TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 2.1 Khái quát đặc điểm huyện Hương Sơn.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010 (Trang 28 - 29)

2.1 Khái quát đặc điểm huyện Hương Sơn.

Huyện Hương Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Hà Tĩnh cách trung tâm hành chính tỉnh Hà Tĩnh 65 Km, phía Đông giáp huyện Đức Thọ, phía Nam giáp huyện Vũ Quang, phía Bắc giáp hai huyện Thanh Chương và Nam Đàn của Nghệ An, phía Tây giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới 56 Km.

Diện tích tự nhiên 110.414 ha, trong đó đất nông nghiệp 98.892,88 ha, chiếm 89,56% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 87.094,75 ha, chiếm 78,88% diện tích tự nhiên, 88,07% diện tích đất nông nghiệp, đất chuyên dùng 3.608,70 ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên; đất ở 966,82 ha, chiếm 0,9% diện tích tự nhiên ; còn lại là đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 6.672,73 ha, chiếm 6,04%. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người là 841,08 m2 .

Với tổng dân số 117.578 người (tính đến tháng 12/2009), có 32 xã thị trấn, 63 tổ chức cơ sở Đảng. Có quốc lộ 8A nối liền các nước trong khu vực Đông Nam Á qua cửa khẩu Cầu Treo, có 19,8 Km đường Hồ Chí Minh đi qua 7 xã, thị trấn. Địa hình đồi núi xen lẫn đồng bằng thung lũng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và các phụ lưu, dốc từ tây - bắc xuống đông - nam, cao nhất là núi Bà Mụ (1.357 m) trên biên giới Việt Lào. Nằm xen lẫn giữa các

khu dân cư là những diện tích đất trồng lúa, trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Gắn với khu dân cư là diện tích trồng cam, cây công nghiệp. Hương Sơn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng Bắc miền trung. Hương Sơn là một huyện trung du miền núi, là một huyện thuần nông của tĩnh Hà Tĩnh nên về kinh tế chủ yếu là phát triển kinh tế nông nghiệp:

• Nông nghiệp:

Chăn nuôi: Trâu, bò, hươu,

Trồng trọt: Lúa nước, hoa màu, cây ăn quả (Cam bù, chanh, mít, bưởi,...)

•Lâm nghiệp: Trồng rừng, Khai thác và chế biến Lâm sản

•Thương mại: Buôn bán với nước bạn Lào qua cửa khẩu Cầu Treo. Ngày 19/10/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo- tỉnh Hà Tĩnh.

•Công nghiệp: khu công nghiệp cửa khẩu cầu treo đang được đầu tư và xây dựng.

•Dịch vụ và du lịch:

Khu nghỉ mát Nước Sốt ở xã Sơn Kim

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010 (Trang 28 - 29)