Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010 (Trang 33 - 36)

- Nguyên nhân của những thành tựu:

2.3.1 Phát triển nền nông nghiệp toàn diện, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng

mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững.

Sự vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp ở Hương Sơn được thể hiện qua các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Chúng ta biết rằng trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đối với Hương Sơn, nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX xác định: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tích cực đầu tư chiều sâu gắn với giải quyết các vấn đề nông dân, nông thôn. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị của ngành nông nghiệp đạt 3,4 - 4%/năm”. Đây cũng chính là nền tảng để xây dựng nông thôn mới.

Với địa bàn rộng lớn, nông thôn có vai trò, vị trí quan trọng về phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư phát triển. Mạng lưới giao thông, điện lực, thông tin liên lạc ngày càng mở rộng. Một số trung tâm cụm xã miền núi được xây dựng. Hệ thống trường học và trạm y tế đã và đang được sữa chữa, xây dựng mới. Hầu hết các xã đồng bằng, các xã miền núi có điện lưới quốc gia. Đời sống của đại bộ phận dân cư nông thôn được cải thiện.

Nhưng trong những năm qua, trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, đặc biệt là sau trận lũ năm 2002 đã làm cho đời sống của nhân dân Hương Sơn gặp rất nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, sản xuất chậm phát triển “kinh tế nông nghiệp vẫn còn một số tồn tại yếu kém, chưa phát triển toàn diện, thiếu vững chắc, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều” [11;15].

Căn cứ vào tình hình thực tiễn, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới, Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra phương hướng chung là tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện và vững chắc theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiệm vụ cụ thể của từng ngành như sau:

- Về trồng trọt: Ổn định diện tích canh tác các loại cây nông nghiệp; tiếp tục đưa vụ Đông thành vụ sản xuất chính, đầu tư thâm canh cây ngô bãi, đến năm 2005 diện tích trồng ngô đông đạt 3.000 ha, sản lượng đạt 15.000

tấn. Tập trung tạo ra các vùng chuyên canh, thâm canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình thành vùng lúa thâm canh cao sản tại vùng I, vùng II, với diện tích 900 – 1000 ha; vùng cây ăn quả chủ yếu cây cam bù, cam chanh, cây bưởi đường, cây chanh tại các xã, vùng III, vùng IV với diện tích trên 1000 ha. Đẩy mạnh thâm canh cây lạc; Tiếp tục mở rộng diện tích chè công nghiệp tại các địa phương vùng IV, Tổng đội thanh niên xung phong, xí nghiệp chè Tây Sơn. Tăng cường đầu tư chiều sâu cho sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao phục vụ chế biến xuất khẩu, cung ứng cho nhu cầu của công nghiệp và đô thị.

- Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng nhiều hình thức. Chú trọng phát triển chăn nuôi trâu bò, hươu, dê... theo hướng gia trại và trang trại bền vững; phấn đấu bình quân mỗi hộ sản xuất nông nghiệp chăn nuôi 03 con trâu, bò và hình thành được ít nhất 15 trang trại ở các xã vùng III, vùng IV, với quy mô từ 200 – 300 con/trang trại. Phát triển đàn trâu bò theo hướng hàng hóa, tiếp tục chương trình lai tạo đàn bò theo hướng sind hóa, đàn heo hướng nạc, chăn nuôi gia cầm. Áp dụng mạnh phương pháp chăn nuôi công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2005 tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 35% (hiện tại chiếm 22%).

- Về lâm nghiệp: Tập trung chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có và đẩy mạnh trồng rừng để làm giàu vốn rừng. Rà soát hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, chuyển 4000 – 5000 ha rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng kinh tế. Tập trung khoanh nuôi, bảo vệ, xây dựng, phát triển vốn rừng và thực hiện quản lý rừng bền vững. Đẩy mạnh việc trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các loài cây: keo, gió trầm, song mây, dược liệu và một số cây bản địa. Mở rộng quy mô chế biến lâm sản, xây dựng nhà máy chế biến bột giấy, ván nhân tạo tại Thị trấn Tây Sơn. Phòng chống, ngăn chặn có hiệu quả nạn cháy rừng, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Nâng cao diện tích, chất lượng, trữ lượng rừng; nâng cao độ che phủ lên 55% vào năm 2005. Phát triển mạnh mẽ kinh tế rừng, gắn phát triển kinh tế miền núi với khai thác lợi thế đường 8A, đường Hồ Chí Minh.

- Về thủy sản: Phát triển ngành thủy sản một cách bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của

huyện. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng và chế biến thủy sản. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 3 - 4% năm. Nâng cao năng lực đánh bắt, khai thác thủy sản, kết hợp với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch, tập trung đầu tư, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Chú trọng phát triển chế biến thủy sản. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá, trước hết là các trung tâm nghề cá của huyện gắn với việc chuyển đổi ngành nghề và phân bố lại lao động nông thôn.

- Về phát triển nông thôn: Tập trung khôi phục và phát triển hạ tầng nông thôn sau trận lũ quét năm 2002. Đồng thời tiến hành quy hoạch chi tiết các thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã và tiểu vùng kinh tế để phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, chú trọng giao thông, điện nước sinh hoạt, … phát triển tiểu thủ công nghiệp, cơ sở công nghiệp nhỏ phù hợp và khôi phục các làng nghề truyền thống nhằm thu hút lao động nông nhàn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Xây dựng các trung tâm văn hóa cụm xã, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở nông thôn.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (2005 – 2010).

-Về trồng trọt: Phát triển trồng trọt theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Chú trọng phát triển một số cây công nghiệp chủ lực có hiệu quả như lạc, đậu, chè; bảo tồn, khôi phục và phát triển các loại cây ăn quả truyền thống có giá trị kinh tế cao như cam bù, cam chanh, bưởi đường. Phấn đấu đến năm 2010, toàn huyện trồng mới 3.000 ha cao su; sản lượng lương thực có hạt ổn định 42 ngàn tấn, sản lượng lạc 7 ngàn tấn, sản lượng đậu 3,6 ngàn tấn; diện tích chè công nghiệp 500 ha, sản lượng chè búp khô 500 tấn; diện tích cây ăn quả các loại 2.500 ha, sản lượng 17 ngàn tấn, trong đó cam các loại 1.200 ha (cam bù 300 - 500 ha), sản lượng 8.500 tấn.

-Về chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp phù hợp với đặc điểm và lợi thế từng vùng, từng bước đưa chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Phát triển mạnh chăn nuôi trâu bò, hươu, lợn, dê; phấn đấu đến năm 2010 đàn dê 5000 con; Nhung hươu 8,5 tấn.

-Về lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp theo hướng khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của rừng và đất rừng trên cơ sở quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm chức năng phòng hộ của rừng. Có giải pháp đồng bộ từ bảo vệ, khoanh nuôi, trồng, cải tạo làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản gắn với bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng nhằm huy động tối đa các thành phần kinh tế, các nguồn lực đầu tư cho phát triển lâm nghiệp; chú trọng phát triển cây cao su, các loại cây gỗ có giá trị kinh tế cao, phát triển hợp lý cây nguyên liệu chế biến gỗ, giấy; hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với nhà máy chế biến. Đẩy mạnh công tác giao đất, cho thuê đất, cho thuê rừng; nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

-Về thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, mở rộng mô hình kết hợp lúa – cá; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật thâm canh tiên tiến để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Phấn đấu đến năm 2010, diện tích nuôi đạt 550 ha, sản lượng 1,1 ngàn tấn.

-Về phát triển nông thôn: Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Ưu tiên xây dựng và củng cố, nâng cấp hệ thống kênh mương, hồ đập phục vụ tưới tiêu ở các xã vùng I và vùng II. Từng bước nâng cấp hình thành các trung tâm kinh tế - văn hóa ở từng xã, cụm xã. Quan tâm công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới và công tác chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn hai gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thực hiện tốt liên kết công – nông nghiệp – dịch vụ.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 20002010 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w