vượt lên vị trí hàng đầu về cả sản xuất và xuất khẩu vào năm 2002 và vẫn duy trì được vị trí cao này trong những năm tiếp sau Sự chênh lệch giá xuất khẩu giữa tiêu Việt Nam và tiêu... 2,1 8,0 Các mặt hàng xuất khẩu: nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới: hồ tiêu, và hạt điều đứng hàng đầu ( chiếm 1/3 thị phần thế giới); gạo chuyển từ vị trí thứ hai lên xuất khẩu với số lượng nhiều nhất thế giới, cà phê, dứng hàng thứ hai trên thế giới; trong số những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao thì có đến 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD... Ngàn tấn 19 Xuất khẩu tiêu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006 “Nguồn: Hiệp hội Hạt tiêu Thế Giới (IPC), Jakarta” Chất lượng hạt tiêu của Việt Nam hàng năm được cải thiện rõ rệt, nhờ vậy giá cũng tăng lên Việt Nam đang được đánh giá là nhà cung ứng hạt tiêu lý tưởng nhất thế giới với giá cả và chất lượng cạnh tranh Năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu 106.000 tấn, chiếm gần 50% tổng lượng xuất khẩu toàn thế... sản xuất, chưa bị giới hạn về thị trường xuất khẩu và gần như không chịu rào cản để chọn các gương mặt vào "đội tuyển xuất khẩu quốc gia" Các địa phương có giá trị xuất khẩu tăng cao là Hải Phòng- lần đầu tiên đạt ngưỡng 1 tỷ USD, Thanh Hóa, Hà Tây , Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hòa Bình, Kiên Giang và Quảng Nam tình hình xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2007  kim ngạch: ước tính xuất khẩu của Việt Nam. .. các doanh nghiệp xuất khẩu, để giảm thiểu trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại, bị kiện bán phá giá,… Đồng thời các doanh nghiệp phải biết tận dụng các cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế 16 CHƯƠNG 2: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU Hiện tại các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực:... HÌNH XUẤT KHẨU HẠT TIÊU VIỆT NAM Sản lượng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới đã tăng trên 10 lần trong vòng 16 năm, từ 9.000 tấn năm 1990 lên trên 106.000 tấn năm 2006 Thành tựu này đã góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới trong những năm gần đây Giai đoạn 2001-2006 được xem là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về cả số lượng và giá trị xuất khẩu . 1 Giáo trình xuất khẩu Việt Nam CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM. I. tổng quan nền kinh tế Việt Nam: Năm 1986 Việt Nam chuyển sang nền kinh. càng tăng. 1) Tình hình xuất khẩu: cơ cấu thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên 23 nước, trong đó có 9 thị trường xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD(2003-2005). Đvt:. tế. 16 CHƯƠNG 2: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU. Hiện tại các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực: dầu thô, dệt

Ngày đăng: 03/07/2014, 20:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chỉ tiêu định hướng phát triển ngành hạt tiêu Việt Nam

    • Nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan