1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010

62 907 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 483,5 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010

Trang 1

ĐẠI HOC HUẾ ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

šYš

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010

GV hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Th.S Phan Doãn Việt Nguyễn Thị Lành Lớp: Triết K31

Trang 2

Huế, tháng 5, năm 2011

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 5

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của Khóa luận 7

7 Kết cấu của Khóa luận 8

NỘI DUNG 6

Chương1.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 8

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tư tưởng Hồ Chí Minh 8

1.1.1 Cơ sở lý luận 8

1.1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2 Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn 11

1.3 Những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp 18

1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện .18

1.3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, cải tiến nông cụ, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá để phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp 21

1.3.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác hoá, xã hội hoá sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, nông thôn 24

Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 29

2.1 Khái quát đặc điểm huyện Hương Sơn 29

2.2 Thực trạng việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh từ 2000 - 2010 30

2.2.1 Những thành tựu và hạn chế (từ 2000 – 2010) 30

Trang 3

2.2.2 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó 32

2.3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh 34

2.3.1 Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững 34

2.3.2 Phát triển nền nông nghiệp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới 37

2.3.3 Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ 44

2.4 Giải pháp định hướng chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh trong thời gian tới 48

2.4.1 Vấn đề phát triển nguồn lực con người 48

2.4.2 Giải pháp và định hướng 53

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bác Hồ Chí Minh – Người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại củaĐảng và nhân dân ta, người chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc, danh nhân vănhoá thế giới Trước khi qua đời, Người đã để lại cho Đảng và nhân dân ta disản lý luận vô cùng quý giá, thật sự là nguồn trí tuệ to lớn soi sáng côngcuộc đổi mới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vì mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng

và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta,

kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình thành rất sớm - từ đầunhững năm 20 của thế kỷ XX Mặc dù không có một tác phẩm riêng biệtnào tập trung nói về tư tưởng kinh tế, nhưng thông qua các bài viết, phátbiểu, nói chuyện của Người đã thể hiện nhiều luận điểm sâu sắc về kinh tế,đặc biệt là về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta

Theo Hồ Chí Minh, nông nghiệp luôn có một vị trí hết sức đặc biệt đốivới xã hội Phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọivấn đề xã hội Sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng thángTám, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng xã hội mới trong điều kiện đất nướcnghèo nàn, lạc hậu phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Phápcực kỳ gian khổ Mặc dù phải tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu ngoài tiềntuyến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt chú ý đến xây dựng và phát triểnnông nghiệp, nông thôn Người đã khẳng định: “Việt Nam là nước sống vềnông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộcxây dựng nước nhà, Chính phủ trong mong vào nông dân, trong cậy vàonông nghiệp phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp tathịnh thì nước ta thịnh” Người còn nói, bởi thế “chúng ta phải quý mỗi tấcđất như một tức vàng”, “loài người ai cũng “dĩ thực vi tiên” (nghĩa là trướccần phải ăn), nước ta thì “dĩ nông vi bản” (nghĩa là nghề nông làm gốc) _Đây là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và toàn xã hội, nó không chỉ khơidậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân màcòn đóng vai trò chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 5

xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triểnkinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ môi trường sinh thái đấtnước.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp cách mạng lâu dài củaĐảng và nhân dân ta, và Hương Sơn quê tôi là một huyện thuần nông nằm ởphía tây của tỉnh Hà Tĩnh, nhờ vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vàthực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước nêntrong những năm qua tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đãđạt được nhiều khởi sắc Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp,nông thôn bắt nguồn từ thực tiễn hàng nghìn năm dựng nước và giữ nướccủa dân tộc ta, và đó là sự cụ thể hóa, Việt Nam hóa quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin về vấn đề nông nghiệp, nông thôn Những quan điểm vàphương pháp tư duy của Người vẫn đúng, hoàn toàn có thể tiếp thu và vậndụng vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta Vì những

lẽ đó tôi chọn đề tài:“Hồ Chí Minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và vận dụng tư tưởng của Người vào phát triển kinh

tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2000-2010” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của

mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Kể từ sau Đại hội VII của Đảng đến nay, đề tài về tư tưởng Hồ ChíMinh đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan, ban ngành

và các nhà khoa học trong và ngoài nước Liên quan đến nội dung đề tàinghiên cứu hiện nay đã có một số công trình chủ yếu được công bố như :

- “Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế” của TS Phạm

Ngọc Anh, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003

- “Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng

XHCN ở Việt Nam hiện nay” của TS Nguyễn Huy Oánh, Nxb CTQG, Hà

Nội năm 2004

- “Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá

và hiện đại hoá ở Việt Nam” Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang, Nxb

Nông nghiệp, năm 1999

- “Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm

đổi mới” của TS Trương Minh Dục, Nxb Đà Nẵng năm 2006.

Trang 6

-“Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa nông nghiệp với công

nghiệp” của Hà Lệ Hằng đăng trên Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 2, năm

2004

→( Nội dung chủ yếu của các đề tài trên là: nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế,về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam,và khảo sát sự quán triệt, vận dụng, phát triển tư tưởng đó giai đoạn

từ 1986 đến nay.)

Liên quan đến nội dung đề tài khóa luận ở khoa lý luận chính trị trường

Đại học Khoa Học hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về “Hồ Chí Minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và vận dụng

tư tưởng của Người vào phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn

ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2000-2010”

Những công trình trên đây có giá trị to lớn về lý luận, đó là sự mở đầu,

có tính chất khai phá, nêu lên vấn đề để khóa luận của tác giả tiếp tục kếthừa, phân tích và đưa ra giải pháp vận dụng thúc đẩy thực tiễn sản xuấtnông nghiệp ở địa phương huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh quê hương củatác giả

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Một là: Nắm vững những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh

về sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và tình hình vận dụng những

tư tưởng đó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua nói

chung, ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng để từ đó nâng cao nhận

thức của bản thân và góp phần tuyên truyền tư tưởng của Bác Hồ về tầm quan trọng của công tác phát triển nền sản xuất nông nghiệp cho mọi người.

Hai là: Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu tiếp tục vận

dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy phát triển, chuyển

dịch mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnhHà Tĩnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao đời sống nhân dân trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, vị trí, vai trò và

tầm quan trọng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong tưtưởng Hồ Chí Minh

Trang 7

- Trình bày và làm sáng tỏ những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh vềphát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, về phát triển kinh tế tập thể, xãhội hoá nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp.

- Phân tích, đánh giá quá trình vận dụng những tư tưởng chủ đạo của

Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Hương Sơn, tỉnh

Hà Tĩnh nói riêng, khẳng định những thành tựu đã đạt được, chỉ rõ hạn chế

và nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong việc vận dụng những tưtưởng đó ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua

- Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để tiếp tục quántriệt sâu sắc và vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh vào thúc đẩy sản xuấtnông nghiệp của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phát triển, chuyển dịchmạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Triếthọc, khóa luận tập trung nghiên cứu những tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch

Hồ Chí Minh về nông nghiệp và tình hình vận dụng những tư tưởng đó vàothực tiễn sản xuất nông nghiệp ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong thờigian từ 2000 – 2010

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được xây dựng dựa vào phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, chủ yếu là sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học,phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phân tích, tổng hợp và thống kê đốichiếu thực tế và kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác

Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong khóa luận là các tác phẩmkinh điển Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng, cáctác phẩm tiêu biểu các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các tác phẩm

và tài liệu có liên quan của các cơ quan, ban ngành

6 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận đã góp phần luận giải làm sáng tỏ, sâu sắc những tư tưởngchủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp.Khóa luận góp phần tổng kết, đánh giá quá trình hoạt động lãnh đạo,chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với thực tiễn phát triển sản xuất nôngnghiệp, mà đặc biệt là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyệnHương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 8

Khóa luận đã đề xuất được những giải pháp chủ yếu để tiếp tục vậndụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sảnxuất nông nghiệp của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh chuyển dịch theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.Khóa luận góp phần đổi mới, hoàn thiện các chính sách về phát triểnkinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở trên địa bàn của huyện HươngSơn, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung.

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,khóa luận được kết cấu gồm 2 chương, 7 tiết, 60 trang

Chương1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG

NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông

thôn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình thành rất sớm - từ đầunhững năm 20 của thế kỷ XX Mặc dù không có một tác phẩm riêng biệtnào tập trung nói về tư tưởng kinh tế, nhưng thông qua các bài viết, phátbiểu, nói chuyện của Người đã thể hiện nhiều luận điểm sâu sắc về kinh tế,đặc biệt là về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

là sự cụ thể hóa, Việt Nam hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã

khẵng định: Sản xuất nông nghiệp là cơ sở của xã hội và là tiền đề của lịch

sử Vì thực tiễn đã chứng minh “nếu không có một năng suất nào đó của laođộng thì sẽ không có một thời gian nhàn rỗi như thế cho người lao động;nếu không có một thời gian dôi ra như thế, thì cũng không có lao động

Trang 9

thặng dư, và do đó cũng không có nhà tư bản”[21;722]; “Năng suất lao độngnông nghiệp vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của mọi

xã hội”[22;409]; Năng suất lao động nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiênkhông phải chỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thânngành nông nghiệp mà còn là cái cơ sở tự nhiên để biến tất cả các ngành lao

động khác thành những ngành độc lập và do đó là cái cơ sở tự nhiên cho giá

trị thặng dư được tạo ra trong các ngành đó; Bất cứ giá trị thặng dư nàocũng thế, cả tương đối lẫn tuyệt đối, đều dựa vào năng suất lao động nhấtđịnh nào đó Năng suất lao động ấy, mức năng suất ấy được dùng làm điểmxuất phát phải có trước hết là trong lao động nông nghiệp [22;490 - 491]

Và khi bàn về vai trò của sản xuất của cải vật chất là cơ sở của sự tồntại và phát triển xã hội loài người, Ph.Ănghen đã khẳng định: “Trước hếtcon người cần phải có ăn, uống, ở, mặc, trước khi lo đến chuyện làm chính

trị, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo…” [18;264] Đúng vậy, xã hội ngày

càng phát triển thì nhu cầu của con người về sản phẩm thiết yếu được sảnxuất ra từ nông nghiệp ngày càng tăng và đa dạng, phong phú Vì vậy, phảiđặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặttrận hàng đầu Hơn nữa, xét về mặt xã hội, cuộc đấu tranh giải phóng giaicấp, giải phóng nhân loại và xây dựng xã hội mới của giai cấp công nhân,Đảng Cộng sản chỉ có thể giành được thắng lợi trên cơ sở xây dựng đượckhối đại đoàn kết liên minh công nông vững chắc Tổng kết các bài học kinhnghiệm của công xã Pari, chủ nghĩa Mác khẳng định: Để có thể giành và giữchính quyền giai cấp vô sản thành thị phải liên minh với giai cấp nông dân,

nếu không “bài ca” của giai cấp vô sản sẽ trở thành “bài ai điếu” Khối liên

minh ấy càng phải luôn luôn được giữ vững, tăng cường sau khi giành đượcchính quyền, thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Ở những nướcnông nghiệp nếu giai cấp công nhân không nhận thức đúng vị trí của vấn đềnông nghiệp, nông thôn, nông dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội thì những cải biến xã hội chủ nghĩa sẽ không tránh khỏi những thất bại

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin vịlãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới, có tầm nhìn rất đúng đắn, sâu sắc,nhất quán về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong chiến lược xâydựng chủ nghĩa xã hội Chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin nỗilên ba nội dung cơ bản là: Chính sách kinh tế mới (NEP)_ Công nghiệp hóa

và xã hội chủ nghĩa_ Chế độ hợp tác xã, nhưng vấn đề trọng tâm của ba nộidung cơ bản ấy là vấn đề nông nghiệp, bao hàm cả nông dân và nông thôn

Trang 10

trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Vì Lênin cho rằng, muốn xây dựng côngnghiệp thì phải bắt đầu từ nông nghiệp

Thấm nhuần những quan điểm trên của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong

“Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Hồ Chí Minh khẳng định: “ViệtNam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làmgốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nôngdân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước tagiàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”

Và như chúng ta đã thấy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng củamình, một trong những vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâusắc nhất và có những bổ sung, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đồng thời đây cũng làvấn đề được Người vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của Việt Nam,đem lại nhiều thành công rực rỡ trong hoạt động thực tiễn lúc sinh thời,trong cả hai giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xãhội chủ nghĩa

Cũng chính trên vấn đề này, lịch sử từ thập kỷ 20 của thế kỷ XX chođến nay đã kiểm chứng và cho phép đánh giá sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ ChíMinh so với nhiều lãnh tụ cách mạng cùng thời

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bắt nguồn từ thực tiễn hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Các nhà khảo cổ, nông học đều nhất trí cho rằng Việt Nam là một

trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước Các sưu tập trống đồng cho

ta nhiều họa tiết có liên quan về cây lúa trong đời sống dân cư cổ Sách

“Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn đã thống kê: Riêng ở đồng bằng Bắc

Bộ có tới 32 giống lúa tẻ và 29 giống lúa nếp, vùng Thuận Quảng có 23giống lúa tẻ và 5 giống lúa nếp… Trong thời kỳ phong kiến, nhất là triều đạinhà Trần, nhà Lê đã rất quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp, đêđiều, thủy lợi… vì vậy trong dân gian ngày hội mùa hay lễ mừng cơm mới ởđâu cũng là những ngày hội vui nhất trong năm Nhưng dưới sự thống trịcủa phong kiến, đế quốc cái đói vẫn thường xuyên đe dọa cuộc sống của sốđông dân cư là nông dân Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ “đồng bào nông thôn đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến, hy sinhnhiều nhất cho Tổ quốc Thế mà đồng bào nông dân lại là những ngườinghèo khổ nhất, vì họ thiếu ruộng” [25;587] Cho nên khi trở thành vị đứng

Trang 11

đầu nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động đầutiên của Chính phủ là cứu đói và tăng gia sản xuất; tấm bằng khen đầu tiênđược dành cho thành tích giữ đê chống lụt; những sắc lệnh đầu tiên là bãi bỏthuế thân, thuế chợ, thuế đò; những văn bản ngoại giao đầu tiên phục vụ cho

sự nghiệp kiến quốc là: “Sẵn sàng gửi 50 thanh niên Việt Nam ưu tú sanghọc hỏi kỹ nghệ canh nông ở Hoa Kỳ…”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra khái niệm về

tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định Đảng và nhân dân ta quyết tâm xâydựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp là một bộphận trong hệ thống tư tưởng kinh tế của Người Những tư tưởng kinh tế nóichung, về phát triển nông nghiệp nói riêng của Hồ Chí Minh là một mẫumực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin và những quy luật kinh tế khách quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thểcủa Việt Nam Tư tưởng về phát triển nông nghiệp của Hồ Chí Minh đã vàđang là những cơ sở lý luận cho đường lối phát triển kinh tế nói chung,đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng của Đảng ta

1.2 Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Việt Nam là một đất nước nhỏ bé đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranhtàn khốc, chịu sự tàn tàn phá của hàng triệu tấn bom đạn của kẻ thù Nhàcửa, làng mạc bị huỷ hoại nặng nề Sự hy sinh về con người và kinh tế là vôcùng to lớn Trong cuộc chiến tranh với bọn thực dân, đế quốc chúng đãtừng tuyên bố là sẽ tàn phá nền kinh tế Việt Nam, sẽ đưa nền kinh tế nước ta

về thời kì đồ đá

Nhưng chúng không thể thực hiện được điều này vì đã gặp phải sựchống trả quyết liệt của quân và dân ta Tuy nhiên chúng cũng phần nàothực hiện được ý định này là: đã tàn phá kiệt quệ nền kinh tế nước ta, vơvét, huỷ hoại rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của nước ta,tàn phá các công trình, cơ sở kinh tế quan trọng Một trong những thànhphần kinh tế quan trọng và được coi là hậu phương của đất nước ta đó làthành phần kinh tế nông thôn cũng bị tàn phá ghê gớm Và còn ảnh hưởng,kéo dài tới nền kinh tế nông thôn nước ta hiện nay Phát triển nông nghiệp,nông thôn được Đảng và Nhà nước đưa lên vị trí hàng đầu trong đường lốichiến lược phát triển kinh tế đất nước vì hôm nay ở nước ta nông nghiệp vẫn

Trang 12

còn chiếm bộ phận lớn, trong nền kinh tế sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phậnlớn trong nông nghiệp Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực vànguyên liệu đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thịtrường tiêu thụ to lớn nhất hiện nay, cho nên cần cải tạo và phát triển nôngnghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác Phải cải tạo vàphát triển nông thôn – nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệphoá nước nhà Phải có nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới cóthể phát triển mạnh.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2002 Đảng ta vẫn coiphát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở của tăng trưởng kinh tế ổn định

xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, là điều kiện không thể thiếu đượctrong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đặc biệt của nền kinh tế Sự pháttriển của khu vực này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành côngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Vậy nông nghiệp, nông thôn là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát:

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà

con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo

ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình như lương thực, thực phẩm…

Nông nghiệp theo nghĩa rộng cũng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất

nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kinh tế nông thôn là một khu vực của nềnkinh tế gắn với địa bàn nông thôn Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tếnông thôn bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nôngthôn bao gồm các thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh

tế cá thể

Nông nghiệp, nông thôn có những vai trò không thể phủ nhận:

Nông nghiệp, nông thôn cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội.Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản, hàng đầu của con người Xã hội có thể thiếunhiều loại sản phẩm nhưng không thể thiếu lương thực, thực phẩm Do đó,việc thỏa mản các nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện kháquan trọng để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội sự phát triển của nôngnghiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc thỏa mãn nhu cầu này

Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ Cácngành công nghiệp nhẹ như: Chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp

Trang 13

dệt, giấy, đường… phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp.Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quantrọng quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệpnày.

Nông nghiệp cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa Công nghiệphóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội Để công nghiệp hóa thành công, đất nước phải giải quyết rấtnhiều vấn đề và phải có vốn Là nước nông nghiệp thông qua việc xuất khẩunông sản phẩm, nông nghiệp, nông thôn có thể góp phần giải quyết nhu cầu

về vốn cho nền kinh tế

Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành côngnghiệp và dịch vụ Với những nước lạc hậu, nông nghiệp nông thôn tậptrung phần lớn lao động và dân cư, do đó, đây là thị trường quan trọng củacông nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu

về hàng hóa, tư liệu sản xuất cũng như nhu cầu về dịch vụ cho sản xuấtnông nghiệp đều tăng… Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp, nông thônlàm cho mức sống của người nông dân tăng lên, nhu cầu của họ về các sảnphẩm công nghiệp, nhu cầu về dịch vụ, văn hóa, y tế… ngày càng tăng.Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp, nông dân,nông thôn có một vị trí quan trọng trong toàn bộ đời sống kinh tế - xã hộicủa đất nước

Nhận thức hoàn cảnh Việt Nam là nước thuộc địa lạc hậu, khoảng 90%dân số là nông dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ “đặc điểm to nhất của nước ta trongthời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa

xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Từ đặcđiểm đó, nỗi bận tâm lớn nhất và xuyên suốt của Hồ Chí Minh là khôngngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Theo Người,

“chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi, mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự

do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi

mà dân được ăn no, mặc đủ” Theo Người, trách nhiệm của Đảng và Chínhphủ rất lớn: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi” Vì vậy, Đảng vàChính phủ phải thực hiện ngay “ làm cho dân có ăn Làm cho dân có mặc.Làm cho dân có chổ ở Làm cho dân có học hành”

Nói chuyện ở hội nghị sản xuất cứu đói, Hồ Chí Minh dẫn tục ngữ:

“Dân dĩ thực vi thiên”, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời Lại có câu: “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là không có

Trang 14

ăn thì chẳng làm được việc gì cả Đó là hai câu tục ngữ - một của TrungQuốc, một của Việt Nam Giải thích hai câu đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Haicâu tuy đơn giải nhưng rất đúng lẽ Muốn nâng cao đời sống của nhân dânthì trước hết phải giải quyết vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đềkhác) Muốn giải quyết vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lươngthực Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra Vì vậy, phát triển nôngnghiệp là cực kỳ quan trọng” [28;379].

Vấn đề nông nghiệp theo Hồ Chí Minh không chỉ là giải quyết vấn đềlương thực, nâng cao đời sống vật chất, mà còn liên quan, tác động sâu sắctới đời sống tinh thần, là gốc rễ của chủ nghĩa Mác - Lênin Người viết:

“Phải rất chú ý tăng gia sản xuất Các cô, các chú có khi vì công tác, vì điềukiện, vì trình độ một phần nên chưa nghiên cứu được về chủ nghĩa Mác -

Lênin Bác chỉ nêu một điểm rất đơn giản “có thực mới vực được đạo” đó

là duy vật, đó là gốc của chủ nghĩa Mác- Lênin” [26;420]

Trên cơ sở nhận thức về nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu,một nguồn xuất khẩu quan trọng, Hồ Chí Minh xác định nông nghiệp là một

mặt trận vừa giải quyết “thực túc binh cường” vừa là vấn đề chính trị, quân

sự, văn hóa Người dạy:

Ruộng rẫy là chiến trường

Cuốc cày là vũ khí

Nhà nông là chiến sỹ

Hậu phương thi đua với với tiền phương

Hồ Chí Minh có một tầm nhìn xa về công nghiệp hóa nông nghiệpnông thôn khi lý giải mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp Ngườinói: “Công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau pháttriển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng

đi đến mục đích Sự giúp đỡ lẫn nhau đó được thể hiện: “Nông nghiệp phảiphát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân: cung cấp đủnguyên liệu (như bông, mía, chè ) cho nhà máy, cung cấp đủ nông sản (nhưlạc, đỗ, đay ) để xuất khẩu đổi lấy máy móc Công nghiệp phải phát triểnmạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết làcho nông dân: cung cấp máy bơm nước, phân hóa học, thuốc trừ sâu đểđẩy mạnh nông nghiệp; và cung cấp dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác

xã nông nghiệp” Mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp là tác độnglẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau: “Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạođiều kiện cho công nghiệp hóa nước nhà Phải có một nền nông nghiệp phát

Trang 15

triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh Công nghiệp phát triểnthì nông nghiệp mới phát triển” [28;545] Trong mối quan hệ đó, nôngnghiệp là gốc, là chính Bởi vì, “nếu không phát triển nông nghiệp thìkhông có cơ sở để phát triển công nghiệp” [28;180].

Hồ Chí Minh chỉ rõ muốn phát triển nông nghiệp phải xây dựng nông thôn mới.

Sau khi giành được thắng lợi trong thời kỳ khôi phục kinh tế (1955 1957), Đảng ta và Bác Hồ chủ trương cải tạo và phát triển nông nghiệp theohướng xã hội chủ nghĩa, coi đây là khâu chính để tạo điều kiện cho côngnghiệp hóa; đồng thời cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các ngành kinh tếkhác Để thực hiện chủ trương đó trong lĩnh vực nông nghiệp, Hồ Chí Minhquan tâm tới việc xây dựng nông thôn mới với một số biện pháp gắn bó chặtchẽ với nhau

-Thứ nhất, “Điều quan trọng bậc nhất hiện nay để phát triển mạnh nông

nghiệp là chỉnh đốn các ban quản trị hợp tác xã cho thật tốt” [28;544] Hồ

Chí Minh coi cái chìa khóa của việc phát triển nông nghiệp là chỉnh đốn tốtban quản trị hợp tác xã Ban quản trị tốt thì hợp tác xã tốt Hợp tác xã tốt thìnông nghiệp nhất định phát triển tốt

Chỉnh đốn ban quản trị là chỉnh đốn từ tư tưởng, tổ chức đến năng lựcchuyên môn và đạo đức cách mạng Hoạt động của ban quản trị phải xácđịnh vì đời sống của nông dân Cho nên phải công bằng, dân chủ, vô tư,khéo tổ chức, khéo lãnh đạo Mọi việc phải bàn với xã viên; sổ sách, tiềncủa phải rõ ràng, minh bạch Ban quản trị phải chống tham ô, lãng phí, quanliêu, phải đoàn kết chặt chẽ trong hợp tác xã, làm tốt công tác cải tiến quản

lý, cải tiến kỷ thuật và không ngừng nâng cao trình độ chính trị và văn hóacho cán bộ và xã viên Xây dựng hợp tác xã thì không được cưỡng ép; phảilàm cho mọi gia đình trong hợp tác xã đều có lợi; tổ đổi công hoặc hợp tác

xã thì phải có tổ trưởng hoặc phải có quản trị Quản trị phải dân chủ Việclàm phải bàn bạc với nhau Phải tổ chức thi đua để ích nước, lợi nhà

Thứ hai, cần phải ra sức củng cố chi bộ ở nông thôn Chi bộ, ban quản

trị, xã viên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau Chi bộ tốtthì ban quản trị mới tốt Ban quản trị tốt thì xã viên mới đoàn kết và hănghái sản xuất, hợp tác xã mới được củng cố và phát triển tốt

Theo Hồ Chí Minh, việc gì cũng phải có lãnh đạo mới thành công.Nhưng lãnh đạo không phải chung chung Cán bộ tỉnh huyện phải đi sâuxuống các hợp tác xã Nhưng cán bộ tỉnh huyện không thể đi khắp được

Trang 16

Cho nên, “cái gốc trong việc lãnh đạo hợp tác xã vẫn là chi bộ đảng cơ sở.

Chi bộ phải tăng cường hơn nữa việc đoàn kết nông thôn và làm cho toànthể xã viên, toàn thể nông dân phấn khởi, hăng hái tăng gia sản xuất, thựchành tiết kiệm, phát triển và cũng cố hợp tác xã Phải nâng cao trình độgiác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nước, ý thức làm chủ của xã viên.Phải phát huy tác dụng của phụ nữ”

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cũng cố chi bộ ở nông thôn với ýnghĩa là nền móng của Đảng, thì trước hết đảng viên phải gương mẫu, làmđúng chính sách, phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, lắngnghe ý kiến của quần chúng thì mới được dân tin, dân phục, dân yêu Nhưvậy, công việc khó mấy cũng làm được

Thứ ba, người nông dân, xã viên phải ý thức được mình là người chủnước nhà, người chủ hợp tác xã Đã là người chủ thì phải biết hưởng nhữngquyền lợi đáng được hưởng và phải làm tròn bổn phận, nâng cao tinh thầnlàm chủ Theo Hồ Chí Minh, muốn no cơm ấm áo thì mọi người phải thiđua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm Nông dân phải cần kiệm xâydựng hợp tác xã nông nghiệp cho tốt, cho vững Xã viên phải đoàn kết chặtchẽ, vui vẻ sản xuất, coi công việc hợp tác xã như công việc nhà mình Phảilàm đúng kỷ luật lao động

Một điều đặc biệt quan trọng trong quan điểm Hồ Chí Minh là pháttriển nông nghiệp nhưng phải phát huy dân chủ Người khẳng định, “nước ta

là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói” ; “cán bộ giữ gìn,phát triển đạo đức cách mạng, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dânchủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” Muốn chongười nông dân biết hưởng quyền dân chủ thì mọi công việc đều phải bànbạc với xã viên, hỏi ý kiến xã viên, cán bộ không được quan liêu, mệnhlệnh Người đại diện cho dân là do dân ủy thác Cho nên, sau khi được cử,nếu ban quản trị - những người do xã viên lựa chọn bầu ra – không làm trònnhiệm vụ, thì xã viên có quyền cách chức Như vậy dân chủ ở nông thôn làmột động lực để phát triển nông nghiệp

Thứ tư, để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ, vữngchắc phải cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật Việc làm này baogồm cả nội dung tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật Và để làm tốt, cần huy độngtrí tuệ và lực lượng của mọi người, từ các cụ phụ lão, chị em phụ nữ đếntoàn thể cán bộ và xã viên hợp tác xã Cán bộ kỹ thuật và các ngành phảigiúp đỡ Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo Đảng viên, đoàn viên thanh niên

Trang 17

phải xung phong, gương mẫu Đây là một việc làm cần thiết Nhưng muốn

có hiệu quả thì phải đi sâu đi sát, điều tra nghiên cứu, vừa làm vừa rút kinhnghiệm, làm đến đâu cần phải tốt và chắc chắn đến đó, tuyệt đối tránh làm

ẩu, nóng vội qua loa

Tóm lại trên cơ sở nhận thức những vấn đề của một xã hội nông nghiệpphương Đông, và từ kinh nghiệm giải quyết trong cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân, ngay khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, Hồ Chí Minh tập trung nhiều công sức, tâm huyết để giải quyết vấn đềnông nghiệp, nông dân, nông thôn Hồ Chí Minh có một tầm nhìn toàn diện

và sâu sắc vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Lý luận và thực tiễn vềvấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tư tưởng Hồ Chí Minh đãđem lại thành quả quan trọng trong xây dựng hậu phương miền Bắc, gópphần tạo sức mạnh to lớn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất

nước Trên cơ sở coi nông dân là chủ thể, xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch là căn bản, Đảng ta coi phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp

là then chốt Phát triển “tam nông” nhằm mục tiêu “không ngừng nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn” Muốn thực hiện đượcmục tiêu đó, phải tập trung xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diệntheo hướng hiện đại, bền vững, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp vàdịch vụ ở nông thôn Xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa có kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trịdưới sự lãnh đạo của Đảng

Hội nghị lần thứ 7 của trung ương ra đời trong một bối cảnh mới, sovới lúc miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hơn nữa thế kỷ trôi qua Tuy

nhiên, nội dung cơ bản của hội nghị vẫn là tinh thần của triết lý Hồ Chí

Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Thiết nghĩ,chúng ta phải nghiên

cứu thấu đáo hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề nông nghiệp,

nông dân, nông thôn với ý nghĩa là một chỉnh thể cả kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, truyền thống, hiện đại, đặc biệt là nhân tố con

Trang 18

người với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần độc lập tự cường Trên cơ sở

đó, phải biết vận dụng và phát triển sáng tạo các quan điểm của Người trongbối cảnh hiện nay, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tình hình thế giới thìchắc chắn sẽ góp phần vào sự nghiệp ổn định và phát triển bền vững đấtnước

1.3 Những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp

1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền sản xuất nông nghiệp toàn diện

Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện là một trong những tư tưởng

cơ bản của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp Vấn đề này được Người

nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi nói chuyện với cán bộ, đảng viên và nông dân.Sản xuất nông nghiệp toàn diện theo quan niệm của Hồ Chí Minh:

Thứ nhất, có ngành trồng trọt phát triển toàn diện, bao gồm cả trồng

cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ

Về trồng cây lương thực, tập trung phát triển cây lương thực, vì nó giải

quyết nhu cầu cấp thiết về “cái ăn” cho đồng bào Trong các cây lương thực,Người nói nhiều đến việc trồng lúa, coi cây lúa là chính, song Người cũng rấtchú trọng các loại cây hoa màu khác để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi.Bởi vì hoa màu không những là cây lương thực quý của người, mà còn dùnglàm thức ăn cho gia súc, gia cầm; thiếu hoa màu chăn nuôi sẽ kém phát triển.Người coi trọng cây hoa màu đến mức dành hẳn một số bài báo đăng trênBáo Nhân Dân để cổ động, khuyến khích bà con nông dân trồng cây hoamàu

Về trồng cây công nghiệp, khi đi thăm và chỉ đạo phát triển sản xuất

nông nghiệp ở các tỉnh Tuyên Quang, Hưng Yên, Hà Đông, Nghệ An,Thanh Hoá, Người yêu cầu cần phải chú ý phát triển cây công nghiệp, bởi

vì cây công nghiệp không đạt được kế hoạch thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnsản xuất công nghiệp Trong các cây công nghiệp, Người rất quan tâm đếncây bông, cây dâu tằm, vì đây là những cây nguyên liệu làm sợi cho ngànhdệt vải, giải quyết “cái mặc” cho đồng bào Sau cây bông, cây dâu tằmNgười còn nói nhiều đến cây cà phê, cây lạc, cây vừng, cây mía, câychè, vì nước ta có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho các loại câynày phát triển, đồng thời đó là những cây vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa

là nguồn hàng xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ và máy móc

Trang 19

Về trồng cây ăn quả, Người rất chú ý đến đời sống nông dân, khi đến

những nơi có điều kiện, Người đều nhắc nhở trồng cây ăn quả Người quantâm đến từng chi tiết đối với người lao động, Người còn nhắc đến cả việctrồng ớt để ăn

Về trồng cây lấy gỗ, đối với nông dân ở đồng bằng Người động viên

phải ra sức trồng cây, vì sau này không những sẽ có đủ gỗ làm nhà, đónggiường, bàn ghế, làm nông cụ, mà còn góp phần làm cho nước ta phongcảnh ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn Đối với thanh niên Ngườichỉ rõ trồng cây đó là nguồn lợi kinh tế lớn Theo tính toán của Người, mỗithanh niên trồng 3 cây, mỗi cây 3 đồng, trong 5 năm 8 triệu thanh niên miềnBắc sẽ thu hoạch được một số tiền rất lớn là 360 triệu đồng, có thể xây dựngđược tám nhà máy cơ khí loại khá Chính vì lợi ích to lớn, nhiều mặt củaviệc trồng cây mà Người đã phát động phong trào Tết trồng cây và viếtnhiều bài báo để cổ động nhân dân tạo nên một phong tục “Tết trồng cây”tốt đẹp ở nước ta

Thứ hai, có ngành chăn nuôi phát triển Tại hội nghị tổng kết phong

trào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 1959, Người yêu cầu phải pháttriển mạnh chăn nuôi để có thêm thịt ăn, thêm sức kéo, thêm phân bón.Chăn nuôi không những là nguồn thực phẩm quan trọng mà còn cung cấpphân bón cho trồng trọt Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết,tương hỗ với nhau Trong chăn nuôi, Người chú trọng chăn nuôi trâu, bò, lợn

vì trâu, bò, lợn là nguồn lợi lớn, lại là một nguồn phân bón tốt cho ruộngnương Đi liền với việc khuyến khích phát triển chăn nuôi, nhiều lần Ngườinhắc nhở không được lạm sát trâu bò, vì vừa làm giảm sức kéo, vừa gây ra tệnạn ăn uống lãng phí

Thứ ba, có ngành lâm nghiệp phát triển Hồ Chí Minh không chỉ chú ý

đến việc trồng cây lấy gỗ ở đồng bằng, mà còn luôn nhắc nhở bà con các dântộc miền núi trồng rừng và bảo vệ rừng, bởi vì cây và rừng là nguồn lợi lớn.Nhiều lần Người nhắc lại câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” và căn dặn

“Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta” [29;321].Người còn chỉ rõ nguy cơ tác hại nhiều mặt của nạn phá rừng Phá rừng sẽ dẫnđến lụt lội, trôi đất, mất nước, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống Phárừng thì dễ, nhưng gây lại rừng thì khó phải mất nhiều công của và thờigian Đi liền với việc trồng rừng, bảo vệ rừng là việc khai thác nguồn lợi từrừng Việc khai thác lâm thổ sản từ rừng là hết sức cần thiết vì lợi ích kinh

tế to lớn của nó Nhưng việc khai thác không hợp lý sẽ để lại hậu quả nặng

Trang 20

nề, vì vậy việc khai thác rừng phải có kế hoạch thật hết sức chu đáo, phảichấm dứt tình trạng khai thác rừng bừa bãi

Thứ tư, có ngành thuỷ, hải sản phát triển Nước ta có tiềm năng thế

mạnh về biển, do đó Người động viên nhân dân cần phải ra sức đẩy mạnhnghề đánh cá, nghề làm muối, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển mạnh cácnguồn lợi hải sản Nước ta người nông dân vốn sống chủ yếu bằng nghềtrồng cây lúa nước Sự kết hợp giữa trồng lúa nước với nuôi các loại thuỷ,hải sản trong vườn, ao, hồ, ruộng, sông suối, biển là rất phù hợp, vừa pháttriển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện để cải thiện đờisống nhân dân rất tốt Khi đến những nơi có điều kiện thuận lợi, Người đềunhắc cùng với việc trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi thì phải đẩy mạnh việcnuôi trồng thuỷ, hải sản, đặc biệt là phải thả cá

Thứ năm, đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nghề phụ gia đình.

Theo Người, miếng vườn của mỗi gia đình xã viên và các loại nghề phụ lànguồn lợi để tăng thu nhập, do đó Người yêu cầu cần phải phát triển thíchđáng kinh tế phụ gia đình của xã viên Khai thác mảnh vườn, mở mang nghềphụ là rất phù hợp và cần thiết để giải quyết công ăn việc làm nâng cao đờisống cho bà con nông dân ở nông thôn, và đây cũng là một yêu cầu kháchquan bức thiết hiện nay để từng bước chuyển nền kinh tế nông nghiệp, nôngthôn đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thứ sáu, phát triển nền nông nghiệp theo mô hình sản xuất hàng hoá,

mạnh mẽ và vững chắc Hồ Chí Minh quan niệm nền nông nghiệp toàn diện

không phải là nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự sản tự tiêu, mà đó là một nềnsản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển, có quy mô lớn, có quy hoạch, kếhoạch phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế quốcdân Khi thăm và nói chuyện với đồng bào xã Đại Nghĩa (Hà Đông), Ngườichỉ rõ: “Trong kế hoạch 5 năm còn nói đến việc bắt đầu khoanh vùng nôngnghiệp Như nơi nào sản xuất lúa nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sảnxuất lúa là chính, nơi nào sản xuất chè nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùngsản xuất chè là chính,v.v Làm như vậy thì sẽ sử dụng một cách hợp lý và

có lợi nhất của cải giàu có của đất nước ta và sức lao động dồi dào của nhândân ta Làm như vậy thì sau này dùng máy cũng dễ và tiện” [29;407] Ngườicoi đây là điều kiện tiền đề, là bước chuẩn bị đầu tiên để xây dựng, pháttriển một nền sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn

Trang 21

Vì sao Hồ Chí Minh coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp toàndiện? Sở dĩ Người coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, là vì pháttriển nông nghiệp toàn diện không những đáp ứng được nhu cầu cái ăn, cáimặc, chỗ ở, ổn định và cải thiện được đời sống cho nhân dân, mà còn vìphát triển nông nghiệp toàn diện là giải pháp quan trọng để phát triển nôngnghiệp mạnh mẽ và bền vững Như chúng ta đã biết, trong trồng trọt baogồm nhiều loại cây khác nhau, nếu biết trồng xen canh, gối vụ thì vừa tậndụng được đất đai mà còn làm cho năng suất từng loại cây trồng tăng lên.Trong nông nghiệp còn có chăn nuôi, sự phát triển trồng trọt đa dạng sẽ đẩymạnh được chăn nuôi Chăn nuôi phát triển thì lại có nhiều phân bón để đẩymạnh trồng trọt Sự phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi sẽ làm cho bản thânngành nông nghiệp phát triển Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cảlâm, ngư nghiệp Nếu phát triển cả lâm, ngư nghiệp thì sản xuất nôngnghiệp sẽ phát triển mạnh, bền vững và có đóng góp to lớn cho việc tăngtrưởng lâu dài của nền kinh tế Nông nghiệp toàn diện còn bao gồm cácngành nghề phụ, ngành nghề truyền thống ở nông thôn Việc phát triểnngành nghề bổ sung cho nông nghiệp sẽ làm cho nền nông nghiệp phát triểntheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng thêm thu nhập, nâng caođời sống nông dân Phát triển ngành nghề sẽ đẩy mạnh quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần công nghiệp, dịch vụ,giảm dần nông nghiệp Phát triển ngành nghề sẽ hình thành yêu cầu và điềukiện thúc đẩy việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo thuậnlợi cho phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn và xây dựng nôngthôn mới

Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh nền nông nghiệp toàn diện là

nền nông nghiệp bao gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, có cơcấu kinh tế nội bộ ngành hợp lý, cân đối, hài hoà, bổ sung cho nhau cùngphát triển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả kinh tếcao và bền vững

1.3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, cải tiến nông cụ, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá để phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền sản xuất nhỏ, kinh tế nôngnghiệp là chủ yếu Với tư tưởng “quan trọng nhất là nông nghiệp”, “coinông nghiệp làm gốc, làm chính”, trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tếcủa đất nước, Hồ Chí Minh rất chú ý đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 22

nông nghiệp, nông thôn Điều này xuất phát từ đặc điểm thực tiễn của nềnkinh tế nước ta, từ mối quan hệ biện chứng giữa sản xuất nông nghiệp vàsản xuất công nghiệp, từ yêu cầu của việc xây dựng nền sản xuất lớn xã hộichủ nghĩa, từ đòi hỏi của việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ củadân tộc

Hồ Chí Minh cho rằng muốn đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn, trước

hết phải ra sức làm tốt công tác thuỷ lợi, phòng chống thiên tai hạn hán, lụt

bão Người đặc biệt quan tâm đến thuỷ lợi là vì, đối với nền nông nghiệp lúanước, dân ta đã có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Hồ ChíMinh hiểu rõ nước là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,sản lượng cây trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân dân ở nôngthôn Người khẳng định, nói đến kinh tế nông thôn trước hết là nói đến vấn

đề nước Ở nông thôn, nước ví như sông mà chủ nghĩa xã hội như thuyền,nước sông lên nhiều thì thuyền đi lại dễ dàng Cho nên, phải làm sao đẩymạnh công tác thuỷ lợi cho đều, cho tốt và chắc chắn Hồ Chí Minh hiểulàm thuỷ lợi trước mắt tuy rất nhiều khó khăn nhưng lợi ích của nó vô cùng

to lớn và lâu dài, vì vậy Người đã động viên nông dân phải gắng làm thuỷlợi, gắng chịu khó nhọc trong vài năm để được sung sướng lâu dài

Người đã chỉ ra cách làm thuỷ lợi là cần phải kết hợp công trình lớnvới công trình vừa và công trình nhỏ; cần phải kết hợp việc giữ nước vớiviệc dẫn nước và việc tháo nước Trong điều kiện kinh phí Nhà nước cònhạn chế, Người chỉ ra phương châm, cơ chế về nguồn lực làm thuỷ lợi: Cáccông trình thuỷ lợi có quy mô lớn thì Nhà nước xuất tiền, nhân dân xuất sức.Các công trình thuỷ lợi có quy mô vừa thì Nhà nước với nhân dân cùng làm.Các công trình thuỷ lợi nhỏ thì nhân dân tự làm

Trong việc phòng chống thiên tai hạn hán, Hồ Chí Minh luôn căn dặncán bộ, đồng bào phải thấm nhuần tinh thần “nhân định thắng thiên”, tưtưởng phải thông suốt, phải tin vào chính bản thân mình Khi có hạn chúng

ta phải quyết tâm khơi thêm mương, đào thêm giếng, gánh nước, tát nước.Phải quyết tâm làm đủ mọi cách để có đủ nước tưới ruộng Chúng ta phảithực hiện “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” Phải kiên quyết động viên vàdựa vào lực lượng vô cùng vô tận của quần chúng để làm cho có nước Cùng với chống hạn, công tác phòng chống lũ lụt cũng được Hồ ChíMinh đặc biệt quan tâm Người cho rằng giặc lụt là đồng minh của giặc đói.Muốn chống đói thì phải chống lụt Muốn chống lụt thì phải kịp thời đắp đê,giữ đê Người coi việc phòng chống lũ lụt như một chiến dịch lớn, trên một

Trang 23

mặt trận dài, trong một thời gian khá lâu và Người kêu gọi toàn thể đồngbào, cán bộ phải có quyết tâm vượt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ đắp đê

và giữ đê, phòng lụt và chống lụt

Muốn làm tốt công tác thuỷ lợi, theo Người phải dựa vào lực lượng tolớn của quần chúng nhân dân, phải có kế hoạch chu đáo, phải ra sức tuyêntruyền giải thích, phải khéo động viên nhân dân, phải cố gắng gây thành mộtphong trào sôi nổi Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tácthuỷ lợi cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị thực tiễn

Thứ hai, là khâu giống Chọn được giống tốt là khâu quan trọng trong

sản xuất nông nghiệp Có giống tốt mới có điều kiện để nâng cao được sảnlượng, chất lượng và năng suất lao động trong nông nghiệp Trên cơ sở đómới có thể phát triển được một nền nông nghiệp bền vững Trong Bài nóichuyện với cán bộ Hưng Yên về những việc cần làm để vụ mùa thắng lợi,ngày 03 - 7 - 1958, Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống tốt thì lúa tốt, lúa tốt thìđược mùa Điều đó rất dễ hiểu “Lúa tốt vì giống, lúa sống vì phân” [27;194].Trong điều kiện của những năm 1950 nền kinh tế ở nước ta còn hết sức khókhăn, mà Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề chọn giống tốt, là một trong nhữngviệc quan trọng cấp bách cần phải làm để phát triển kinh tế nông nghiệp.Quan điểm ấy thật quý báu và càng đúng hơn trong điều kiện tiến bộ kỹthuật hiện nay

Thứ ba, phải đẩy mạnh cải tiến nông cụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật,

thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp Hồ Chí Minh cho rằng cải tiếnnông cụ là một công việc rất quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp.Nói về ích lợi của việc cải tiến nông cụ, Người đã chỉ rõ nếu làm tốt phongtrào cải tiến nông cụ, thì sức lao động sẽ lợi gấp đôi, gấp ba, mà lúa và hoamàu sẽ tốt gấp bội, tức là năng suất lao động sẽ tăng lên nhiều Chúng ta đềubiết rằng, năng suất lao động chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưngtrong đó nhân tố giữ vai trò quyết định năng suất cao hay thấp là do công cụlao động hiện đại hay thô sơ Chính do nông cụ của chúng ta thô sơ, lạc hậu

mà người nông dân làm việc tốn nhiều công sức, vất vả nhưng năng suất,chất lượng và hiệu quả kinh tế lại kém Theo tư tưởng của Người, việc cảitiến nông cụ cần phải thực hiện mạnh hơn nữa, toàn diện hơn nữa; phải chú

ý cải tiến từ cái cày, cái bừa, chiếc xe vận tải cho đến các dụng cụ làm cỏ,tuốt lúa, thái rau, Đồng thời với việc gây dựng phong trào cải tiến nông cụrộng khắp, Người yêu cầu phải đẩy mạnh công nghiệp phục vụ sản xuấtnông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn Trong Hội nghị lần thứ 7

Trang 24

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) bàn về phát triển côngnghiệp, Người nói: “Công nghiệp phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêudùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là nông dân; cung cấp máy bơmnước, phân hoá học, thuốc trừ sâu để đẩy mạnh nông nghiệp; và cung cấpdần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp” [29;544 - 545] Cùng với việc gây dựng phong trào cải tiến nông cụ, đưa máy móc vàosản xuất, Người đề nghị cán bộ và nhân dân phải ra sức học tập và ứng dụngtiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, cảithiện đời sống, xây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh rất coi trọng khoahọc công nghệ Sở dĩ như vậy là vì Người đã nhìn thấy trước được xu hướngphát triển của khoa học công nghệ trên thế giới và vai trò cực kỳ quan trọngcủa nó trong việc nâng cao năng suất lao động Người khẳng định khoa họccông nghệ từ sản xuất mà ra và yêu cầu khoa học công nghệ phải quay lạiphục vụ sản xuất, đời sống, phải luôn cố gắng giải quyết tốt các yêu cầuthực tiễn cách mạng đất nước đặt ra

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn coi “trí thức là vốnliếng quý báu của dân tộc” Bản thân Người rất trân trọng các trí thức, tintưởng giao trọng trách cho họ, có chính sách đãi ngộ và tạo điều kiện thuậnlợi cho họ làm việc, cống hiến tài năng; đồng thời luôn nhắc nhở trí thức cầnphải có quan điểm phục vụ quần chúng Nhờ đó, trí thức nước ta đã có nhữngđóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựngđất nước

Để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất

có hiệu quả, Người hết sức quan tâm đến việc phổ biến tri thức khoa họcrộng rãi vào quần chúng nhân dân và kịp thời khai thác đúc kết những kinhnghiệm hay của quần chúng để đẩy mạnh sản xuất; vì theo Người nhân dân

ta rất cần cù, thông minh, khéo léo và có rất nhiều kinh nghiệm quý báu.Quan điểm quần chúng của Người trong việc triển khai ứng dụng tiến bộkhoa học công nghệ đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt càng có ýnghĩa hơn trong tình hình khoa học công nghệ đang phát triển nhanh chóng

1.3.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác hoá, xã hội hoá sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, nông thôn

Từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, hình thành vàphát triển các hợp tác xã trong nông nghiệp là tư tưởng lớn, có từ rất sớmtrong Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, xuất bảnnăm 1927, Người đã dành hẳn một chương để nói khá kỹ về hợp tác xã, từ

Trang 25

căn cứ lý luận, lịch sử phát triển cho đến các loại hình và cách thức tổ chứchợp tác xã Sở dĩ, Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến hợp tác hoá, xây dựngquan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, nông thôn là vì theoNgười, đây không chỉ là một biện pháp quan trọng để đẩy mạnh sản xuất,thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nông dân,phát triển nền sản xuất nông nghiệp một cách vững chắc, mà còn là một tấtyếu khách quan trên con đường đấu tranh cách mạng, xoá bỏ áp bức bóc lột,xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề đưa nông dân từng bước vào con đường làm ăn tập thể đã đượcĂng ghen nêu ra từ năm 1894 Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp vàĐức” Ăng ghen đã dạy rằng khi nắm được chính quyền, chúng ta khôngđược suy nghĩ về việc cưỡng bức những người tiểu nông như chúng ta cầnphải làm với bọn địa chủ lớn, mà nhiệm vụ chính là ở chỗ phải chỉ rõ chonông dân thấy, chúng ta có thể cứu và giữ gìn đất đai, vườn tược cho họ chỉkhi chuyển chúng thành sở hữu tập thể và sản xuất tập thể

Sau này V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng đó trong tác phẩm “Bàn vềchế độ hợp tác xã” chỉ rõ tầm quan trọng của hợp tác xã trong công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội V.I.Lênin khẳng định: “Nếu chúng ta tổ chứcđược toàn thể nông dân vào hợp tác xã thì chúng ta đứng vững được haichân trên miếng đất xã hội chủ nghĩa” [17;248] và đưa ra những chỉ dẫn cótính nguyên tắc về hợp tác hoá trong thực tiễn, đó là: tự nguyện; nhà nướcphải giúp đỡ về vật chất; thực hiện từng bước đi dần từ thấp đến cao Đồngthời V.I.Lênin lưu ý cần phải quan tâm đến việc giáo dục thuyết phục, nângcao trình độ văn hoá cho nông dân và phải nêu gương bằng thực tiễn, tạo ra lợiích thiết thân cho họ

Kế thừa và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàncảnh cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân vàmuốn phát triển nông nghiệp, làm cho nông dân thật sự ấm no, giàu có,hạnh phúc thì phải đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, bắt đầu

từ chỗ hình thành và phát triển các tổ đổi công, hợp tác xã, nông trường tậpthể đến chỗ xã hội hoá nông nghiệp

+ Nói về sự cần thiết khách quan và tác dụng của việc đưa nông dân đivào con đường làm ăn tập thể, hình thành và phát triển các hợp tác xã trongnông nghiệp, Người đã giải thích: “Trong lời Tuyên ngôn của hợp tác xãAnh đã nói: Cốt làm cho những người vô sản giai cấp hoá ra anh em làm

Trang 26

giùm lẫn nhau, nhờ lẫn nhau Bỏ hết thói cạnh tranh Làm sao cho ai trồngcây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây Tục ngữ AnNam có câu: “Nhóm lại thì giàu chia nhau thành khó” và “Một cây làmchẳng nên non, nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao” Lý luận hợp tác xãđều ở trong những điều ấy” [23;313 - 314] Vì vậy, muốn giàu có thì phảivào hợp tác xã, bởi nhiều người hợp lại thì sẽ làm được nhiều hơn, tốt hơn,nông dân có thêm sức để cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất và sẽ đi đếnchỗ ấm no, sung sướng Thật vậy, hợp tác tạo nên sức mạnh tập thể, giúpcác hộ nông dân làm được những công việc mà từng hộ gia đình riêng lẻkhông có khả năng thực hiện, hoặc thực hiện kém hiệu quả hơn như: phòngchống thiên tai, xây dựng các công trình thuỷ lợi, phòng trừ dịch hại, sâubệnh, Ngoài lợi ích to lớn về kinh tế, hợp tác còn là cơ sở để xây dựngtình đoàn kết, phát huy tinh thần tương thân tương ái để xây dựng cộngđồng xã hội tốt đẹp ở nông thôn.

+ Mục đích cuối cùng của việc làm ăn tập thể, xây dựng và phát triểnhợp tác xã như Hồ Chí Minh đã chĩ rõ là để cải thiện đời sống nông dân,làm cho nông dân được no ấm, mạnh khoẻ, được học tập, làm cho dân giàu,nước mạnh “Dân có giàu thì nước mới mạnh Đó là mục đích riêng và mụcđích chung của việc xây dựng hợp tác xã” [27;537]

+ Về bước đi và hình thức hợp tác hoá nông nghiệp: Rút kinh nghiệm

từ thực tiễn, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định hợp tác hoá nông nghiệp ởnước ta, cần phải trải qua hình thức tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất nôngnghiệp Nhưng trước hết phải bắt đầu từ chỗ xây dựng và phát triển rộngkhắp tổ đổi công, với các hình thức như tổ đổi công từng vụ, từng việc, tổđổi công thường xuyên Sau này tổ đổi công thường xuyên đã rộng khắp và

có nền nếp rồi, mới tiến lên xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ thấp đếncao Chớ vội tổ chức hợp tác xã ngay Chúng ta phát triển từng bước vữngchắc tổ đổi công và hợp tác xã thì hợp tác hoá nông nghiệp nhất định sẽthành công

+ Về nguyên tắc xây dựng tổ đổi công và hợp tác xã, Hồ Chí Minh căndặn là không được cưỡng ép ai hết Phải tuyên truyền, giải thích cho nôngdân thấy được lợi ích của tổ đổi công và hợp tác xã Phải làm sao cho nhữnggia đình trong tổ đổi công và hợp tác xã đều có lợi Có lợi thì người ta mới

vui lòng vào Quản trị phải dân chủ Việc làm phải bàn bạc với nhau, mọi

người đều hiểu mới vui lòng làm

Trang 27

+ Về phương châm tiến hành: chắc chắn, thiết thực, từ nhỏ đến lớn.Chớ ham làm mau, ham rầm rộ Làm ít mà chắc chắn hơn làm nhiều, làmrầm rộ mà không chắc chắn Đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước ấy, cứtiến tới dần dần Đã tổ chức là phải làm việc thiết thực, chứ không phải tổchức cho có tên mà không có thực tế, có số lượng mà không có chất lượng.Phải làm từ nhỏ đến lớn, không nên tổ chức quá to, vì quá to thì khó quản

- Phải chú ý lợi ích kinh tế, phải làm cho xã viên trong hợp tác xã thunhập nhiều hơn trong tổ đổi công và tổ viên trong tổ đổi công thu nhậpnhiều hơn nông dân còn làm ăn riêng lẻ

- Từ trung ương đến địa phương, các ngành, các cấp phải ra sức giúp

đỡ phong trào hợp tác xã, phải cố gắng phục vụ lợi ích hợp tác xã

- Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của chi bộ đảng cơ sở đốivới hợp tác xã

Cùng với việc đưa nông dân vào làm ăn tập thể, hình thành và pháttriển tổ đổi công, hợp tác xã trong nông nghiệp, Người còn nhắc nhở đưanhững người làm nghề thủ công vào các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn

và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sảnxuất theo nguyên tắc tự nguyện

Về xã hội hoá sản xuất nông nghiệp: Theo Hồ Chí Minh quá trình vậnđộng, phát triển nền sản xuất xã hội từ thấp đến cao, từ nền sản xuất nhỏ lênnền sản xuất lớn, việc xã hội hoá sản xuất nông nghiệp là một tất yếu kháchquan, có tính quy luật Quá trình xây xây dựng và phát triển nền kinh tế theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng tuân theo quy luật chung đócủa lịch sử

Trang 28

Khi nói về vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản, VI Lênin viết: “Vai tròtiến bộ của chủ nghĩa tư bản về mặt lịch sử có thể tóm tắt bằng hai luậnđiểm: tăng lực lượng sản xuất của lao động xã hội và xã hội hoá lao động.Nhưng hai sự kiện ấy biểu hiện dưới những hình thức rất khác nhau trongnhững ngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân” [16;753 - 754] VI.Lênin

đã chỉ rõ quá trình xã hội hoá biểu hiện ra ở chỗ:

Một là, chấm dứt tình trạng phân tán của những đơn vị kinh tế nhỏ

riêng lẻ vốn có trong nền kinh tế tự nhiên, làm hình thành một thị trườngrộng lớn thống nhất trong toàn quốc và sau đó trên toàn thế giới Sản xuấtcho mình biến thành sản xuất cho toàn xã hội

Hai là, thay vào tình trạng phân tán trước kia là sự tập trung sản xuất

chưa từng thấy, cả trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp

Ba là, đẩy lùi những hình thức lệ thuộc cá nhân, là những hình thức

vốn có trong các chế độ kinh tế cũ So với lao động của người nông dân bị

lệ thuộc hay bị nô dịch, thì lao động của người công nhân làm thuê tự dotrong tất cả các ngành kinh tế quốc dân là một hiện tượng tiến bộ

Bốn là, tạo ra tình trạng lưu động của dân cư mà các chế độ kinh tế xã

hội cũ không cần có, và ở vào thời kỳ ấy tình trạng lưu động đó cũng khôngthể tồn tại một cách khá rộng rãi được

Năm là, thường xuyên làm giảm bớt tỉ lệ của số dân cư làm nghề nông

và làm tăng thêm số trung tâm công nghiệp lớn

Sáu là, làm cho dân cư ngày càng thấy cần phải lập hội, kết đoàn và

làm cho các tổ chức liên hiệp ấy có một tính chất riêng biệt, tạo ra sự cạnhtranh gay gắt hình thành những tập đoàn lớn trong sản xuất và thúc đẩymạnh mẽ nội bộ mỗi tập đoàn ấy đi đến chỗ liên hiệp nhau lại

Bảy là, sự chuyển biến mau chóng của các phương thức sản xuất và sự

tập trung rất lớn của sản xuất, tiêu diệt hết thảy mọi hình thức lệ thuộc cá nhân

và những quan hệ gia trưởng, sự lưu động của dân cư, sự ảnh hưởng của cáctrung tâm công nghiệp lớn v.v… tất cả những điều ấy không thể không dẫnđến một sự thay đổi sâu sắc trong chính ngay tính chất của những người sảnxuất

Từ các biểu hiện ở trên, chúng ta có thể khái quát: Xã hội hoá sản xuất

là sự liên kết nhiều quá trình kinh tế riêng lẻ thành quá trình kinh tế xã hộidựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và hợp tác sản xuất phát triển Trong lịch sử đã từng có hai loại hình xã hội hoá sản xuất, đó là xã hộihoá sản xuất tư bản chủ nghĩa và xã hội hoá sản xuất xã hội chủ nghĩa

Trang 29

Như vậy, theo chúng tôi quan điểm xã hội hoá sản xuất nông nghiệpcủa Hồ Chí Minh là gắn trực tiếp với nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa vànội dung của nó phải được thể hiện trên cả ba mặt của quá trình kinh tế - xãhội, kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - tổ chức, quản lý sản xuất Ba mặt nói trêncủa xã hội hoá sản xuất có mối quan hệ hữu cơ với nhau, vì vậy trong quátrình xây dựng phát triển nền sản xuất nông nghiệp chúng ta phải thực hiệnđồng thời cả 3 nội dung:

Xã hội hoá mặt kinh tế - xã hội: xác lập quan hệ sở hữu đa dạng vềhình thức, đi dần từ thấp đến cao, xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợpvới lực lượng sản xuất

Xã hội hoá mặt kinh tế - kỹ thuật: thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển mạnh mẽ lực lượng sảnxuất

Xã hội hoá mặt kinh tế - tổ chức, quản lý sản xuất: phân công và hiệptác sản xuất phát triển rộng khắp, quản lý nền kinh tế thống nhất, kiểm soát

và phân phối thu nhập hợp lý các vùng, các ngành và trong toàn bộ nền kinhtế

Chỉ khi nào tiến hành đồng bộ và hoàn thành cơ bản không những vềmặt quan hệ sở hữu, mà cả về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để

có năng suất lao động cao, kiểm soát được việc sản xuất và phân phối thìchúng ta mới có thể đưa đến cho nông dân một cuộc sống thật sự ấm no,sung sướng như mong ước của Người

Chương 2

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN,

TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

2.1 Khái quát đặc điểm huyện Hương Sơn.

Huyện Hương Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Hà Tĩnh cách trung tâm hànhchính tỉnh Hà Tĩnh 65 Km, phía Đông giáp huyện Đức Thọ, phía Nam giáphuyện Vũ Quang, phía Bắc giáp hai huyện Thanh Chương và Nam Đàn củaNghệ An, phía Tây giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới 56 Km.Diện tích tự nhiên 110.414 ha, trong đó đất nông nghiệp 98.892,88 ha,chiếm 89,56% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 87.094,75 ha, chiếm78,88% diện tích tự nhiên, 88,07% diện tích đất nông nghiệp, đất chuyên

Trang 30

dùng 3.608,70 ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên; đất ở 966,82 ha, chiếm0,9% diện tích tự nhiên ; còn lại là đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá6.672,73 ha, chiếm 6,04% Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người

là 841,08 m2

Với tổng dân số 117.578 người (tính đến tháng 12/2009), có 32 xã thịtrấn, 63 tổ chức cơ sở Đảng Có quốc lộ 8A nối liền các nước trong khu vựcĐông Nam Á qua cửa khẩu Cầu Treo, có 19,8 Km đường Hồ Chí Minh điqua 7 xã, thị trấn Địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng thung lũng sông NgànPhố, sông Ngàn Sâu và các phụ lưu, dốc từ tây - bắc xuống đông - nam, caonhất là núi Bà Mụ (1.357 m) trên biên giới Việt Lào Nằm xen lẫn giữa cáckhu dân cư là những diện tích đất trồng lúa, trồng màu và cây công nghiệpngắn ngày Gắn với khu dân cư là diện tích trồng cam, cây công nghiệp.Hương Sơn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng Bắc miền trung HươngSơn là một huyện trung du miền núi, là một huyện thuần nông của tĩnh HàTĩnh nên về kinh tế chủ yếu là phát triển kinh tế nông nghiệp:

 Nông nghiệp:

Chăn nuôi: Trâu, bò, hươu,

Trồng trọt: Lúa nước, hoa màu, cây ăn quả (Cam bù, chanh, mít,bưởi, )

 Lâm nghiệp: Trồng rừng, Khai thác và chế biến Lâm sản

 Thương mại: Buôn bán với nước bạn Lào qua cửa khẩu Cầu Treo.Ngày 19/10/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định

số 162/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửakhẩu Cầu Treo- tỉnh Hà Tĩnh

 Công nghiệp: khu công nghiệp cửa khẩu cầu treo đang được đầu tư vàxây dựng

 Dịch vụ và du lịch:

Khu nghỉ mát Nước Sốt ở xã Sơn Kim

2.2 Thực trạng việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện

Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh từ 2000 - 2010.

2.2.1 Những thành tựu và hạn chế (từ 2000 – 2010).

Trong 10 năm qua, tình hình kinh tế nông nghiệp tăng trưởng khá, cơcấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng được tăng cường, đờisống nhân dân được cải thiện

Trang 31

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 11,5 %/năm Trong đókhu vực kinh tế nông nghiệp và từng lĩnh vực có bước tăng trưởng khá, cụthể:

Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăngnăng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thựcquốc gia; sản lượng nông, lâm thuỷ sản tăng nhanh; trình độ khoa học -công nghệ được nâng cao hơn

Sản xuất nông nghiệp với việc tập trung thâm canh tăng năng suất, đổimới cơ cấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đưa lại hiệuquả kinh tế lớn, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích Giá trị sản xuấtnông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 6%/năm Năng suất, sản lượng

và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp tăng đáng kể Sảnlượng lương thực tăng bình quân 3,06%, năm 2010 ước đạt trên 42 ngàn tấn.Các loại cây công nghiệp hàng hóa được mở rộng; giá trị bình quân trên 1

ha đất canh tác đạt 45 triệu đồng

Trong lĩnh vực chăn nuôi, cán bộ và nhân dân Hương Sơn đã khai tháccác tiềm năng, lợi thế của địa phương để đầu tư phát triển Trong đó, đặcbiệt chú trọng phát triển các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao như hươu, dê,

bò Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2010 ước đạt 6.000 tấn, tăng 38%.Đàn hươu phát triển với tốc độ nhanh, tăng từ 6.250 con lên 22.000 con tănggấp 3 lần năm 2000, sản lượng Nhung hươu đạt từ 1.800 kg lên 6.000 kgtăng gấp 3 so với năm 2000

Kinh tế trang trại, gia trại, vườn rừng, trồng cây ăn quả phát triển Đếnnay, toàn huyện có 113 trang trại, 250 gia trại cho thu nhập cao, trong đó cóhàng chục trang trại cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm Công tác quản

lý, bảo vệ rừng được tăng cường Trồng rừng, chăm sóc và phát triển rừng

đã có bước tiến bộ, diện tích, chất lượng, trữ lượng và độ che phủ rừng ngàycàng cao, toàn huyện có gần 20.000 ha rừng trồng, đưa độ che phủ rừng từ40% năm 2000 lên 70% năm 2010

Kết cấu hạ tầng, đã tập trung huy động các nguồn lực để khôi phụcnhanh chóng các công trình kinh tế - xã hội sau trận lũ quét năm 2002 vàđầu tư nhiều công trình giao thông, thủy lợi, các trung tâm thương mại,trường học, trạm xá như: Hồ thủy lợi Cao Thắng, đường Tây – Lĩnh –Hồng, đường Bắc Ngàn Phố, trung tâm thương mại Thị Trấn Phố Châu, thịTrấn Tây Sơn, nhiều công trình trọng điểm như khu kinh tế cửa khẩu quốc

tế Cầu Treo, cầu Mỹ Thịnh, kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Phố, đường đi

Ngày đăng: 03/07/2014, 12:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Phạm Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh vềkinh tế
Tác giả: Phạm Ngọc Anh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
[3]. Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệpnông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
[5]. Trương Minh Dục (2006), Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm đổi mới, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam TrungBộ trong những năm đổi mới
Tác giả: Trương Minh Dục
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2006
[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổimới (Đại hội VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
[7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Một số Văn kiện của Đảng về phát triển nông nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số Văn kiện của Đảng về pháttriển nông nghiệp
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
[10]. Đảng bộ Huyện Hương Sơn (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Hương Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảngbộ huyện lần thứ XVIII
Tác giả: Đảng bộ Huyện Hương Sơn
Năm: 1996
[12]. Đảng bộ Huyện Hương Sơn (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX, Hương Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảngbộ huyện lần thứ XX
Tác giả: Đảng bộ Huyện Hương Sơn
Năm: 2006
[13]. Đảng bộ Huyện Hương Sơn (7/2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, Hương Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểuĐảng bộ huyện lần thứ XXI
[14]. Hà Lệ Hằng , "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp", Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 2, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa nông nghiệpvới công nghiệp
[15]. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quátrình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta
Tác giả: Hoàng Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
[30]. Nguyễn Huy Oánh (2004), Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xâydựng nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Huy Oánh
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2004
[31]. PGS.TS Bùi Đình Phong (2010), Triết lý hồ Chí Minh về phát triển Việt nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý hồ Chí Minh về phát triểnViệt nam
Tác giả: PGS.TS Bùi Đình Phong
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2010
[2]. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2005), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn trong 20 năm đổi mới Khác
[11]. Đảng bộ Huyện Hương Sơn (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX , Hương Sơn Khác
[16]. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[17]. V.I.Lênin (2005) ,Toàn tập, tập 45, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[18]. C.Mác- Ăngghen (1962), Tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w