Tình hình xuất khẩu việt nam và xu hướng thay đổi cơ cấu xuất khẩu
MỤC LỤC I. LÝ THUYẾT H-O…………………………………………………….…….….2 I.1.Giả thiết………………………………………………………………….…… 2 I.2.Khái niệm cần biết………………………………………………………….… 2 I.2.Khái niệm cần biết………………………………………………………….… 3 II. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GẦN ĐÂY….…… 4 II.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu……………………………………………………4 II.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu……………………………………………………… 5 II.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nói chung…………………… 6 III. XU HƯỚNG THAY ĐỔI CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU……………… 6 III.1. Cơ cấu thị trường…………………………………………………………….6 III.2. Cơ cấu ngành……………………………………………………………….15 IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VIỆT NAM CẦN QUAN TÂM…………………… 17 V. TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN……………………………………… 20 1 I. LÝ THUYẾT H-O. I.1.Giả thiết. -Thế giới bao gồm 2 quốc gia, 2 yếu tố sản xuất, 2 mặt hàng. Mức độ trang bị các yếu tố ở mỗi quốc gia là cố định và mức độ trang bị các yếu tố ở 2 quốc gia là khác nhau. -Công nghệ sản xuất là giống nhau giữa 2 quốc gia. -Các mặt hàng khác nhau có hàm lượng yếu tố sản xuất là khác nhau và không có sự hoán vị về hàm lượng các yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá cả yếu tố tương quan nào. -Cạnh tranh hoàn hảo trên cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường yếu tố sản xuất. -Chuyên môn hóa là không hoàn toàn. -Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia. -Sở thích là giống nhau giữa 2 quốc gia. -Thương mại được thực hiện tự do. I.2.Khái niệm cần biết. +) Hàm lượng yếu tố sản xuất. Một mặt hàng (X) được coi là có hàm lượng lao động cao nếu tỷ lệ lao động/vốn được sử dụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng đối với mặt hàng thứ hai (Y). L(X)/K(X) > L(Y)/K(Y) 2 VD: Để sản xuất 1 đơn vị mặt hàng X cần 3 đơn vị lao động và 5 đơn vị vốn (L(X)/K(X)=3/5. Để sản xuất 1 đơn vị mặt hàng Y cần 2 đơn vị lao động và 4 đơn vị vốn (L(Y)/K(Y)=1/2). Như vậy, mặt hàng X có hàm lượng lao động cao hơn mặt hàng Y. +) Mức độ dồi dào tương đối. Quốc gia A được coi là dồi dào tương đối về lao động nếu: L(A)/K(A) > L(B)/K(B) Nếu một quốc gia dồi dào về lao động tức là khan hiếm về vốn và ngược lại. I.3.Định lý H-O. “Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều tương đối yếu tố sản xuất dồi dào tương đối, và nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều tương đối yếu tố sản xuất khan hiếm tương đối của quốc gia đó”. Ví dụ: Nếu quốc gia A dồi dào tương đối yếu tố lao động và khan hiếm tương đối yếu tố vốn so với quốc gia B thì quốc gia A sẽ xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng lao động cao sang quốc gia B và nhập khẩu từ quốc gia B các mặt hàng có hàm lượng vốn cao. II. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GẦN ĐÂY. Năm 2012, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn đạt kết quả khá, tăng trưởng cả về quy mô xuất khẩu và tốc độ tăng so với năm trước. Theo Bộ Công Thương, tổng kim 3 ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011, vượt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu là 13%). Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm tỷ trọng 36,9%, đạt 42,3 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng thấp, chỉ tăng 1,3% so với năm 2011. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 63,1% đạt khoảng 72,3 tỷ USD,tăng 31,2%. II.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu. Bảng tốc độ tăng giảm xuất nhập khẩu, tỉ lệ nhập siêu qua các năm 2006-2010. Nếu như năm 2007 Việt Nam nhập siêu với tỷ lệ 29,1%, năm 2008 tỷ lệ 28,8%, năm 2009 tỷ lệ 22,5%, năm 2010 tỷ lệ 17,5%, năm 2011 tỷ lệ 10,1% so với kim ngạch xuất khẩu thì năm 2012 Việt Nam đã xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Từ bảng trên ta thấy xuất khẩu của nước ta tăng dần theo các năm, tốc độ tăng bình quân là: 18%. Quy mô xuất khẩu thay đổi từ 39,83 tỷ USD năm 2006 tới 4 114,6 tỷ USD năm 2012 (số liệu ngoài bảng), mở rộng tại nhiều ngành hàng, số ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2011 là 23 ngành hàng. II.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu. Trong số các mặt hàng chủ lực, dệt may vẫn là ngành đóng góp lớn nhất vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11/2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 13.089 triệu USD, chiếm tới 13,28% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 7,8% so cùng kỳ năm 2011. Tiếp theo đó là những mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao như mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện cũng đạt kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 6.502 triệu USD, tăng 68,6% so cùng kỳ và 10.674 triệu USD, tăng 92,8% so cùng kỳ năm 2011. Những mặt hàng này đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với năm 2011, góp mặt vào nhóm 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong năm 2012. Trong khi nhóm hàng công nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu của ngành nông lâm nghiệp thủy sản lại có xu hướng giảm sút. Các mặt hàng chủ lực của ngành này như gạo, cao su đều ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. Cụ thể, 11 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ đạt 3.247 triệu USD so với mức 3.463 triệu USD của 11 tháng năm 2011, kim ngạch xuất cao su chỉ đạt 2.416 triệu USD so với mức 2.778 triệu USD của cùng kỳ năm 2011. Xuất khẩu thủy sản mặc dù không giảm song tốc độ tăng tương đối khiêm tốn với giá trị kim ngạch chỉ đạt 5.331 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này giảm chủ yếu do giá trên thị trường thế giới giảm, nên mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng, song giá trị kim ngạch xuất khẩu lại giảm. 5 Nhập khẩu 11 tháng đạt 98.729 triệu USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 52.037 triệu USD, chiếm tới 52,7% kim ngạch nhập khẩu của cả nước và tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2011. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến như máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng khá cao, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày và các mặt hàng sắt thép, kim loại đều giảm so với cùng kỳ năm 2011. Đây là dấu hiệu cho thấy các ngành công nghiệp chế biến đã có xu hướng phục hồi trong khi đó những khó khăn ngành dệt may và ngành xây dựng vẫn còn. Nếu như thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các đối tác từ EU và Mỹ thì ngược lại thị trường nhập khẩu chủ yếu lại từ Trung Quốc (25% tổng kim ngạch nhập khẩu), Hàn quốc (13,4%) và các thị trường trong khu vực ASEAN (18,5%). => Tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu một số ngành thâm dụng lao động chủ yếu. Đóng góp của các ngành hàng thâm dụng lao động tới tăng trưởng kinh tế, các vấn đề việc làm, an sinh xã hội là rấy lớn. => vai trò càng cốt yếu, càng khó thay đổi, thực tế chính những ngành xuất khẩu tài nguyên, nông sản thô đang là nguồn cung cấp ngoại tệ chính cho tăng trưởng kinh tế nói chung, các ngành công nghiệp, dịch vụ nói riêng. 6 II.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nói chung: -Yếu tố đầu vào nhập khẩu và quan hệ với xuất khẩu. - Quốc gia nhỏ tham gia thị trường toàn cầu, thị phần xuất khẩu trên thế giới chưa nhiều khiến chúng ta khó có thể tác động tới giá và chịu bị động từ các bất ổn kinh tế. - Chính sách, chương trình khuyến khích xuất khẩu. - Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. -Tận dụng lợi thế từ thương mại quốc tế hiện nay trong khai thác lợi thế của các nước vào phục vụ hoạt động sản xuất của mình. III. XU HƯỚNG THAY ĐỔI CƠ CẤU XUẤT NHẬP KHẨU. III.1. Cơ cấu thị trường. Sản phẩm xuất khẩu của Việt nam đã có mặt trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong gần 80 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, có 25 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, 17 thị trường đạt trên 2 tỷ USD, 9 thị trường đạt trên 3 tỷ USD. Theo tổng hợp của Tổng cục Thống kê, các thị trường khu vực EU và ASEAN được gộp lại, nên các thị trường lớn bao gồm danh sách sau đây: 7 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường trên đạt 88 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu (18,3%), chiếm 76,8% tổng số, cao hơn tỷ trọng 76,1% của năm 2011. EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đã tăng gần như liên tục trong mấy năm nay, chỉ bị ngắt quãng vào năm 2009 (năm 2005 đạt 5,52 tỷ USD, năm 2008 cao gấp đôi, đạt 10,9 tỷ USD, năm 2009 đạt 9,4 tỷ USD, năm 2010 đạt 11,39 tỷ USD, năm 2011 đạt 16,55 tỷ USD, năm 2012 đạt 20,3 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). So với năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 22,5%- cao hơn tốc độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, cao hơn tốc độ tăng của 6 thị trường trên. Theo mặt hàng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch (tổng giá tri sản xuất) của mặt hàng tương ứng của cả nước, như điện thoại các loại và linh kiện chiếm 43%; 8 giày dép chiếm 36%; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 19%; hàng dệt may chiếm 16% Theo nước cụ thể, khu vực EU có 6 nước đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là Đức, Hà Lan, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ. Đáng lưu ý, năm 2012 là năm khu vực EU gặp nhiều khó khăn do bị khủng hoảng nợ công, kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao, người dân phải “thắt lưng buộc bụng”… thì đạt được quy mô và tốc độ tăng trưởng cao như trên càng nổi bật, càng có ý nghĩa, vượt khỏi dự đoán của mọi người, từ các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, đến các chuyên gia, doanh nghiệp ở trong nước và quốc tế. Một điểm đáng lưu ý là, trong quan hệ buôn bán của Việt Nam đối với khu vực này, Việt Nam liên tục ở vị thế xuất siêu lớn (năm 2005 đạt trên 2,9 tỷ USD, năm 2008 đạt trên 5,3 tỷ USD, năm 2009 đạt gần 4,1 tỷ USD, năm 2010 đạt trên 5 tỷ USD, năm 2011 đạt gần 8,8 tỷ USD, năm 2012 đạt đến 11,5 tỷ USD). Hầu hết các thị trường trong khu vực, Việt Nam đều xuất siêu, lớn nhất là Đức, Hà Lan, Italia, Bỉ, Áo. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường truyền thống lâu đời còn đạt kim ngạch thấp (dưới 100 triệu USD) như Estonia, Bungari, Hungaria, Litvia, Rumani, Slovenia; hoặc các nước có kim ngạch lớn hơn, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên, như Séc, Slovakia, Ba Lan, Ucraina. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu tính theo nước là lớn nhất của Việt Nam, tăng mạnh từ khi hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ nếu năm 1995 mới đạt 170 triệu USD, năm 2000 đạt 733 triệu USD, thì năm 2001 đã vượt qua mốc 1 tỷ USD, năm 2005 đạt gần 6 tỷ USD, năm 2010 đạt 14,2 tỷ USD, năm 2011 đạt gần 17 tỷ USD, năm 2012 đạt 19,6 tỷ USD. So với năm trước, xuất khẩu sang Mỹ tăng 15,6% và chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 7 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD, đặc biệt có 4 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, cao nhất là dệt may, tiếp đến 9 là giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thuỷ sản. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu về mặt hàng tương ứng của Việt Nam, như dệt may chiếm gần 50%; túi xách, ví, va li, mũ và ô dù chiếm 41,3%; gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 38,6%; sản phẩm từ sắt thép chiếm 30,9%; giày dép chiếm 30,8%; hạt điều chiếm 27,7%; thuỷ sản chiếm 19,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác chiếm 17,3%; hạt tiêu chiếm 14,7% Đáng lưu ý, trong quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, Việt Nam liên tục ở vị thế xuất siêu lớn (năm 2000 đạt 0,37 tỷ USD, năm 2005 đạt 5,06 tỷ USD, năm 2010 đạt 10,47 tỷ USD, năm 2011 đạt 12,4 tỷ USD, năm 2012 đạt 14,9 tỷ USD). Thị trường Hoa Kỳ gần như vô tận, bởi tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào đây còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này (0,83%); nhu cầu các nhà nhập khẩu tại đây thường lớn; trong khi số Việt kiều tại Mỹ khá đông… Tuy nhiên, đối với từng mặt hàng thì cần tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, cần quan tâm đến những quy định về xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị rào cản kỹ thuật. ASEAN là khu vực mà Việt Nam năm 2012 xuất khẩu lớn thứ ba về kim ngạch (chiếm 15,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), tăng 27,2% so với năm trước, cao gấp rưỡi tốc độ tăng chung. Xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN nếu năm 2000 mới đạt 2,62 tỷ USD, thì năm 2005 đạt trên 5,74 tỷ USD, năm 2010 đạt 10,37 tỷ USD- tức là cứ sau 5 năm lại tăng gấp đôi- năm 2011 đạt trên 13,58 tỷ USD, năm 2012 đạt 17,3 tỷ USD. Trong khu vực này có 6 nước đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, cao nhất là Malaysia, tiếp đến là Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines. Theo nhóm hàng xuất khẩu sang khu vực ASEAN của Việt Nam, có 18 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD (4 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là dầu thô; sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xăng dầu); 4 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD là gạo; điện thoại các loại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; cao su). Trong quan hệ buôn bán với khu vực ASEAN, Việt Nam ở vị thế 10 [...]... con đường nào khác là phải đổi mới cơ cấu xu t khẩu theo hướng tăng cường xu t khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm thô và sản phẩm sơ chế => Tình hình trên Việt Nam phải có giải pháp từng bước thay đổi cơ cấu hàng xu t khẩu III.2 Cơ cấu ngành Xem xét cơ cấu xu t nhập khẩu theo ngành cho thấy khu vực nông lâm thủy sản luôn xu t siêu, còn khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ luôn nhập siêu... giày dép *** Xu hướng thay đổi cơ cấu xu t khẩu trên thị trường quốc tế: Những thay đổi trong cơ cấu xu t khẩu trên thị trường quốc tế có những chiều hướng mới, các xu hướng rõ nét nhất là: - Xu t khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của các quốc gia, thể hiện mức độ mở cửa của các nền kinh tế quốc gia trên thị trường thế giới - Tốc độ tăng trưởng của hàng hoá “vô hình nhanh... nay, Việt Nam cần tính tới việc khai thác các thế mạnh tiềm năng về công nghệ và vốn Trong mấy năm qua, Việt Nam đã dần đi theo hướng giải pháp này, bằng chứng là năm 2012, giá trị xu t khẩu mặt hàng linh kiện điện tử của Việt Nam đứng thứ 3 trong các mặt hàng xu t khẩu 23 Câu 8: Để có giá trị xu t khẩu cao, Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục để nâng cao chất lượng lao động, nhưng khi đó thì lao động Việt. .. nhân Việt Nam xu t siêu 2012? Nhận xét Trả lời: Năm 2012, Việt Nam chịu tác động từ khủng hoảng trên thế giới, sản xu t trì trệ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu giảm mạnh, tiêu dùng thắt chặt cũng làm giảm lượng hàng nhập khẩu Trong khi đó, xu t khẩu cũng bị giảm sút nhưng không mạnh bằng nhập khẩu do thị trường nước ngoài vẫn còn nhu cầu với các mặt hàng của Việt Nam Do đó, Việt Nam xu t. .. trị thặng dư của chúng trước khi xu t khẩu Câu 11: Năm 2012, dệt may là mặt hàng xu t khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó nguyên vật liệu nhập khẩu cho dệt may có xu hướng giảm Nhưng dệt may vẫn còn nhiều khó khăn Vậy khó khăn đó là gì? Trả lời: Năm 2012, dệt may là mặt hàng xu t khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó nguyên vật liệu nhập khẩu cho dệt may có xu hướng giảm là do công nghiệp hỗ... nhiên sẵn có và là một trong các mặt hàng xu t khẩu chính của Việt Nam Hiện nay, nhu cầu dầu mỏ và khí đốt trên thế giới vẫn rất cao vì chưa có loại năng lượng thay thế thật sự hiệu quả Do đó, các công ty khai thác ở Việt Nam đã đẩy mạnh khai thác loại tài nguyên này Tuy nhiên, dầu mỏ và khí đốt xu t khẩu của Việt Nam đều ở dạng thô, giá thành thấp, cực kì lãng phí tiềm năng Việc Việt Nam nên ưu tiên... dựa trên thực tiễn việt nam thời gian qua: Lí thuyết lợi thế so sánh H-O đã đúng khi chỉ ra các nước sẽ tập trung sản xu t và xu t khẩu các sản phẩm sử dụng các yếu tố đầu vào dồi dào tương đối của quốc gia mình Trong trường hợp so sánh giữa vốn và lao động, lí thuyết và thực tiễn chỉ ra rằng Việt Nam là quốc gia dồi dào tương đối về lao động, và thực tiễn phân tích tiến trình xu t khẩu các ngành hàng... trong nước mới có thể hướng tới xu t khẩu một cách bền vững 20 - Qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành hàng cần diễn ra có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo duy trì các ngành hàng thâm dụng lao động đóng góp lớn trong cơ cấu xu t khẩu, và cân đối về nguồn lực đầu tư giữa các ngành tránh sự cắt giảm, thay đổi đột ngột gây ra những hệ lụy kinh tế xã hội không đáng có Quá trình chuyển đổi, sản xu t các mặt hàng... gian qua, Việt Nam đã đang tận dụng lợi thế của mình, tập trung sản xu t xu t khẩu các ngành hàng thâm dụng lao động; nhưng cũng chính thực tiễn chỉ ra rằng, xu hướng chung trong thương mại quốc tế khi nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô đầu vào giảm dần, và được thay thế bởi các đầu vào mới cũng như việc nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa cấp thấp thường ít biến động khi thu nhập thay đổi, nếu chỉ dựa vào việc... khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm trước và chiếm 4,8% tổng kim ngạch xu t khẩu của Việt Nam Trong các nhóm hàng Việt Nam xu t khẩu sang Hàn Quốc, có 10 nhóm hàng đạt trên 100 triệu USD, cao nhất là dệt may, tiếp đến là dầu thô, thuỷ sản, phương tiện vận tải và phụ tùng Trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn (năm 2000 Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc 1,4 tỷ USD, năm 2011 . *** Xu hướng thay đổi cơ cấu xu t khẩu trên thị trường quốc tế: Những thay đổi trong cơ cấu xu t khẩu trên thị trường quốc tế có những chiều hướng mới, các xu hướng rõ nét nhất là: - Xu t khẩu. các nước vào phục vụ hoạt động sản xu t của mình. III. XU HƯỚNG THAY ĐỔI CƠ CẤU XU T NHẬP KHẨU. III.1. Cơ cấu thị trường. Sản phẩm xu t khẩu của Việt nam đã có mặt trên 220 quốc gia và vùng lãnh. phải đổi mới cơ cấu xu t khẩu theo hướng tăng cường xu t khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm thô và sản phẩm sơ chế. => Tình hình trên Việt Nam phải có giải pháp từng bước thay đổi cơ